nông, khuyến công, tiếp cận đất đai, tín dụng, ưu đãi thuế…) nhằm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động trong ngành hàng.
Các HHNH có vai trò quan trọng trong thúc đẩy sự phát triển, tiến bộ ngành hàng thông qua tư vấn, vận động các doanh nghiệp sử dụng các thiết bị, công nghệ tiên tiến, áp dụng các quy trình sản xuất tiến bộ, an toàn; đề xuất ban hành và giám sát thực hiện các tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm,; thực hành các các tiêu chuẩn an toàn như VIETGAP, GLOBALGAP hay ISO, HACCP trong sản xuất nông sản thực phẩm… thông qua đó thúc đẩy sự phát triển tiến bộ của ngành hàng.
Trong lĩnh vực xuất khẩu sản phẩm ngành hàng, HHNH có vai trò quan trọng hỗ trợ các doanh nghiệp nắm bắt các quy định pháp lý, tập quán thương mại quốc tế; quy định của các FTAs, của quốc gia nhập khẩu đối với thương mại sản phẩm ngành hàng như quy tắc xuất xứ, truy xuất nguồn gốc, chứng nhận bảo vệ môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm… Thông qua đó thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm ngành hàng, xây dựng thương hiệu ngành hàng trên thị trường quốc tế.
(3) Chức năng cung cấp dịch vụ:
Hiệp hội ngành hàng là tổ chức phi lợi nhuận (Non-profit organization), mục đích hoạt động của các HHNH là vì lợi ích của các doanh nghiệp hội viên, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và chia sẻ trách nhiệm xã hội. Tuy nhiên để duy trì bộ máy thường trực và thực hiện các hoạt động chức năng, các HHNH cần có nguồn lực tài chính phù hợp. Cùng với nguồn thu phí hội viên và các nguồn tài trợ hợp pháp, nguồn thu từ cung cấp dịch vụ đóng vai trò quan trọng và có tính bền vững của các HHNH.
Các dịch vụ của HHNH có thể bao gồm bản tin thị trường, các ấn phẩm chuyên ngành; tổ chức các hoạt động XTTM (đoàn ra, đoàn vào), tìm kiếm đối tác, nghiên cứu thị trường, tổ chức hội chợ, triển lãm; cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý, hỗ trợ chuyển giao công nghệ, phát triển sản phẩm…Các HHNH chủ yếu cung cấp dịch vụ cho các hội viên (miễn phí hoặc có thu phí), bên cạnh đó cũng cung cấp cho các đối tượng khách hàng có nhu cầu.
2.2.2. Khái niệm “Đổi mới” và đổi mới hoạt động HHNH
2.2.2.1. Đổi mới (Renovation/ Innovation):
“Đổi mới” bắt nguồn từ gốc Latin “nova” nghĩa là “mới”. Đổi mới thường được hiểu là việc tạo ra hoặc ứng dụng các thành tựu, giải pháp kỹ thuật, công nghệ, giải pháp quản lý để nâng cao hiệu quả hoạt động của cá nhân, tổ chức nhằm nâng cao năng suất lao động, chất lượng và giá trị sản phẩm hàng hóa, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội. Như vậy, “Đổi mới” phải bắt đầu từ “Ý tưởng sáng tạo” (creativity) và cần mang lại kết quả là “Giá trị gia tăng” (value added) (cái mới cần phải tốt hơn cái cũ).
- Theo Wikipedia tiếng Việt, “Đổi mới” trong ý nghĩa hiện đại của nó là "một ý tưởng, suy nghĩ sáng tạo, trí tưởng tượng mới dưới dạng phương pháp, thiết bị hoặc phương tiện". Đổi mới thường là việc ứng dụng của các giải pháp tốt hơn nhằm đáp ứng tốt hơn các yêu cầu của thị trường, xã hội hoặc chính phủ, thông qua việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ, quy trình, công nghệ hoặc mô hình kinh doanh hiệu quả hơn.
- Còn theo Hội đồng lý luận Trung ương: Hiện nay chưa có một định nghĩa chung, duy nhất về khái niệm “Đổi mới”. Tuy nhiên, theo cách hiểu thông thường, “đổi mới” là thay cái cũ bằng cái mới tốt hơn. Đổi mới là một phương thức phổ biến trong phát triển, bất kỳ hệ thống nào cũng cần được đổi mới, thay đổi từ trạng thái cũ sang trạng thái mới, tiến bộ hơn10.
2.2.2.2. Đổi mới hoạt động của HHNH:
Vận dụng nội hàm khái niệm “Đổi mới” nêu trên thì có thể hiểu Đổi mới hoạt động của HHNH là việc áp dụng những ý tưởng mới, mô hình tổ chức mới, phương pháp quản trị mới để nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của HHNH nhằm phục vụ tốt hơn lợi ích của các doanh nghiệp thành viên, thúc đẩy sự phát triển ngành hàng và chia sẻ trách nhiệm xã hội.
2.2.3. Nội dung đổi mới hoạt động hiệp hội ngành hàng
2.2.3.1. Đổi mới chính sách, khuôn khổ pháp luật về với HHNH
Chính sách và khuôn khổ pháp luật là những nhân tố vĩ mô ảnh hưởng tới hoạt động của HHNH, nó thể hiện quan điểm định hướng phát triển và khung khổ quản lý của nhà nước đối với ngành hàng. Ban hành chính sách và các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của Đảng cầm quyền và cơ quan nhà nước. Tuy nhiên các HHDN, HHNH với chức năng “Vận động chính sách” có
10 http://hdll.vn/vi/nghien-cuu---trao-doi/ [truy cập 12/6/2019]
thể tác động tới quá trình xây dựng, ban hành chính sách, pháp luật; trước hết là những nội dung liên quan cộng đồng doanh nhiệp, tổ chức hiệp hội và môi trường đầu tư, kinh doanh. Ở chiều ngược lại, chính sách và các quy định pháp luật là cơ sở xác định địa vị pháp lý, chức năng, các quyền và trách nhiệm của HHDN, HHNH; tạo hành lang pháp lý cho các tổ chức đó hoạt động an toàn, hiệu quả dưới sự bảo trợ của pháp luật.
Vì vậy HHNH cần đổi mới phương thức vận động chính sách, phối hợp với các HHDN khác, mà trước hết là Phòng TM&CN Việt Nam (VCCI) chủ động đề xuất sáng kiến chính sách, tham gia thực chất vào qui trình xây dựng, ban hành chính sách, văn bản QPPL nhằm góp phần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường hiện đại, trong đó có khuôn khổ pháp luật về hiệp hội cũng như chính sách, chiến lược phát triển đối với từng ngành hàng.
2.2.3.2. Đổi mới về mô hình tổ chức, phương thức hoạt động của HHNH
(1) Mô hình tổ chức (Organisational model) là mô tả các chức năng, nhiệm vụ và cấu trúc của tổ chức; cùng với những quy tắc chuẩn mực và mối quan hệ tương tác trong hoạt động của tổ chức11.
Đổi mới mô hình tổ chức HHNH là việc phải thực hiện quy định mới của pháp luật (mandatory) liên quan tới địa vị pháp lý, mối quan hệ giữa HHNH với cơ quan QLNN; và/ hoặc cân nhắc, lựa chọn những khả năng mà pháp luật cho phép (optional) để quyết định tự thay đổi các quy định về chức năng, nhiệm vụ, cấu trúc và mối quan hệ nội bộ giữa các bộ phận chức năng trong HHNH.
(2) Phương thức hoạt động là hệ thống các phương pháp, cách thức phù hợp mà một tổ chức sử dụng để tiến hành các hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ nhằm đạt được mục tiêu, yêu cầu đặt ra.
Đổi mới phương thức hoạt động của HHNH là thay đổi phương pháp (methods), cách thức (procedures) thực hiện chức năng, nhiệm vụ của HHNH nhằm phục vụ tốt hơn lợi ích của doanh nghiệp thành viên, của ngành hàng và xã hội. Đổi mới phương thức hoạt động của HHNH có thể gồm (nhưng không giới hạn) những thay đổi về phương thức tổ chức Đại hội nhiệm kỳ, Hội nghị thường niên; quy định chức năng, nhiệm vụ, quy chế làm việc, cơ chế ra quyết
định và thực thi quyết định của Ban chấp hành, Chủ tịch, Tổng thư ký; cũng như cách thức tổ chức, vận hành hoạt động của Cơ quan thường trực HHNH.
2.2.3.3. Đổi mới quản trị HHNH
(1) Quản trị tổ chức là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra các nguồn lực và hoạt động của tổ chức nhằm đạt được mục đích của tổ chức với kết quả và hiệu quả cao trong điều kiện môi trường luôn biến động.12
Hình 2.1 Sơ đồ quá trình quản trị tổ chức
(Nguồn: Giáo trình Quản trị học)
(2) Đổi mới quản trị HHNH là những thay đổi tiến bộ trong cơ chế lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, kiểm tra và triển khai hoạt động của các cấu trúc bộ máy, các chức danh quản lý, các phòng ban chuyên môn trong toàn hiệp hội. Đổi mới quản trị HHNH bao gồm (nhưng không giới hạn) đổi mới trong xây dựng Chương trình hành động của Ban chấp hành; lập kế hoạch, quyết định phân bổ nguồn lực cho các hoạt động chức năng của Ban lãnh đạo (Ban thường trực, Chủ tịch, Tổng thư ký/CEO); thực hiện kế hoạch, kiểm tra hoạt động và chế độ báo cáo của Cơ quan thường trực (CEO và các bộ phận chức năng). Đổi mới quản trị HHNH nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của HHNH, đáp ứng tốt hơn với những thay đổi trong bối cảnh kinh tế, xã hội vĩ mô; thực trạng và xu hướng phát triển của ngành hàng; và những kỳ vọng chính đáng của các doanh nghiệp thành viên.
2.7. Kinh nghiệm quốc tế về tổ chức và quản lý hiệp hội doanh nghiệp
Trong phần này, tác giả nghiên cứu kinh nghiệm tổ chức, quản lý HHDN, HHNH tại một số quốc gia (vùng lãnh thổ) đã công nghiệp hóa ở châu Á, nơi có những nét tương đồng về tâm lý kinh doanh và truyền thống văn hóa với Việt Nam, cụ thể là Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan.
2.7.1. Nhật Bản
Hiệp hội doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong nền kinh tế Nhật Bản, với tổng số 15.610 HHDN, trong đó có 3.471 HHDN hoạt động trên phạm vi toàn quốc (2007)[55].
Các HHDN tại Nhật Bản có mối quan hệ PPP chặt chẽ với Chính phủ, thực hiện chức năng vận động chính sách, nghiên cứu thị trường, thuận lợi hóa môi trường kinh doanh, tăng cường hợp tác giữa các doanh nghiệp thành viên, xây dựng và giám sát thực thi các tiêu chuẩn chất lượng, hội chợ, triển lãm và xuất bản ấn phẩm. Dưới đây là phân tích một vài chức năng cơ bản:
(1) Xây dựng và giám sát thực thi tiêu chuẩn:
Các HHNH xây dựng các quy định về chủng loại, chất lượng và tiêu chuẩn sản phẩm hàng hóa và dịch vụ nhằm đảm bảo tương quan hợp lý giữa cung ứng và tiêu thụ sản phẩm, phục vụ lợi ích người tiêu dùng. Các HHNH cũng đưa ra những tiêu chuẩn an toàn và bảo vệ môi trường cho Ngành hàng phù hợp với các quy định chung của pháp luật.
Thông qua hoạt động giám sát, các HHNH có thể yêu cầu doanh nghiệp thành viên có vi phạm (i) Ngừng cung cấp ra thị trường loại sản phẩm, dịch vụ có vi phạm; (ii) Ban hành hoặc thực thi những quy định có tính phân biệt đối xử với doanh nghiệp/nhóm doanh nghiệp thành viên có vi phạm; (iii) Bắt buộc các doanh nghiệp vi phạm phải thực hiện các biện pháp khắc phục; (iv) Hạn chế một số quyền của doanh nghiệp thành viên gắn với danh nghĩa của hiệp hội.
(2) Dịch vụ cung cấp thông tin:
Các HHNH cam kết cung cấp thông tin khách quan, hợp lý cho các thành viên liên quan tới sản phẩm, dịch vụ của ngành hàng; xu hướng công nghệ, kinh nghiệm quản lý, khuôn khổ luật pháp, chính sách quản lý của Chính phủ; cũng như các số liệu thống kê, điều tra về thị trường giúp cho các doanh nghiệp có
nhận thức đúng về bối cảnh, các nhân tố kinh tế, kỹ thuật, xu hướng thị trường
40
ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của họ; cũng như đáp ứng tốt hơn kỳ vọng của người tiêu dùng đối với sản phẩm của Ngành hàng.
Việc cung cấp thông tin phải đảm bảo nguyên tắc công bằng, không phân biệt đối xử giữa các thành viên và chống nguy cơ thao túng giá cả.
Bảng 2.1 Hiệp hội ngành hàng ở Nhật Bản (2007)
Số lượng HHDN | HHDN cấp quốc gia | |
Nông nghiệp, thủy sản Khoáng sản Xây dựng Thực phẩm Dệt may Chế biến gỗ Bột Giấy In, Xuất bản Hóa chất Than, Dầu mỏ Nhựa plastic Da và Cao su Gốm, sứ, đá Sắt thép Kim loại mầu Kim khí Máy móc Động cơ điện Thiết bị vận tải Công cụ đo chính xác Ngành hàng khác Bán buôn Bán lẻ Tài chính, Bảo hiểm Bất động sản Logistics Cung cấp điện dân dụng, gas Dịch vụ Khác | 104 17 1.718 690 534 578 126 139 579 92 130 84 371 125 34 190 178 121 78 93 284 1.762 4.150 290 106 803 48 1.603 574 | 40 8 521 218 117 51 53 35 474 24 87 52 153 56 28 99 118 90 40 69 97 318 163 49 16 122 28 260 85 |
Tổng cộng: | 15.610 | 3.471 |
Có thể bạn quan tâm!
- Những Nghiên Cứu Liên Quan Đến Hiệp Hội Doanh Nghiệp, Hiệp Hội Ngành Hàng Đối Với Sản Khẩu Và Xuất Khẩu Nông Sản
- Những Nghiên Cứu Có Liên Quan Đến Hhnh Đối Với Sản Xuất Và Xuất Khẩu Nông Sản
- Lý Luận Chung Về Hiệp Hội Ngành Hàng Và Đổi Mới Hoạt Động Của Hiệp Hội Ngành Hàng
- Những Bài Học Kinh Nghiệm Quốc Tế Và Khuyến Nghị Cho Việt Nam
- Pháp Nhân Phi Thương Mại Là Pháp Nhân Không Có Mục Đích Chính Là Tìm Kiếm Lợi Nhuận, Nếu Có Lợi Nhuận Thì Cũng Không Được Phân Chia Cho Các Thành Viên.
- Đánh Giá Về Hiệu Quả Tham Gia Xây Dựng Chính Sách
Xem toàn bộ 171 trang tài liệu này.
(Nguồn: OECD, 2008)
(3) Giám sát tuân thủ Luật chống độc quyền:
Các HHDN ở Nhật Bản có vai trò quan trọng trong tuyên truyền nâng cao nhận thức và giám sát các doanh nghiệp thành viên tuân thủ Luật chống độc quyền (Anti-Monopoly Act/AMA). Về mặt quản lý nhà nước, Ủy ban đảm bảo cạnh tranh công bằng Nhật Bản (Japan Fair Trade Commition/JFTC) là Cơ quan chính phủ chịu trách nhiệm hướng dẫn và quản lý các HHNH thực thi pháp luật chống độc quyền AMA.
Đối với các HHNH, việc tự xây dựng và thực thi các tiêu chuẩn chất lượng phải cân bằng giữa yêu cầu bảo vệ môi trường, lợi ích người tiêu dùng và lợi ích của doanh nghiệp. Việc quy định các tiêu chuẩn sản xuất hay chất lượng sản phẩm không nhằm tạo ưu thế cho một doanh nghiệp/ nhóm doanh nghiệp nào đó; không hạn chế cạnh tranh, hạn chế tham gia chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp khác, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Khi các HHNH thực hiện dịch vụ cung cấp thông tin cho doanh nghiệp thành viên hoặc quảng bá sản phẩm, hình ảnh của Ngành hàng ra công chúng cần phải đảm bảo tính khách quan, minh bạch không tạo ra những nhầm lẫn, đánh giá sai lệch của người tiêu dùng, của xã hội đối với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, giữa các doanh nghiệp hoặc hình ảnh trung thực của hiệp hội.
Với trách nhiệm của JFTC, khi phát hiện doanh nghiệp có những vi phạm các quy định của AMA, thì JFTC phải có biện pháp yêu cầu HHNH hoặc doanh nghiệp có liên quan thực thi các biện pháp chấm dứt sự vi phạm đó. Trường hợp vi phạm các quy định về tự do cạnh tranh, hạn chế nguồn cung cấp để nâng giá bán sản phẩm, dịch vụ thì JFTC có quyền phạt tiền doanh nghiệp vi phạm. Đối với các vụ việc có dấu hiệu hình sự, JFTC phải thực hiện quy định báo cáo với cơ quan thực thi pháp luật để xem xét điều tra, khởi tố vụ án.
2.7.2. Hàn Quốc
Là quốc gia công nghiệp mới (NIC) ở châu Á, từ một nước nông nghiệp lạc hậu, bị Nhật Bản chiếm đóng trong Thế chiến II và bị tàn phá trong Chiến tranh Triều Tiên, chỉ trong vòng 30 năm Hàn Quốc đã phát triển thành một quốc gia công nghiệp tạo nên “Kỳ tích sông Hàn”. Trong quá trình phát triển, Hàn Quốc trở nên hình mẫu của các tập đoàn công nghiệp quốc gia, những cỗ máy động lực của nền kinh tế được Chính phủ hậu thuẫn, đó là các Chaebol như Samsung, Daewoo, Hyundai, LG, SK, Lotte,... Cùng với các Chaebol, các doanh
nghiệp vừa và nhỏ cũng được thành lập với số lượng đông đảo; rất nhiều doanh nghiệp trở thành “doanh nghiệp vệ tinh” hoạt động trong các ngành công nghiệp phụ trợ, tham gia các chuỗi cung ứng do các Chaebol dẫn dắt. Trong bối cảnh của giai đoạn Công nghiệp hóa 1960s-1980s với bùng nổ về số lượng và quy mô doanh nghiệp hoạt động trong tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế, các hiệp hội doanh nghiệp cũng phát triển mạnh, trở thành cầu nối giữa Chính phủ với cộng đồng doanh nghiệp. Các HHDN là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển các ngành công nghiệp, tăng cường sự liên kết, hợp tác theo “chuỗi cung ứng”, tạo điều kiện cho sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Có thể lấy ví dụ về Phòng Thương mại và Công nghiệp Hàn Quốc (KCCI)13, được thành lập năm 1952 bằng một đạo luật riêng, trong đó xác định KCCI và các phòng thương mại địa phương là các tổ chức công (pubic legal persons). Ngày nay, KCCI là tổ chức lớn nhất đại diện cho cộng đồng kinh doanh của Hàn Quốc với các thành viên gồm 73 phòng thương mại địa phương, hơn 100 tổ chức, viện nghiên cứu liên quan tới kinh tế, thương mại và gần
180.000 doanh nghiệp thuộc mọi quy mô, lĩnh vực hoạt động trong nền kinh tế Hàn Quốc. KCCI đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp trong các thảo luận với Quốc hội và Chính phủ về ban hành và thực thi chính sách kinh tế, thương mại; đồng thời cung cấp các dịch vụ cho các thành viên, bao gồm thông tin thị trường, tư vấn kinh doanh, đào tạo nguồn nhân lực. Đặc biệt, KCCI là đại diện cho Khu vực tư của Hàn Quốc, đi đầu trong thực hiện chính sách ngoại giao kinh tế, thúc đẩy thương mại và đầu tư giữa Hàn Quốc với các quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới.
Cùng với KCCI, Hàn Quốc còn có KITA (Korea International Trade Association) được thành lập từ năm 1946 với 105 thương nhân, nay đã trở thành một tổ chức đại diện doanh nghiệp với hơn 70.000 doanh nghiệp thành viên, bao gồm hầu hết các doanh nghiệp Hàn Quốc có quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư quốc tế. Hoạt động của KITA tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp thành viên trong hoạt động nghiên cứu thị trường, tư vấn đầu tư ra nước ngoài, thúc đẩy các cơ hội hợp tác giữa Hàn Quốc và các đối tác quốc tế. KITA sở hữu những tài sản kinh doanh lớn bao gồm WTCS (World Trade Center Seoul), một khu phức hợp các văn phòng, trung tâm hội nghị và Triển lãm; đồng thời đã phát
13 http://english.korcham.net/nChamEng/Service/Main/appl/Main.asp [truy cập 20/8/2020]