Vài Nét Về Vị Trí Địa Lý Và Lịch Sử Vùng Đất Gia Lâm


CHƯƠNG 2

ĐÌNH LÀNG THẾ KỶ XVII – XVIII Ở GIA LÂM

2.1. Vài nét về vị trí địa lý và lịch sử vùng đất Gia Lâm

2.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên

2.1.1.1.Vị trí địa lý

Gia Lâm là huyện ngoại thành và nằm ở phía Đông Bắc Thủ đô Hà Nội. Ngăn cách nội thành Hà Nội bởi sông Hồng. Huyện Gia Lâm có 31 xã và 4 thị trấn được giới hạn như sau: phía Đông, Đông Bắc giáp với tỉnh Bắc Ninh; phía Nam, Đông Nam giáp tỉnh Hưng Yên; phía Tây giáp sông Hồng (nối với trung tâm Hà Nội qua cầu Long Biên, Chương Dương, Thanh Trì; cầu Đuống, cầu Phù Đổng nối các tỉnh phía Bắc); phía Bắc giáp huyện Đông Anh. Từ năm 2004, do sự phát triển kinh tế xã hội, địa bàn huyện Gia Lâm cũ tách thành 2 đơn vị hành chính độc lập là huyện Gia Lâm và quận Long Biên. Quận Long Biên điều chỉnh thành 14 phường và huyện Gia Lâm điều chỉnh thành 20 xã, 2 thị trấn trên cơ sở các đơn vị định hình chia cắt huyện Gia Lâm (Bản đồ số 1).

Từ xa xưa, Gia Lâm là địa bàn quan trọng nằm trên các con đường “Thiên lý” từ Thăng Long đi các tỉnh phía Bắc, Đông Bắc và cả Tây Bắc. Trên địa bàn có các trạm Hoài Viễn ở Long Biên, Gia Thượng để các sứ thần trước khi vào Thăng Long yết kiến triều đình đều phải dừng chân ở đây. Mặc dù có đôi lần “xuất nhập” nhưng từ xưa vẫn luôn là địa danh thuộc xứ Kinh Bắc – Bắc Ninh. Do vị trí địa lý nêu trên nên đất người Gia Lâm đã tạo cho mình có một sắc thái văn hoá riêng, vừa mang đặc thù văn hoá Kinh Bắc vừa chịu ảnh hưởng của sự giao lưu, giao thoa văn hoá giữa các tiểu vùng và kinh đô Thăng Long.

2.1.1.2. Điều kiện tự nhiên

* Địa hình:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.

Địa hình Gia Lâm tương đối bằng phẳng, thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam theo hướng chung của địa hình vùng đồng bằng Bắc Bộ và theo hướng của dòng chảy sông Hồng. Nhìn chung, địa hình huyện Gia Lâm cũng như địa hình thành phố Hà Nội nói chung là tương đối đơn giản và kém đa


Đình làng thế kỷ XVII – XVIII ở Gia Lâm Hà Nội - Những giá trị lịch sử và văn hoá - 8

dạng, thuận lợi cho việc xây dựng các công trình dân dụng, thương mại - dịch vụ cao cấp và các khu công nghệ cao. Bên cạnh đó, với hệ thống đê bao, các bãi bồi và hệ thống sông, Gia Lâm có khả năng phát triển các loại hình du lịch, dịch vụ gần gũi với tự nhiên.

Sông Hồng và sông Đuống tạo thuận lợi về giao thông đường thuỷ nhưng cũng chia tách Gia Lâm với các quận nội thành. Đặc điểm này về địa hình yêu cầu một sự đầu tư lớn từ phía nhà nước về giao thông đường bộ và đường thuỷ.

* Khí hậu, thuỷ văn:

Nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc bộ, Gia Lâm mang sắc thái đặc trưng của khí hậu vùng nhiệt đới ẩm, gió mùa. Từ tháng 5 đến tháng 10 là mùa hạ, mưa nhiều. Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau là mùa đông lạnh, thời kỳ đầu thường hanh khô nhưng đến nửa cuối của mùa đông lại thường ẩm ướt.

Nền nhiệt độ trong khu vực đồng đều và cũng khá cao, tương đương với nhiệt độ chung của toàn Thành phố. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 23 - 24OC. Biên độ nhiệt trong năm khoảng 12 - 13 OC, biên độ dao động nhiệt giữa ngày và đêm khoảng 6 - 7OC.

Độ ẩm trung bình hàng năm của Gia Lâm và của thành phố Hà Nội nói chung là khoảng 82%, ít thay đổi theo các tháng, thường chỉ dao động trong khoảng 78- 87%. Lượng mưa trung bình năm khoảng 1.600 - 1.800 mm.

Gia Lâm chịu ảnh hưởng chế độ thuỷ văn của sông Hồng và sông Đuống: lưu lượng trung bình nhiều năm là 2.710 m³/s, mực nước mùa khô thường từ 2.5 - 3.5m, mùa lũ thường cao từ 9 - 12m (độ cao trung bình mặt đê là 14 - 14,5m). Nhìn chung, điều kiện khí hậu và thuỷ văn không ảnh hưởng nhiều đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Gia Lâm. Tuy vậy, sự chênh lệch lớn về mực nước giữa mùa khô và mùa lũ cũng ảnh hưởng nhất định đến nông nghiệp sinh thái ở các vùng bãi.

2.1.2. Vài nét về lịch sử vùng đất Gia Lâm

Gia Lâm được Quốc sử quán triều Nguyễn nói gọn ở sách Đại Nam nhất thống chí là: Từ thời Lý đã thành tên một quận, điều này dễ làm người ta

- trong nhận thức hiện đại về vị thế tương đương giữa quận và huyện trên


thang bậc danh phận và cấp bậc hành chính rằng: vùng đất Gia Lâm có thể đã được đặt định từ thời Lý.

Tuy nhiên, vào thời Lý, Gia Lâm chỉ xuất hiện lần đầu tiên với tư cách là tên gọi một miền đất nhỏ được dùng làm Phủ đệ cho một công chúa nhà Lý. Đó là công chúa Thiên Cực ở Gia Lâm đệ, cùng chồng là quan Nội hầu Vương Thượng.

Di chỉ toà Gia Lâm đệ đời Lý hiện chưa được khai quật khảo cổ học, nên ta chưa rõ quy mô của thực thể (đất đai, kiến trúc...) được mang tên gọi “Gia Lâm” khi ấy là như thế nào. Nhưng một số quan sát và ghi nhận được trên thực địa như trình bày dưới đây, sẽ có thể sơ bộ cho biết đôi điều về địa danh “Gia Lâm” ở buổi đầu xuất hiện, đã liên quan đến những vấn đề địa lý, lịch sử của địa bàn huyện Gia Lâm.

Hiện thuộc địa giới xã Lệ Chi - xã địa đầu, cực đông của huyện Gia Lâm bây giờ - vẫn còn và có một làng (thôn) mang tên gọi Gia Lâm. Tên nôm na và cổ xưa của làng (thôn) Gia Lâm này là “Kẻ Lầm”. Chính từ tố “Lầm” trong địa danh “Kẻ Lầm” này có thể đưa dẫn tới ít nhất hai lĩnh vực nhận hiểu.

Thứ nhất, về mặt địa lý học - lịch sử, “Lầm” (lầm lội, lầy lội...) luôn là tên gọi của một vùng đất có nhiều nước, Kẻ Lầm”, sở dĩ có và mang tên gọi này bởi vì đây chính là địa điểm nằm trên ngã ba sông Đuống và sông Dâu. Trước khi mất vị trí này, vì sự cạn dòng hết nước của con sông Dâu (Liên Lâu, Ly Lâu, Luy Lâu...) như ngày nay đang thấy thì Lâu chính là một vị trí chiến lược về mặt quân sự và kinh tế. Nhà Lý và tiếp liền theo là nhà Trần đã chọn nơi đây làm nơi đặt Phủ đệcủa quý tộc và vương triều, chính là bởi lý do đó.

Thứ hai, về mặt địa danh học - lịch sử, thì Lầm, chính là cơ sở ngôn ngữ học để cho ra đời địa âm, và mỹ tự hoávề mặt tu từ của “Lầm”. Tức thị Lâm (trong từ kép Gia Lâm) là một biến âm, để phiên âm về mặt ngữ âm (chứ không phải là một dịch nghĩa về mặt ngữ nghĩa) của Lầm (Kẻ Lầm).

* Về địa lý tự nhiên: đây là vùng châu thổ được hình thành bởi hệ thống sông ngòi chằng chịt. Địa hình tương đối bằng phẳng nên vị trí xây


dựng các công trình kiến trúc, trong đó có đình làng được lựa chọn trên những vùng đất cao, thuận tiện giao thông đường thủy, đường bộ, đáp ứng yêu cầu phong thủy của kiến trúc.

Như vậy, trở lại với lịch sử thời Lý và thời Trần liền sau đấy thì với Gia Lâm đệở sách Đại Việt sử lược (và với cả Gia Lâm tựtrong bài thơ của quan Tư đồ nhà Trần là Văn Huệ vương Trần Quang Triều, vịnh ngôi chùa, nay vẫn còn và có tên là Chùa Lầmthuộc làng (thôn) Gia Lâm bây giờ, có thể thấy rằng, Gia Lâm trước khi trở thành tên gọi của huyện (địa danh cấp huyện) như đang thấy bây giờ thì nguyên thuỷ chỉ là tên của một địa điểm (tức: vùng đất nhỏ) nhưng rất quan trọng, nhờ vị thế chiến lược của mình và có quy mô tương tự (tương đương) một thôn (làng) ở thời gian về sau này. Đó là đất Kẻ Lầm(thuộc thôn Gia Lâm, xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm ngày nay).

Tra tìm trong sách Dư địa chí của Nguyễn Trãi soạn năm 1435, có thể thấy ở đây những cứ liệu quan trọng đối với sự kiện này. Ở điều thứ 23 của chính văn “Dư địa chí”, khi nói về Đạo Kinh Bắc (trong 15 đạocủa đất nước đương thời), Nguyễn Trãi đã cho biết: đạonày có 4 phủ, 21 huyện, và 1147 làng xã. Lời Cẩn áncủa Nguyễn Thiên Tích là rõ sách này, kể ra tên phủ Thuận An trong số 4 lộ phủ đó và cho biết phủ này có 5 huyện, 322 xã. Liền đấy, xuất hiện tên huyện Gia Lâm của phủ Thuận An này.

Vậy là, căn cứ vào thư tịch cổ về địa lý chính thống của Nhà nước, bắt đầu thấy sự rõ ràng có địa danh Gia Lâm với tư cách là một tên huyện. Tuy nhiên, vẫn có thể tìm ra một thời điểm sớm hơn chút nữa cho sự thể này nếu tin vào sự ghi chép của thư tịch Trung Hoa lộn xộn về việc: Triều đình nhà Minh, năm Vĩnh Lạc thứ 6 (1408), trong khi tổ chức cai trị nước ta, có đặt ra một Châu gọi là Châu Gia Lâmvà lại có một Phủ nữa gọi là phủ Bắc Giang, với hai huyện, tên là Huyện Siêu LoạiHuyện Gia Lâm”. Trong sách “Đất nước Việt Nam qua các đời”, học giả Đào Duy Anh dựa vào đây, đã suy luận rằng: Vì nhà Minh đặt phủ, châu, huyện ở nước ta, đại khái là căn cứ vào tình hình ở thời thuộc Minh và do đó mà suy ra tình hình ở thời Trần mạt, trước cuộc cải cách của Hồ Quý Lý”.Như thế, Gia Lâm, với tư cách là một tên huyện, không những chắc chắn đã có từ năm 1435, mà còn có thể


đã xuất hiện bắt đầu từ năm 1408, thậm chí, từ cuối thế kỷ XIV (thời Trần mạt).

Chuyển sang nghiên cứu tiếp về thực thể (vùng, miền đất đai) cấp huyện, có tên là Gia Lâm từ cuối thế kỷ XIV đầu thế kỷ XV, thì có thể chắc chắn thêm một điều nữa: khi ấy (và sau đấy), huyện Gia Lâm có khá nhiều tách ra nhập vào (tức thị: không hoàn toàn trùng khớp) so với huyện Gia Lâm bây giờ. Vào năm 1435, huyện Gia Lâm có 69 xã, 2 sở và 3 trại. Sách Đại Việt dư toàn biên của Nguyễn Văn Siêu (khắc in năm 1890) thì lại thấy nói: Huyện Gia Lâm có tới 77 xã - là huyện lớn nhất trong số 5 huyện của phủ Thuận An, và đứng thứ nhì (sau huyện Đông Ngàn: 82 xã) trong số 20 huyện của 4 phủ, làm nên Thừa Tuyên Kinh Bắc ở thời Lê Hồng Đức (1470-1497). Tham khảo nhiều tài liệu, sách “Địa chí Hà Bắc” đã cho biết cụ thể: Đến đầu thời Nguyễn (đầu thế kỷ XIX), huyện Gia Lâm với 10 tổng là các tổng: Như Kinh, Kim Sơn, Đặng Xá, Gia Thị, Cự Linh, Đông Dư, Lạc Đạo, Cổ Biện, Đa Tốn, Nghĩa Trai và 79 xã. Rõ ràng là đã trùm nhiều ra ngoài địa giới huyện Gia Lâm thời hiện đại.

Hiện nay trên bản đồ huyện Gia Lâm hiện đại - miền đất giữ lại căn cốt của những huyện Gia Lâm qua các thời xưa - với diện tích 175,7 km², gồm 31 xã và 4 thị trấn. Cuối năm 2003, Nhà nước đã tách các xã, thị trấn của huyện Gia Lâm để thành lập quận Long Biên. Với vị thế và lợi thế địa lý ấy, ngược dòng lịch sử về tới lát cắt ở đáy thời gian của hai giai đoạn bắt đầu hình thành xã hội và văn minh trên đất cổ Gia Lâm sẽ thấy được rất nhiều chứng tích quan trọng và thú vị của việc lập cư và tham gia vào quá trình dựng nước, giữ nước đầu tiên của những người Gia Lâmđầu tiên ở thời đại Hùng Vương - Văn hoá Đông Sơn. Từ dưới lòng đất Gia Lâm, đã xuất lộ hàng loạt di vật bằng đồng thau, bằng đất nung... ở Thị trấn Gia Lâm; công cụ và vũ khí đồng thau chôn trong lòng mộ của người xưa ở Thạch Bàn, được đựng bằng đồng, mảnh gốm có hoa văn “nhăn tàn ong”; thạp đồng, rìu đồng hình chữ nhật, giáo đồng hình búp đa.... ở Đa Tốn; trống đồng ở Trung Mầu và rất đặc biệt là chiếc trống đồng Giao Tất tìm được ở Keo (Kim Sơn)...trong buổi đầu dựng nước.


Đến thế kỷ sau Công nguyên, với việc dần dà hình thành con đường từ biên giới phía Bắc, men thung lũng sông Thương, qua Yên Thường, Yên Viên, Thượng Thanh, Đức Giang, Ngọc Thuỵ, Bồ Đề... từng được mệnh danh là: “Con đường xâm lược” mà gặp Sông Hồng - tiền thân của quốc lộ 1; đặc biệt là con đường chiến lược tiền thân của quốc lộ số 18 - dẫn từ vùng cửa sông Bạch Đằng qua Lục Đầu Giang về đến trung tâm Dâu - Keo (Liên Lâu - Giao Châu), chạy tiếp qua Phú Thị (Sủi), Đặng Xá, Dương Xá... mà gặp sông Hồng, đã khiến cho miền đất cổ Gia Lâm nổi lên thành một địa bàn quan trọng ở giữa trung tâm châu thổ sông Hồng.

Sang đến đầu thiên niên kỷ thứ hai sau Công nguyên, thì vị thế của địa bàn quan trọng này lại là: ở vào giữa sức hút của hai trung tâm chính trị - xã hội chủ yếu của lịch sử và đất nước đương thời. Đó là đất phát tích của nhà Lý – Đình Bảng, Tiên Sơn ở bên kia sông Đuốngtrên mạn Bắc và đất dựng nghiệp của dòng họ và triều đại này - Kinh đô Thăng Long - ở bên kia sông Hồngthuộc bờ Nam.

Trong vai trò - lúc này đã trở thành - một vùng đệm(vùng ảnh hưởng) giữa hai trung tâm đó, ở buổi đầu theo quán tính và truyền thống, miền huyện Gia Lâm có xu hướng gắn bó nhiều hơn (tức: có thiên hướng bị hút nhiều hơn về và với mạn Bắc, đặc biệt là khi miền đất quý hươngở nơi ấy nhận được chủ trương của triều đình “nâng cấp” (thăng hoa) thành Phủ Thiên Đứcrồi trở thành hạt nhân của những là Lộ Bắc Giang”, “Kinh Bắc Thừa Tuyên”, “Trấn Kinh Bắc”, rồi “Tỉnh Bắc Ninh”. Bởi thế, Gia Lâm hiện nay trong phần lớn thiên niên kỷ thứ hai, luôn là thuộc Huyệncủa những đơn vị hành chính ấy.

Nhưng cùng với đà vận động của lịch sử, theo thời gian Kinh đô Thăng Long - nơi nhà Lý chọn đất buổi đầu dựng nghiệp - trải các triều đại Trần, Lê... kế tục đã ngày càng nổi trội lên trong vai trò đô thị trung tâm hàng đầu (Thủ đô) đất nước với sức hút và nhu cầu vừa thu hút vừa lan toả cực kỳ mạnh mẽ của mình. “Trạm Hoài Viễn” - địa điểm đô thị vệ tinhcủa triều đình Thăng Long, phòng chờ(tiền sảnh) của việc ngoại giao ở Kinh đô cần đến đất Cự Linh (Thạch Bàn) để đặt định. Tổng hành dinhcủa nghĩa quân


Lam Sơn trong chiến dịch giải phóng Kinh thành, cũng đã chọn Bồ Đề ở ngay trên sông Hồng làm chỗ đứng chân. Đến như quân Minh, để bảo vệ cho Đông Đô - Đông Quan bị chúng tạm chiếm, cũng biết hút vềđây đất Gia Thượng (Ngọc Thuỵ) làm tiền đồn: thành Điêu Diêu! Cuộc dịch chuyển ngoạn mục - theo với thời gian - địa điểm thủ phủ của huyện Gia Lâm: từ Đặng Xá, qua Phú Thị về đến Ái Mộ, là thao tác khá điển hình của xu hướng ngày càng gắn bó (hút về) nhiều hơn mạn nam của huyện Gia Lâm. Và sự thể, từ giữa thế kỷ cuối cùng của thiên niên kỷ thứ hai (năm 1961), huyện Gia Lâm trở thành bộ phận hữu cơ của Thủ đô Hà Nội và đến cuối năm 2003, tách một phần đất của huyện Gia Lâm để thành lập quận Long Biên - một trong 12 quận của Thủ đô Hà Nội hiện nay, chính là cái chấm son trên quá trình chuyển biến như thế. Với điều kiện tự nhiên cùng bề dày lịch sử của vùng đất, trong quá trình hình thành bản sắc văn hóa dân tộc, người dân Gia Lâm đã khai thác điều kiện tự nhiên phục vụ cho đời sống tình thần và vật chất của mình. Theo năm tháng song hành cùng văn hóa dân tộc, những ngôi đình ở Gia Lâm được xây dựng trên vùng đất đã phản ánh nhiều mặt đời sống của cư dân và duy trì cho đến ngày nay.

2.2. Những đình làng tiêu biểu ở Gia Lâm thế kỷ XVII - XVIII

2.2.1. Tổng quan về hệ thống đình làng ở Gia Lâm

Theo số liệu thống kê năm 2014, ở Gia Lâm có 335 di tích lịch sử - văn hoá. Trong đó đình làng là 123 (huyện Gia Lâm: 88 đình, quận Long Biên 35 đình) chiếm 36,5% tổng số di tích. Số đình được xếp hạng là 68 chiếm tỷ lệ 55,3% trong tổng số đình làng. Số xếp hạng cấp quốc gia là 42, cấp thành phố là 26 (Gia Lâm là 44, Long Biên là 24). Số lượng đình được phân bố không đồng đều giữa các xã, phường, thị trấn. Lý do địa phương nào có nhiều thôn (làng) cũ thì số lượng đình nhiều. Điều này khẳng định hầu như làng nào cũng có đình (Bản đồ số 2).

Trong hệ thống đình làng ở Gia Lâm nêu trên, 5 ngôi đình: Xuân Dục, Tình Quang, Thanh Am, Công Đình, Trân Tảo bước đầu khảo sát nghiên cứu được coi là những công trình tiêu biểu về kiến trúc, nghệ thuật điêu khắc trang trí và niên đại xây dựng (Bản đồ số 3).


2.2.2. Những đình làng tiêu biểu thế kỷ XVII - XVIII 2.2.2.1.Đình Xuân Dục

a. Lịch sử hình thành và phát triển

Đình Xuân Dục thuộc địa phận thôn Xuân Dục, xã Yên Thường, huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội. Trước đây, Xuân Dục thuộc xã Yên Thường, tổng Yên Thường, huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn, trấn Kinh Bắc (thời Lê), tỉnh Bắc Ninh (thời Nguyễn).

Theo các già làng cho biết, đình Xuân Dục được khởi dựng từ đầu thế kỷ XVII. Thế kỷ XVIII và XIX đình được tu bổ và đến thời Bảo Đại năm 1934, dân làng Xuân Dục lại công đức tiền của để sửa chữa ngôi đình (Bản ảnh số 23).

Đình làng Xuân Dục tôn thờ Nam Phổ đại vương và Lý Tam Lang, người có nhiều công lao với nước, với làng. Khi xây dựng đình, dân làng Xuân Dục đã tôn thờ hai vị làm thành hoàng làng.

b. Kiến trúc

* Mặt bằng kiến trúc

Đình Xuân Dục tọa lạc trên một khu đất cao, rộng rãi, hiện nay ở giữa làng, quay hướng Nam, phía trước có hồ rộng, trước sân là một ao nhỏ hình bán nguyệt, khu đình chiếm lĩnh vị trí trung tâm (Bản ảnh số 2). Trước đây, đình Xuân Dục có quy hoạch kiến trúc hoàn chỉnh với nghi môn gạch bề thế, một phương đình hai tầng tám mái cong, nằm ngay phía trước tòa đại đình. Về sau, tháng năm và binh hỏa đã hủy hoại hai kiến trúc này. Sau xây cổng bên cạnh (Bản ảnh số 1).

Đình Xuân Dục hiện có quy mô kiến trúc lớn, thể hiện qua diện tích mặt bằng và chiều cao vượt trội trên kiến trúc xóm làng. Đình có quy hoạch khá độc đáo, kiểu chữ Công, gồm đại đình, thiêu hương và hậu cung. Các kiến trúc này được liên kết với nhau bằng hệ thống tường bao khép kín, trong đó khu trung tâm là tòa đại đình (Bản ảnh số 3). Do điều kiện lịch sử, các

Xem tất cả 232 trang.

Ngày đăng: 20/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí