Lý Luận Chung Về Hiệp Hội Ngành Hàng Và Đổi Mới Hoạt Động Của Hiệp Hội Ngành Hàng

Chương 2. LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆP HỘI NGÀNH HÀNG VÀ ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG CỦA HIỆP HỘI NGÀNH HÀNG


2.1. Các hình thức Hiệp hội kinh doanh trong nền kinh tế thị trường

2.1.1. Lịch sử ra đời và phát triển trên thế giới và tại Việt Nam

2.1.1.1. Sự hình thành và phát triển của hiệp hội kinh doanh trên thế giới

Trong nền kinh tế hàng hóa, “cạnh tranh” và “hợp tác” là cặp phạm trù gắn với mỗi doanh nhân trên thương trường. Nếu như cạnh tranh là sự ganh đua nhằm thu được nhiều lợi ích nhất cho từng chủ thể, thì hợp tác là cách thức mà các chủ thể kinh tế cùng nhau hành động một cách tự nguyện hướng tới mục đích chung. Có nhiều cách thức hợp tác, trong đó “hiệp hội kinh doanh” (business association) là một phương thức phổ biến. Về tổng quan, hiệp hội kinh doanh là tổ chức phi lợi nhuận, được thành lập bởi các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh có cùng sự quan tâm về lợi ích; hiệp hội hoạt động thường xuyên, đại diện và phục vụ cho lợi ích của các thành viên hiệp hội [8].

Hội, hiệp hội kinh doanh có lịch sử phát triển lâu dài, mà hình thức đầu tiên được ghi nhận là các phường hội (hội buôn, phường thủ công ở các nước châu Á, trong đó có Việt Nam; craft-guilds ở các nước châu Âu). Đó là những tổ chức của các thợ thủ công cùng nghề hoặc của các nhà buôn cùng kinh doanh một thứ hàng hóa trong xã hội phong kiến, được thành lập nhằm giải quyết những công việc chung như quy định tiêu chuẩn sản phẩm, cách thức đo lường, mức lương hay giờ làm cho thợ thuyền và hỗ trợ các giao dịch, kinh doanh, giải quyết những tranh chấp, bất đồng giữa các thành viên, hỗ trợ các thành viên giải quyết tranh chấp kinh tế, thương mại với các đối tác bên ngoài. Phường hội được thành lập trên cơ sở tự nguyện, nhưng phải xin phép chính quyền địa phương và thường hoạt động trong phạm vi một thành phố hay một vùng [52]. Ở phương Tây, craft-guilds được ghi nhận từ thời Trung Cổ ở La Mã, sau đó được trở nên phổ biến vào thế kỷ XI đến thế kỷ XV ở những trung tâm kinh tế, thương mại lớn như London, Paris, Hamburg [52].

Từ thế kỷ XVI, cùng với sự ra đời của chủ nghĩa tư bản ở phương Tây và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất (cơ khí hóa), vai trò của các hội phường bị suy giảm, nhiều thành viên của phường hội trở thành các nhà tư sản,

chủ các doanh nghiệp. Khi đó các doanh nghiệp cần một không gian kinh tế rộng lớn hơn, tự chủ trong sản xuất, kinh doanh, cần những nguồn lực lớn (vốn, lao động, công nghệ) và thị trường rộng mở, điều đó dẫn tới sự thoái trào của các phường hội (craft-guilds) để bắt đầu cho một cách thức hợp tác mới đó là các “hiệp hội doanh nghiệp” (business association).

Theo Victor I Fedotov (2004), các HHDN tổ chức theo mô hình hiện đại trở nên phổ biến từ đầu thế kỷ XVIII ở Pháp, Đức, Anh, Hoa Kỳ, Canada với nhiều tên gọi như “Chamber of commerce”, “Trade/Industry/Sector association”, “Federation of...”, “Society of...”[60]. Trong đó Phòng thương mại (Chamber of commerce) và Hiệp hội ngành hàng (Trade/sector/industrial association) là hai mô hình phổ biến và tiêu biểu.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 171 trang tài liệu này.

Từ mô hình phường hội trong thời Trung cổ, tới các PTM hay các HHNH hiện nay đều có chung bản chất, đó là tổ chức tự nguyện của các doanh nhân (business member-based organisation), hoạt động thường xuyên, tự chủ trong hoạt động, tự trang trải chi phí và phi lợi nhuận. Tuy nhiên, cùng với quá trình phát triển của lực lượng sản xuất, các quan hệ kinh tế - xã hội cũng không ngừng vận động, biến đổi cho phù hợp. Điều đó cũng giải thích cho sự thay đổi về tên gọi, mô hình, phương thức hoạt động của các “Hiệp hội kinh doanh” qua các thời kỳ lịch sử.

2.1.1.2. Quá trình phát triển hiệp hội kinh doanh ở Việt Nam

Đổi mới hoạt động của các hiệp hội ngành hàng nhằm đẩy mạnh xuất khẩu nông sản trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế - 6

Tại Việt Nam, trong thời kỳ phong kiến, cùng với nền sản xuất nông nghiệp lúa nước thì các nghề thủ công cũng phát triển đa dạng, phong phú. Tại các vùng nông thôn, có nhiều làng nghề thủ công nổi tiếng, trong đó phải kể tới các làng nghề sản xuất gốm sứ như Bát Tràng, Hương Canh, Phù Lãng, Chu Đậu; hay vải lụa Vạn Phúc, Duy Xuyên, Nha Xã, Mã Châu; nghề mộc, nghề rèn, đan lát thì địa phương nào cũng có. Bên cạnh những làng nghề ở nông thôn, thì các phường hội cũng rất phát triển ở các đô thị cổ như Thăng Long (36 phố phường), Phố Hiến, Hội An, Gia Định; các hội phường ở đô thị được tổ chức chặt chẽ hơn các làng nghề ở nông thôn, đặc biệt ở Phố Hiến, Hội An nơi có nhiều thương nhân nước ngoài, đã có những Thương điếm (một hình thức hiệp hội) được thành lập và duy trì hoạt động thường xuyên. Trong thời kỳ thuộc địa Pháp, giới doanh nhân tư sản hình thành trong nền kinh tế thuộc địa, tuy nhiên số lượng không nhiều và tiềm lực kinh tế còn nhỏ bé. Mặc dù trong đời sống xã

hội đã hình thành nhiều tổ chức dân sự theo mô hình dân chủ phương Tây như các Hội ái hữu, Hướng đạo sinh, Hội truyền bá chữ quốc ngữ và cả các đảng phái chính trị, nhưng qua tra cứu các tài liệu, chưa có các hiệp hội doanh nghiệp của giới doanh nhân bản xứ; tại các đô thị, hình thức phường hội vẫn tiếp tục duy trì.

Thời kỳ từ 1954 - 1975, sau Hiệp định Geneva về lập lại hòa bình, Việt Nam tạm thời bị chia cắt thành 2 miền với thể chế kinh tế, chính trị khác biệt. Ở miền Nam với sự hỗ trợ của Mỹ, kinh tế TBCN phát triển nhanh chóng, mặc dù đó là nền kinh tế phục vụ chiến tranh, các thiết chế xã hội dân sự bị hạn chế hoặc bị thao túng. Tuy nhiên, đã hình thành một số tổ chức HHDN như Phòng Thương mại – Công kỹ nghệ Sài Gòn (Tổng đoàn Công - Kỹ - Nghệ Sài Gòn), Hiệp hội Ngân hàng, Hiệp hội kinh doanh lúa gạo, các hội kinh doanh của người Hoa ở Chợ lớn.

Ở miền Bắc sau khi thực hiện chính sách cải tạo công thương nghiệp, hầu hết thợ thủ công đều vào các hợp tác xã sản xuất, các công ty tư nhân trở thành các xí nghiệp công - tư hợp doanh và dần trở thành doanh nghiệp quốc doanh. Với chính sách xây dựng nền kinh tế XHCN, trong đó kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể giữ vai trò chủ đạo, ở miền Bắc không có các hiệp hội kinh doanh theo đúng nghĩa. Tuy nhiên để hỗ trợ các hoạt động Ngoại thương, ngày 27/4/1963 Phòng Thương mại nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được thành lập với 93 hội viên là các doanh nghiệp nhà nước, chủ yếu là các công ty xuất nhập khẩu.

Giai đoạn 1975 - 1986, sau khi đất nước được thống nhất, với chính sách cải tạo Công Thương nghiệp ở miền Nam và thực hiện đường lối xây dựng nền kinh tế Kế hoạch hóa tập trung trong cả nước, các HHDN không có cơ sở xã hội thuận lợi để phát triển. Phải tới sau Đại hội lần VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), thực hiện chính sách Đổi mới, xây dựng nền kinh tế sản xuất hàng hóa nhiều thành phần (kinh tế thị trường) và thực hiện chính sách mở cửa về kinh tế, từng bước hội nhập vào thị trường khu vực và thế giới. Trong bối cảnh đó, số lượng doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế phát triển nhanh chóng, tiềm lực kinh tế cũng ngày càng lớn mạnh. Đó là những điều kiện chính trị, xã hội và kinh tế phù hợp để các HHDN ra đời và phát triển5.


5 Quyết định số 38/HĐBT-QĐ ngày 10/4/1989 của Hội đồng bộ trưởng về Liên kết kinh tế tự nguyện của các đơn vị kinh tế là văn bản pháp lý đầu tiên tạo tiền đề cho sự hình thành các hội/ hiệp hội doanh nghiệp, trong đó

Giai đoạn hiện nay, nền kinh tế Việt Nam vẫn đang trong quá trình chuyển đổi, hoàn thiện thể chế để xây dựng nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập sâu vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu; trong đó, các Hiệp hội kinh doanh (HHDN, HHNH) là những chủ thể tất yếu, giữ vai trò cầu nối giữa Nhà nước và Thị trường. Theo ước tính hiện nay cả nước có gần 400 hội/HHDN, trong đó hơn 70 HHDN hoạt động trong phạm vi toàn quốc, thu hút hàng chục ngàn doanh nghiệp thành viên.

Để thích ứng với bối cảnh phát triển mới, cùng với quá trình hoàn thiện chính sách và khuôn khổ pháp luật kinh tế của Nhà nước, các Hiệp hội kinh doanh cần có sự đổi mới về nhận thức, về tổ chức và quản trị để nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động nhằm phục vụ lợi ích của các doanh nghiệp thành viên và đóng góp vào sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

2.1.2. Một số khái niệm cơ bản

2.1.2.1. Tổ chức (Organisation):

Tổ chức là tập hợp của nhiều người cùng làm việc vì những mục đích chung trong hình thái cơ cấu ổn định. Tổ chức đó có thể là một trường học, một bệnh viện, một doanh nghiệp, một cơ quan nhà nước, một đơn vị quân đội, một hiệp hội, một nhà thờ...Xã hội loài người là xã hội của các tổ chức6.

Mọi tổ chức đều có đặc trưng: (i) Có tính mục đích; (ii) Gồm nhiều cá nhân; (iii) Có cơ cấu chức năng và nguyên tắc hoạt động ổn định tương đối; (iv) Được quản trị với các nguồn lực; (v) Có mối liên hệ, tương tác với môi trường xã hội.

2.1.2.2. Hội (Association):

Trong tiếng Việt, “Hội là tổ chức tự nguyện của các công dân, tổ chức cùng ngành nghề, cùng giới, cùng sở thích… tập hợp lại nhằm đáp ứng nguyện vọng, lợi ích chính đáng của hội viên, không vì mục đích vụ lợi”.7

Về mặt pháp lý, pháp luật Việt Nam quy định hội “…là tổ chức tự nguyện của công dân, tổ chức Việt Nam cùng ngành nghề, cùng sở thích, cùng giới, có chung mục đích tập hợp, đoàn kết hội viên, hoạt động thường xuyên, không vụ


quy định “Những hình thức tổ chức liên kết phổ biến là: Hiệp hội sản xuất và tiêu thụ; Nhóm sản phẩm, nhóm vệ tinh; Hội đồng sản xuất và tiêu thụ theo ngành, theo vùng; Liên đoàn xuất nhập khẩu” (Điều 4)

6 Giáo trình Quản trị học, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

7 Từ điển hành chính (2003), Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội

lợi nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội, hội viên, của cộng đồng; hỗ trợ nhau hoạt động có hiệu quả, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.”, “Hội có các tên gọi khác nhau như hội, liên hiệp hội, tổng hội, liên đoàn, hiệp hội, câu lạc bộ có tư cách pháp nhân và các tên gọi khác theo quy định của pháp luật.”8

2.1.2.3. Hiệp hội doanh nghiệp/Hiệp hội kinh doanh (Business Association):

Tại Việt Nam chưa có định nghĩa chính thức về HHDN. Tuy nhiên, chúng ta có thể tham khảo khái niệm “Hiệp hội doanh nghiệp là một loại hình tổ chức xã hội - nghề nghiệp, được nhà nước cho phép thành lập, có hội viên là các doanh nghiệp, các tổ chức khác và các cá nhân tự nguyện đóng góp tài sản hoặc hội phí nhằm phục vụ lợi ích của hội viên và đạt được mục đích của cả hiệp hội” (World Bank Việt Nam, 2002).

2.1.2.4. Phòng thương mại (Chamber of commerce):

Phòng thương mại (PTM) hoặc Phòng thương mại và công nghiệp (PTM&CN) là tổ chức được thành lập bởi các chủ doanh nghiệp trong một khu vực địa lý (thành phố, tỉnh, vùng, quốc gia hay quốc tế) không phân biệt ngành hàng, lĩnh vực hoạt động, có chung mối quan tâm để cùng hành động thúc đẩy và bảo vệ lợi ích của các thành viên; trong đó việc vận động chính sách nhằm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi là một chức năng cơ bản. Tại nhiều quốc gia trên thế giới, điển hình là các quốc gia theo hệ thống pháp luật châu Âu lục địa (continetal system) các PTM còn được chính phủ ủy thác thực hiện một số chức năng công, được coi là pháp nhân công (public legal person) và được hỗ trợ kinh phí hoạt động từ ngân sách nhà nước [52].

2.1.2.5. Hiệp hội ngành hàng (Trade/Sector/Industry Association):

Là tổ chức hội được thành lập bởi các đại diện doanh nghiệp hoạt động trong cùng một lĩnh vực kinh doanh nhất định. Theo Hiệp hội Luật sư Hoa Kỳ “Hiệp hội ngành hàng là tổ chức của những cá nhân, doanh nghiệp hoạt động trong cùng lĩnh vực kinh doanh, với danh nghĩa của tổ chức, cùng hành động vì lợi ích chung hoặc vì mục tiêu nghề nghiệp”[57].


8 Điều 2, Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ

2.2. Lý luận về đổi mới hoạt động HHNH nhằm đẩy mạnh xuất khẩu nông sản trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam

2.2.1. Vai trò của HHNH đối với doanh nghiệp, ngành hàng và nền kinh tế

2.2.1.1. Ngành hàng và Hiệp hội ngành hàng

Ngành kinh tế là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế quốc dân, sản xuất và cung cấp cho thị trường một hoặc một số loại sản phẩm hay dịch vụ có những đặc điểm, tính chất tương đồng, có quan hệ hữu cơ với nhau. Ví dụ nền kinh tế Việt Nam được phân chia thành 21 nhóm ngành, trong đó Nhóm A gồm nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản9; trong từng ngành kinh tế lại có thể được chia thành các phân ngành theo những lĩnh vực hoặc sản phẩm. Ví dụ ngành chăn nuôi được chia thành các phân ngành “Chăn nuôi đại gia súc” (trâu, bò), “Chăn nuôi lợn” “Chăn nuôi gia cầm… Tên của phân ngành gắn với nhóm sản phẩm hay sản phẩm cụ thể thì được hiểu là “Ngành hàng”.

Trong nền kinh tế thị trường, ở từng lĩnh vực của ngành kinh tế đều có các HHNH hoạt động. Các HHNH có thể tổ chức theo ngành, phân ngành, nhóm sản phẩm hay sản phẩm và thường được gọi là “Hiệp hội ngành hàng” (HHNH). Ví dụ Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản (theo phân ngành), Hiệp hội rau quả Việt Nam (theo nhóm sản phẩm), Hiệp hội hồ tiêu (theo sản phẩm)…

Theo cách hiểu thông thường HHNH là tổ chức tự nguyện của các doanh nghiệp hoạt động trong cùng lĩnh vực nhằm tăng cường hợp tác, liên kết giữa các doanh nghiệp vì lợi ích của các hội viên và thúc đẩy sự phát triển của ngành hàng, nâng cao năng lực, vị thế của ngành hàng trong nền kinh tế quốc dân và trong đời sống xã hội.

2.2.1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng của hiệp hội ngành hàng

a) Cơ cấu tổ chức của HHNH

Nghị định 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ quy định tổ chức, hoạt động và quản lý hội được áp dụng cho cả Hiệp hội của các tổ chức kinh tế. Theo đó, các HHNH cần tuân thủ:


9 Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg ngày 23/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ,

- Nguyên tắc tổ chức, hoạt động (i) Tự nguyện, tự quản; (ii) dân chủ, bình đẳng, công khai, minh bạch; (iii) tự bảo đảm kinh phí hoạt động; (iv) không vì mục đích lợi nhuận; (v) tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và điều lệ của hiệp hội;

- Quy định về số lượng thành viên tối thiểu đối với HHNH hoạt động trong phạm vi toàn quốc là 11, HHNH cấp địa phương là 5;

- Quy định về hội viên gồm (i) Hội viên chính thức; (ii) Hội viên liên kết;

(iii) Hội viên danh dự. Trong đó hội viên liên kết là quy định đối với doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài tham gia HH; đối với cá nhân, tổ chức Việt Nam mong muốn tham gia HHNH nhưng không đủ điều kiện trở thành hội viên chính thức thì được công nhận là hội viên liên kết hoặc hội viên danh dự theo quy định của điều lệ HH. Hội viên liên kết, hội viên danh dự không có quyền biểu quyết các vấn đề của HH; không được bầu cử, ứng cử vào ban lãnh đạo, ban kiểm soát của HH. Trong thực tế, điều lệ của một số HHNH còn quy định thêm các loại hội viên như “Hội viên thông tấn” là hội viên không phải đóng hội phí, tham gia vào lĩnh vực tư vấn, truyền thông, quan hệ công chúng, xuất bản ấn phẩm hoặc nhận các bản tin, tạp chí từ hiệp hội; “Hội viên sáng lập” là hội viện tham gia Ban trù bị thành lập hiệp hội.

- Quy định về cơ cấu tổ chức gồm (i) Đại hội; (ii) Ban lãnh đạo; (iii) Ban kiểm tra/ Ban kiểm soát; (iv) Các bộ phận cơ cấu khác do điều lệ quy định. Trong đó Đại hội là cơ quan lãnh đạo cao nhất của hội là Đại hội. Nhiệm kỳ đại hội do điều lệ hội quy định, nhưng không quá 5 năm kể từ ngày kết thúc đại hội nhiệm kỳ trước. Đại hội bất thường được triệu tập khi có ít nhất trên một phần hai tổng số hội viên chính thức hoặc hai phần ba tổng số thành viên ban lãnh đạo HH đề nghị. Những nội dung quyết định tại đại hội gồm có: Thông qua điều lệ, điều lệ sửa đổi; bầu ban lãnh đạo, ban kiểm tra hội; chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể hội, đổi tên hội; và các công việc quan trọng khác theo quy định của điều lệ.

- Cơ quan giúp việc cho ban lãnh đạo, điều hành hoạt động của HHNH thường có Ban thư ký và Văn phòng thường trực của Hội.

Ban thư ký do Hội nghị Ban chấp hành bầu ra, là cơ quan điều hành hoạt động của Hiệp hội giữa 2 kỳ họp của Ban chấp hành. Cơ cấu đầy đủ của Ban thư ký gồm có: Tổng thư ký, các Phó tổng thư ký, các uỷ viên.

Văn phòng thường trực cùng với Ban thư ký hợp thành một bộ máy chuyên trách điều hành, xử lý công việc hàng ngày của hiệp hội.

b) Chức năng của HHNH

Trên cơ sở quy định của pháp luật và tùy thuộc vào đặc điểm của ngành hàng mà HHNH tự xác định chức năng cho tổ chức của mình. Tuy nhiên có thể khái quát thành các nhóm chức năng chính như sau:

(1) Chức năng đại diện:

Đây là chức năng cơ bản của mọi HHNH, theo đó HHNH phải đại diện cho quan điểm và lợi ích của các doanh nghiệp thành viên; lắng nghe ý kiến, tập hợp và chuyển tải tiếng nói của cộng đồng doanh nghiệp tới các cơ quan quản lý nhà nước, đại diện cho các doanh nghiệp trao đổi, đối thoại với các cơ quan quản lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp hội viên hay giải quyết các vấn đề chung liên quan tới hoạt động sản xuất, kinh doanh và phát triển ngành hàng.

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, theo quy định của WTO, HHNH là chủ thể phù hợp để đề xuất các biện pháp PVTM nhằm bảo vệ ngành hàng, bảo vệ sản xuất trong nước trước áp lực cạnh tranh không bình đẳng của sản phẩm hàng hóa nhập khẩu; mặt khác HHNH có trách nhiệm tham gia giải quyết, ứng phó với các biện pháp PVTM từ các thị trường nhập khẩu nhằm bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp, giữ vững thị trường xuất khẩu, đảm bảo ổn định và phát triển sản xuất ngành hàng, bảo vệ lợi ích quốc gia. Bên cạnh đó, HHNH còn hỗ trợ các doanh nghiệp tìm kiếm đối tác, đa dạng hóa thị trường và bảo vệ thương hiệu sản phẩm, chỉ dẫn địa lý, xuất xứ hàng hóa qua đó xây dựng và quảng bá danh tiếng ngành hàng (Collective reputation) của Việt Nam trên thị trường quốc tế.

(2) Chức năng vận động chính sách, thúc đẩy sự phát triển ngành hàng:

Hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế đều có một HHNH cấp quốc gia. Các HHNH giữ vai trò cầu nối giữa cộng đồng doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước, tiến hành hoạt động tư vấn, vận động chính sách ngành hàng (policy advocacy) như công tác quy hoạch, xây dựng Chiến lược phát triển ngành hàng (theo nhóm sản phẩm hay sản phẩm), ban hành các chính sách đặc thù (khuyến

Xem tất cả 171 trang.

Ngày đăng: 08/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí