HS tham quan di tích ảo. Để phát huy tính tịch cực của HS, GV có thể kết hợp hình thức với trao đổi, thảo luận
Tham quan tại chỗ hay hình thức tham quan di tích ảo là một hình thức tham quan mới, việc triển khai hình thức này vừa có tác dụng giới thiệu cho HS về các di tích lịch sử, văn hóa, vừa tiết kiệm được chi phí và công tác tổ chức, tránh được nhiều rủi ro khi đưa HS đi tham quan trực tiếp. Nhưng điểm hạn chế của hình thức này chính là việc GV cần có những biện pháp để phát huy được tính tích cực của HS trong quá trình tham quan tại chỗ. Do đó, khi triển khai việc cho HS tham quan, GV cần nêu lên những tình huống có vấn đề để HS lưu ý, tìm câu trả lời từ quá trình tham quan đó để trao đổi, thảo luận sau khi kết thúc tham quan.
Với sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại, thay cho việc phải đưa HS tới các di tích ở quá xa, đặc biệt là các di tích lịch sử ở nước ngoài, chúng ta có thể sưu tầm, tập hợp và xây dựng những cuốn phim 3D về một di tích nào đó. HS có thể ngồi tại lớp để “tham quan” các di tích đó qua màn ảnh nhỏ. Với sự phát triển của công nghệ hiện nay, điều này là hoàn toàn có thể thực hiện được và sẽ mang lại cho HS những trải nghiệm mới. Nó cũng giống như xem bóng đá trên sân vận động và xem qua màn ảnh nhỏ. Việc thực hiện phương pháp này sẽ xóa nhòa những khoảng cách lớn về địa lý, một trong những khó khăn lớn, nhiều khi là bất khả kháng đối với dạy học trước đây.
Để phát huy tính tích cực của HS trong việc triển khai tham quan tại chỗ, GV có thể phân công các nhóm sưu tầm, tập hợp hoặc xây dựng các bộ phim 3D về một di tích nào đó, và đặt ra yêu cầu là trong buổi sinh hoạt lớp, các nhóm phải lên vừa chiếu phim về di tích lịch sử cho cả lớp xem, nhưng đồng thời nhóm phải tự thuyết minh về di tích để cho cả lớp nghe và biết về di tích đó. Sau khi nghe các nhóm thuyết minh xong thì các nhóm cần góp ý, đánh giá lẫn nhau và GV rút ra nhận xét cho mỗi nhóm.
- Ví dụ: Trong chương trình Lịch sử lớp 10, GV có thể tổ chức một buổi chiếu phim về cuộc sống của con người thời cổ đại, cũng như những thành tựu văn minh thời cổ đại. Ví dụ bộ phim Bí mật Ai cập cổ đại, hoặc bộ phim về 7 kỳ quan thế giới thời cổ đại. Ngoài ra, có một số chủ đề tham quan mà GV có tư liệu và chuẩn bị được các nội dung hoặc tự làm các đoạn phim giới thiệu về các nội dung lịch sử mà GV sưu tầm được.
b. Tổ chức hoạt động trải nghiệm với nhiệm vụ em tập làm thuyết minh viên tại bảo tàng
Như trên đã nói, bất cập lớn nhất của các hoạt động ngoại truyền thống, trong đó tham quan, là hạn chế vai trò chủ động, tự giác, của HS. Chính vì thế, bên cạnh vai trò chủ đạo, hướng dẫn của GV, chúng ta cần tạo cho HS cơ hội và điều kiện để chủ động tham gia hoạt động tham quan. Hay nói cách khác, thay cho việc chỉ nhìn, chỉ nghe, chỉ nhập tâm trong óc của mình… thì bây giờ HS được làm, phải làm và được thể hiện nhận thức, suy nghĩ và chính kiến của mình về nơi mình đến tham quan.
Để cho các hoạt động này được tiến hành có hiệu quả thì GV cần chuẩn bị chu đáo về địa điểm, thời gian, nội dung học tập, dự kiến công việc của từng HS, từng nhóm HS. Hình thức tổ chức phải phong phú, hấp dẫn, có tính nghệ thuật, lôi cuốn đông đảo HS, tránh các báo cáo, diễn văn dài dòng. Cần kết hợp chặt chẽ giữa GV với các tổ chức đoàn thể (đoàn thanh niên, đội thiếu niên) và GV các bộ môn khác. Trong quá trình triển khai, GV cần suy nghĩ các phương pháp để phát huy tối đa sự tham gia của HS. Thực chất quá trình đổi mới chính là tạo điều kiện cho HS tham gia vào quá trình học tập nghiên cứu được nhiều hơn.
Có thể bạn quan tâm!
- Tăng Cường Khai Thác Kiến Thức Lịch Sử Địa Phương Trong Đổi Mới Nội Dung Của Hoạt Động Ngoại Khoá
- Vận Dụng Hiệu Quả Các Hình Thức Mới Trong Tổ Chức Hoạt Động Ngoại Khóa Lịch Sử
- Đổi Mới Và Nâng Cao Hiệu Quả Các Hoạt Động Công Ích Xã Hội
- Khai Thác Triệt Để Ưu Thế Của Các Phương Tiện Truyền Thông Hiện Đại Trong Tổ Chức Các Hoạt Động Ngoại Khóa
- Chú Trọng Và Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Xã Hội Trong Đổi Mới Hoạt Động Ngoại Khóa Của Bộ Môn Lịch Sử
- Tổ Chức Hiệu Quả Buổi Sinh Hoạt Câu Lạc Bộ Lịch Sử Theo Chủ Đề
Xem toàn bộ 224 trang tài liệu này.
Trong quá trình tham quan di tích lịch sử, HS cần được tổ chức thực hiện các bài tập thực hành từ đơn giản đến phức tạp như quan sát, kể chuyện, miêu tả, ghi chép tài liệu. Kết thúc buổi tham quan, GV cần có những chủ đề để HS thảo luận hoặc yêu cầu HS viết bài thu hoạch, qua đó sẽ thể hiện được nhận thức của HS đối với địa danh lịch sử mà HS mới tham quan. Việc triển khai hoạt động tham quan có tác dụng lớn trong việc phát huy tính chủ động, tích cực sáng tạo, trí thông minh và gây hứng thú học tập đối với HS. Vấn đề đặt ra là việc tổ chức các hoạt động tham quan cần phải tránh hình thức, cần lôi cuốn HS vào những câu chuyện, những địa danh lịch sử.
Là một vùng đất có nhiều địa danh lịch sử nổi tiếng, gắn bó với quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc, có nhiều danh nhân văn hóa, anh hùng dân tộc kiệt xuất, giáo dục lịch sử ở Nghệ An có nhiều điều kiện thuận lợi để tổ chức các hoạt động tham quan cho HS, tuy nhiên, thời gian qua, những hoạt động này chưa phát huy hết vai trò của mình. Do đó, cần phải đổi mới hoạt động tham quan. Có thể kết hợp với hoạt động của đoàn thanh niên trong việc tổ chức cắm trại, các hoạt động “về nguồn”, bổ sung một số những kiến thức lịch sử cần thiết. Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm đổi mới hình thức tổ chức Tham
quan lịch sử tại Bảo tàng Quân khu 4 cho các em HS ở Trường PH THPT Dân tộc nội trú 2 tỉnh Nghệ An (xem phần thực nghiệm). Theo đó, quy trình tổ chức được diễn ra như sau:
+ GV lên kế hoạch triển khai tham quan ngoại khóa tại Bảo tàng, trình lãnh đạo Nhà trường phê duyệt
+ Liên hệ với bộ phận quản lý của Bảo tàng để thống nhất kế hoạch và thời gian tiến hành.
+ Giao nhiệm vụ, hướng dẫn cho các nhóm HS tìm hiểu thông tin về các hiện vật được trưng bày trong Bảo tàng.
+ Triển khai kế hoạch tham quan: Sau khi đến Bảo tàng, các nhóm sẽ giới thiệu, thuyết minh về những hiện vật và nội dung lịch sử được trình bày trong Bảo tàng.
+ Nhận xét, đánh giá của Hướng dẫn viên ở Bảo tàng và của GV.
Như vậy, là một HĐNK, việc tổ chức tham quan có tác dụng rất lớn đến quá trình DHLS, là sự bổ sung hiện thực khách quan cho các em HS trong quá trình nhận thức sự kiện lịch sử. Thông qua hoạt động tham quan, các em sẽ hiểu hơn về đất nước về quê hương, về quá khứ hào hùng của lịch sử dân tộc, lịch sử địa phương, thêm yêu, thêm quý mảnh đất mà các em đã sinh ra, trân trọng những giá trị hiện tại, khắc ghi những nét đẹp của truyền thống quê hương để phát huy tốt hơn vào quá trình phát triển của bản thân, góp phần vào sự phát triển của xã hội.
3.3.1.4. Trong Dạ hội lịch sử.
Dạ hội lịch sử là HĐNK có tính chất tổng hợp, công phu, có quy mô lớn, có thể thu hút tất cả HS trong lớp và cả trường tham gia, có tác dụng rất tốt đối với HS về các mặt giáo dưỡng, giáo dục và phát triển. Bởi vì, chủ đề của dạ hội rất phong phú, thường tập trung vào những vấn đề của lịch sử địa phương, lịch sử dân tộc hay kết hợp giữa lịch sử địa phương với lịch sử dân tộc, các vấn đề mang tính thời sự trên thế giới và trong nước.
Để hoạt động dạ hội lịch sử có hiệu quả hơn, chúng ta cần tiến hành tích hợp dạ hội lịch sử với các HĐNK khác, tổng hợp nhiều hình thức HĐNK. Ví dụ như: diễn kịch lịch sử, xây dựng sân khấu hóa lịch sử. Dựa trên những sự kiện có thật trong lịch sử để xây dựng thành những vở kịch, những tình huống để người thực hiện và khán giả có cơ hội trải nghiệm một phần không khí của sự kiện đã được diễn ra trong lịch sử. Xây dựng sân khấu tương tác lịch sử được diễn ra trở thành
một mô hình tương tác. Trong đó phần đầu của buổi ngoại khoá, người thực hiện sẽ diễn lại những sự kiện lịch sử đã diễn ra trong quá khứ còn phần sau cũng không kém phần quan trọng, đó là việc đưa ra sự chia sẻ, thảo luận giữa những người thực hiện vở diễn và những người tham gia, đề cao tính tương tác hay sự tham gia của khán giả. Xây dựng các mô hình sân khấu tương tác về lịch sử để tăng cường nhận thức, thúc đẩy để HS đưa ra quan điểm của cá nhân và nhận thức tốt hơn các bài học kinh nghiệm vận dụng vào thực tiễn. Thông qua đó, HS sẽ có những cái nhìn mới, hấp dẫn đối với các kiến thức lịch sử mà các em thấy khó tiếp cận ở trong chương trình chính khoá. Thông qua sân khấu tương tác, sự tham gia của HS vào việc diễn kịch tạo nên sự tăng cường và thúc đẩy việc rèn luyện các kĩ năng như kĩ năng phát hiện vấn đề, kĩ năng phân tích vấn đề, kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề, khả năng tranh biện để bảo vệ ý kiến cá nhân,… Tất cả sẽ phục vụ cho mục đích phát triển toàn diện nhân cách của các em.
Hoạt động xây dựng mô hình sân khấu hoá tương tác được tiến hành qua một số bước sau
- Xác định sự kiện hay hiện tượng lịch sử cần đưa lên sân khấu hóa
- Phân công xây dựng kịch bản và các nhóm
- Thảo luận, chốt các phương án để hoàn thiện kịch bản
- Các nhóm tiến hành tập luyện
- Trình diễn trên sân khấu
- Kiểm tra, đánh giá
Việc để HS đóng vai các nhân vật lịch sử, xây dựng các hình tượng nhân vật lịch sử, hiện tượng lịch sử có ý nghĩa rất lớn trong việc hình thành và phát triển các kĩ năng của HS. Bên cạnh việc HS được trải nghiệm khi được đóng vai mình là các nhân vật lịch sử, được thấm thía những cảm xúc cũng như những trải nghiệm khác của nhân vật mà hơn cả là việc các em được trao đổi, bàn bạc, tương tác về các vấn đề lịch sử, đây là cơ hội rất lớn để phát triển kĩ năng giao tiếp cho HS.
Ngoài ra, có thể triển khai tổ chức dạ hội lịch sử ở các di tích, di sản. Hiện nay, với sự phát triển của hệ thống giao thông vận tải, sự quan tâm của chính quyền trong việc đầu tư cơ sở hạ tầng, ở những địa bàn có nhiều di tích lịch sử văn hóa như Nghệ An, việc triển khai tổ chức dạ hội lịch sử tại các di tích là điều hoàn toàn có thể làm được. Có như vậy, dạ hội mới thu hút đông đảo HS tham gia, phát huy
năng lực độc lập, tính tích cực chủ động hoạt động và tinh thần tập thể của các em, nâng cao chất lượng dạy học bộ môn.
Chúng tôi đã tiến hành thử nghiệm biện pháp này thông qua việc tổ chức Dạ hội Lịch sử “Hồ Chí Minh - chân dung một con người” tại trường THPT Lê Viết Thuật. Đây là buổi dạ hội có sự kết hợp giữa nhiều hình thức như: Xem phim kết hợp với thảo luận, Trò chơi lịch sử, Kể chuyện lịch sử… (Xem thêm ở phần thực nghiệm). Về Quy trình tổ chức dạ hội Lịch sử, cần có những bước sau:
+ GV xác định chủ đề của dạ hội, xác định những nội dung và hình thức sẽ được tích hợp trong dạ hội.
+ Xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch tổ chức dạ hội trình lãnh đạo Nhà trường quyết định.
+ Triển khai công tác chuẩn bị, hướng dẫn HS thành lập các đội thi và tiến hành tập luyện theo nội dung và các hình thức HĐNK dự kiến diễn ra.
+ Tiến hành chuẩn bị về cơ sở vật chất và các nội dung khác có liên quan đến công tác tổ chức như hướng dẫn HS dẫn chương trình, máy chiếu, chuẩn bị các phần thưởng…
+ Tiến hành dạ hội
+ Đánh giá, nhận xét của GV
Ngoài ra, việc tổ chức dạ hội lịch sử còn giúp cho mối quan hệ giữa các bộ phận giáo dục được gắn bó, gần gũi hơn, đặc biệt là giữa Nhà trường, phụ huynh và người dân địa phương, là cơ hội để mọi người cùng nhìn lại quá khứ, định hướng cho tương lai, thêm tự hào về quê hương và mảnh đất mình sinh sống.
3.3.1.5. Trong tổ các trò chơi lịch sử.
Trò chơi lịch sử là một trong những hình thức hoạt động ngoại đòi hỏi tính chủ động và tích cực của HS rất cao. G. A. Culaghina (1975) trong tác phẩm Một số trò chơi lịch sử đã khẳng định: “Một trò chơi thông minh trong tay một người tổ chức giỏi có thể biến thành một công cụ giáo dục và dạy học có hiệu lực, đòi hỏi ở HS sự căng thẳng đáng kể về mặt trí tuệ đồng thời lại làm cho trẻ em hài lòng, thỏa mãn” [34, tr.8]. Trò chơi trí tuệ hướng tới các chức năng gồm: Enrich (làm giàu tri thức), Educate (giáo dục), Entertain (Giải trí tích cực). Trò chơi lịch sử trong tổ chức HĐNK môn Lịch sử là một hình thức HĐNK gọn nhẹ, dễ tổ chức, mà hấp dẫn HS.
Đây là một loại hình hoạt động mang lại nhiều bổ ích và không thể thiếu được trong cuộc sống con người nói chung, đối với HS nói riêng. Đây không chỉ đơn thuần là một hoạt động giải trí mà đòi hỏi người tham dự phải phát huy năng lực tư duy, trí thông minh để giải quyết các vấn đề đặt ra. Việc tổ chức trò chơi không mất quá nhiều thời gian và hoàn toàn phù hợp với đặc trưng của lứa tuổi THPT.
Trò chơi được dùng trong nhiều khâu khác nhau của HĐNK, từ quá trình khởi động đến xuyên suốt HĐNK, tổ chức rò chơi sẽ làm cho HĐNK trở nên sinh động hơn và đặc biệt là lôi kéo được nhiều người tham gia do đó sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của môn học.
Về cụ thể, có nhiều loại trò chơi lịch sử: “Thi đố kiến thức về lịch sử”, “Ô chữ”, “Ô số”, “Súc sắc”, “Lập niên biểu”, “Trò chơi mật mã”, thi nhớ lịch sử, hát các bài hát về cách mạng, về lịch sử nói chung hoặc tổ chức tìm hiểu về văn học theo hình thức trò chơi của chương trình “Đường lên đỉnh Olympia”, “Đuổi hình bắt chữ”, “Rung chuông vàng”,…
Đặc biệt hiện nay, việc ứng dụng CNTT vào dạy học ngày càng phổ biến, do đó có thể sử dụng các hiệu ứng của CNTT để xây dựng các trò chơi lịch sử để đảm bảo tính hấp dẫn, sáng tạo cho HS.
Trong quá trình tổ chức HĐNK về lịch sử các nước Đông Nam Á ở trường THPT, GV có thể thiết kế trò chơi ô chữ về ASEAN với các câu hỏi như sau:
Câu 1. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á được thành lập ở nước nào? Câu 2. Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á được ký kết ở đâu? Câu 3. Đây là quốc gia được mệnh danh là “Con rồng châu Á”?
Câu 4. Là quốc gia duy nhất chưa gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á? Câu 5. Lễ kết nạp Việt Nam là thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á diễn ra ở nước nào?
Từ những câu hỏi trên, ta có thể gợi ý từ chìa khóa như: Đây là tổ chức hợp tác khu vực lớn nhất của các nước Đông Nam Á hiện nay. Đáp án là ASEAN.
Việc tiến hành tổ chức trò chơi là cần thiết, tuy nhiên cần tránh lạm dụng hình thức này, dẫn đến việc sẽ làm nhạt đi chương trình ngoại khóa cần tổ chức.
Ví dụ, xây dựng trò chơi ô chữ khi tổ chức HĐNK về Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật
Chúng ta có thể tổ chức các trò chơi như trò chơi Rung chuông vàng. Trong quá trình triển khai các hoạt động thử nghiệm, chúng tôi đã tổ chức Trò chơi Rung chuông vàng tại trường THPT Thanh Chương (huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An). Nội dung và mục đích của Rung chuông vàng là giúp các em HS hiểu hơn về Sự ra đời, phát triển của tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, những nét cơ bản về lịch sử huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An, từ đó tự hào về truyền thống của Đoàn, của quê hương và có ý thức hơn trong học tập và rèn luyện.
Hình ảnh 3.1. Trình chiếu Rung Chuông vàng tại trường THPT Thanh Chương (huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An)
Hình ảnh 3.2. Rung Chuông vàng tại trường THPT Thanh Chương (huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An)
3.3.1.6. Trong tổ chức và hoạt động của các Câu lạc bộ lịch sử
Câu lạc bộ (CLB) Lịch sử là một hình thức ngoại khóa của những nhóm HS được xây dựng trên cơ sở cùng quan tâm đến lịch sử và có nhu cầu trao đổi kiến thức lịch sử với nhau, hoạt động dưới sự định hướng của những nhà giáo dục nhằm tạo môi trường giao lưu thân thiện, tích cực giữa các HS với nhau cũng như giữa HS với thầy cô giáo.
Trong quá trình triển khai HĐNK CLB lịch sử, Ban chủ nhiệm CLB có thể tổ chức các hoạt động dưới đây: