triển hệ thống hạ tầng thương mại điện tử và chứng thực số KTNET (Korea Trade Network) nhằm ứng dụng tiến bộ công nghệ trong thúc đẩy thuận lợi hóa thương mại.
Pháp luật Hàn Quốc đòi hỏi các PTM, các HHDN phải tuân thủ các quy định pháp luật về chống độc quyền. Cụ thể, Luật chống độc quyền và đảm bảo tự do cạnh tranh công bằng Hàn Quốc (Korea’s Monopoly Regulations and Fair Trade Act (KMRFTA) trao thẩm quyền cho Ủy ban đảm bảo Thương mại Công bằng Hàn Quốc (Korea’s Fair Trade Commission/ KFTC) thực hiện chức năng quản lý nhà nước về cạnh tranh.
KTFC cấm các HHDN thực hiện các hạn chế nhằm hình thành các tập đoàn độc quyền (cartels) như đưa ra các quy định về giá sàn, giá trần; sản lượng, quy mô sản xuất; phân chia vùng hoạt động hay quy định về lựa chọn đối tác kinh doanh đối với các doanh nghiệp thành viên [29].
2.7.3. Đài Loan
Hiệp hội doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Đài Loan, Chính quyền Đài Loan ban hành Luật về Hội đoàn các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp và Hội đoàn các doanh nghiệp thương mại (Industrial Group and Commercial Group Act of Chinese Taipei), Luật bắt buộc mọi doanh nghiệp phải lựa chọn tham gia một HHDN phù hợp với lĩnh vực kinh doan của mình. Chính phủ giao Bộ Nội vụ có thẩm quyền quản lý nhà nước đối với các HHDN, một doanh nghiệp chưa tham gia HHDN sẽ bị chính quyền nhắc nhở và sẽ bị phạt sau 3 tháng kể tử ngày nhận được văn bản của chính quyền mà vẫn không tham gia một HHDN phù hợp.
Các HHDN Đài Loan hoạt động rất tích cực, năng động, chuyên nghiệp xây dựng được “Văn hóa tổ chức” mạnh, có ảnh hưởng mạnh với chính quyền và trở thành chỗ dựa tin cậy cho các doanh nghiệp thành viên cung cấp các dịch vụ hữu ích cho các doanh nghiệp thành viên [29].
Hầu hết các HHDN ở Đài Loan đều cung cấp cho doanh nghiệp thành viên các dịch vụ sau:
- Hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các thủ tục đăng ký, xin các loại giấy phép từ các cơ quan chính quyền;
- Khuyến khích các doanh nghiệp tăng cường hợp tác như tổ chức các hội thảo, thực hiện các hoạt động Nhóm nghiên cứu phát triển (joint R&D), điều phối các hoạt động xã hội của các doanh nghiệp;
- Chú trọng các hoạt động XTTM như tổ chức hội chợ, triển lãm, điều tra nghiên cứu thị trường, các chính sách liên quan tới cung ứng nguyên liệu, lao động, thuế quan, xuất nhập khẩu và các khía cạnh khác của thị trường;
Có thể bạn quan tâm!
- Những Nghiên Cứu Có Liên Quan Đến Hhnh Đối Với Sản Xuất Và Xuất Khẩu Nông Sản
- Lý Luận Chung Về Hiệp Hội Ngành Hàng Và Đổi Mới Hoạt Động Của Hiệp Hội Ngành Hàng
- Khái Niệm “Đổi Mới” Và Đổi Mới Hoạt Động Hhnh
- Pháp Nhân Phi Thương Mại Là Pháp Nhân Không Có Mục Đích Chính Là Tìm Kiếm Lợi Nhuận, Nếu Có Lợi Nhuận Thì Cũng Không Được Phân Chia Cho Các Thành Viên.
- Đánh Giá Về Hiệu Quả Tham Gia Xây Dựng Chính Sách
- Vai Trò Của Hhnh Trong Xuất Khẩu Một Số Mặt Hàng Nông Sản Chủ Lực
Xem toàn bộ 171 trang tài liệu này.
- Hỗ trợ các doanh nghiệp thành viên giải quyết các vấn đề pháp lý như tranh chấp kinh doanh giữa các doanh nghiệp, giải quyết mâu thuẫn trong quan hệ lao động, tham gia tư vấn khi chính quyền giải quyết các vụ việc liên quan tới doanh nghiệp thành viên.
Bên cạnh đó, các HHNH cũng đóng vai trò quan trọng trong thực thi các quy định về chống độc quyền, đảm bảo nguyên tắc bình đẳng, tự do cạnh tranh. Theo Luật cạnh tranh công bằng của Đài Loan (Fair Trade Law of Chinese Taipei, Ủy ban Cạnh tranh (Fair Trade Commission) của Chính phủ có chức năng quản lý nhà nước để đảm bảo tự do cạnh tranh, chống độc quyền. Theo quy định của Luật, các HHDN trước khi hoạt động phải thực hiện thủ tục đăng ký với Ủy ban Cạnh tranh, theo đó cam kết mục đích hoạt động gắn với thúc đẩy phát triển ngành hàng, mang lại lợi ích cho nền kinh tế quốc gia, tôn trọng lợi ích công công, các giá trị xã hội quốc gia. HHDN cũng phải cam kết không thực hiện các hoạt động hạn chế cạnh tranh như:
- Không đặt ra các quy định nhằm hạn chế doanh nghiệp gia nhập hoặc rời bỏ một thị trường nào đó;
- Không tự đặt ra các quy định về chủng loại, quy cách, tiêu chuẩn sản phẩm trái với quy định của pháp luật để áp đặt đối với doanh nghiệp thành viên gây ra những tác động tiêu cực, hạn chế cạnh tranh;
- Không đặt ra những hạn chế về hạn ngạch, giá trần – giá sàn trong sản xuất, tồn kho dự trữ, mùa vụ sản xuất hay thu mua nguyên liệu; Không hạn chế sản xuất, kinh doanh về chủng loại, phẩm chất, hình thức của hàng hóa, dịch vụ.
Tuy nhiên, các HHNH được phép và có trách nhiệm giám sát các doanh nghiệp thành viên tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa, dịch vụ cung cấp ra thị trường. HHDN phải thực hiện đăng lần đầu với Ủy ban Cạnh tranh trước khi hoạt động và đăng ký có hiệu lực trong 03 năm, sau thời hạn đó HHDN phải
thực hiện đánh giá việc tuân thủ Luật cạnh tranh công bằng và đăng ký lại với Ủy ban Cạnh tranh.
2.7.4. Những bài học kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị cho Việt Nam
2.7.4.1. Những bài học từ kinh nghiệm quốc tế
(1) Cần có khuôn khổ pháp lý rò ràng cho hiệp hội doanh nghiệp, hầu hết các quốc gia đều có luật riêng về HHDN như Thái Lan có Luật về Phòng Thương mại và Công nghiệp (1966), cùng năm có Luật về hiệp hội ngành hàng (1966); Hàn Quốc có Luật về Phòng thương mại và Công nghiệp từ 1952; Singapore có Luật về Phòng Thương mại và Công nghiệp (1992). Có những quốc gia có Luật riêng về những hiệp hội ngành hàng quan trọng như Malaysia có Luật về hiệp hội Cọ dầu, Luật về Hiệp hội gỗ dán…
(2) Cần có chính sách ưu đãi phù hợp như miễn, giảm thuế đối với các hoạt động dịch vụ của HHDN cung cấp cho các hội viên cũng như các đối tác bên ngoài. Chính phủ có thể đặt hàng với HHDN với những chương trình, dự án phù hợp giúp tăng cường năng lực và tạo nguồn thu nhập cho các HHDN từ các hoạt động triển khai dự án, ví dụ như ở các quốc gia Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Singapore.
(3) Nhà nước phải thực sự coi các hiệp hội là đối tác, là cầu nối thông tin 2 chiểu giữa nhà nước và cộng đồng doanh nghiệp; là tổ chức tư vấn, phản biện chính sách về kinh tế, thương mại; là chủ thể có vai trò quan trọng thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật, tăng cường hợp tác, nâng cao năng lực sản xuất, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, của ngành hàng và của cả nền kinh tế.
(4) Cần có những quy định pháp lý rò ràng để quản lý, kiểm soát những rủi ro từ hoạt động của các hiệp hội nhằm hạn chế nguy cơ thao túng giá cả, hạn chế cạnh tranh, biến HHNH thành những nhóm doanh nghiệp độc quyền.
2.7.4.2. Một số khuyến nghị cho Việt Nam
(1) Cần lựa chọn “Mô hình tổ chức HHDN” phù hợp với truyền thống pháp luật và điều kiện chính trị, xã hội của Việt Nam. Trên cơ sở phân tích ở trên, Mô hình châu Âu lục địa (Continental model) có thể là lựa chọn phù hợp. Trên cơ sở xác định mô hình, cần xây dựng “Luật hiệp hội doanh nghiệp”, nhằm tạo hành lang pháp lý cho các HHNH hoạt động, phát triển ổn định, an toàn.
(2) Có chính sách ưu đãi phù hợp như: Miễn giảm thuế, cho thuê đất xây dựng Tòa nhà trụ sở, trong đó có văn phòng cho thuê, Trung tâm hội nghị, triển lãm, thương mại để hỗ trợ kinh phí hoạt động.
(3) Chính phủ cần tăng cường đặt hàng đối với hiệp hội về tư vấn, phản biện chính sách; vận động thực hiện các dự án, chương trình về khuyến nông, khuyến công, thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật ngành hàng.
(4) Nhà nước cần có chính sách tăng cường hỗ trợ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, mở các khóa đào tạo nâng cao kiến thức, kỹ năng điều hành, quản lý HHDN; thực hiện các nguyên tắc quản trị hiệp hội “Dân chủ, Chuyên nghiệp, Hiệu quả”.
(5) Khuyến khích trao đổi, hợp tác giữa các hiệp hội doanh nghiệp, đặc biệt tăng cường mối quan hệ giữa Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đối với các hiệp hội.
(6) Tăng cường hợp tác quốc tế giữa các tổ chức HHDN của Việt Nam với các HHNH tương ứng, các viện nghiên cứu kinh tế, kỹ thuật về ngành hàng của các quốc gia khác, giữa HHNH với các tổ chức quốc tế khác có liên quan.
(7) Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện chính sách, khuôn khổ pháp luật để quản lý hoạt động của HHNH nhằm phòng ngừa, giám sát xu hướng thao túng giá cả, hạn chế cạnh tranh, hình thành nhóm doanh nghiệp độc quyền trong hoạt động của các HHNH.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chính sách phát triển của Việt Nam là xây dựng nền kinh tế thị trường hiện đại, theo định hướng XHCN, tôn trọng các quy luật kinh tế khách quan của thị trường, hài hòa giữa phát triển kinh tế và thực hiện công bằng xã hội. Những điều kiện đó tạo môi trường kinh tế - xã hội cần thiết cho xã hội dân sự phát triển trong mối quan hệ hài hòa giữa các thiết chế “Nhà nước pháp quyền - Kinh tế thị trường - Xã hội dân sự”. Trong đó các HHDN, HHNH là những chủ thể thuộc xã hội dân sự, giữ vai trò cầu nối giữa Nhà nước và Thị trường.
Cùng với đó là chủ trương nhất quán về hội nhập quốc tế toàn diện, trong đó hội nhập kinh tế quốc tế là trọng tâm. Thực hiện chủ trương đó, nền kinh tế nước ta đã hội nhập sâu vào nền kinh tế khu vực cũng như toàn cầu. Quá trình
hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi Việt Nam hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, đảm bảo sự tương thích giữa pháp luật kinh tế trong nước với thể chế thị trường của các đối tác, các quy định của WTO và các định chế quốc tế khác. Tham gia sân chơi toàn cầu, Nhà nước phải cam kết cắt giảm trợ cấp, trợ giá trong sản xuất, không bán phá giá (dumping) trong xuất khẩu, đảm bảo nguyên tắc tự do cạnh tranh công bằng, giảm thiểu sự can thiệp của Nhà nước vào các quan hệ thị trường. Trong điều kiện đó vai trò của các HHNH càng trở nên quan trọng, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, hình thành các chuỗi cung ứng, cung cấp dịch vụ xúc tiến thương mại, đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm. Các HHNH là chủ thể thích hợp tham gia giải quyết các vụ kiện CBPG và các vụ việc PVTM từ các thị trường nhập khẩu, đề xuất các biện pháp PVTM để bảo vệ sản xuất trong nước, cũng như hỗ trợ các doanh nghiệp thành viên giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế.
Trong bối cảnh đó, Chương 2 của luận án đã nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về HHDN, HHNH cùng với việc tham khảo kinh nghiệm quốc tế về tổ chức, quản lý HHNH để vận dụng phù hợp với đặc điểm thể chế, truyền thống pháp luật và chính sách phát triển kinh tế của Việt Nam. Những kết quả nghiên cứu trong Chương 2 là cơ sở lý luận để thực hiện những nội dung tiếp theo của luận án, đồng thời là cơ sở đề xuất giải pháp đổi mới hoạt động nhằm nâng cao năng lực của các HHNH, góp phần xây đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu nông sản của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, mà trọng tâm là thực thi các hiệp định tự do thương mại (FTAs) trong giai đoạn phát triển hiện nay.
Chương 3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA HIỆP HỘI NGÀNH HÀNG TRONG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN Ở VIỆT NAM
3.1. Thực trạng chính sách và khuôn khổ pháp luật về hiệp hội ngành hàng
3.1.1. Quan niệm chung về hiệp hội ngành hàng
Mặc dù về nhận thức chung của xã hội có thể thống nhất những tiêu chí chung về “hiệp hội”, đó là tổ chức của các cá nhân, doanh nghiệp có cùng hoạt động chuyên môn hay mục đích thương mại, tự nguyện tham gia nhằm theo đuổi những lợi ích thương mại hay nghề nghiệp chung. Tuy nhiên, về mặt học thuật và pháp lý, cho tới nay chưa có cách hiểu thống nhất về tên gọi và tiêu chí nội hàm của các “hiệp hội”
- Theo Từ điển Bách khoa toàn thư mở (Wikipedia), “Hiệp hội thương mại (Trade association)”, hay còn gọi là “Hiệp hội ngành nghề công nghiệp”, “Hiệp hội kinh doanh” hay “Hiệp hội ngành hàng” (Trong luận án này, “Trade association” được gọi là “Hiệp hội ngành hàng” trong tiếng Việt), là một tổ chức được thành lập và đóng góp bởi các doanh nghiệp hoạt động trong một ngành công nghiệp cụ thể. Hiệp hội tham gia vào các hoạt động quan hệ với công chúng như quảng cáo, giáo dục, tài trợ chính trị, vận động hành lang và xuất bản hoặc thúc đẩu việc tiêu chuẩn hóa. Tuy nhiên mục tiêu chính của hiệp hội là tăng cường sự hợp tác giữa các doanh nghiệp vì lợi ích kinh doanh của mỗi thành viên.
- Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển (OECD), “hiệp hội”, nhìn chung bao gồm 3 loại khác nhau: các hiệp hội thương mại (Trade association), Hiệp hội nghề nghiệp (Profestional association) và những tổ chức tự quản (Self regulating orgnizations). Trong đó, các “Hiệp hội thương mại” là hình thức phổ biến nhất, có mặt ở mọi lĩnh vực của nền kinh tế.
- Tại Việt Nam, trong nội dung chính sách hay văn bản QPPL, khái niệm
Hiệp hội ngành nghề/thương mại cũng chưa được minh định, quy định một cụ thể, thống nhất. Một vài dẫn chứng như sau:
Văn bản pháp lý chuyên ngành cao nhất về thành lập, tổ chức, hoạt động và quản lý hội hiện nay vẫn là Sắc lệnh số 102-SL/004-L năm 1957 (Sắc lệnh số 102). Trong đó, định nghĩa hội là: “một đoàn thể có tính cách vĩnh cửu gồm hai hoặc nhiều người giao ước hiệp lực mà hành động để đạt mục đích chung; mục đích ấy không phải để chia lợi nhuận”… và đề cập tới khái niệm “các hội có mục đích kinh tế không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật này”.
Trong lĩnh vực thương mại, Điều 9 của Luật Thương mại năm (2005) quy định “hiệp hội thương mại được thành lập để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thương nhân, động viên thương nhân tham gia phát triển thương mại, tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về thương mại. Hiệp hội thương mại được tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật về hội”.
Điều 2 của Luật Cạnh tranh cũng chỉ quy định đối tượng áp dụng của Luật Cạnh tranh là hiệp hội ngành nghề. Khái niệm “hiệp hội ngành nghề” bao gồm hiệp hội thương mại và hiệp hội ngành nghề chuyên môn.
Như vậy, những khái niệm về “hội có mục đích kinh tế”, “hiệp hội ngành nghề chuyên môn”, “hiệp hội thương mại” được hiểu trong những bối cảnh cụ thể, liên quan tới đối tượng điều chỉnh của luật. Thực trạng đó đang phần nào gây ra những khó khăn, phiền toái trong quá trình thành lập, tổ chức, quản lý và hoạt động của các hiệp hội nói chung, Hiệp hội ngành hàng nói riêng. Thực trạng này đặt ra yêu cầu đối với các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước cần nghiên cứu, phân loại, hệ thống hóa và có quy định pháp lý thống nhất.
Từ góc độ hoạt động thực tiễn và qua nghiên cứu, tác giả đề xuất ý tưởng “Triết lý về hiệp hội ngành hàng” như sau: Hiệp hội ngành hàng là hiệp hội doanh nghiệp hoạt động trong một ngành hàng; có mục đích là phục vụ lợi ích của hội viên; dựa trên nền tảng là thực trạng ngành hàng; cơ hội phát triển phụ thuộc vào chính sách ngành hàng và quy định pháp luật có liên quan của nhà nước; hiệu quả hoạt động được quyết định bởi năng lực quản trị; tác động xã hội thông qua thúc đẩy tinh thần hợp tác, quảng bá danh tiếng ngành hàng, chia sẻ trách nhiệm xã hội; nguy cơ tiềm ẩn là thao túng giá cả, hạn chế cạnh tranh. (Xem Phụ lục 1. Một số kết quả nghiên cứu làm cơ sở đề xuất giải pháp)
50
Triết lý về hiệp hội ngành hàng được thể hiện trực quan qua hình ảnh “Ngôi nhà hiệp hội ngành hàng” dưới đây :
Hình 3.1 Ngôi nhà hiệp hội ngành hàng
(Nguồn: Đề xuất của tác giả)
3.1.2. Chính sách về hiệp hội ngành hàng
Theo Từ điển bách khoa Việt Nam “Chính sách là những chuẩn tắc cụ thể để thực hiện đường lối, nhiệm vụ. Chính sách được thực hiện trong một thời gian nhất định, trên những lĩnh vực cụ thể nào đó”. Như vậy, có thể hiểu chính sách về HHNH là những chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển HHNH trong một giai đoạn phát triển của đất nước.
Theo tìm hiểu của tác giả, cho tới nay Việt Nam chưa ban hành một chính sách riêng về phát triển HHNH, những quy định liên quan tới HHNH được đề cập trong các chính sách chung về thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, phát triển các tổ chức xã hội, nghề nghiệp và nâng cao vai trò của các hiệp hội kinh doanh trong phát triển kinh tế. Trong thực tế, nhà nước có thể thông qua các tổ chức HHDN, HHNH để chuyển tải chủ trương, chính sách tới cộng đồng doanh nghiệp; hướng dẫn, vận động thực thi chính sách một cách linh hoạt và hiệu quả mà không cần thiết phải sử dụng tới các phương thức quản lý hành chính.
Một số chính sách cần nghiên cứu như sau:
- Năm 1990 Đảng cộng sản Việt Nam ban hành Nghị quyết số 08B- NQ/HNTW ngày 27/3/1990 của Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương