Cuốn sách “Hướng dẫn chọn nghề” xuất bản năm 1949 ở Pháp được xem là cuốn sách đầu tiên nói về hướng nghiệp[8]. Nội dung cuốn sách đã đề cập đến sự phát triển đa dạng của các ngành nghề trong xã hội do sự phát triển của công nghiệp từ đó đã rút ra những kết luận coi giáo dục hướng nghiệp là một vấn đề quan trọng không thể thiếu khi xã hội ngày càng phát triển và cũng là nhân tố thúc đẩy xã hội phát triển.
Mei Tang, Wei Pan và Mark D.Newmeyer đã áp dụng mô hình lý thuyết phát triển xã hội nghề nghiệp (SCCT, Lent, Brown và Hackett, 1994) để khảo sát các yếu tác động đến xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của học sinh trung học[9]. Những phát hiện của nghiên cứu này chứng minh tầm quan trọng của các yếu tố: kinh nghiệm học tập, tự đánh giá năng lực nghề nghiệp, lợi ích, và kết quả mong đợi trong quá trình phát triển nghề nghiệp của học sinh trung học. Mối quan hệ của các yếu tố này là động, vì vậy, để can thiệp thành công cần phải xem xét mối quan hệ phức tạp giữa các yếu tố và kết hợp một loạt các biện pháp can thiệp ở mức độ đa hệ thống.
Nghiên cứu của Bromley H. Kniveton[10], trên cơ sở khảo sát 384 thanh thiếu niên (trong đó có 174 nam và 174 nữ) từ 14 đến 18 tuổi đã đã đưa ra kết luận: Cả nhà trường và gia đình đều có thể cung cấp những thông tin và hướng dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến sự lựa chọn nghề nghiệp của thanh niên. Giáo viên có thể xác định những năng khiếu và khả năng qua đó khuyến khích học sinh tham gia các hoạt động ngoại khoá, tham gia lao động hướng nghiệp hoặc tham quan những cơ sở sản xuất. Phụ huynh học sinh có ảnh hưởng rất lớn đến việc cung cấp những hỗ trợ thích hợp nhất định cho sự lưa chọn nghề nghiệp, ngoài ra còn có sự tác động của anh chị em trong gia đình, bạn bè…
[8] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Đổi mới quản lý hệ thống giáo dục đại học giai đoạn 2010-2012, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[9] Mei Tang, Wei Pan, Mark D. Newmeyer (2008), Factors influencing High School student’s career aspriations, University of Cincinnati, USA.
[10] Bromley H. Kniveton (2004), Influences and motivations on which students base their choice of career, Loughborough University, UK.
Trong nghiên cứu của mình D.W.Chapman[11] cho rằng các yếu tố cố định của trường đại học như học phí, vị trí địa lý, chính sách hỗ trợ về chi phí hay môi trường ký túc xá sẽ có ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của học sinh. Ngoài ra ông còn nhấn mạnh ảnh hưởng của nỗ lực của các trường đến quyết định chọn trường của học sinh. D.W.Chapman còn cho rằng, các yếu tố tự thân cá nhân học sinh là một trong những nhóm yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của bản thân họ.
3.4.2. Nghiên cứu trong nước
Nghiên cứu của hai tác giả Đỗ Minh Cương và Nguyễn Thị Doan về vấn đề phát triển nguồn nhân lực lao động tốt nghiệp đại học. Trong đó đề cập nhiều đến các vấn đề hệ thống giáo dục đạo học hiện nay và các vấn đề về chính sách và hoạt động đào tạo đại học nhằm phát triển đội ngũ lao động trí thức phục vụ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Nghiên cứu khác có liên quan là luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ của Nguyễn Thị Minh Phương với đề tài: “Định hướng nghề nghiệp và khu vực làm việc sau tốt nghiệp của sinh viên ngoài công lập hiện nay (Nghiên cứu trường hợp Trường Đại học Đông Đô)”. Đề tài này nghiên cứu về vấn đề định hướng nghề nghiệp và nơi làm việc của sinh viên sau khi tốt nghiệp thông qua phạm trù các giá trị xã hội nghề nghiệp của sinh viên, định hướng nghề nghiệp của sinh viên theo các giá trị xã hội, thu nhập cao, được xã hội coi trọng, công việc ổn định, làm việc đúng chuyên môn; Xu hướng làm việc tại các đô thị, tại các vùng khác khi đã xác định cơ hội việc làm. Và đưa ra một số khuyến nghị nhằm giúp nhà trường và sinh viên xác định ý nghĩa của định hướng nghề nghiệp và nâng cao chất lượng đào tạo cũng như uy tín của nhà trường.
Tiếp theo là đề tài nghiên cứu của Nguyễn Phương Toàn “Khảo sát các yếu tố tác động đến việc chọn trường của học sinh lớp 12 trung học phổ thông trên
[11] Chapman D. W (1981), A model of student college choice. The Journal of Higher Education, 52(5), 490-505.
địa bàn tỉnh Tiền Giang”. Tác giả đã xác định và đánh giá tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của học sinh lớp 12 Trung học phổ thông trong kỳ thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng. Qua đó, đề xuất các giải pháp để góp phần nâng cao hiêu quả công tác tư vấn hướng nghiệp cho học sinh lớp 12 Trung học phổ thông trong quyết định lựa chọn trường dự thi trong kỳ thi Đại học, Cao đẳng.
3.5. Mô hình nghiên cứu đề xuất
Tóm lại, tổng hợp các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến định hướng việc làm của sinh viên đã được tổng quan ở trên sẽ là cơ sở hình thành mô hình nghiên cứu của đề tài này.
Sự hấp dẫn của địa phương
Các yếu tố ảnh hưởng
cá nhân
Môi trường làm việc
Năng lực bản thân
Thị trường lao động
Định hướng việc làm của sinh
viên
Đặc điểm công ty
Điều kiện gia đình
Hình 3.3: Mô hình nghiên cứu
Giải thích mô hình:
Thành phần Diễn giải
Sự hấp dẫn của
địa phương
Môi trường làm việc
Năng lực bản thân
Thị trường lao động
Đặc điểm công ty
- Địa phương có nhiều việc làm để lựa chọn, cơ hội việc làm của sinh viên cũng rộng mở.
- Làm việc tại địa phương đó sẽ có nhiều mối quan hệ giúp thuận lợi hơn trong công việc.
- Làm việc tại địa phương sẽ có mức thu nhập cao hơn, đời sống được cải thiện về cả giá trị vật chất và tinh thần.
- Trang thiết bị của công ty trông hấp dẫn, tốt.
- Cách làm việc tạo cảm giác thoải mái.
- Có cơ hội được giao lưu, học tập và năng cao trình độ.
- Có nhiều cơ hội được thăng tiến trong nghề nghiệp.
- Có phải có học lực giỏi trở lên sẽ tìm được công việc tốt?
- Tố chất của bản thân có phù hợp với công việc trong tương lai.
- Sinh viên cần những lũ năng gì để tìm việc làm tốt?
- Kinh nghiệm thực tế sẽ hỗ trợ cho công việc sau này như thế nào?
- Các chính sách, ưu đãi của Nhà nước về vấn đề việc làm cho sinh viên.
- Nắm rõ thông tin về yêu cầu của nhà tuyển dụng về vị trí dự tuyển.
- Cập nhật thông tin kịp thời, chính xác về các vấn đề lạm phát, thất nghiệp, cung-cầu lao động.
- Công ty thuộc loại hình nào? Nhà nước hay tư nhân?
- Lựa chọn việc làm cũng phụ thuộc vào quy mô của công ty. Công ty càng lớn sẽ càng thu hút được nhiều nhân viên giỏi.
- Công ty có vị trí tốt, thuận tiện.
Điều kiện gia đình
- Công ty có văn hóa công ty tốt, phù hợp với phong cách
làm việc của bạn.
- Công ty có chính sách lương, đãi ngộ hấp dẫn đối với nhân viên.
- Nguồn thu nhập của gia đình, nơi sinh sẽ ảnh hưởng như thế nào đến việc chọn nơi làm việc.
- Sinh viên có bị ảnh hưởng bởi truyền thống gia đình khi lựa chọn việc làm hay không?
Tóm tắt chương 3:
Chương 3 đã trình bày một số khái niệm và đặc điểm liên quan đến vấn đề. Bên cạnh đó cũng đã giới thiệu một số mô hình nghiên cứu trước đây và các lý thuyết của các tác giả để làm cơ sở hình thành mô hình nghiên cứu cho đề tài. Mô hình này thể hiện các nhân tố ảnh hưởng đến định hướng việc làm sau tốt nghiệp của sinh viên kinh tế của các trường Đại học trên địa bàn Tp Cần Thơ.
Chương 4: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Các vấn đề trong chương này:
1) Thiết kế nghiên cứu
2) Thang đo
3) Phương pháp thu thập số liệu
4) Phương pháp chọn mẫu, cỡ mẫu
5) Phương pháp phân tích số liệu
6) Quy trình – tiến độ thực hiện
4.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện thông qua 2 bước:
Bước 1: Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện qua phương pháp nghiên cứu định tính. Thu thập số liệu thứ cấp: nghiên cứu sơ bộ bao gồm những thông tin thứ cấp, được lấy từ báo, tạp chí, internet… để hình thành nên cơ sở, lý luận cho đề tài. Sau đó tiến hành gặp, trao đổi với một số sinh viên để thăm dò ý kiến của họ về định hướng việc làm sau khi ra trường để từ đó hình thành đề cương sơ bộ cho đề tài nghiên cứu. Sau khi tìm hiểu, tham khảo các mô hình nghiên cứu trước đây tiến hành xây dựng mô hình nghiên cứu và lập bản câu hỏi phỏng vấn. Mục đích của nghiên cứu này là dùng để phát hiện, điều chỉnh và bổ sung biến số thang đo cho xu hướng lựa chọn việc làm nhằm tìm ra các biến tác động mới để hoàn thiện cho mẫu câu hỏi phỏng vấn.
Bước 2: Thu thập số liệu sơ cấp: nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng, dùng kỹ thuật thu thập thông tin trực tiếp bằng cách phỏng vấn từ các bạn sinh viên đại học thông qua bản câu hỏi chi tiết. Sau đó sẽ tiến hành nhập liệu, mã hóa, làm sạch dữ liệu và tiến hành phân tích số liệu bằng các phương pháp như: phương pháp phân tích nhân tố, phân tích thống kê mô tả và hồi quy,…….thông qua chương trình hỗ trợ SPSS 18.0. Sau khi đã phân tích xong dữ liệu tiến hành viết và hiệu chỉnh báo cáo dữ liệu đã phân tích.
4.2. Thang đo được sử dụng
➢ Thang đo Likert: là loại thang đo sử dụng 5 mức độ dùng để đo lường các
yếu tố ảnh hưởng đến định hướng việc làm của sinh viên chẳng hạn như: 1-Rất không ảnh hưởng, 2-Không ảnh hưởng, 3-Trung hòa, 4-Ảnh hưởng, 5-Rất ảnh hưởng.
➢ Thang đo tỷ lệ: yêu cầu người trả lời đánh dấu vị trí thích hợp trên một
hàng hoặc một cột thể hiện điểm được xếp theo một thứ tự nào đó.
➢ Thang đo định danh và thang đo khoảng cách: được sử dụng cho những biến phân loại khác.
Bảng 4.1: Cấu trúc bảng hỏi và thang đo
Khái niệm | Số biến quan sát | Thang đo | |
Phần I: Tình hình định hướng của sinh viên | |||
1 | Loại công việc mong muốn | 1 | Định danh 5 mức độ |
2 | Nơi làm việc | 1 | Định danh 4 mức độ |
3 | Loại hình công ty mong muốn | 1 | Định danh 3 mức độ |
Phần II: Các yếu tố ảnh hưởng | |||
4 | Sự hấp dẫn của địa phương | 4 | Likert 5 mức độ |
5 | Môi trường làm việc | 4 | Likert 5 mức độ |
6 | Năng lực bản thân | 5 | Likert 5 mức độ |
7 | Thị trường lao động | 4 | Likert 5 mức độ |
8 | Đặc điểm công ty | 6 | Likert 5 mức độ |
9 | Điều kiện gia đình | 3 | Likert 5 mức độ |
Có thể bạn quan tâm!
- Cơ Sở Lý Luận - Mô Hình Nghiên Cứu
- Yếu Tố Hấp Dẫn Cứng Và Mềm Của Địa Phương
- Mô Hình Các Bước Tiến Hành Để Ra Một Quyết Định Phức Tạp (Kotler Và Fox)
- Phương Pháp Chọn Mẫu, Cỡ Mẫu Phương Pháp Chọn Mẫu
- Mô Tả Thống Kê Giữa Học Lực Và Địa Điểm Làm Việc
- Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Định Hướng Việc Làm Của Sinh Viên
Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.
4.3. Phương pháp thu thập số liệu
Dạng | Phương pháp | Kỹ thuật | Ý nghĩa | |
1 | Sơ bộ | Định tính | Thu thập dữ liệu thứ cấp | Điều chỉnh và bổ sung biến số thang đo cho định hướng lựa chọn |
2 | Chính thức | Định lượng | Thu thập thông tin sơ cấp | Xác định các yếu tố ảnh hưởng |
➢ Dữ liệu sơ cấp
Dữ liệu sơ cấp là dữ liệu mà chính cá nhân, tổ chức tự điều tra, chưa qua khâu xử lý nhằm phục vụ cho đề tài hoặc mục đính sử dụng của chính cá nhân, tổ chức đó. Các dữ liệu này có thể được thu thập bằng phương pháp khảo sát, phỏng vấn, phiếu điều tra.
Đề tài này tác giả sử dụng phương pháp điều tra sử dụng bản câu hỏi, trực tiếp phỏng vấn đối tượng nghiên cứu là sinh viên nhằm thu thập ý kiến của sinh viên về các vấn đề liên quan đến định hướng việc làm của họ sau khi tốt nghiệp. Bên cạnh đó, do đặc điểm là sinh viên năm cuối phải đi thực tập, không trực tiếp phỏng vấn nên tác giả còn sử dụng thêm phương pháp thu thập số liệu thức cấp qua email. Từ đó giúp cho tác giả có tương đối toàn diện về bản chất vấn đề nghiên cứu.
➢ Dữ liệu thứ cấp
Dữ liệu thứ cấp là dữ liệu được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau như sách, báo, Internet,…
Các số liệu thống kê từ các bài báo, Internet,…được sử dụng đề phản ánh thực trạng việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp, tình hình thất nghiệp trên địa bàn cả nước, các nguyên nhân và một số biện pháp định hướng cho sinh viên để làm minh chứng rõ ràng hơn cho vấn đề mà tác giả nghiên cứu.