Những Vi Phạm, Sai Lầm Trong Việc Định Tội Danh Đối Với Tội Lừa Đảo Chiếm Đoạt Tài Sản Và Các Nguyên Nhân

còn phải trả cho Hà 226.000.000 đồng. Hà dẫn bà Lan đến UBND xã Đliê Ya làm thủ tục sang nhượng đất, bà Lan đặt cọc trước cho Hà 30.000.000 đồng. Quá trình đang thực hiện thì bị cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Krông Năng bắt quả tang khi Hà đang nhận tiền đặt cọc 30.000.000 đồng của bà Lan. Sau khi phát hiện mình bị lừa, bà Lan không trả số tiền đã thỏa thuận cho bà Hoa (Nghị), bà Loan, bà Hoa (Cường) và Ngân hàng Đầu tư phát triển chi nhánh Bắc Đắk Lắk tại thị xã Buôn Hồ nữa. Như vậy, số tiền mà Hà lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt của bà Lan là 50.000.000 đồng và lừa đảo chiếm đoạt tài sản của bà Lan 30.000.000 đồng.

Tổng cộng ba vụ trên, Hà lừa đảo chiếm đoạt tài sản 92.600.000 đồng, trong đó lừa đảo chiếm đoạt tài sản của bà Hoa 25.000.000 đồng, Ngân hàng Đầu tư phát triển chi nhánh Bắc Đắk Lắk tại thị xã Buôn Hồ 37.600.000 đồng, bà Lan 30.000.000 đồng; lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản 225.000.000 đồng, trong đó lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của bà Hoa 175.000.000 đồng, của bà Lan 50.000.000 đồng.

Y Sơn Mlô cùng Hà lừa đảo chiếm đoạt 25.000.000 đồng và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt 175.000.000 đồng của bà Hoa.

Tòa án nhân dân huyện Krông Năng áp dụng điểm e khoản 2 Điều 139; điểm a khoản 3 Điều 140; điểm p khoản 1 điều 46 Bộ luật Hình sự xử phạt bị cáo Nguyễn Thị Hà 4 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, 7 năm tù về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Áp dụng Điều 50 Bộ luật Hình sự tổng hợp 2 tội buộc bị cáo phải chấp hành hình phạt chung là 11 năm tù. Thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bắt tạm giam ngày 02/8/2011.

Áp dụng khoản 1 Điều 139, điểm d khoản 2 Điều 140, điểm p khoản 1, khoản 2 điều 46 Bộ luật Hình sự xử phạt bị cáo Y Sơn Mlô 6 tháng tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, 2 năm tù về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài

sản. Áp dụng Điều 50 Bộ luật Hình sự tổng hợp 2 tội buộc bị cáo phải chấp hành hình phạt chung là 2 năm 6 tháng tù. Thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bắt thi hành án.

Qua vụ án trên, cho thấy:

- Tình tiết Y Sơn Mlô cùng vợ là bà Nguyễn Thị Hà dùng thủ đoạn gian dối bán 150m2 đất cho bà Hoa mặc dù biết lô đất không phải là tài sản của mình nữa (lô đất nằm trong diện tích đất đã chuyển nhượng cho gia đình ông Quyết và ông Bàn) với giá 200.000.000 đồng, như vậy, Y Sơn Mlô cùng Hà lừa đảo chiếm đoạt 25.000.000 đồng và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt 175.000.000 đồng của bà Hoa. Việc Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân huyện Krông Năng áp dụng khoản 1 Điều 139,điểm d khoản 2 Điều 140 Bộ luật Hình sự để định tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản và lạm dụng tín nhiệm

chiếm đoạt tài sản đối với Y Sơn Mlô với vai trò là đồng phạm hoàn toàn có căn cứ pháp lý, đúng pháp luật.

- Tình tiết Nguyễn Thị Hà chuyển nhượng lô đất 6.395m2 cho bà Đặng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

Thị Thùy Lan (mặc dù biết lô đất đã bị Chi cục Thi hành án dân sự huyện Krông Năng cưỡng chế và bán đấu giá cho gia đình ông Trần Minh Vui và bà Phạm Thị Đăng Hạnh để thu nợ và cũng là lô đất Nguyễn Thị Hà lừa thế chấp cho Ngân hàng Đầu tư phát triển chi nhánh Bắc Đắk Lắk tại thị xã Buôn Hồ) với giá 600.000.000 đồng để trừ tiền Hà vay trước đó của bà Lan là

50.000.000 đồng, đồng thời bà Lan trả nợ thay Hà cho: bà Hoa (Nghị) 50.000.000, của bà Loan 7.000.000, của bà Hoa (Cường) 57.000.000, ngân hàng là 210.000.000 đồng… khi bà Lan đang giao 30.000.000 đồng cho Hà chiếm đoạt thì bị bắt quả tang nên Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân huyện Krông Năng áp dụng điểm e khoản 2 Điều 139 Bộ luật Hình sự để định tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản đối với Nguyễn Thị Hà là hoàn toàn có căn cứ pháp lý, đúng pháp luật.

Định tội danh đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo luật hình sự Việt Nam trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn tỉnh Đắk Lắk - 9

- Số tiền 50.000.000 đồng Nguyễn Thị Hà nợ bà Lan đã được Tòa án nhân dân huyện Krông Năng giải quyết tại Quyết định Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, theo đó Nguyễn Thị Hà phải trả nợ cho bà Lan số tiền

50.000.000 đồng. Trường hợp Nguyễn Thị Hà không thực hiện đúng thỏa thuận được ghi nhận trong quyết định thì bà Lan được quyền yêu cầu Chi cục Thi hành án dân sự huyện Krông Năng thi hành án theo quy định của Luật thi hành án dân sự, mà Tòa án không thể tiếp tục đưa ra xét xử đối với một vụ việc đã được giải quyết bằng một bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Vì vậy, việc Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân huyện Krông Năng xác định Nguyễn Thị Hà lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt số tiền 225.000.000 đồng (trong đó chiếm đoạt 175.000.000 đồng của vợ chồng bà Hoa và

50.000.000 của bà Lan) và áp dụng điểm a khoản 3 Điều 140 Bộ luật Hình sự (Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng) đối với Nguyễn Thị Hà là không đúng về điều khoản áp dụng, mà phải áp dụng điểm d khoản 2 Điều 140 Bộ luật Hình sự (Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng).

2.2.3. Những vi phạm, sai lầm trong việc định tội danh đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và các nguyên nhân

2.2.3.1. Những vi phạm, sai lầm

Qua thực tiễn định tội danh của Tòa án nhân dân các cấp tỉnh Đắk Lắk đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong giai đoạn 2010 - 2014, về cơ bản các chủ thể định tội danh đã xác định tội danh chính xác, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không làm oan người vô tội, không bỏ lọt tội phạm. Số vụ án và số bị cáo phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có xu hướng tăng dần theo từng năm. Trung bình một năm trong thời gian 2010 - 2014, Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk xét xử 52,2 vụ án và 74 bị cáo về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Căn cứ vào nội dung và các tài liệu, chứng cứ

trong hồ sơ vụ án, về cơ bản Tòa án các cấp đã xét xử đúng người, đúng pháp luật và đúng tội danh. Trong thời gian này, Tòa án nhân dân cấp phúc thẩm đã chuyển khung hình phạt một số bị cáo ở một số vụ án, cụ thể:

- Tăng hình phạt: 01 bị cáo;

- Giảm hình phạt: 07 bị cáo;

- Chuyển treo: 03 bị cáo;

- Hủy án: 01 bị cáo.

Bên cạnh đó, tuy không phổ biến nhưng vẫn có một số vi phạm, sai lầm cần rút kinh nghiệm, cụ thể:

- Định tội danh theo khung hình phạt chưa đúng, dẫn đến xử phạt chưa tương xứng với tính chất, mức độ hành vi phạm tội của bị cáo.

Ví dụ: Đặng Mạnh Hùng nói với Hồ Ngọc Hùng là mình quen biết rộng và có khả năng xin được việc làm trong các cơ quan nhà nước hoặc xin đi học. Qua gợi ý của Mạnh Hùng, Ngọc Hùng giới thiệu chị Trần Thị Thơ, anh Nguyễn Bá Phi, chị Hoàng Thị Thu Huyền. Mạnh Hùng yêu cầu những người trên phải đưa trước một số tiền để xin việc. Hồ Ngọc Hùng đã nhận tổng cộng

93.000.000 đồng của các bị hại. Sau đó, Ngọc Hùng đưa cho Mạnh Hùng 03 bộ hồ sơ và 70.000.000 đồng, còn lại 23.000.000 đồng Ngọc Hùng tiêu xài cá nhân hết. Sau một thời gian không thấy kết quả thông báo đi học và đi làm nên chị Thơ, anh Phi và chị Huyền yêu cầu trả lại tiền, thì Hồ Ngọc Hùng đem trả cho chị Thơ được 18.000.000 đồng.

Biết số tiền 70.000.000 đồng đã đưa cho Mạnh Hùng sẽ không lấy lại được nên Ngọc Hùng nảy sinh ý định lừa lại Đặng Mạnh Hùng để lấy tiền trả nợ và tiêu xài cá nhân. Ngọc Hùng lại nói với Mạnh Hùng là có khả năng xin đi học hoặc đi làm cho những ai có nhu cầu. Mạnh Hùng gặp bạn là Trịnh Ngọc Trung, nói dối với Trung là có khả năng xin việc hay đi học. Trung giới thiệu Phan Thanh Hùng cho Mạnh Hùng để xin đi học. Mạnh Hùng ra điều

kiện Thanh Hùng phải chuẩn bị hồ sơ nhập học và 70.000.000 đồng, đưa trước

35.000.000 đồng, sau 15 ngày sẽ có quyết định đi học. Phan Thanh Hùng giới thiệu tiếp cho Võ Tuấn Dũng cùng đi học. Trịnh Ngọc Trung giao cho Đặng Mạnh Hùng 02 bộ hồ sơ và 70.000.000 đồng để nhờ xin đi học cho Phan Thanh Hùng và Võ Tuấn Dũng. Đặng Mạnh Hùng giao cho Hồ Ngọc Hùng 02 bộ hồ sơ và 40.000.000 đồng còn lại 30.000.000 đồng Mạnh Hùng giữ lại tiêu xài cá nhân.

Ngọc Hùng dùng số tiền 40.000.000 đồng trả cho anh Nguyễn Bá Phi

20.000.000 đồng, đồng thời mượn thêm của anh Phan Xuân Phúc 50.000.000 đồng. Tiếp đến Ngọc Hùng trả cho chị Hoàng Thị Thu Huyền 30.000.000 đồng, số tiền còn lại Hùng tiêu xài cá nhân.

Ngoài ra, Mạnh Hùng nhận của bà Nguyễn Thị Cúc 80.000.000 đồng để xin việc cho 02 người cháu của bà Cúc. Đặng Mạnh Hùng đưa cho Hồ Ngọc Hùng 20.000.000 đồng để nhờ xin việc cho 02 người cháu của bà Cúc,

60.000.000 đồng còn lại Đặng Mạnh Hùng tiêu xài cá nhân.

Đặng Mạnh Hùng còn vay tiền của anh Y Thim Byă 60.000.000 đồng, của chị H’Lim Byă 55.000.000 đồng.

Tòa án nhân dân huyện Cư Kuin áp dụng điểm e khoản 2 Điều 139; các điểm b, p khoản 1; khoản 2 Điều 46 và Điều 47 Bộ luật Hình sự, xử phạt:

- Đặng Mạnh Hùng 01 năm 03 tháng tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản; thời hạn phạt tù tính từ ngày bắt tạm giam.

- Hồ Ngọc Hùng 01 năm 06 tháng tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản; thời hạn phạt tù tính từ ngày bắt tạm giam.

Xét mức hình phạt 01 năm 03 tháng tù mà cấp sơ thẩm xử phạt bị cáo Đặng Mạnh Hùng là nhẹ, chưa tương xứng với tính chất, mức độ hành vi phạm tội của bị cáo. Bởi lẽ, tính chất vụ án do bị cáo Mạnh Hùng và bị cáo Ngọc Hùng gây ra là nghiêm trọng, hành vi phạm tội của các bị cáo đã gây tác

hại xấu về nhiều mặt cho xã hội, bằng thủ đoạn gian dối các bị cáo đã chiếm đoạt tài sản của các bị hại, thực hiện hành vi nhiều lần, nhưng cấp sơ thẩm không áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại điểm g khoản 1 Điều 48 Bộ luật Hình sự là thiếu sót. Trong trường hợp này, việc định tội danh đối với bị cáo theo khoản 1 Điều 139 là sai lầm. Cần phải định tội danh lại và tăng hình phạt đối với bị cáo Đặng Mạnh Hùng; do đó, Viện kiểm sát nhân dân đã kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.

Hội đồng xét xử phúc thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk áp dụng điểm e khoản 2 Điều 139; các điểm b, p khoản 1, khoản 2 Điều 46; Điều 47; điểm g khoản 1 Điều 48 Bộ luật Hình sự,xử phạt: Đặng Mạnh Hùng 02 năm 06 tháng tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản; thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bắt tạm giam.

- Khi định tội danh và quyết định hình phạt chưa xem xét đầy đủ các tình tiết giảm nhẹ được quy định tại Điều 46 Bộ luật Hình sự dẫn đến quyết định hình phạt đối với bị cáo chưa hoàn toàn chính xác.

Ví dụ: Do cần tiền để kinh doanh, ông Hoàng Ngọc Yên và vợ là bà Trần Thị Tuyết gặp Nguyễn Thị Hường đặt vấn đề vay ngân hàng số tiền 500.000.000 đồng. Hường ra điều kiện ông bà Yên – Tuyết phải chi 10% trên tổng số tiền vay, tương đương 50.000.000 đồng, Hường yêu cầu chi trước 50% số tiền dịch vụ, tương đương 25.000.000 đồng.

Hường nhờ Tô Thị Cảnh đóng giả là cán bộ tín dụng ngân hàng để thẩm định tài sản thế chấp vay vốn với mục đích lừa vợ chồng ông Yên, bà Tuyết tin và đưa trước số tiền phần trăm dịch vụ. Qua đó, Hường sẽ khấu trừ cho Cảnh số tiền 20.000.000 đồng trong tổng số tiền mà Cảnh đang nợ Hường, Cảnh đồng ý. Hường hẹn Cảnh cùng Mai Tấn Thiện đi đến nhà ông Yên, bà Tuyết tại xã Cư Ewi, huyện Cư Kuin để thẩm định tài sản vay vốn. Tại nhà ông Yên, bà Tuyết, Hường giới thiệu Thiện là Trưởng phòng tín

dụng, Cảnh là cán bộ tín dụng ngân hàng Phương Đông. Sau khi vờ khảo sát diện tích đất nhà ông Yên, bà Tuyết, cả bọn ra về, Hường yêu cầu bà Tuyết bồi dưỡng 1.000.000 đồng tiền đi lại, bà Tuyết đồng ý và đưa tiền cho Hường.

Hường cùng Cảnh làm giả 02 tờ đơn yêu cầu đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất với nội dung do Hường và Cảnh đặt ra: Bên thế chấp là ông Hoàng Ngọc Yên và bà Trần Thị Tuyết, bên nhận thế chấp là ngân hàng Phương Đông, người đại diện là ông Nguyễn Quốc Cường – chức vụ: Giám đốc; tài sản thế chấp là 02 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất. Sau đó, Hường hẹn gặp ông Yên, bà Tuyết và yêu cầu chi tiền phần trăm dịch vụ. Sau đó, Hường, Cảnh và Thiện nhận số tiền 25.000.000 đồng từ bà Tuyết và hẹn hôm sau ngân hàng sẽ giải quyết cho ông Yên, bà Tuyết được vay tiền. Sau khi cầm số tiền 25.000.000 đồng từ bà Tuyết, Hường chuộc xe mô tô đã cầm cố trước đó hết 22.400.000 đồng, chia cho Cảnh số tiền 2.600.000 đồng, đồng thời khấu trừ cho Cảnh số tiền 20.000.000 đồng trong số tiền mà Cảnh còn nợ Hường.

Sau khi chiếm đoạt số tiền 26.000.000 đồng của ông Yên, bà Tuyết, Hường và Cảnh không liên hệ vay vốn ngân hàng như đã hứa và cắt liên lạc với ông Yên, bà Tuyết.

Vợ chồng ông bà Yên, Tuyết đã làm đơn tố cáo hành vi của Hường và đồng bọn đến cơ quan điều tra công an thành phố Buôn Ma Thuột.

Gia đình Hường đã tự nguyện nộp cho cơ quan điều tra 21.000.000 đồng, gia đình Cảnh tự nguyện giao nộp 5.000.000 đồng cho cơ quan điều tra trả lại cho ông Yên, bà Tuyết số tiền trên.

Tòa án nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột tuyên bố Nguyễn Thị Hường, Tô Thị Cảnh, Mai Tấn Thiện phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và quyết định:

- Áp dụng điểm a khoản 2 Điều 139; các điểm b, p khoản 1 Điều 46 Bộ

luật Hình sự; xử phạt bị cáo Nguyễn Thị Hường 02 năm tù; thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bắt tạm giam.

- Áp dụng điểm a khoản 2 Điều 139; các điểm b, p khoản 1 Điều 46; Điều 47 Bộ luật Hình sự; xử phạt bị cáo Tô Thị Cảnh 01 năm 06 tháng tù; thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bắt tạm giam.

- Áp dụng điểm a khoản 2 Điều 139; điểm p khoản 1 Điều 46 Bộ luật Hình sự; xử phạt bị cáo Mai Tấn Thiện 02 năm tù; thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bắt tạm giam.

Mức hình phạt mà Tòa án cấp sơ thẩm đã tuyên 02 năm tù đối với bị cáo Nguyễn Thị Hường; 01 năm 06 tháng tù đối với Tô Thị Cảnh là có phần nghiêm khắc. Qua hồ sơ vụ án cho thấy, các bị cáo sau khi phạm tội đã thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, tự nguyện bồi thường toàn bộ thiệt hại cho người bị hại. Do có kháng cáo của bị cáo, Hội đồng xét xử phúc thẩm Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk nhận thấy cần giảm nhẹ hình phạt cho các bị cáo để thể hiện chính sách khoan hồng nhân đạo của pháp luật. Hội đồng xét xử phúc thẩm áp dụng điểm a khoản 2 Điều 139; các điểm b, p khoản 1 Điều 46; Điều 47 Bộ luật Hình sự;xử phạt bị cáo Nguyễn Thị Hường 01 năm 06 tháng tù; xử phạt bị cáo Tô Thị Cảnh 01 năm 03 tháng tù; thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bắt tạm giam.

Ví dụ: Trương Phạm Hồng Nhật lừa chị Lê Thị Hoài Hương mượn xe mô tô hiệu Yamaha Nouvo biển số 47P6-2654, chị Hương đồng ý. Nhật lấy xe đến tiệm cầm đồ do anh Phạm Sơn Lâm làm chủ, cầm xe và giấy đăng ký xe, kèm 01 CMND mang tên Lê Thị Hoài Hương (giấy tờ xe và CMND của chị Hương để trong cốp xe) cho anh Phạm Sơn Lâm đề nghị cầm cố với số tiền 25.000.000 đồng; đồng thời Nhật đưa thêm 01 điện thoại di động Iphone đề nghị cầm cố với số tiền 5.000.000 đồng. Anh Lâm đồng ý và đề nghị viết hợp đồng cầm cố tài sản nhưng do quen biết Nhật chỉ cầm 30.000.000 đồng

Xem tất cả 115 trang.

Ngày đăng: 05/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí