Tổng Quan Về Tình Hình Nghiên Cứu Trong Nước Và Ngoài Nước Liên Quan Tới Đề Tài

(2) Nghiên cứu chính sách, pháp luật về HHNH ở Việt Nam; vai trò của HHNH trong nền kinh tế nói chung và trong hoạt động xuất khẩu nông sản nói riêng.

(3) Nghiên cứu thực trạng chung về hoạt động của các HHNH; nghiên cứu điển hình, đánh giá vai trò của HHNH đối với xuất khẩu một số mặt hàng nông sản chủ lực.

(4) Đề xuất giải pháp đổi mới hoạt động của các HHNH nhằm góp phần đẩy mạnh xuất khẩu nông sản trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Chính sách, khuôn khổ pháp luật về HHNH; mô hình tổ chức, phương thức hoạt động của HHNH; vai trò của HHNH đối với xuất khẩu nông sản trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

(1) Về nội dung: Nghiên cứu thực trạng hoạt động của các HHNH đối với xuất khẩu nông sản ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế mà trọng tâm là thực thi các FTAs, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp đổi mớí về khuôn khổ pháp luật, mô hình tổ chức và phướng thức vận hành của các HHNH.

(2) Về mặt không gian: Trên lãnh thổ Việt Nam, chủ yếu tập trung vào các ngành sản xuất nông nghiệp có giá trị sản lượng và kim ngạch xuất khẩu lớn (mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực).

(3) Về thời gian: Đánh giá thực trạng đổi mới hoạt động của các HHNH trong giai đoạn 2010 - 2020 (Từ khi có Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 171 trang tài liệu này.

(4) Minh định một số nội dung, khái niệm sử dụng trong luận án này:

- Về mối quan hệ giữa HHDN và HHNH (chi tiết được phân tích trong Chương 2): Sơ đồ minh họa dưới cho thấy, HHNH là một loại hình HHDN được tổ chức theo lĩnh vực hoạt động (ngành hàng, nhóm sản phẩm), giữa hai loại tổ chức này có nhiều đặc điểm chung. Do vậy, trong luận án này một số nội dung được nghiên cứu trong mối quan hệ tổng thể của hai loại hình tổ chức hiệp hội, bao gồm cả HHDN (khái niệm rộng, bao trùm) và HHNH (khái niệm hẹp,

đặc thù). Ví dụ như quá trình hình thành, phát triển, khuôn khổ chính sách, pháp luật và một số chức năng có sự tương đồng giữa hai loại hình tổ chức.


Nguồn Tổng hợp của tác giả Đổi mới hoạt động của hiệp hội ngành 1

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)

- “Đổi mới hoạt động của hiệp hội ngành hàng” được hiểu là bao gồm:

+ Đổi mới chính sách ngành hàng, khuôn khổ pháp luật về HHNH: Chủ thể thực hiện là Cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tuy nhiên, HHNH với chức năng “Vận động chính sách” có thể tác động tới quá trình xây dựng, ban hành và thực thi chính sách, pháp luật.

+ Đổi mới mô hình tổ chức, phương thức hoạt động: Chủ thể thực hiện là Cơ quan nhà nước. Vai trò của HHNH có thể là chấp hành, thực thi quy định pháp luật (mandatory); HHNH cũng có thể chủ động vận dụng, lựa chọn các khả năng mà pháp luật không cấm (optional).

+ Đổi mới phương thức vận hành của các HHNH: Chủ thể thực hiện là HHNH, đây là nội dung cốt lòi trong “đổi mới hoạt động của HHNH”, bao gồm đổi mới về nguồn nhân lực, tài chính, cung cấp dịch vụ; về mối quan hệ nội bộ trong thực hiện các hoạt động chức năng của HHNH; về quan hệ giữa HHNH với doanh nghiệp thành viên và các bên liên quan.

- Về bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, là xem xét những tác động (cơ hội và thách thức) từ quá trình thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế, gắn nền kinh tế quốc gia với kinh tế khu vực và thế giới, trong đó việc thực hiện các quy định của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và thực thi các hiệp định thương mại tự do (FTAs) là những nhân tố quan trọng nhất.

- Về vai trò của HHNH trong thúc đẩy hoạt động xuất khẩu, cần lưu ý các HHNH không trực tiếp xuất khẩu mà chỉ hỗ trợ, cung cấp dịch vụ cho các doanh

5

nghiệp (miễn phí hoặc có thu phí) qua đó góp phần đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm ngành hàng (trong đó có nông sản) và tham gia bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của doanh nghiệp trong hoạt động thương mại quốc tế.

- Trong luận án này “Nông nghiệp” và “nông sản” được hiểu theo nghĩa rộng, nghĩa là bao gồm các ngành sản xuất và sản phẩm của các ngành: Trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp - chế biến gỗ và thủy sản.

4. Nhiệm vụ nghiên cứu

(1) Hệ thống hóa và làm rò những vấn đề lý luận về HHNH, xác lập khung khổ lý thuyết về đổi mới hoạt động của các HHNH ở Việt Nam; nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

(2) Nghiên cứu vai trò của HHNH trong nền kinh tế nói chung và trong hoạt động xuất khẩu nông sản nói riêng; nghiên cứu điển hình, đánh giá vai trò của các HHNH đối với xuất khẩu một số mặt hàng nông sản chủ lực (thủy sản, đồ gỗ và gạo).

(3) Nghiên cứu chính sách, pháp luật về HHNH ở Việt Nam; đánh giá thực trạng hoạt động của các HHNH trong xuất khẩu nông sản ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

(4) Đề xuất giải pháp đổi mới quản trị nhằm nâng cao năng lực của các HHNH; và đổi mới phương thức thúc đẩy xuất khẩu nông sản trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

5. Giả thuyết nghiên cứu

(1) Sự tồn tại và phát triển của HHNH là một tất yếu khách quan của kinh tế thị trường; đồng thời là giải pháp hỗ trợ thực hiện các chính sách kinh tế trong quá trình phát triển của Việt Nam.

(2) Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng đặt ra những thách thức đối với xuất khẩu nông sản của Việt Nam; các HHNH có vai trò quan trọng trong khai thác cơ hội và giải quyết những thách thức đó.

(3) Khuôn khổ pháp luật về HHNH ở Việt Nam chưa hoàn thiện; mô hình tổ chức, phương thức hoạt động chậm được đổi mới; năng lực hoạt động, vai trò của của các HHNH đối với đẩy mạnh xuất khẩu nông sản còn nhiều hạn chế, cần nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp phù hợp.

6. Phương pháp nghiên cứu

6.1. Cơ sở phương pháp luận

Phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lê nin, kết hợp với quan điểm, của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về HHDN, HHNH. Đồng thời, luận án sử dụng những kiến thức tổng hợp về kinh tế, thương mại, quản trị tổ chức để phân tích, đánh giá và đề xuất giải pháp nâng cao vai trò của HHNH đối với xuất khẩu nông sản.

6.2. Khung lý thuyết nghiên cứu

Từ tổng quan nghiên cứu, tác giả xây dựng Khung lý thuyết về đổi mới hoạt động HHNH góp phần thúc đẩy xuất khẩu:


Nguồn Đề xuất của tác giả 6 3 Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu tài 2

(Nguồn: Đề xuất của tác giả)

6.3. Phương pháp nghiên cứu

- Nghiên cứu tài liệu (desk review) dựa trên nguồn thông tin thứ cấp làm cơ sở phân tích, xử lý dữ liệu, lập bảng biểu, vẽ các đồ thị, biểu đồ để so sánh, đánh giá về hoạt động của HHNH đối với xuất khẩu nông sản.

- Nghiên cứu điển hình (case study) về vai trò của một số HHNH như Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP), Hiệp hội Gỗ và Lâm sản (VIFOREST), Hiệp hội Lương thực (VFA) gắn với một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam hiện nay là thủy sản, đồ gỗ và lúa gạo. Từ đó làm rò vai trò của HHNH trong đẩy mạnh xuất khẩu nông sản của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

- Kế thừa kết quả điều tra xã hội học về thực trạng tổ chức, quản lý, hoạt động của HHDN, HHNH do Viện Khoa học Tổ chức Nhà nước, Bộ nội vụ thực hiện (2017) và điều tra xã hội học về thực trạng năng lực hoạt động của HHDN, HHNH Việt Nam do Phòng TM&CN Việt Nam thực hiện (2013). Bên cạnh đó, luận án kế thừa có chọn lọc những kết quả nghiên cứu khác của các tác giả đã thực hiện có liên quan tới đề tài.

7. Tính mới, những đóng góp của luận án

7.1. Về mặt lý luận

(1) Luận án nghiên cứu những vấn đề lý luận chung, qua đó khẳng định HHNH là chủ thể tất yếu trong nền kinh tế thị trường, có vai trò là cầu nối giữa “Nhà nước” và “Thị trường”, góp phần thúc đẩy tiến bộ của ngành hàng, tác động tích cực tới quá trình phát triển của đất nước.

(2) Luận án xây dựng “Khung lý thuyết về đổi mới hoạt động của các HHNH nhằm góp phần thúc đẩy xuất khẩu”; đề xuất ý tưởng “Triết lý về hiệp hội ngành hàng” nhằm gợi mở thảo luận, hình thành nhận thức chung về HHNH trong đời sống kinh tế - xã hội của Việt Nam hiện nay.

7.2. Về mặt thực tiễn

(1) Luận án đã phân tích khuôn khổ chính sách, pháp luật về HHNH; mô hình tổ chức, phương thức hoạt động của các HHNH; nghiên cứu thực trạng hoạt động của các HHNH trong thúc đẩy xuất khẩu nông sản thời gian vừa qua; đánh giá những kết quả đạt được, những tồn tại hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế.

(2) Luận án kiến nghị với cơ quan Nhà nước giải pháp chính sách, hoàn thiện khuôn khổ pháp luật về HHNH; đề xuất với HNNH các giải pháp đổi mới phương thức quản trị nhằm nâng cao năng lực của HHNH và đổi mới phương thức thúc đẩy xuất khẩu nông sản trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

8. Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án được kết cấu thành 4 chương:

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC VÀ NGOÀI NƯỚC LIÊN QUAN TỚI ĐỀ TÀI

Chương 2: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆP HỘI NGÀNH HÀNG VÀ ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC HIỆP HỘI NGÀNH HÀNG

Chương 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA HIỆP HỘI NGÀNH HÀNG TRONG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN Ở VIỆT NAM

Chương 4: GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG HIỆP HỘI NGÀNH HÀNG NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ GIAI ĐOẠN ĐẾN 2025, TẦM NHÌN ĐẾN 2030

Chương 1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC VÀ NGOÀI NƯỚC LIÊN QUAN TỚI ĐỀ TÀI


1.1. Những công trình nghiên cứu trong nước có liên quan tới đề tài

1.1.1. Những nghiên cứu có liên quan đến hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng

TS. Trần Văn Ngợi (2017), “Báo cáo điều tra xã hội học về thực trạng tổ chức, quản lý, hoạt động của các hiệp hội doanh nghiệp” [20]. Nghiên cứu được thực hiện tại 42 HHDN có phạm vi hoạt động trong cả nước hoặc liên tỉnh (điều tra trực tiếp 04 HHDN2 và bằng Phiếu khảo sát tại 38 HHDN3). Báo cáo nghiên cứu đã phản ánh toàn diện thực trạng hoạt động, đánh giá tình hình thực hiện các chức năng của các HHDN về các mặt (i) Đại diện cho các doanh nghiệp thành viên trong mối quan hệ với các cơ quan quản lý nhà nước; (ii) Cung cấp thông tin, dịch vụ hỗ trợ hoạt động sản xuất, kinh doanh; (iii) Thực hiện các chức năng xã hội có liên quan tới lĩnh vực kinh doanh của các thành viên như tham gia xây dựng, tư vấn, phản biện và giám sát thực hiện chính sách; tham gia, hỗ trợ giải quyết tranh chấp thương mại; thúc đẩy hợp tác quốc tế; và thực hiện các nhiệm vụ được Chính phủ giao… Trên cơ sở đánh giá thực trạng, Báo cáo đã đề xuất những giải pháp nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của các HHDN, bao gồm (i) Hoàn thiện khuôn khổ pháp luật (xây dựng Luật về hội, ban hành Nghị định về hiệp hội doanh nghiệp); (ii) Chính sách hỗ trợ HHDN như cấp đất để các HHDN xây trụ sở, văn phòng (hoặc nhà nước cấp trụ sở cho các HHDN); Chính phủ giao các hoạt động, nhiệm vụ phù hợp cho các HHDN và có chính sách hỗ trợ kinh phí; Nhà nước giảm can thiệp vào hoạt động của các HHDN; (iii) Tăng cường năng lực của các HHDN trên các mặt tổ chức nhân sự, định hướng hoạt động, tạo nguồn thu tài chính ổn định cho các HHDN.

TS. Nguyễn Minh Phong, ThS. Nguyễn Trần Minh Trí (2016), “Hiệp hội doanh nghiệp với việc vận động chính sách vì mục tiêu phát triển bền vững” [22]. Nghiên cứu chỉ ra rằng các hiệp hội doanh nghiệp là chỗ dựa và là “hơi thở” của cộng đồng doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp – hội viên hoạt động


2 Hiệp hội BĐS Việt Nam, Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt Nam, Hiệp hội cá Tra Việt Nam, Hiệp hội cá ngừ Việt Nam.

3 Kết quả điều tra đã thu về 202 Phiếu khảo sát từ các HHDN (Mẫu phiếu D) và 824 Phiếu khảo sát từ các doanh nghiệp thành viên (Mẫu phiếu E).

chủ động, tự tin và hiệu quả trong quá trình nâng cao năng lực cạnh tranh và theo đuổi các mục tiêu của mỗi doanh nghiệp trong sự hài hòa với các lợi ích khác. Nhằm nâng cao nhận thức về phát triển bền vững trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, HHDN giới thiệu các thực tiễn tốt về phát triển bền vững trên thế giới tới các doanh nghiệp thành viên và cần khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp học tập để áp dụng, qua đó góp phần gắn kết mục tiêu phát triển bền vững trong hoạt động kinh doanh, tăng cường trách nhiệm của doanh nghiệp với môi trường và xã hội.

TS. Vũ Công Giao, ThS. Lê Thị Thúy Hương (2016), “Hội và tự do hiệp hội ở Việt Nam: lịch sử phát triển và khung pháp lý” [8]. Nghiên cứu chỉ ra cho thấy quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về hội có những thay đổi theo hướng coi trọng, cởi mở hơn. Mặc dù vậy, tâm lý e ngại sự phát triển của các hội vẫn còn nặng nề, gây trở ngại cho những nỗ lực cải cách chính sách và pháp luật về hội. Mặc dù có cấu trúc khá toàn diện, khung pháp lý hiện hành của Việt Nam vẫn còn nhiều quy định bất hợp lý, khắt khe, gây khó khăn cho việc thành lập và hoạt động của các hội. Trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, việc sửa đổi khung pháp lý nhằm đổi mới hoạt động của hội là yêu cầu tất yếu và cấp thiết đối với Việt Nam.

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (2015),“Báo cáo thực tiễn tốt và bộ công cụ đánh giá năng lực hoạt động của hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam” [24]. Nghiên cứu tiến hành khảo sát tại 16 HHDN trong phạm vi cả nước; đánh giá về thực trạng năng lực hoạt động trong thực hiện các chức năng chính của HH, bao gồm: Những chức năng chính của HHDN, bao gồm: (i) Đại diện và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của hội viên; (ii) Tư vấn, phản biện về kinh tế - luật pháp thuộc lĩnh vực hoạt động; (iii) Là cầu nối giữa các hội viên với các cơ quan hữu quan nhằm giải quyết các vấn đề có liên quan trong khuôn khổ pháp luật; và

(iv) Hỗ trợ hội viên mở rộng và phát triển sản xuất - kinh doanh. Trên cơ sở đó, Báo cáo hướng dẫn áp dụng Bộ công cụ đánh giá năng lực hoạt động của HHDN do VCCI phát triển trong hoạt động quản trị của HHDN.

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (2013), “Báo cáo thực trạng năng lực hoạt động của các hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam” [25]. Nghiên cứu thực hiện trên mẫu 78 hiệp hội doanh nghiệp (28 hiệp hội ngành hàng cấp quốc gia và 50 hiệp hội đa ngành cấp tỉnh) về 02 nội dung “Thực

Xem tất cả 171 trang.

Ngày đăng: 08/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí