Định Tội Danh Đối Với Trường Hợp Phạm Nhiều Tội, Trong Đó Có Tội Lừa Đảo Chiếm Đoạt Tài Sản

phạt người phạm tội mức án nhẹ hơn mức án được hướng dẫn tại tiểu mục 2.1 Mục 2 này như sau:

a. Xử phạt tù từ bảy năm đến dưới mười hai năm nếu tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ năm trăm triệu đồng đến dưới một tỷ năm trăm triệu đồng (trường hợp này phải có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 Bộ luật Hình sự);

b. Xử phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm nếu tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ một tỷ năm trăm triệu đồng đến dưới bốn tỷ năm trăm triệu đồng;

c. Xử phạt tù chung thân nếu tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ bốn tỷ năm trăm triệu đồng trở lên.

2.3. Trong trường hợp có nhiều tình tiết tăng nặng mà không có tình tiết giảm nhẹ hoặc có ít tình tiết giảm nhẹ hơn, đồng thời đánh giá tính chất tăng nặng và tính chất giảm nhẹ xét thấy cần tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội, thì có thể xử phạt người phạm tội mức án nặng hơn mức án được hướng dẫn tại tiểu mục 2.1 Mục 2 này như sau:

a. Xử phạt tù chung thân nếu tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ năm trăm triệu đồng đến dưới một tỷ năm trăm triệu đồng;

b. Xử phạt tử hình nếu tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ một tỷ năm trăm triệu đồng trở lên.

2.4. Trong trường hợp theo hướng dẫn tại các tiểu mục 2.1 và

2.3 Mục 2 này người phạm tội phải bị xử phạt tử hình, nhưng người phạm tội đã bồi thường được một phần đáng kể giá trị tài sản bị chiếm đoạt (hoặc người thân thích, ruột thịt... của người phạm tội đã bồi thường thay cho người phạm tội), thì có thể không xử phạt tử hình người phạm tội và tuỳ vào số tiền đã bồi thường được mà có thể xử phạt người phạm tội tù chung thân hoặc tù có thời hạn.

Được coi là đã bồi thường được một phần đáng kể giá trị tài sản bị chiếm đoạt nếu:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

a. Đã bồi thường được ít nhất một phần hai giá trị tài sản bị chiếm đoạt;

b. Đã bồi thường được từ một phần ba đến dưới một phần hai giá trị tài sản bị chiếm đoạt, nếu có căn cứ chứng minh rằng người phạm tội (hoặc người thân thích, ruột thịt... của người phạm tội) đã thực hiện mọi biện pháp để bồi thường giá trị tài sản bị chiếm đoạt (đã bán hết nhà ở, tài sản có giá trị; cố gắng vay, mượn... đến mức tối đa) [25].

Định tội danh đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo luật hình sự Việt Nam trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn tỉnh Đắk Lắk - 8

Thực tiễn xét xử tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản ở Đắk Lắk trong giai đoạn 2010 - 2014 cho thấy, không có vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản nào được các cấp Tòa án trên địa bàn tỉnh có vận dụng quy định của Điều 17 và Điều 18 Bộ luật Hình sự để định tội danh cũng như giải quyết các vấn đề khác liên quan đến trách nhiệm hình sự của bị cáo về lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

2.2.2.2. Định tội danh đối với trường hợp phạm nhiều tội, trong đó có tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Các công trình nghiên cứu chuyên khảo gần đây nhất trong Khoa học Luật hình sự Việt Nam về chế định nhiều tội phạm cũng chưa xây dựng định nghĩa (khái niệm) định tội danh đối với trường hợp phạm nhiều tội. Tuy nhiên, trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận về chế định này và thực tiễn xét xử các vụ án có liên quan đến những trường hợp phạm nhiều tội phạm khác nhau, dưới góc độ Khoa học Luật hình sự tác giả mạnh dạn đưa ra định nghĩa của khái niệm này như sau: “Định tội danh đối với trường hợp phạm nhiều tội là sự đánh giá về mặt pháp lý hình sự các hành vi nguy hiểm cho xã hội được thực hiện trong trường hợp phạm tội nhiều lần, thực hiện nhiều hành vi phạm tội, trên cơ sở đối chiếu, so sánh và kiểm tra để xác định các

dấu hiệu pháp lý của từng hành vi cụ thể với các dấu hiệu cấu thành tội phạm cụ thể của điều luật tương ứng tại Phần các tội phạm của Bộ luật Hình sự”.

Để góp phần đảm bảo cho sự đánh giá việc định tội danh đối với trường hợp phạm nhiều tội, trong đó có tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được chính xác, thì khi định tội danh trong trường hợp phạm nhiều tội, trong đó có tội lừa đảo chiếm đoạt tài các cơ quan tư pháp hình sự cần chú ý một số vấn đề cơ bản như sau:

- Hiện nay trong Khoa học Luật hình sự và trong thực tiễn xét xử vẫn còn có nhiều cách hiểu khác nhau xung quanh các hình thức của chế định nhiều tội phạm (mà việc phân tích về mặt lý luận để làm sáng tỏ cụ thể từng quan điểm đó là đối tượng nghiên cứu khoa học riêng biệt cần được đề cập trong nhiều công trình khác nhau, mà không thuộc nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của luận văn).

- Nếu trong các điều kiện như nhau mà so sánh hành vi bị luật hình sự cấm được thực hiện trong những trường hợp tội đơn nhất phức tạp (với ba dạng của nó – tội liên tục, tội kéo dài và tội ghép) với những trường hợp phạm nhiều tội (với bốn dạng phạm tội nhiều lần, phạm nhiều tội, tái phạm hoặc phạm tội có tính chuyên nghiệp), thì về nguyên tắc trong những trường hợp nhiều tội phạm cần lưu ý các điểm sau: hành vi phạm tội thường xâm hại đến nhiều lợi ích được pháp luật hình sự bảo vệ hơn; hậu quả phạm tội xảy ra thường nghiêm trọng hơn; tội phạm được thực hiện, cũng như chính nhân thân người phạm tội thể hiện tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn hơn.

- Định tội danh đối với trường hợp phạm tội nhiều lần với tính chất là một dạng biểu hiện của phạm nhiều tội có thể được hiểu là sự đánh giá về mặt pháp lý hình sự những hành vi nguy hiểm cho xã hội được thực hiện từ hai lần trở lên trên cơ sở đối chiếu, so sánh và kiểm tra để xác định sự giống nhau của các dấu hiệu của những hành vi ấy với các dấu hiệu của cấu thành tội phạm

cơ bản để xác định tội danh cụ thể mà bị cáo đã phạm theo đúng cấu thành tội phạm tăng nặng được quy định tại cùng một điều tương ứng trong Phần các tội phạm của Bộ luật Hình sự.

Ngoài ra, từ thực tiễn xét xử các vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk trong giai đoạn 2010 - 2014, có thể thấy rằng: có một số vụ án, bên cạnh tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, người phạm tội còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội phạm khác thực hiện trước hoặc thực hiện đồng thời với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Trên thực tế, có hai tội mà người phạm tội thường bị xét xử cùng với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là tội trộm cắp tài sản và tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Ví dụ: Phạm Châu Trầm làm thuê giúp việc sửa chữa xe máy cho anh Nguyễn Xuân Thi. Anh Thi hỏi mượn xe mô tô hiệu Attila BKS 47M9-2889 của chị Nguyễn Thị Mộng Trâm để Trầm đi mua phụ tùng xe máy. Trên đường đi mua đồ Trầm nảy sinh ý định chiếm đoạt xe mô tô làm phương tiện đi lại, Trầm mang xe đến gửi vào bãi giữ xe. Một thời gian sau, Trầm lấy xe, tháo biển số và sơn lại một số bộ phận của xe để tránh bị phát hiện rồi mang đến bãi giữ xe khác. Sau đó, Trầm quay lại lấy xe thì bị phát hiện và bị bắt giữ cùng tang vật.

Ngày 17/11/2010, Hội đồng định giá tài sản thành phố Buôn Ma Thuột kết luận: xe mô tô hiệu Attila Victoria biển số 47M9-2889 đã qua sử dụng trị giá 16.000.000 đồng.

Quá trình điều tra, Phạm Châu Trầm còn khai nhận, Trầm dùng thủ đoạn gian dối mượn xe mô tô hiệu Yamaha Sirius biển số 47L3-7475 của anh Dũng làm nghề xe thồ rồi chiếm đoạt. Sau đó, Trầm để xe bên đường nằm ngủ thì bị mất xe không thu hồi được.

Ngày 17/11/2010, Hội đồng định giá tài sản thành phố Buôn Ma Thuột kết luận: xe mô tô hiệu Yamaha Sirius biển số 47L3-7475 đã qua sử dụng trị giá 10.500.000 đồng.

Tại bản án hình sự số 77/2011/HSST ngày 21/3/2011, Tòa án nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột đã quyết định áp dụng khoản 1 Điều 139; điểm a khoản 1 Điều 140; điểm p khoản 1, khoản 2 Điều 46, Điều 50 Bộ luật Hình sự xử phạt Phạm Châu Trầm về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, 01 năm tù về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Tổng hợp hình phạt chung của cả 02 tội, bị cáo Phạm Châu Trầm phải chấp hành là 1 năm 9 tháng tù. Thời hạn chấp hành hình phạt tính từ ngày bắt tạm giam.

Ở vụ án trên, Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột đã áp dụng điểm a khoản 1 Điều 140 Bộ luật Hình sự để định tội danh tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản đối với Phạm Châu Trầm ở tình tiết bỏ trốn để chiếm đoạt khi mượn được xe mô tô hiệu Attila BKS 47M9-2889 của chị Nguyễn Thị Mộng Trâm; áp dụng khoản 1 Điều 139 Bộ luật Hình sự để định tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản đối với Phạm Châu Trầm ở tình tiết dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt xe mô tô hiệu Yamaha Sirius biển số 47L3-7475 của anh Dũng là hoàn toàn có căn cứ pháp lý, đúng pháp luật.

Đối với những vụ án mà đối tượng phạm nhiều tội nói trên, Tòa án nhân dân các cấp tỉnh Đắk Lắk đã tuân thủ đúng quy định của pháp luật: định tội danh và quyết định hình phạt cho từng tội, sau đó tổng hợp hình phạt theo quy định của Điều 50 Bộ luật Hình sự.

2.2.2.3. Định tội danh trong trường hợp đồng phạm đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Có nhiều hình thức đồng phạm như đồng phạm giản đơn, đồng phạm phức tạp, đồng phạm không có thông mưu trước và đồng phạm có thông mưu trước.

Trong trường hợp đồng phạm giản đơn, việc định tội danh cho người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản không gặp nhiều khó khăn vì tất cả những người đồng phạm đều là người thực hành, tức là người trực tiếp thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.

Ví dụ: Vợ chồng Hồ Việt Mỹ - Trần Thị Minh Hương nảy sinh ý định lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác bằng hình thức môi giới trung gian vay tiền ngân hàng. Nguyễn Hồng Hướng (là bạn của Mỹ) giới thiệu các ông Hứa Trung Nguyên, Tôn Đức Văn, Lý Văn Thuận và Tôn Văn Hoàng đến nhờ vợ chồng Mỹ - Hương môi giới vay tiền ngân hàng với điều kiện vay 100.000.000 đồng thì phải đưa trước cho vợ chồng Mỹ - Hương 13.000.000 đồng làm chi phí giao dịch, đồng thời kèm theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sổ hộ khẩu và chứng minh nhân dân; vợ chồng Mỹ - Hương cam đoan thời gian vay tiền ngân hàng trong vòng một tháng và được các ông Nguyên, Văn, Thuận, Hoàng đồng ý và giao tiền, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sổ hộ khẩu và chứng minh nhân dân cho vợ chồng Mỹ - Hương.

Sau khi nhận tiền và các giấy tờ, vợ chồng Mỹ - Hương không giao dịch với ngân hàng để vay vốn mà cất toàn bộ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sổ hộ khẩu và chứng minh nhân dân, còn tiền thì sử dụng vào việc chi tiêu gia đình. Sau nhiều lần đến hỏi nhưng không có kết quả, các ông Nguyên, Văn, Thuận, Hoàng yêu cầu vợ chồng Mỹ - Hương trả lại toàn bộ tiền đã nhận cùng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sổ hộ khẩu và chứng minh nhân dân thì vợ chồng Mỹ - Hương đã trả giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sổ hộ khẩu và chứng minh nhân dân cho các ông Nguyên, Văn, Thuận, Hoàng đồng thời viết giấy cam kết sẽ trả lại tiền. Sau nhiều lần đòi tiền không những vợ chồng Mỹ - Hương không trả mà còn cố tình trốn tránh trách nhiệm nên các ông Nguyên, Văn, Thuận, Hoàng đã làm đơn tố cáo hành vi lừa đảo của vợ chồng Mỹ - Hương.

Tại bản án hình sự sơ thẩm số 49/2013/HSST ngày 26/9/2013, Tòa án nhân dân thị xã Buôn Hồ áp dụng khoản 1 Điều 139; các điểm b, g, h, p khoản 1 khoản 2 Điều 46 Bộ luật Hình sự xử phạt bị cáo Hồ Việt Mỹ 01 năm tù và bị cáo Trần Thị Minh Hương 09 tháng tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bắt thi hành án.

Ở vụ án trên, Hồ Việt Mỹ với vai trò là người khởi xướng, Trần Thị Minh Hương thực hiện hành vi phạm tội với vai trò giúp sức. Việc Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân thị xã Buôn Hồ đã áp dụng khoản 1 Điều 139 Bộ luật Hình sự để định tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản đối với Hồ Việt Mỹ và Trần Thị Minh Hương là hoàn toàn có căn cứ pháp lý, đúng pháp luật, hình phạt tương xứng với mức độ hành vi phạm tội.

Đối với các vụ án xuất hiện hình thức đồng phạm phức tạp, trong định tội danh đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, một trong những vấn đề cần làm rõ là vai trò của từng người phạm tội trong vụ án đó.

Ví dụ: Vợ chồng Nguyễn Thị Hà và Y Sơn Mlô đã cắt 450m2 từ thửa

đất có diện tích 1.125m2 chuyển nhượng cho gia đình ông Bế Văn Quyết và ông Bế Ích Bàn với giá 105.000.000 đồng. Ông Bàn và ông Quyết đã giao đủ tiền mua 450m2 đất cho vợ chồng Sơn – Hà. Sau đó, UBND huyện Krông Năng đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình ông Bàn 300m2 và hộ gia đình ông Quyết 150m2.

Vợ chồng Nguyễn Thị Hà và Y Sơn Mlô tiếp tục chuyển nhượng thửa đất 150m2 trong diện tích đất đã chuyển nhượng cho ông Quyết và ông Bàn cho bà Hoa với giá 200.000.000 đồng để trừ tiền vay nợ 175.000.000. Hà yêu cầu bà Hoa đưa thêm 50.000.000 đồng, trong đó 25.000.000 đồng tiền đất còn thiếu và 25.000.000 đồng bà Hoa cho Hà vay thêm. Việc Hà chuyển nhượng đất cho bà Hoa có xác nhận của cán bộ địa chính xã là ông Y Lia Niê và Phó Chủ tịch xã là ông Y Teo Niê. Sau đó, UBND xã Đliê Ya kiểm tra phát hiện

chính lô đất Hà chuyển nhượng cho bà Hoa đã được chuyển nhượng cho ông Bế Văn Quyết và ông Bế Ích Bàn nên ngày đã ra quyết định thu hồi giấy sang nhượng đất của Nguyễn Thị Hà cho bà Nguyễn Thị Kim Hoa.

Như vậy, Nguyễn Thị Hà và Y Sơn Mlô đã lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt 175.000.000 đồng tiền vay bà Hoa trước đó và lừa đảo chiếm đoạt

25.000.000 đồng của bà Hoa, tổng cộng số tiền chiếm đoạt là 200.000.000 đồng.

Hành vi thứ hai của Nguyễn Thị Hà được thực hiện như sau:

Lô đất 6.395m2 ở Buôn Yun, xã Đliê Ya (có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AH335420) của vợ chồng Hà – Sơn Năm đã bị Chi cục Thi hành án dân sự huyện Krông Năng đã cưỡng chế, sau đó gia đình ông Trần Minh Vui và bà Phạm Thị Đăng Hạnh đấu giá được lô đất trên để thu nợ tiền vay của Hà. Sau đó, Nguyễn Thị Hà vẫn thế chấp 02 lô đất tại Buôn Yun, xã Đliê Ya, huyện Krông Năng, trong đó có lô đất 6.395m2 ở giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AH335420 đã bị cưỡng chế và lô đất 406m2 ở giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số BA790127 cho Ngân hàng Đầu tư phát triển chi nhánh Bắc Đắk Lắk tại thị xã Buôn Hồ để vay 200.000.000 đồng.

Hội đồng định giá tài sản huyện Krông Năng kết luận: lô đất diện tích 406m2 ở giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số BA790127 có trị giá 162.400.000 đồng. Hà đã sử dụng lô đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AH335420 đã bị Chi cục Thi hành án cưỡng chế để thế chấp cho ngân hàng vay 200.000.000 trong khi đó tài sản của Hà chỉ có 162.400.000 đồng, như vậy Hà đã lừa đảo chiếm đoạt 37.600.000 đồng của Ngân hàng Đầu tư phát triển chi nhánh Bắc Đắk Lắk tại thị xã Buôn Hồ.

Hành vi thứ ba của Nguyễn Thị Hà được thực hiện như sau:

Nguyễn Thị Hà tiếp tục lừa chuyển nhượng cho bà Đặng Thị Thùy Lan lô đất 6.395m2 (đã bị Chi cục Thi hành án cưỡng chế và cũng là lô đất Hà lừa thế chấp cho Ngân hàng Đầu tư phát triển chi nhánh Bắc Đắk Lắk tại thị xã Buôn Hồ) với giá 600.000.000 đồng để trừ tiền Hà vay trước đó của bà Lan là 50.000.000 đồng, của bà Hoa (Nghị) 50.000.000, của bà Loan 7.000.000, của bà Hoa (Cường) 57.000.000, tổng cộng 164.000.000 đồng. Hà nói với bà Lan là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đang thế chấp ở ngân hàng và Hà đưa giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AH335420 phô tô cho bà Lan

xem và thỏa thuận trừ tiền vay nợ của Hà ở ngân hàng là 210.000.000 đồng

Xem tất cả 115 trang.

Ngày đăng: 05/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí