công trình kiến trúc được xây dựng và sửa chữa nhiều thời kỳ khác nhau. Riêng đại đình là công trình kiến trúc trung tâm bảo lưu được những yếu tố ban đầu, phản ánh được những giá trị lịch sử văn hóa của di tích. Do vậy chỉ tập trung nghiên cứu về tòa đại đình.
5
1
4
3
Ghi chú:
1. Giếng đình
2. Đại đình
3. Thiêu hương
4. Hậu cung
5. Cổng đình
2
Sơ đồ mặt bằng khu di tích đình Xuân Dục
* Nền móng kiến trúc
Nền tòa đại đình được tôn cao 0,60m so với mặt sân, quanh nền là hệ thống bó vỉa, bậc dưới cùng lát bằng những phiến đá lớn, màu xanh xám, hoặc trắng. Đình có mặt bằng rộng, kích thước 27,5m x 11m. Gian giữa để lòng thuyền, tạo sự thuận lợi cho việc tế lễ, các gian kế bên tôn nền cao, là nơi hội họp mỗi khi có việc làng (Bản vẽ số 1). Trước đây, đình Xuân Dục có hệ thống sàn gỗ khá vững chắc. Ngày nay, vẫn có thể nhận biết được dấu tích của lớp sàn này qua những lỗ mộng đầm lớn trên thân cột.
Bảng 2.1: Kích thước cắt dọc của đại đình đình Xuân Dục (Bản vẽ số 2)
Số đo | |
Gian giữa | 4,00m |
Gian bên bên phải cạnh gian giữa | 3,40m |
Gian bên bên trái cạnh gian giữa | 3,40m |
Gian bên bên phải kế tiếp | 3,40m |
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên Cứu Về Đình Làng Dưới Góc Độ Dân Tộc Học, Văn Hóa, Tín Ngưỡng
- Đình làng thế kỷ XVII – XVIII ở Gia Lâm Hà Nội - Những giá trị lịch sử và văn hoá - 7
- Vài Nét Về Vị Trí Địa Lý Và Lịch Sử Vùng Đất Gia Lâm
- Kích Thước Cắt Dọc Của Đại Đình Đình Công Đình (Bản Vẽ Số 7)
- Kích Thước Cắt Dọc Của Đại Đình Tình Quang (Bản Vẽ Số 13)
- Kích Thước Cắt Dọc Của Đại Đình Trân Tảo (Bản Vẽ Số 15)
Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.
3,40m | |
Chái bên phải | 4,95m |
Chái bên trái | 4,95m |
Bảng 2.2:Kích thước cắt ngang của đại đình đình Xuân Dục (Bản vẽ số 3)
Số đo | |
Cột cái – cột cái | 4,25m |
Cột cái – cột quân phía trước | 2,00m |
Cột cái – cột quân phía sau | 2,00m |
Cột quân phía trước – cột hiên phía trước | 1,55m |
Cột quân phía sau – cột hiên phía sau | 1,55m |
*Kết cấu bộ khung kiến trúc
Bộ khung gỗ của tòa đại đình rất bề thế, vững chắc. Sáu bộ vì chính và phần kết cấu của hai mái hồi được liên kết chặt chẽ bằng hệ thống xà đai thượng, hạ, chạy ngang dọc khắp các gian. Các bộ vì được làm giống nhau, dạng “Thượng chồng rường giá chiêng hạ kẻ”. Điểm độc đáo nhất trong kiến trúc gỗ của đình là, trên toàn bộ 12 hàng cột cái, phần dưới xà thượng đều lắp các “cánh gà” cũng có tác dụng chịu lực. Khoảng hoành mái kiểu “ Thượng tứ hạ ngũ” (trên 4 dưới 5). Chiều cao của mái từ thượng lương đến nền là 6,70m, chiều cao từ giọt gianh đến nền là 2,40m. Tỷ lệ giữa chiều cao của mái so với chiều cao của giọt gianh xấp xỉ 2,792 lần. Như vậy mái đình rộng, chiều cao đình thấp.
- Liên kết ngang kiến trúc
Nối giữa cột cái với cột cái là câu đầu, hai đầu câu đầu bám mộng vào đầu cột cái. Giữa cột cái với cột quân được liên kết bởi xà nách, một đầu xà nách đánh mộng vào thân cột cái, một đầu ăn mộng sập vào cột quân. Giữa cột quân với cột hiên cũng được gắn kết bởi kẻ, hai đầu kẻ đánh mộng sập vào đầu cột quân và đầu cột hiên. Phía dưới chân cột cái, cột quân trước đây
có làm ván sàn (hiện vẫn còn dấu vết lỗ mộng), cũng có chức năng liên kết các cột với nhau. Bộ vì có kết cấu “Thượng chồng rường giá chiêng, hạ kẻ”, giá chiêng được tạo ra từ hai cột trốn đặt trên câu đầu, các rường nách đặt thưa qua một đấu kê dày, kẻ hiên được làm cong, để nhô đầu nghé dưới xà nách, trên kẻ có ván gỗ dày để đỡ hoành. Mỗi bộ vì gồm 6 hàng chân, mái phân khoảng hoành thượng tứ, hạ ngũ. Cột có kích thước lớn, hình đòng đòng. Cột cái có chu vi 1,85m, cột quân 1,60m, cột hiên 1,30m. Đá kê chân cột gồm hai loại: vị trí cột của hai bộ vì giữa được kê bằng đá màu xám đen. Các cột hiên kê bằng đá tảng. Kết cấu ở hai gian chái của đại đình là hệ thống rường, kẻ để đỡ mái hồi. Các con rường được đặt trên một thanh xà to, nối cột cái và cột góc. Rường có một đầu ăn mộng sâu vào thân cột trốn, đầu kia để đỡ hoành. Kẻ được làm cong giống như trên các bộ vì chính. Các góc mái có kẻ khá dài, tạo sự vững chắc cho kết cấu (Bản vẽ số 4).
- Liên kết dọc kiến trúc
Để gắn kết các bộ vì với nhau, đình Xuân Dục đã sử dụng các xà dọc (thượng, hạ) với hình thức đánh mộng tạo độ giằng kiên cố. Phần gian chái để tạo góc đao đã sử dụng kẻ góc, một đầu ăn mộng vào cột cái, đầu ngoài kê trên cột góc hồi và liên kết với tàu mái nhằm đảm bảo tính chịu lực phần chái. Chân các cột quân có xà ngưỡng cũng là những cấu kiện có tác dụng liên kết làm bộ khung gỗ (Bản vẽ số 5).
- Kỹ thuật mộng
Trên kiến trúc đình Xuân Dục cũng chủ yếu được sử dụng 3 loại mộng làm gắn kết các cấu kiện kiến trúc: Loại thứ nhất là mộng sập: Câu đầu chưa sử dụng đánh mộng vào cột cái mà được kê trên đầu cột cái thông qua đấu vuông thót đáy. Ở đầu dư được sử dụng mộng sập vào khe cột cái và kẻ hiên sập mộng vào đầu khe cột quân và cột hiên. Loại thứ hai là mộng xuyên: loại mộng này sử dụng để liên kết các hoành mái, các xà dọc với nhau, xà nách vào cột cái và cột quân. Ở các “Cánh gà” được sử dụng mộng xuyên qua thân
cột, vươn ra hai phía, đỡ dạ các xà dọc. Loại thứ ba là mộng chốt: sử dụng ở Tàu mái nhằm liên kết ván gỗ dày với kẻ hiên.
* Đánh giá đặc điểm: Gian giữa đình rất lớn với số đo (4,00m x 4,25m) và gian chái với kích thước cắt dọc là 4,95m. Đây là ngôi đình có quy mô lớn.
c. Điêu khắc trang trí kiến trúc
Dựa vào bộ phận kiến trúc tạo nên kết cấu bộ khung, điêu khắc trang trí đình Xuân Dục được chú trọng trên các bộ phận chính.
* Trang trí vì nóc
Hai bộ vì nóc gian giữa do che lấp bởi “ván trời” nên chỉ còn thể hiện trang trí phía ngoài gian cạnh. Tất cả các con rường và câu đầu đều được chạm nổi, hơi bong kênh ở hai đầu những lá cúc lật. Các đấu vuông được chạm tỉa thành biểu tượng cánh sen. Lòng bụng câu đầu bên trái được chạm nổi những dải sen với cánh, lá, nụ sen có đường nét dứt khoát, mềm mại. Lòng bụng câu đầu bên phải được chạm nổi đề tài “Ngũ phúc khánh tiền”. Hai đầu của phần bụng câu đầu được chạm viền hồi văn, phía trong nổi lên văn cuốn tỏa hai bên và viền ngược vào trong. Mang hai đầu câu đầu được chạm lá cúc lật, kèm đó là là nhành trúc và nhành mai. Các vì nóc gian bên với lối chạm nổi cùng với hình tượng lá cúc lật, đi kèm là cụm mây lớn. Lòng bụng câu đầu để trơn không trang trí mà chỉ thể hiện ở hai đầu bằng đường nét hình viền lá đề. Hai mang hai đầu của câu đầu chạm nổi lá cúc lật (Bản ảnh số 4)).
* Trang trí đầu dư
Các đầu dư nguyên thời khởi dựng đã được thay thế bằng đợt trùng tu vào thời Nguyễn. Về cơ bản các đầu dư được chạm nổi, bong kênh hình tượng đầu rồng. Mũi rồng nổi khối, miệng rộng có răng cưa đang ngậm ngọc minh châu. Rồng có đôi chân khuỳnh đạp tựa vào cột cái với các móng vuốt sắc nhọn. Mũi rồng nổi khối dạng mũi sư tử, đôi mắt quỷ chạm hạt tròn. Các đao
cằm xoắn lượn về phía cổ tiếp giáp hai chân trước. Các đao mang, đao tóc và vây cổ lưng tạo lượn về phía sau (Bản ảnh số 10).
* Trang trí cốn
- Các cốn gian giữa
Hai mặt của 4 bức cốn nách gian giữa thể hiện đề tài tứ linh (long, ly, quy, phượng), tứ quý (tùng, cúc, trúc, mai).
+ Cốn phía trước bên trái
Mặt phía ngoài gian bên cạnh: Trên cùng đuôi của đầu dư xuyên qua cột cái tạo thành phần sau của rồng. Phần này chỉ thể hiện một chân rồng đang đạp về phía sau, đuôi rồng dạng các đao lượn sóng. Phía dưới là 2 mảnh gỗ dày khép kín tạo thành ván mê và được chạm nổi đề tài “Cúc hóa long”. Hình tượng rồng chỉ được thể hiện đầu có sự gồ ghề, toàn thân rồng là cây cúc với các đốt xù xì nở ra đầy nụ, hoa.
Mặt phía trong chầu vào gian giữa: Vẫn thể hiện kiểu cách phía trên là đuôi rồng. Phần ván mê dày do hai tấm gỗ dày khép khít nhau được chạm nổi đề tài “Trúc hóa long”. Đầu rồng được chạm nổi với vài nét chạm khắc đơn sơ đã thể hiện rõ ngay từ gốc trúc đang tiến triển thành rồng. Thân trúc uốn lượn tạo thành thân rồng. Các đốt trúc tạo thành đao vây rồng, đuôi rồng là ngọn trúc. Với cách chạm nổi, tuy rất đơn giản nhưng đã thể hiện hình tượng rồng một cách phóng khoáng nhưng chặt chẽ về bố cục trong một không gian định bởi diện tích ván mê.
+ Cốn phía trước bên phải
Mặt ngoài phía gian bên cạnh: cũng như phía mặt ngoài nhưng phần con rường này thể hiện đuôi rồng. Phần ván mê phía dưới chạm nổi đề tài “Mai hoá long”. Gốc mai được thể hiện đầu rồng đang ngó đầu bay về phía trước. Thân và đuôi rồng là thân mai uốn lượn, có cành lượn lên trên, cành ngọn lượn xuống dưới tạo hình tượng đuôi rồng. Đề tài này được chạm khắc rõ nét của phong cách chạm nổi đề tài rồng (Bản ảnh số 21).
Mặt trong chầu vào gian giữa: ở đây được thể hiện đề tài “Tùng hoá long”, với phong cách chạm khắc như ở mặt phía bên. Đầu rồng cũng được thể hiện từ gốc tùng và nhưng nhành, cánh tạo thành thân uốn lượn là đuôi rồng. Với lối chạm mạch lạc đã thể hiện rõ hình tượng rồng khoẻ khoắn (Bản ảnh số 20).
+ Cốn phía sau bên trái
Mặt ngoài phía gian bên cạnh: Cốn được chia làm hai phần. Phần trên là ván mê do các mảnh gỗ dầy ghép khít nhau tạo thành một mảng trang trí hoàn chính với đề tài “Tứ linh”, với những đường nét kết hợp giữa chạm nổi, bong kênh đã mô phỏng rất tỉ mỉ hình tượng rồng trong tư thế bươn trải, với thân rồng uốn lượn thoải mái, đầu rồng do mảnh gỗ khác ghép lại có vẻ dữ tợn. Thân rồng được phủ lớp vẩy cá đi kèm là những đao mây. Đuôi rồng dạng đuôi vân xoắn lượn mềm mại uốn về phía dưới. Phía trên trước đầu rồng là hình tượng phượng đang trong tư thế dang rộng cánh bay. Phía dưới đầu rồng là hình tượng ly đang vờn quả cầu chạy lô xô trên sóng nước. Phía dưới, tiếp giáp với chân trước rồng là hình đầu rùa đang nhô khỏi mặt nước, trên lưng cõng “Hà đồ”. Xà nách được chạm nổi với đầu rồng nổi khối tại phần tiếp giáp với cột quân. Đuôi rồng là dải lá cúc lượn ngoặt lên phía trước tạo thành thân rồng trong tư thế lượn mềm mại. Phần dưới là mảng chữ nhật do phân cách giữa mảng ván mê trên bởi xà ngang đồng thời là xà nối phần hậu cung. Phần chữ nhật này chạm nổi hình tượng của “ban thờ”. Trang trí được thể hiện ở giữa là mâm ngũ quả, hai bên là lọ hoa. Cả ba hiện vật này đặt trên hồi văn cách điệu mặt bàn thờ. Mặt trong chầu vào gian giữa cũng với đề tài “tứ linh” với hình thức chạm nổi, bong kênh.
+ Cốn phía sau bên phải
Mặt ngoài phía gian bên cạnh: cũng thuộc dạng cốn ván mê và được chạm nổi đặc tả toàn bộ hồi văn. Hồi văn có đường nét rộng, mạnh mẽ, điểm
ở các khúc ngoạt hồi văn nảy lên những mầm lá, cụm mây nhỏ và điểm xuyết một vài lá cúc lật lớn (Bản ảnh số 22).
Mặt trong chầu vào gian giữa: cũng được làm dạng hồi văn. Nhưng hồi văn được uốn khúc khuỷ để tạo thành một con rồng. Viền hồi văn mọc lên những vây và lá cúc lật. Đầu hồi văn được đặc tả đầu rồng. Cuối hồi văn lại là một đầu rồng đang uốn khúc lên trên. Đây được thể hiện dạng “hoàn long”. Dưới hồi văn là hình tượng chân rồng trong tư thế khuỳnh ra hai bên. Nhìn chung đề tài rồng hồi văn kết hợp với lá đã làm giảm đi sự thô cứng trong chạm khắc hình tượng rồng.
- Các cốn gian khác
Các cốn này được làm theo kiểu cốn chồng rường. Các con rường được chạm nổi lá cúc lật, cụm lá dải tựa dây bí, hồi văn chữ Thọ cách điệu, cụm vân xoắn lớn (Bản ảnh số 9) và đi kèm có những đao mập (Bản ảnh số 6) các con rường được tạo hình người có cánh (Bản ảnh số 5). Nhìn chung đây là những đề tài trang trí còn giữ được của các cấu kiện trên cốn từ thời khởi dựng.
* Trang trí “Cánh gà”
Hiện trên kiến trúc đình Xuân Dục còn giữ lại được 12 “cánh gà”. Đề tài trang trí chủ đạo là các hình rồng (Bản ảnh số 7), rồng ổ, động vật, Tiên có cánh, cảnh sinh hoạt như chuốc rượu, hát múa, người cưỡi ngựa, tiên cưỡi rồng (Bản ảnh số 8, số 11). Hình tượng con rồng được phủ kín toàn bộ bề mặt của tảng gỗ dày. Rồng có đầu to, mũi hơi tẹt, mắt lồi, tai trâu, môi dưới hình răng cưa (Bản ảnh số 18). Thân rồng hơi mập, tay và chân tròn lẳn giống tay người (Bản ảnh số 19). Tóc và râu rồng kết thành những đao mác uốn khúc nhiều lần và vươn xa ra phía ngoài. Xen lẫn trên thân và đầu đao của rồng là các hình tượng động vật, hoạt cảnh sinh hoạt của con người (Bản ảnh số 12).
* Trang trí ván lá gió
Trên kiến trúc đình còn hai ván gió hậu ở hai gian cạnh gian giữa. Với đường nét chạm nổi khúc triết, ván gió bên phải thể hiện “Lưỡng long triều nhật hoặc nguyệt”. Rồng được thể hiện cá đang hoá rồng. Đầu và thân rồng được đặc tả, duy phần đuôi còn đang trong tư cách đuôi cá chép (Bản ảnh số 13, số 14). Hình tròn toả sáng với mỗi bên 3 chiếc đao bay lượn đuôi nheo sang bên, giữa những cánh đao điểm một vài hạt tròn nhỏ tựa tinh tú. Ván gió bên trái được chạm nổi những cụm lá cuộn đang nối nhau. Những cành lá bên và dưới được biến hoá thành những đao lượn mập. Ván lá gió phía bên phải được chạm lộng, nổi, bong kênh “Lưỡng long với nàng tiên”. Hai bên là rồng được chạm nhìn nghiêng với thân uốn lượn phủ vảy cá, các đao mang, đao mắt bay thẳng về phía sau. Mắt rồng nổi khối, miệng rộng, đầu rồng gần tiếp giáp với người như tạo sự nâng đỡ (Bản ảnh số 15).
* Trang trí xà nách
Xà nách được chạm nổi đề tài chủ đạo là rồng và cụm lá cúc. Xà nách hai vì gian giữa được chạm 2 loại rồng. Hình tượng rồng được chạm ở đầu phía cột quân. Phần tiếp giáp cột quân được chạm bo mang với viền lá tựa mang rồng nhưng nó được tách biệt đầu rồng thể hiện dạng thân rồng đang uốn cong hình nửa vòng tròn và nhập vào đầu rồng. Đầu rồng được chạm nổi với trán nổi khối, miệng ngậm lá thiêng dạng lá cúc. Các đao mang lượn lại phía sau mềm mại. Phía trước đầu rồng là dải lá cúc lượn mềm. Phía tiếp giáp với cột quân chỉ để trơn bào soi vỏ măng. Mặt bên kia lại với hình tượng rồng cũng với cách thức viền tựa thân rồng lá đang uốn ngược lên, qua đầu hất về phía trước. Các mang tai là lá lượn về phía sau. Cổ rồng được chạm dạng cánh lá. Miệng rồng đang ngậm dải lá cúc. Phía trước mặt rồng cũng có dải lá cúc lớn bay lượn. Đặc điểm đầu rồng ở đây khác đầu rồng mặt bên ở chỗ miệng rồng nhìn nghiêng giống mỏ vịt, kết hợp với cổ lượn đã đặc tả đầu rồng rất mềm mại, ấm cúng mà không có nét gai góc. Xà nách các gian còn lại