Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Định Hướng Việc Làm Của Sinh Viên


5.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến định hướng việc làm của sinh viên

5.3.1. Phân tích nhân tố khám phá (EFA – Exploratory Factor Annalysis)

Theo Hair & ctg (1998,111), đã đưa ra chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA dựa vào Factor loading (Hế số tải nhân tố). Factor loading > 0,3: đạt mức tối thiểu; Factor loading > 0,4: quan trọng và Factor loading > 0,5: được xem là có ý nghĩa thực tiễn.

Mô hình nghiên cứu ban đầu có 6 nhóm định lượng với 26 yếu tố kỳ vọng ảnh hướng đến định hướng việc làm của sinh viên. Sau khi khảo sát, dùng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA với phép quay Varimax và phương pháp trích nhân tố Principal Component Analysis để phân tích 26 biến quan sát. Sử dụng phương pháp kiểm định KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) và Bartlett để đo lường sự tương thích của mẫu khảo sát được bảng kết quả 5.8:

Bảng 5.8: Kết quả kiểm định KMO và Bartlett


Chỉ số KMO

.745


Kết quả kiểm định Bartlett

Approx. Chi-Square

1057.344

df

231

Sig.

.000

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

Định hướng việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp - 9


Hệ số KMO là 0,745 (> 0,5) và Sig. = 0,000 < 0,05 nên giả thuyết H0 trong phân tích này “Độ tương quan gia các biến quan sát bng 0 trong tng thể” sẽ bị bác bỏ, điều này có nghĩa là các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể và phân tích nhân tố EFA là thích hợp.

Các con số trong bảng Rotated Component Matrix thể hiện các trọng số nhân tố hay hệ số tải nhân tố (factor loading) lớn nhất của mỗi biến quan sát. Để phân tích nhân tố EFA được xem là quan trọng và có ý nghĩa thiết thực, chỉ giữ lại các biến quan sát có trọng số nhân tố > 0,5, như vậy ta loại dần các biến quan sát có trọng số nhân tố < 0,5 sau đó lần lượt phân tích lại theo quy trình trên, được các kết quả tại bảng 5.9:


Bảng 5.9: Bảng tóm tắt các hệ số khi sử dụng phân tích nhân tố



Lần


Tổng số biến phân tích


Biến quan sát bị loại

Hệ số KMO


Sig


Phương sai trích

Số nhân tố phân tích được

1

26


0.746

0.000

68.100

8

2

25

V16.17

0.740

0.000

69.172

8

3

24

V16.18

0.745

0.000

70.491

8


Danh sách các biến quan sát bị loại:

V16.17: Chính sách về việc làm của Nhà nước. V16.18: Loại hình công ty.

Trong phân tích EFA này, tác giả dùng phương pháp xác định số lượng nhân tố dựa vào Eigenvalue (Determination based on eigenvalue). Chỉ có những nhân tố nào có Eigenvalue > 1 mới được giữ lại trong mô hình phân tích. Đại lượng Eigenvalue đại diện cho lượng biến thiên được giải thích bởi nhân tố. Những nhân tố có Eigenvalue < 1 sẽ không có tác dụng tóm tắt thông tin tốt hơn một biến gốc vì sau khi chuẩn hóa mỗi biến gốc có phương sai là 1.

Dựa vào kết quả phân tích trong bảng (Bng 3.3, Phlc 3, trang 105), chúng ta thấy rằng theo tiêu chuẩn Eigenvalue > 1 thì chỉ có 8 nhân tố được rút ra. Cũng trong bảng này giá trị trong hàng Cumulative % cho biết 8 nhân tố đầu tiên giải thích được 70,49% biến thiên dữ liệu.

Ma trận các nhân tố sau khi xoay giúp ta xác định chính xác biến nào sẽ thuộc vào nhóm nào (hệ số tương quan cao nhất) sau khi đã được xoay qua ở tất cả các nhóm. Kết quả trong bảng Rotated Component Matrix lần 3 cho thấy các trọng số nhân tố đều đạt trên mức tối thiểu và được chia thành 8 nhóm. (Bng 3.5, Phlc 3, trang). Nhóm nhân tthnht bao gồm các biến (V9), (V10), (V11), (V12); nhóm nhân tthhai bao gồm các biến (V5), (V6), (V7), (V8); nhóm nhân tthba bao gồm các biến (V14), (V15), (V16); nhóm nhân tthtư


bao gồm các biến (V1), (V2), (V4) ; nhóm nhân tthnăm bao gồm các biến (V19), (V20), (V21) ; nhóm nhân tthsáu gồm các biến (V24), (V25), (V26); nhóm nhân tthby gồm các biến (V22), (V23); và nhóm nhân tcui cùng gồm các biến (V3), (V13). Qua đó, ta có thể giải thích được mối tương quan giữa các biến trong cùng một nhóm nhân tố với nhau.

O Nhân tố 1 gồm 4 biến:


Tên biến F1: Năng lc bn thân


STT

Tên biến

Yếu tố

1

V9

Học lực

2

V10

Tố chất

3

V11

Kỹ năng

4

V12

Kinh nghiệm thực tế


0 Nhân tố 2 gồm 4 biến:


Tên biến F2: Môi trường làm vic


STT

Tên biến

Yếu tố

1

V5

Yếu tố cơ sở vật chất

2

V6

Phong cách làm việc

3

V7

Cơ hội được học tập, nâng cao trình độ

4

V8

Cơ hội phát triển nghề nghiệp


Œ Nhân tố 3 gồm 3 biến:


Tên biến F3: Thtrường lao động


STT

Tên biến

Yếu tố

1

V14

Vấn đề thất nghiệp

2

V15

Cung – Cầu lao động


3

V16

Yêu cầu của nhà tuyển dụng


º Nhân tố 4 gồm 3 biến:


Tên biến F4: Shp dn ca địa phương


STT

Tên biến

Yếu tố

1

V1

Địa phương có nhiều việc làm

2

V2

Làm việc tại địa phương thuận lợi hơn

3

V4

Thu nhập cao hơn


6 Nhân tố 5 gồm 3 biến:


Tên biến F5: Đặc đim công ty


STT

Tên biến

Yếu tố

1

V19

Quy mô công ty

2

V20

Vị trí công ty

3

V21

Văn hóa công ty


◉ Nhân tố 6 gồm 3 biến:


Tên biến F6: Điu kin gia đình


STT

Tên biến

Yếu tố

1

V24

Kinh tế gia đình

2

V25

Xuất thân gia đình

3

V26

Truyền thống gia đình


0 Nhân tố 7 gồm 2 biến:


Tên biến F7: Chính sách ưu đãi


STT

Tên biến

Yếu tố

1

V22

Chính sách lương, đãi ngộ

2

V23

Cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp


® Nhân tố 8 gồm 2 biến:


Tên biến F8: Thcht – tinh thn


STT

Tên biến

Yếu tố

1

V3

Địa phương có nhiều điểm vui chơi, giải trí

2

V13

Năng khiếu


5.3.2. Đánh giá thang đo

Để thuận tiện cho việc phân tích và gọi tên các yếu tố ảnh hưởng đến định hướng việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp thì các yếu tố này sẽ được mã hóa với tên gọi ngắn gọn hơn và dễ quan sát trong các kết quả phân tích sau này. (Bng 3.1, Phlc 3, trang 103).

Trước tiên, việc mô tả kết quả khảo sát sẽ giới thiệu tổng quan về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến định hướng việc làm của sinh viên. Các bước đánh giá thang đo, phân tích nhân tố, phân tích hồi quy, phân tích ANOVA sẽ được thực hiện để có thể tìm hiểu sâu hơn bản chất của vấn đề nghiên cứu.

Hệ số Cronbach’s Alpha được sử dụng để đánh giá các thang đo khái niệm nghiên cứu với các yếu tố ảnh hưởng đến định hướng việc làm của sinh viên. Thang đo Likert với năm mức độ (1-Rất không ảnh hưởng………5-Rất ảnh hưởng) được sử dụng để đo lường 6 tiêu chí chính có ảnh hưởng (Câu 16 trong bản câu hỏi). Trong mỗi tiêu chí chính đó, tác giả còn có các tiêu chí phụ để có thể đánh giá cụ thể bản chất vấn đề.


Sử dụng Cronbach Alpha để kiểm tra độ tin cậy của các mục hỏi trong bảng hỏi để tìm ra các hệ số sau:

* Hệ số Cronbach Alpha: thang đo được chấp nhận khi hệ số Cronbach Alpha đạt từ 0,6 trở lên[12].

* Hệ số tương quan giữa các mục hỏi và tổng điểm: các mục hỏi được chấp nhận khi hệ số này phải đạt từ 0,3 trở lên[12].

Bảng 5.10: Kết quả phân tích Cronbach Alpha



TT


Biến quan sát

Trung bình của thang

đo nếu loi biến

Phương sai của thang đo

nếu loại biến


Tương quan với

biến tổng


Hệ số Cronbach Anpha

nếu loại biến


Hệ số Cronbach Alpha

Nhân tố 1: Năng lực bản thân

0.767

N = 4

1

Học lực

12.21

3.453

.539

.727


2

Tố chất

12.12

3.219

.657

.662


3

Kỹ năng

11.82

3.527

.648

.657


4

Kinh nghiệm thực tế

11.92

3.653

.448

.777


Nhân tố 2: Môi trường làm việc

.758

N = 4

1

Yếu tố cơ sở vật chất

12.35

3.269

.531

.714


2

Phong cách làm việc

12.29

3.247

.503

.729


3

Cơ hội được học tập, nâng cao trình độ

11.90

2.959

.645

.651


4

Cơ hội phát triển nghề nghiệp

11.73

3.020

.547

.706


Nhân tố 3: Thị trường lao động

.759

N = 3

1

Vấn đề thất nghiệp

7.85

1.682

.616

.659


2

Cung – Cầu lao động

7.80

1.820

.686

.564



3

Yêu cầu của nhà tuyển dụng

7.52

2.468

.500

.775


Nhân tố 4: Sự hấp dẫn của địa phương

.722

N = 3

1

Địa phương có nhiều việc làm

7.77

1.869

.609

.553


2

Làm việc tại dịa phương thuận lợi hơn

7.61

2.209

.654

.507


3

Thu nhập cao hơn

7.30

2.739

.397

.792


Nhân tố 5: Đặc điểm công ty

.644

N = 3

1

Quy mô công ty

7.19

1.939

.444

.563


2

Vị trí công ty

7.32

1.600

.508

.467


3

Văn hóa công ty

7.21

1.763

.416

.601


Nhân tố 6: Điều kiện gia đình

.711

N = 3

1

Kinh tế gia đình

6.52

2.515

.451

.713


2

Xuất thân gia đình

6.82

1.961

.694

. 408


3

Truyền thống gia đình

6.94

2.260

.465

.706


Nhân tố 7: Chính sách ưu đãi

.658

N = 2

1

Chính sách lương, đãi ngộ,…

4.40

.552

.491

.


2

Cơ hội thăng tiến

4.28

.593

.491

.


Nhân tố 8: Thể chất – tinh thần

.391

N = 2

1

Địa phương có nhiều

điểm vui chơi, giải trí

3.76

.648

.244

.


2

Năng khiếu

2.89

.732

.244

.


Kết quả phân tích Cronbach Alpha cho thấy có 7 trong 8 nhóm nhân tố có ý nghĩa thống kê do có hệ số Cronbach alpha lớn hơn 0,6 bao gồm:


Nhân tF1: Năng lc bn thân bao gồm 4 biến có hệ số tương quan với

biến tổng đều lớn hơn 0,3 và hệ số Cronbach alpha của thang đo = 0,767. Giá trị nhỏ nhất là: 0.657; Giá trị lớn nhất là: 0.777.

Nhân tF2: Môi trường làm vic bao gồm 4 biến có hệ số tương quan với

biến tổng đều lớn hơn 0,3 và hệ số Cronbach alpha của thang đo α = 0,758. Giá trị nhỏ nhất: 0.651; Giá trị lớn nhất: 0.729.

Nhân tF3: Thtrường lao động bao gồm 3 biến quan sát có hệ số tương

quan với biến tổng đều lớn hơn 0,3 và hệ số Cronbach alpha của thang đo α = 0,759. Giá trị nhỏ nhất: 0.564; Giá trị lớn nhất: 0.775.

Nhân tF4: Shp dn ca địa phương bao gồm 3 biến quan sát có hệ số

tương quan với biến tổng đều lớn hơn 0,3 và hệ số Cronbach alpha của thang đo

= 0,722. Giá trị nhỏ nhất: 0.507; Giá trị lớn nhất: 0.792.

Nhân tF5: Đặc đim công ty bao gồm 3 biến quan sát có hệ số tương quan với biến tổng đều lớn hơn 0,3 và hệ số Cronbach alpha của thang đo = 0,644. Giá trị nhỏ nhất: 0.563; Giá trị lớn nhất: 0.601.

Nhân tF6: Điu kin gia đình bao gồm 3 biến quan sát có hệ số tương quan với biến tổng đều lớn hơn 0,3 và hệ số Cronbach alpha của thang đo = 0,711. Giá trị nhỏ nhất: 0.408; Giá trị lớn nhất: 0.713.

Nhân tF7: Chính sách ưu đãi bao gồm 2 biến quan sát có hệ số tương

quan với biến tổng đều lớn hơn 0,3 và hệ số Cronbach alpha của thang đo = 0,658.

Riêng nhân tF8: Thcht – tinh thn có hệ số Cronbach Alpha là 0,391 < 0,6 nên không được sử dụng cho các phân tích tiếp theo.

Tóm lại: Căn cứ mô hình lý thuyết, bản câu hỏi thu thập thông tin bao gồm 26 biến quan sát kỳ vọng có ảnh hưởng đến định hướng việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp. Thang đo Likert với dãy giá trị 1 ÷ 5 được sử dụng để đo lường cảm nhận của đối tượng khảo sát về ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến định hướng việc làm của sinh viên. Kết quả phân tích Cronbach alpha cho thấy có 7 trong 8 nhóm nhân tố đảm bảo độ tin cậy chứng tỏ thang đo phù hợp và sẽ được sử dụng trong các phân tích tiếp theo.

Xem tất cả 144 trang.

Ngày đăng: 01/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí