Tình Hình Tội Phạm Hình Sự Xảy Ra Trên Địa Bàn Tỉnh Đắk Lắk Từ Năm 2010 – 2014

3.1.2. Yêu cầu về lý luận và thực tiễn

Từ yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm xâm phạm sở hữu nói chung, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nói riêng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk của ngành Tòa án, cũng như qua báo cáo của các cơ quan bảo vệ pháp luật cho thấy, tình hình tội phạm nói chung vẫn diễn biến phức tạp, gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe và tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức và cá nhân, được thể hiện như sau:

Bảng 3.1. Tình hình tội phạm hình sự xảy ra trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk từ năm 2010 – 2014

Năm

Số vụ

Thiệt hại

Người chết

Bị thương

Số tiền (tỷ đồng)

2010

1.134

45

412

13.79

2011

1.068

41

319

31.33

2012

1.201

60

507

15.77

2013

1.268

34

516

17.26

2014

1.300

44

489

208.1

Tổng

5.971

224

2.243

286.25

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

Định tội danh đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo luật hình sự Việt Nam trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn tỉnh Đắk Lắk - 11

(Nguồn: [16, 17, 18, 19, 20])


Ngoài ra, trong số các tội phạm đã bị xét xử, mặc dù trung bình một năm trong thời gian 2010 - 2014, Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk xét xử 52,2 vụ án và 74 bị cáo về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và việc nghiên cứu, khảo sát thực tiễn cho thấy không có nhiều tồn tại, hạn chế trong việc định tội danh đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tuy vậy, việc định tội danh càng chính xác càng góp phần quan trọng trong việc bảo vệ tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức và của công dân, cũng như qua đó thực hiện nghiêm minh pháp chế xã hội chủ nghĩa, cũng như uy tín của Tòa án và các cơ quan bảo vệ pháp luật được nâng lên rõ rệt. Chính vì vậy, cần thiết phải hoàn thiện quy định của Bộ luật Hình sự Việt Nam về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và các văn bản hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật - cơ sở pháp lý của việc định tội

danh chính xác và đúng pháp luật, nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm. Đặc biệt, vừa qua Hiến pháp năm 2013 và Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 đã xác định rõ Tòa án với tư cách cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp phải có những phán quyết chính xác, công bằng thể hiện ở việc định tội danh đúng và quyết định hình phạt chính xác. Bên cạnh đó, Điều 2 Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 đã quy định:

... Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Bằng hoạt động của mình, Tòa án góp phần giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh phòng, chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác... [31, Điều 2].

Cho nên, nâng cao chất lượng, hiệu quả của việc định tội danh đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản dưới phương diện lý luận và thực tiễn đóng vai trò quan trọng, góp phần hạn chế tới mức thấp nhất các tồn tại trong thực tiễn giải quyết vụ án hình sự về tội phạm này, cũng như phòng, chống “hình sự hóa” hoặc “phi hình sự hóa” qua đó tránh hai thái cực cơ bản sau đây:

Thứ nhất, nếu “hình sự hóa” các quan hệ dân sự, kinh tế sẽ dẫn đến hậu quả tiêu cực - xâm phạm thô bạo pháp chế và trật tự pháp luật, quyền và tự do Hiến định của công dân, cũng như lợi ích hợp pháp của tập thể; gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế bình thường theo luật định của các nhà đầu tư, các doanh nghiệp, tạo tâm lý hoang mang, không yên tâm làm ăn của họ trong môi trường pháp luật mất ổn định; đưa đến sự nghi ngờ của công luận và làm mất uy tín của các cơ quan bảo vệ pháp luật và Tòa án nói riêng,

cũng như bộ máy Nhà nước nói chung trước dư luận xã hội, con mắt của nhân dân và cộng đồng quốc tế; v.v… [8, tr. 83].

Nói một cách khác, gây ra oan, sai trong lĩnh vực tư pháp hình sự.

Thứ hai, ngược lại, nếu “phi hình sự hóa” các quan hệ hình sự lẽ ra phải xử lý hình sự nhưng lại thành quan hệ dân sự, kinh tế, có nghĩa là đã làm sai pháp luật, lẽ ra một người phải chịu trách nhiệm hình sự nhưng đã được thoát tội, gây ra nhiều hệ lụy cho xã hội - làm giảm hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, làm cho người phạm tội khinh nhờn vì thoát tội, tình hình tội phạm ẩn gia tăng, niềm tin của người bị hại, gia đình và xã hội đối với pháp luật và pháp chế suy giảm, làm ảnh hưởng hệ thống tư pháp và uy tín của các cơ quan bảo vệ pháp luật; v.v...

3.1.3. Yêu cầu về lập pháp hình sự

Hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam về định tội danh và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản chính là từng bước khắc phục hết một số tồn tại trong việc định tội danh đối với tội phạm này của Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk, từ đó nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác định tội danh có ý nghĩa về phương diện lập pháp hình sự, cũng như xác định rõ ranh giới phạm tội và không phải là tội phạm, tránh vi phạm trong thực tiễn xét xử.

Qua nghiên cứu, khảo sát chất lượng của hoạt động định tội danh đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản của Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk cho thấy, về cơ bản được bảo đảm và tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật, thực hiện nghiêm túc các quy định của Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, đặc biệt trong việc thụ lý và giải quyết vụ án về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Không có trường hợp nào “hình sự hóa” hay “phi hình sự hóa” đối với hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Tuy nhiên, trong quá trình xét xử, một vài vụ án Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Đắk Lắk chưa làm tốt công tác phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng.

Tại phiên tòa, vai trò của một số Hội thẩm vẫn còn hạn chế, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của một vài Thẩm phán chưa đáp ứng yêu cầu của thực tế nên vẫn còn trường hợp áp dụng chưa đúng. Tổng kết vấn đề này trong giai đoạn 2010 - 2014 xét xử về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản của Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk có một số tồn tại, hạn chế và nguyên nhân cơ bản như sau:

Bảng 3.2: Một số tồn tại, hạn chế và nguyên nhân cơ bản của Tòa án nhân dân các cấp tỉnh Đắk Lắk trong xét xử tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản giai đoạn 2010 – 2014

Stt

Các dạng tồn tại, hạn chế

Số vụ

Nguyên nhân

Tỷ lệ


1

Không áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự tại điểm “g” khoản 1

Điều 48 Bộ luật Hình sự


1/261


Năng lực, trình độ chuyên môn còn hạn chế


0,38 %


2

Không áp dụng các tình tiết giảm nhẹ được quy định tại

Điều 46 Bộ luật Hình sự.


10/261


Tình tiết vụ án phát sinh


3,83 %


3


Vi phạm quy định tố tụng dẫn đến hủy án


1/261

Việc điều tra không đầy đủ, sự thật khách quan của vụ án chưa được làm sáng tỏ,

chưa đảm bảo cơ sở hợp lý


0,38 %

(Nguồn: [34, 35, 36, 37, 38]).



249 vụ y án sơ thẩm

01 vụ tăng nặng hình phạt 10 vụ giảm nhẹ hình phạt 01 vụ hủy án sơ thẩm


Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ vụ án xét xử còn hạn chế thiếu sót trong tổng số vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2010 -2014

Như vậy, trong số các nguyên nhân có nguyên nhân do hệ thống văn bản pháp luật hình sự (trong đó có Bộ luật Hình sự và các văn bản hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật chưa hoàn thiện). Vì vậy, từ đó đặt ra yêu cầu cấp thiết phải nâng cao hiệu quả của hoạt động định tội danh đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản đòi hỏi không chỉ hoàn thiện hệ thống pháp luật hình sự để có căn cứ pháp lý chặt chẽ và thống nhất khi định tội danh đối với tội phạm này, cũng như có các giải pháp khác nâng cao hiệu quả và chất lượng của việc định tội danh, qua đó, góp phần đấu tranh phòng, chống tội phạm có hiệu quả cao.

Cải cách Tòa án là trung tâm, đổi mới xét xử là trọng tâm trong quá trình cải cách tư pháp đã khẳng định tại Hiến pháp, Nghị quyết của Đảng và Luật tổ chức Tòa án nhân dân. Trong xét xử, hoạt động định tội danh và quyết định hình phạt đóng vị trí rất quan trọng. Việc định tội danh và quyết định hình phạt đúng mang lại kết quả, hiệu quả và tác dụng phòng ngừa chung và phòng ngừa riêng; định tội danh và quyết định hình phạt sai có nghĩa hoạt động không có hiệu quả, không có tác dụng phòng ngừa chung và phòng ngừa riêng.

Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 đã quy định tại khoản 3 Điều 2 về việc khi thực hiện nhiệm vụ xét xử vụ án hình sự, Tòa án có quyền:

- Xem xét, kết luận về tính hợp pháp các hành vi, quyết định tố tụng của Điều tra viên, Kiểm sát viên, Luật sư trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử; xem xét việc áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn; đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án;

- Xem xét, kết luận tính hợp pháp các chứng cứ, tài liệu do Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Viện kiểm sát, Kiểm sát viên thu thập, Luật sư, bị can, bị cáo và những người tham gia tố tụng khác cung cấp;

- Khi xét thấy cần thiết, trả hồ sơ yêu cầu Viện kiểm sát điều tra bổ sung; yêu cầu Viện kiểm sát bổ sung tài liệu, chứng

cứ hoặc tự mình thu thập, bổ sung chứng theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự;

- Yêu cầu Điều tra viên, Kiểm sát viên và những người khác trình bày về các vấn đề có liên quan đến vụ án tại phiên tòa; khởi tố vụ án hình sự nếu phát hiện có việc bỏ lọt tội phạm;

- Ra quyết định để thực hiện các quyền hạn khác theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự... [31, khoản 3, Điều 2].

Ngoài ra, tại khoản 7 nhấn mạnh:

Trong quá trình xét xử vụ án, Tòa án phát hiện và kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ văn bản pháp luật trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức; cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm trả lời Tòa án kết quả xử lý văn bản pháp luật bị kiến nghị theo quy định của pháp luật làm cơ sở để Tòa án giải quyết vụ án... [31, khoản 7, Điều 2].

Như vậy, việc đề ra những kiến nghị để nâng cao chất lượng, hiệu quả của việc định tội danh nói chung và hoạt động định tội danh đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nói riêng là hết sức cần thiết và mang tính lâu dài, không chỉ phục vụ cho công tác xét xử của Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk, mà còn phục vụ cho cả nước.

3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐỊNH TỘI DANH ĐỐI VỚI TỘI LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN TẠI TỈNH ĐẮK LẮK

3.2.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật

Với tư cách là công cụ để điều chỉnh các quan hệ xã hội, pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bảo đảm sự ổn định và phát triển xã hội. Trong tình hình xã hội đổi mới hiện nay, vai trò của pháp luật ngày càng to

lớn đặc biệt trong quản lý nền kinh tế thị trường và các mặt khác của đời sống xã hội ở nước ta.

Điều 8, Hiến pháp năm 2013 của nước ta quy định: “Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ” [30, Điều 8]. Là phương tiện quản lý xã hội, pháp luật thể chế hóa đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước vừa tạo ra những cơ hội pháp lý để thực hiện các đương lối và chính sách ấy. Nhà nước tác động tới nền kinh tế thị trường bằng kế hoạch chính sách giá cả, tài chính, thuế, tín dụng… Sự tác động điều tiết vĩ mô đó cũng được thể hiện dưới hình thức pháp luật. Pháp luật còn là công cụ để thể chế hóa các quan hệ tiền hàng, lợi ích kinh tế, hợp đồng kinh tế… Đặc biệt là cơ chế quản lý kinh tế, bảo đảm cho nó vận hành có hiệu quả trong những điều kiện mới hiện nay.

Nhà nước ban hành Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ luật Dân sự, Bộ luật Tố tụng dân sự và các văn bản pháp luật khác đã góp phần to lớn trong việc bảo đảm ổn định nền kinh tế xã hội. Luật hình sự, tố tụng hình sự là công cụ pháp lý quan trọng, cơ sở vững chắc cho hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật trong việc đấu tranh phòng chống tội phạm. Luật kinh tế, Luật đầu tư, Luật ngân hàng, Luật đất đai, Luật doanh nghiệp… là những công cụ quan trọng thúc đẩy hoạt động sản xuất phát triển, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho mỗi công dân, cùng với Luật hình sự, tố tụng hình sự như những điều kiện ngăn ngừa các nguyên nhân và điều kiện của tội phạm.

Như vậy, trong các lĩnh vực của đời sống xã hội đều có pháp luật điều chỉnh. Pháp luật trở thành đòn bẩy tạo tiền đề phát triển cho tương lai. Bên cạnh đó, quan hệ xã hội luôn luôn phát triển biến đổi không ngừng. Sự thay đổi nhanh chóng đó đòi hỏi pháp luật phải thay đổi theo. Đây chính là sự đòi

hỏi phải luôn luôn không ngừng hoàn thiện pháp luật nhằm làm cho pháp luật kịp thời phù hợp với các nhu cầu của xã hội.

- Hiện nay quy định cụ thể trong cấu thành tội phạm, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản về dấu hiệu giá trị tài sản bị chiếm đoạt là 2.000.000 đồng, qua thực tiễn nghiên cứu và tham khảo các vụ án khác cho thấy ít trường hợp lừa đảo chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 2.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng bị truy tố và xét xử. Hơn nữa, với đà trượt giá của đồng Việt Nam hiện nay thì mức 2.000.000 đồng không còn là mức nguy hiểm đáng kể để làm căn cứ xử lý hình sự hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản nói riêng và các tội xâm phạm sở hữu nói chung. Để phù hợp với yêu cầu của công cuộc đấu tranh phòng và chống tội phạm trong thời gian tới, cần nâng mức giá trị tài sản bị chiếm đoạt cao hơn hiện nay.

- Cần quan tâm tới các chế tài mang tính vật chất ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi vật chất của cá nhân người phạm tội khi họ thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản là vì muốn nhằm tới một mục đích vật chất nhất định. Vì vậy, trong quá trình áp dụng pháp luật, ngoài hình phạt chính cần phải tích cực áp dụng hình phạt tiền bổ sung với một mức tiền hợp lý, mới đảm bảo được tính răn đe, phòng ngừa chung đối với xã hội và đảm bảo tác dụng cải tạo, giáo dục đối với người phạm tội.

Hệ thống pháp luật hoàn chỉnh là cơ sở pháp lý cho các hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm. Do vậy, để nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng chống tội phạm kinh tế, trong đó có tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trước hết cần có những giải pháp pháp luật trong lĩnh vực kinh tế. Đó là, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế cho phù hợp làm cơ sở pháp lý đấu tranh có hiệu quả với tình hình diễn biến của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong thời kỳ hội nhập và với luật pháp quốc tế; luật hóa các hành vi tội phạm lừa đảo mới, xây dựng văn bản về quy chế phối hợp giữa các lực lượng,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/12/2023