Ý thức phái tính trong thơ nữ Việt Nam đương đại - 8

Các tác giả nữ sử dụng những giọng điệu khác nhau nhằm thể hiện khát khao phái tính của giới mình. Những giọng điệu ấy đều xuất phát từ chính con người thi sĩ, được chắt lọc từ cuộc đời với nhiều thăng trầm, từng trải khác nhau. Họ đã thực sự sáng tạo, thực sự thành công khi đưa vào thơ mình những giọng điệu ấy. Bên cạnh đó, thơ nữ đương đại cũng mắc những nhược điểm dễ thấy. Vì muốn cách tân, đôi khi các cây bút nữ tạo ra những câu thơ cầu kì, lập dị, xa lạ với bạn đọc. Trong bối cảnh giao lưu văn hóa toàn cầu, xuất hiện nhiều xu hướng, trào lưu thơ mới, một số người trẻ thiếu bản lĩnh đã biến thơ mình thành học đòi, thiếu sức sống, không có chiều sâu, ít giá trị nghệ thuật. Nhiều nhà thơ nữ thiếu sức bền, vừa thành công ở vài tập thơ đầu đã lặng tiếng trên thi đàn. “Ngoài lí do tài năng có lẽ còn do các nhà thơ trẻ của ta còn “thiếu rất nhiều tình yêu thuần khiết với văn học, một tình yêu bắt buộc người ta phải miệt mài học tập, làm việc để sáng tạo ra tác phẩm. Thiếu sự trân trọng với những giá trị của ngày hôm qua, thiếu hiểu biết về ngày hôm nay, thiếu tư duy về ngày mai” (Nguyễn Thanh Sơn). Để thành công, thơ cần phải giải quyết tốt hơn những vấn đề cơ bản: truyền thống và hiện đại, kế thừa và đạp đổ, phương Đông và phương Tây…” [16, 149].

KẾT LUẬN

Ý thức phái tính trong thơ nữ Việt Nam đương đại có thể nói được bắt nguồn từ truyền thống lịch sử văn hóa, văn học lâu đời của đất nước nghìn năm văn hiến. Từ ngàn xưa, từ ca dao đến văn học trung đại, văn học hiện đại, cuối cùng là đương đại, những tiếng nói thân phận được nhen nhóm và ngày càng bùng cháy mãnh liệt. Nữ sĩ ngày nay mang trong tim dòng máu của các nữ sĩ bao đời, mang trong huyết quản hơi thở của ngàn xưa đã kết hợp tuyệt vời với sự đổi mới, phát triển của hiện đại, từ đó phát huy được các giá trị truyền thống, đồng thời tạo nên nét cá tính mới của thời đại hôm nay. Họ đã nói lên những tiếng nói phái tính, khát vọng của mình, của giới mình.

Ý thức phái tính trong thơ nữ đương đại hiện lên ở hai bình diện: nội dung và nghệ thuật. Về nội dung, đó là những khát khao đến cháy bỏng về tình yêu, tình dục, khát khao làm vợ, làm mẹ, khát khao bình đẳng, bình quyền. Khát vọng ấy tưởng như rất đỗi bình dị, dễ dàng có được, thế mà đọc thơ nữ ta mới thấy có bao người phụ nữ ngày nay vẫn phải chịu thiệt thòi, cô đơn trong tình yêu, lạnh lẽo trong chính tổ ấm của mình. Người phụ nữ chưa thực sự có được hạnh phúc, chưa thực sự bình đẳng bình quyền. Các nữ sĩ đã thể hiện được những tiếng nói cá nhân đồng thời nói lên tiếng nói của cộng đồng. Tâm hồn các nhà thơ nữ đã hòa cùng tâm hồn của bao người phụ nữ, thương cảm cho mình và đồng cảm cho giới mình, đồng thời nói lên tiếng nói của phái nữ.

Về nghệ thuật, để thể hiện một cách rò ràng, sâu sắc và ám ảnh những khát khao của giới mình, thơ nữ đương đại đã sử dụng nhiều cách tân, đổi mới trong nghệ thuật. Thi sĩ ít sử dụng những thể thơ với cách gieo vần ngắt nhịp truyền thống, thay vào đó là thể thơ tự do và thơ văn xuôi được sử dụng với tần suất cao. Họ sáng tạo nên những hình ảnh, ngôn từ mới độc đáo và sâu sắc. Người đọc như bị mê hoặc bởi những hình ảnh thơ tươi trẻ, kì lạ như: “lá thư và ổ khóa”, “bầu vú cô đơn”… trong thơ Vi Thùy Linh; những hình ảnh yêu đương ngọt ngào, lãng mạn trong thơ Lai Ka... Cùng với đó là những từ ngữ vừa gần gũi, vừa lạ hóa. Các nữ sĩ bên cạnh việc đưa những ngôn từ đời thường vào thơ cũng không ngừng tìm tòi sáng tạo nên những từ ngữ mới nhằm thể hiện cá tính của mình. Thơ nữ còn đưa vào thơ nhiều giọng điệu khác nhau như:

giọng hoài nghi, cô đơn; giọng triết lí, sâu sắc; giọng ngọt ngào nữ tính. Điều đó đã tạo nên tính đa thanh trong thơ nữ, góp phần làm phong phú nền thơ ca đương đại Việt Nam.

Sự xuất hiện và gia tăng mạnh mẽ của lực lượng sáng tác nữ đã tạo nên tiếng nói phái tính mãnh liệt. Các nữ sĩ đã dùng ngòi bút của mình để đấu tranh cho khát vọng của giới mình. Họ đã và đang tiếp tục đấu tranh, tiếp tục khát vọng, không chỉ một mình đấu tranh mà còn kêu gọi cả cộng đồng cùng chung tay góp sức. Các cây bút nữ đã góp phần tạo nên một thế hệ nhà thơ hôm nay sống và viết về những khát vọng của bao người phụ nữ. Phụ nữ cần và xứng đáng có được hạnh phúc, bình đẳng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đào Duy Anh (2002), Từ điển Hán Việt, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

2. Nguyễn Đăng Điệp (2006), Vấn đề phái tính và âm hưởng nữ quyền trong văn học Việt Nam đương đại, http://phebinhvanhoc.com.vn/van-de-phai-tinh-va-am- huong-nu-quyen-trong-van-hoc-viet-nam-duong-dai/

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 71 trang tài liệu này.

3. Ngô Thị Hạnh (2010), Nắng từ những ngón chân, NXB Thanh niên, Hồ Chí Minh.

4. Inrasara (2008), Song thoại với cái mới, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội.

Ý thức phái tính trong thơ nữ Việt Nam đương đại - 8

5. Lai Ka (2015), Trái tim có nắng, NXB Văn học, Hà Nội.

6. Lai Ka (2017), Anh ấy đến rồi em ngừng nhớ anh thôi, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

7. Minh Khôi tổng hợp, Phụ nữ và vai trò làm vợ, làm mẹ.

http://www.nxbhanoi.com.vn/chi_tiet_tin/tabid/204/cateID/4/artilceID/17149/la nguage/vi-VN/Default.aspx.

8. Trần Hoàng Thiên Kim (2015), Thơ nữ Việt Nam đương đại: Những giá trị vĩnh cửu, http://www.vanhien.vn/news/Tho-nu-Viet-Nam-duong-dai-Nhung-gia-tri- vinh-cuu-23189/////////

9. Vi Thùy Linh (1999), Khat, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội.

10. Vi Thùy Linh (2000), Linh, NXB Thanh niên, Hà Nội.

11. Vi Thùy Linh (2005), Đồng tử, NXB Văn nghệ, Hồ Chí Minh.

12. Nhiều tác giả (1998), Thơ tự do, NXB Trẻ, Hà Nội.

13. John J Macionis (2003), Xã hội học, Trung tâm dịch thuật, NXB Thống kê, Hà Nội.

14. Hoàng Phê (2003), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, Đà Nẵng.

15. Phạm Thị Ngọc Thanh (2015), Khi mình đi qua nhau, NXB Văn học, Hà Nội.

16. Đặng Thu Thủy (2011), Thơ trữ tình Việt Nam từ giữa thập kỉ 80 đến nay những đổi mới cơ bản, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

17. Bình Nguyên Trang (2016), Những người đàn bà trở về, NXB Phụ nữ, Hà Nội.

18. Tuấn Thành - Anh Vũ (2015), Hồ Xuân Hương tác phẩm và lời bình, NXB Văn học, Hà Nội.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/07/2022