Phân Tích Anova Để Tìm Hiểu Sự Khác Biệt Trong Định Hướng Việc Làm Của Sinh Viên


Từ các nhóm nhân tố trên, các phương trình nhân tố được xác định như sau:

F1 = 0,227*V9 + 0,298*V10 + 0,420*V11 + 0,264*V12

Trong nhóm F1 này, biến V11 có hệ số nhân tố cao nhất trong các hệ số nhân tố của các biến quan sát đưa ra. Điều này cho thấy biến V11 có mối liên hệ chặt chẽ với nhân tố F1 và biến V11 giải thích được việc đo lường mức độ ảnh hưởng của Năng lc bn thân đến định hướng việc làm của sinh viên với mức ý nghĩa là 0,420. Ngược lại, biến V9 có hệ số nhân tố nhỏ nhất 0,227 cho thấy biến này mang ý nghĩa không cao khi giải thích mức độ ảnh hưởng cho nhân tố F1.

F2 = 0,325*V5 + 0,392*V6 + 0,216*V7 + + 0,325*V8

Trong nhóm F2, biến V6 có hệ số nhân tố cao nhất trong các hệ số nhân tố của các biến quan sát đưa ra. Điều này cho thấy biến V6 có tác động mạnh tới nhân tố F2 và biến V6 giải thích được việc đo lường mức độ ảnh hưởng của Môi trường làm vic đến định hướng việc làm của sinh viên với mức ý nghĩa là 0,392. Ngược lại, biến V7 có hệ số nhân tố nhỏ nhất 0,216 cho thấy biến này mang ý nghĩa không cao khi giải thích mức độ ảnh hưởng cho nhân tố F2.

F3 = 0,395*V14 + 0,411*V12 + 0,331*V13

Trong nhóm F3, biến V12 có hệ số nhân tố cao nhất trong các hệ số nhân tố của các biến quan sát đưa ra. Điều này cho thấy biến V12 có mức ảnh hưởng lớn tới nhân tố F3 và biến V12 giải thích được việc đo lường mức độ ảnh hưởng của Năng lc bn thân đến định hướng việc làm của sinh viên với mức ý nghĩa là 0,411. Ngược lại, biến V13 có hệ số nhân tố nhỏ nhất 0,331 cho thấy biến này mang ý nghĩa không cao khi giải thích mức độ ảnh hưởng cho nhân tố F3.

F4 = 0,347*V1 + 0,420*V2 + 0,398*V4

Biến Làm việc tại địa phương có nhiều thuận lợi hơn (V2) trong phương trình F5 có hệ số nhân tố là 0,420 cao nhất trong phương trình. Do đó nó có ảnh hưởng nhiều nhất đến yếu tố chung của phương trình F4. Biến Địa phương có nhiều việc làm (V1) có hệ số nhân tố nhỏ nhất 0,347 nói lên rằng biến này chưa có ảnh hưởng sâu sắc đến phương trình F4.


F5 = 0,412*V19 + 0,369*V20 + 0,335*V21

Biến Quy mô công ty (V19) trong phương trình F5 có hệ số nhân tố cao nhất là 0,412. Do đó nó có ảnh hưởng nhiều nhất đến yếu tố chung của phường trình F5. Biến Văn hóa công ty (V21) không ảnh hưởng nhiều đến phương trình F5 khi có hệ số nhân tố nhỏ nhất trong phương trình 0,335.

F6 = 0,291*V24 + 0,471*V25 + 0,444*V26

Biến Xuất thân gia đình (V25) trong phương trình F6 có hệ số nhân tố là 0,471 cao nhất trong phương trình. Do đó nó có ảnh hưởng nhiều nhất đến yếu tố chung của phường trình F6. Biến Kinh tế gia đình (V24) chưa có ý nghĩa thiết thực khi đo lường mức độ ảnh hưởng đến định hướng việc làm của sinh viên khi có hệ số nhân tố nhỏ nhất 0,291.

F7 = 0,368*V22 + 0,506*V23

Trong nhân tố F7 gồm 2 biến. Trong đó, biến Cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp (V23) có hệ số nhân tố là 0,506 cao nhất. Còn lại, biến Chính sách lương, đãi ngộ có hệ số nhân tố nhỏ nhất trong phương trình F7 là 0,368.

Thay giá trị Mean của từng biến (V) vào phương trình, ta được các giá trị của F cho các nhóm nhân tố như sau:

F1 = 4.01 F2 = 4.02 F3 = 3.86 F4 = 3.78


F5 = 3.62 F6 = 3.38 F7 = 4.34


Tóm lại, sau khi phân tích nhân tố và tiến hành đánh giá thang đo ta thấy đã có sự thay đổi trong thang đo mức độ ảnh hưởng. Ban đầu, chỉ có 6 nhóm nhân tố được đo lường bằng 26 biến nhưng sau khi kiểm định thì được chia thành 7 nhóm với 24 biến. Trong đó, các nhóm nhân tố đã có sự sắp xếp lại và giảm bớt các biến sau:

So với nhân tố Thtrường lao động ban đầu thì lúc sau đã có sự giảm đi 1 biến là: Chính sách về việc làm của Nhà nước. Nhân tố Đặc đim công ty cũng đã loại ra 1 biến: Loại hình công ty.

Bên cạnh đó thì nhóm nhân tố mới thứ nhất (Nhân t7: Chính sách ưu đãi) được trích ra từ 2 biến trong nhóm nhân tố Đặc đim công ty ban đầu là: Chính sách lương, đãi ng; và Cơ hi thăng tiến trong nghnghip.


Nhóm nhân tố mới thứ hai (Nhân t8: Thcht – tinh thn) bao gồm 2 biến: Địa phương có nhiu địa đim vui chơi, gii trí (V3) và Năng khiếu (V13) được rút ra từ hai nhóm nhân tố ban đầu là Shp dn ca địa phương Năng lc bn thân. Nhóm nhân tố này bị loại ra do có hệ số Cronbach Alpha < 0,6.

Như vậy, mô hình nghiên cứu ban đầu gồm 6 nhóm nhân tố nhưng sau khi qua các bước phân tích thì mô hình đã được hiệu chỉnh thành 7 nhóm nhân tố. Cũng từ kết quả tính được từ các F cho thấy nhóm nhân tố có ảnh hưởng nhất đến định hướng việc làm của sinh viên là nhóm nhân tố F7: Chính sách ưu đãi với số điểm trung bình cao nhất là 4.34. Hai nhóm nhân tố F1: Năng lc bn thân F2: Môi trường làm vic cũng có mức độ ảnh hưởng tương đối lớn đến sinh viên. Điều này là hoàn toàn phù hợp với chính kiến của tác giả và tham khảo ý kiến của những người đã đi làm như tác giả đã đề cập trong chương 3. Kết quả trên đây cũng là điều mà tác giả muốn hướng đến nhằm làm rõ thêm khi quyết định lựa chọn nghề nghiệp cho tương lai thì các bạn sinh viên sẽ bị phụ thuộc vào yếu tố nào nhiều nhất để từ đó có các biện pháp hỗ trợ cần thiết cho sinh viên mới ra trường.

5.4. Phân tích ANOVA để tìm hiểu sự khác biệt trong định hướng việc làm của sinh viên

Sử dụng phân tích phương sai Anova để tìm ra sự khác biệt về kết quả đánh giá mức độ ảnh hưởng của các tiêu chí giữa các nhóm đối tượng khảo sát khác nhau về đặc điểm tương thích.

Trong phân tích này, hệ số cần quan tâm là hệ số sig. Giả thuyết HO đặt ra là không có sự khác biệt về kết quả đánh giá của các đối tượng về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố. Nếu hệ số sig. ≤ 0,05 (với mức ý nghĩa 95%) thì bác bỏ giả thuyết, tức có sự khác biệt về kết quả đánh giá của các đối tượng về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố. Nếu Sig > 0,05 thì chấp nhận giả thuyết HO.


Bảng 5.11: Hệ số sig. khi so sánh sự khác biệt về mức độ ảnh hưởng của các nhóm đối tượng khảo sát khác nhau về yếu tố cá nhân



Nhân tố

Mức ý nghĩa (Sig.) của các yếu tố

Giới tính Theo trường Học lực Nơi sinh Thu nhập

gia đình


F1

.131

.209

.909

.976

.059

F2

.541

.158

.927

.293

.280

F3

.030*

.133

.239

.017*

.013*

F4

.539

.866

.193

.556

.860

F5

.370

.216

.687

.235

.994

F6

.002*

.442

.950

.205

.042*

F7

.981

.114

.105

.831

.879

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

Định hướng việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp - 10

Để xác định sự khác biệt về sự đánh giá tầm ảnh hưởng của các nhân tố giữa các nhóm khác nhau về đặc điểm cá nhân, tác giả tiếp tục tiến hành kiểm định các giả định về sự khác nhau của các trung bình nhóm sau khi đã thực hiện phân tích Anova bằng phương pháp kiểm định Dunnett. Kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm khác nhau về đặc điểm cá nhân cho các yếu tố có mức ý nghĩa sig.

< 0,05, kết quả được thể hiện trong các phân tích tiếp theo.


5.4.1. Sự khác biệt trong đánh giá tầm ảnh hưởng yếu tố “Thị trường lao

động” gia các nhóm sinh viên theo gii tính

Kết quả phân tích (Bng 4.1, Phlc 4, trang 111) cho thấy, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về sự đánh giá tầm ảnh hưởng của yếu tố Thtrường lao động giữa hai nhóm: Sinh viên nữ chịu ảnh hưởng về trường thị trường lao động nhiều hơn là sinh viên nam, thể hiện ở giá trị trung bình của nữ (M: 1,54) cao hơn nam (M: -0,232).


5.4.2. Sự khác biệt trong đánh giá tầm ảnh hưởng yếu tố “Điều kiện gia

đình” gia các nhóm sinh viên theo gii tính

Kết quả phân tích (Bảng 4.2, Phụ lục 4, Trang 112) cho thấy, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về sự đánh giá tầm ảnh hưởng của yếu tố Đặc đim gia đình giữa hai nhóm: Sinh viên nữ ít chịu ảnh hưởng từ đặc điểm gia đình hơn là sinh viên nam, thể hiện ở giá trị trung bình của nữ (M: -0,219) nhỏ hơn nam (M: 0,328).

5.4.3. Sự khác biệt trong đánh giá tầm ảnh hưởng yếu tố “Thị trường lao

động” gia các nhóm sinh viên theo nơi sinh

Kết quả phân tích (Bng 4.3, Phlc 4, trang 112) cho thấy, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về sự đánh giá tầm ảnh hưởng của yếu tố Thtrường lao động giữa hai nhóm: Sinh viên nữ chịu ảnh hưởng về trường thị trường lao động nhiều hơn là sinh viên nam, thể hiện ở giá trị trung bình của nữ (M: 1,54) cao hơn nam (M: -0,232).

5.4.4. Sự khác biệt trong đánh giá tầm ảnh hưởng yếu tố “Thị trường lao

động” gia các nhóm sinh viên theo thu nhp gia đình

Kết quả phân tích (Bng 4.4, Phlc 4, trang 113) cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm sinh viên có thu nhập gia đình từ 2 triệu đến 6 triệu so với nhóm sinh viên có thu nhập gia đình trên 6 triệu đồng về đánh giá tầm ảnh hưởng của yếu tố Thị trường lao động đến định hướng việc làm của họ. Nhóm sinh viên có thu nhập gia đình từ 2 đến 6 triệu đánh giá mức độ ảnh hưởng của yếu tố thị trường lao động cao hơn nhóm sinh viên có thu nhập gia đình trên 6 triệu, thể hiện ở giá trị trung bình (M: 0,280 so với -0,235).

Qua kết quả kiểm định ANOVA cho thấy hầu hết sinh viên chịu ảnh hưởng nhiều từ 2 yếu tố Giới tính và Thu nhập gia đình vì mong muốn của các bạn là tìm được một công việc có thu nhập cao để có thể mang lại cuộc sống tốt hơn cho người thân và gia đình mình. Bên cạnh đó, 2 yếu tố Trường đang học và Học lực không có ảnh hưởng đến sinh viên là do các bạn luôn muốn có cạnh tranh công bằng khi xin việc, không phân biệt là trường công lập hay tư thục.


5.5. Đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến định hướng việc làm

5.5.1. Đo lường mức độ ảnh hưởng của nhân tố năng lực bản thân đối với định hướng việc làm của sinh viên

Kết quả phân tích cho thấy nhân tố môi trường làm việc có các mức ảnh hưởng khác nhau đến định hướng việc làm của sinh viên. Nếu như yếu tố Kỹ năng V11 có mức ảnh hưởng cao nhất (Mean = 4.20) thì ngược lại yếu tố về Học lực V9 có mức ảnh hưởng ít nhất (Mean = 3.82). Bên cạnh đó, yếu tố về Kinh nghiệm thực tế V12 (Mean = 4.10) cũng được các bạn sinh viên đánh giá là có ảnh hưởng nhiều đến họ. Theo nhận định chủ quan của tác giả thì yếu tố học lực V9 sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến sinh viên nhưng qua số liệu phân tích được đã chứng minh nhận định ban đầu của tác giả là sai khi mà yếu tố này có mức trung bình tương đối thấp.

Có thể nhận thấy trong nền kinh tế khó khăn như hiện nay, sinh viên muốn tìm được một công việc tốt là việc không hề đơn giản. Muốn thế các bạn không chỉ cần có trình độ chuyên môn mà còn cần có các kỹ năng cần thiết để phục vụ cho công việc như kỹ năng ngoại ngữ - tin học, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, v.v... và hơn hết là những kinh nghiệm thực tế mà trong quá trình học tập các bạn có được. Những kinh nghiệm này các bạn có thể thu nhặt từ nhiều nguồn khác nhau như: các chuyến tham quan thực tế, kinh nghiệm từ việc đi làm thêm hay từ các phần bài tập nhóm mà các bạn đã được trải nghiệm. Để có được việc làm như ý, lao động trẻ còn phải học hỏi và bổ sung thật nhiều những kiến thức, kỹ năng và các tố chất cần thiết khác như học thêm vi tính, tiếp cận với công nghệ thông tin trong thời đại công nghệ phát triển, học thêm ngoại ngữ hướng tới mục đích có thể thực hành giao tiếp tốt, phát âm chuẩn, dùng ngoại ngữ để thuyết trình được các vấn đề chuyên môn. Chỉ có như vậy mới mong kiếm được một công việc ổn định và phù hợp với chuyên ngành mình được đào tạo trong nhà trường.

Các doanh nghiệp hiện nay cần tuyển các sinh viên có thể bắt tay vào làm việc ngay mà không cần phải qua khâu đào tạo lại của công ty. Nhưng thật sự số sinh viên đáp ứng được các yêu cầu này của nhà tuyển dụng là rất ít. Đa số các


bạn có trình độ chuyên môn nhưng lại thiếu đi các kỹ năng và kinh nghiệm thực tế. Chính vì thế đứng trên góc độ là sinh viên, tác giả hy vọng cần có những giải pháp đồng bộ từ chính bản thân sinh viên, nhà trường, cơ quan – doanh nghiệp và Nhà nước để nâng cao cơ hội việc làm cho sinh viên mới ra trường.


Kinh nghiệm thực tế

4,1

Kỹ năng

4,2

Tố chất

3,91

Học lực

3,82

3,6

3,7

3,8

3,9

4

4,1

4,2

4,3

Hình 5.6: Biểu đồ mức độ ảnh hưởng của nhân tố năng lực bản thân

5.5.2. Đo lường mức độ ảnh hưởng của nhân tố môi trường làm việc đối với định hướng việc làm của sinh viên


4,5

4,4

4,3

4,2

4,1

4

3,9

3,8

3,7

3,6

3,5

3,4

4,36

4,19

3,74

3,8

Cơ sở vật chất Phong cách làm Cơ hội học tập, Cơ hội phát triển

việc nâng cao trình độ nghề nghiệp

Hình 5.7: Biểu đồ mức độ ảnh hưởng của nhân tố môi trường làm việc

Kết quả phân tích cho thấy nhân tố môi trường làm việc khá ảnh hưởng đến định hướng việc làm của sinh viên. Cụ thể các giá trị trung bình của các nhân tố trải dài từ 3.74 đến 4.36. Trong đó hai yếu tố có ảnh hưởng nhiều nhất và quyết


định nhất đến sinh viên. Thnht, yếu tố Cơ hội được phát triển nghề nghiệp V8 (Mean = 4.36). Thhai, Cơ hội được học tập, nâng cao trình độ V9 (Mean = 4.19). Vì cũng trong số những lý do mà sinh viên chọn nơi làm việc thì 2 yếu tố này luôn được các sinh viên đặc biệt quan tâm. Điều này hoàn toàn dễ hiểu vì mỗi người có những mục tiêu trong công việc khác nhau nhưng cuối cùng họ cũng sẽ luôn phấn đấu để đạt được các mục tiêu đó.

Bên cạnh đó yếu tố về phong cách làm việc của lãnh đạo cũng có mức ảnh hưởng tương đối nhiều với sinh viên (Mean = 3.8). Có thể nói rằng phong cách làm việc của đội ngũ lãnh đạo có vai trò quan trọng trong các hoạt động và các chính sách của công ty.

Yếu tố có tầm ảnh hưởng ít nhất trong nhóm nhân tố môi trường làm việc là cơ sở vật chất V5 (Mean = 3.74). Tuy rằng yếu tố này không có mức ảnh hưởng cao nhưng nếu được làm việc trong một môi trường có đầy đủ trang thiết bị thì công việc chắc chắn sẽ thuận lợi và dễ dàng hơn nhiều.

5.5.3. Đo lường mức độ ảnh hưởng của nhân tố thị trường lao động đối với định hướng việc làm của sinh viên

Các yếu tố trong nhóm nhân tố thị trường lao động có mức trung bình ảnh hưởng tương ứng là Vấn đề thất nghiệp V14 (Mean = 3.85); Cung - Cầu lao động V15 (Mean = 4.06); và Yêu cầu của nhà tuyển dụng V16 (Mean = 3.78). Nhìn chung không có sự khác biệt lớn trong mức độ ảnh hưởng của các yếu tố trên.


4,1

4

3,9

3,8

3,7

3,6

Thất nghiệp

Cung-Cầu lao động Yêu cầu của nhà tuyển

dụng

4,06

3,85

3,78

Hình 5.8: Biểu đồ mức độ ảnh hưởng của nhân tố thị trường lao động

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/05/2022