Mô Tả Thống Kê Giữa Học Lực Và Địa Điểm Làm Việc


quan tâm tích cực đến công việc của mình. Chính vì thế chắc hẳn các bạn cũng

đã có nhng chun bcn thiết cho công vic ca mình trong tương lai.


Kết quả trên đã phản ánh phần nào về mối quan hệ giữa ngành học và công việc mong muốn. Nhưng để chắc chắn hơn nữa, ta sẽ tiến hành kiểm định Chi bình phương để làm rõ mối quan hệ này. (Bng 2.4, Phlc 2, trang 96)

Giả thuyết Ho: Giữa chuyên ngành học và công việc mong muốn có tồn tại mối quan hệ.

Giá trị Asymp Sig. = 0,067 > 0,05. Ta an toàn chấp nhận giả thuyết Ho với độ tin cậy 95%. Qua đó ta có thể kết luận thật sự có tồn tại mối quan hệ giữa chuyên ngành học của sinh viên với công việc mong muốn của họ sau khi ra trường vì mỗi chuyên ngành học sẽ có ứng dụng thực tiễn trong mỗi ngành nghề khác nhau.

Cụ thể, sinh viên ngành Quản trị kinh doanh thì luôn muốn tìm công việc phù hợp với chuyên ngành của mình là Quản lý hoặc Nhân viên kinh doanh vì qua đào tạo tại trường lớp các bạn đã có những kiến thức cần thiết để có thể bắt tay vào công việc để ứng dụng những kiến thức đó vào môi trường thực tế. Tiếp theo là chuyên ngành Kế toán công việc mong muốn là nhân viên văn phòng.

Về học lực và địa điểm làm việc:


Bảng 5.5: Mô tả thống kê giữa Học lực và Địa điểm làm việc


Địa đim làm vic (%)Tng cng

Quê nhà Cần Thơ Tp Hồ Chí

Minh

(%)


Xuất sắc

1,5

5,4

0,0

6,9

c

Giỏi

3,8

13,1

6,2

23,1

c l

Khá

16,9

25,4

9,2

51,5

H

Trung bình – Khá

6,9

6,2

2,3

15,4


Trung bình

0,8

2,3

0,0

3,1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

Định hướng việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp - 8

Tổng cộng (%) 30,0 52,3 17,7 100

(Nguồn: Điều tra thực tế năm 2013)


Kết quả từ biểu đồ trên cho thấy Cần Thơ là địa điểm thu hút rất đông sinh viên đến làm việc khi có 52,3% chọn và chủ yếu tập trung vào 2 nhóm sinh viên có học lực Giỏi và Khá. Cần Thơ là một trong năm thành phố lớn của cả nước có vị trí trung tâm về địa lý và phát triển kinh tế-xã hội của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Tỷ lệ nhập cư vào TP Cần Thơ trong 5 năm qua là 50,8%; so với 16,3% của cả vùng[13]. Trong những dòng nhập cư trên, một bộ phận sinh viên tốt nghiệp (học tập tại TP Cần Thơ) ở lại để tìm việc cũng đóng một vai trò quan trọng. Họ không những góp phần vào sự phát triển kinh tế- xã hội cho thành phố, mà còn nắm bắt cơ hội để học hỏi kinh nghiệm và tìm kiếm công việc phù hợp.

Bên cạnh đó một bộ phận tương đối lớn sinh viên có học lực Khá và Trung bình Khá chọn làm việc tại quê nhà (30% sinh viên) vì họ có tình cảm gắn bó thân thiết với quê hương. Hơn thế nữa, vì là nơi sinh ra và lớn lên nên làm việc tại địa phương sẽ có các điều kiện thuận lợi hơn như: gần gia đình, chi phí sinh hoạt rẻ hơn,…

Và TP Hồ Chí Minh là địa điểm ít được sinh viên lựa chọn nhất với 18%. Tuy đây là một thành phố nhộn nhịp, cơ hội việc làm nhiều, thu nhập cũng cao hơn các nơi khác cho nên đa phần sinh viên lựa chọn làm việc tại đây là những sinh viên Khá, Giỏi. Nhưng bất lợi là Tp Hồ Chí Minh có môi trường rất phức tạp, chi phí sinh hoạt cao,… nên chưa được các bạn sinh viên quan tâm nhiều.

Sinh viên có học lực cao hơn thì sẽ thường chọn những nơi thành thị đề làm việc. Để xem mối quan hệ này có tồn tại hay không thì ta hãy tiến hành phân tích Chi-bình phương. (Bng 2.6, Phlc 2, trang 97)

Giả thuyết Ho: Không tồn tại mối quan hệ giữa học lực và nơi làm việc.


Kết quả trong bảng Chi-Square Test, ta thấy giá trị Asymp Sig. = 0,284 > 0,05 cho ta biết kết quả không có ý nghĩa thống kê với mức tin cậy 95%. Do đó, ta chấp nhận giả thuyết Ho, không có mối liên hệ giữa học lực và nơi làm việc


[13] Báo cáo điều tra dân số và nhà ở năm 2009, Tổng cục thống kê.


mong muốn. Vì thế, giữa các sinh viên có học lực khác nhau thì nơi làm việc của họ sẽ không khác nhau. Nơi làm việc của họ sẽ không bị ảnh hưởng bởi học lực.

Về loại hình doanh nghiệp và lý do chọn nơi làm việc:


Theo thống kê cho thấy có sự khác biệt không đáng kể trong việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp mà sinh viên sẽ làm. Được chọn nhiều nhất là loại hình Công ty với 38,5%; tiếp đến là loại hình Nhà nước 33,1% và cuối cùng là Doanh nghiệp tư nhân 28,5%. Vì sao có quyết định lựa chọn như vậy? Nguyên nhân sẽ được làm rõ thông qua kết quả từ bảng mô tả thống kê sau:

Bảng 5.6: Mô tả thống kê giữa lý do chọn nơi làm việc và loại hình DN


Loại hình doanh nghiệp (%) Tổng

Nhà nước


Công ty

DN

Tư nhân

cộng (%)


Áp lực công việc thấp

0,8

0,0

0,0

0,8


Cơ hội phát triển

0,0

8,5

3,1

11,5

c

Cơ hội thăng tiến

3,8

3,8

3,1

10,8

m vi

Công việc ổn định

7,7

1,5

0,0

9,2

ơi là

Dễ tìm việc

0,0

0,8

1,5

2,3

n n

Đúng chuyên ngành

0,8

0,0

0,0

0,8

chọ

Gần gia đình

6,9

6,9

5,4

19,2

ý do

Môi trường học tập tốt

0,8

2,3

0,0

3,1

L

Sở thích

0,8

2,3

0,8

3,8


Thu nhập cao

8,5

10,8

13,8

33,1


Thuận tiện đi lại

3,1

1,5

0,8

5,4

Tổng cộng (%) 33,1 38,5 28,5 100

(Nguồn: Điều tra thực tế năm 2013)

Có nhiều nguyên nhân cho các bạn chọn cho mình một nơi làm việc lý tưởng nhưng đa số sinh viên cho rằng yếu tố hấp dẫn họ nhất khi chọn nơi làm việc là có mức thu nhập cao hơn các nơi khác thể hiện qua 33,1% sinh viên chọn.


Yếu tố tiếp theo mà họ quan tâm đến là gần gia đình 19,2% vì gia đình là chỗ dựa tinh thần cho họ. Qua đó có thể thấy có một phần lớn sinh viên quan tâm đến giá trị tinh thần hơn là giá trị vật chất. Bên cạnh đó, hai yếu tố tiếp theo mà họ quan tâm khi làm việc tại địa phương là cơ hội thăng tiến 10,8%, cơ hội phát triển bản thân 11,5%.

Mỗi loại hình doanh nghiệp đều có sức hấp dẫn riêng đối với từng sinh viên. Nếu như doanh nghiệp tư nhân được đánh giá cao về thu nhập 13,8% chọn nhưng đổi lại khó có công việc ổn định và khó có được một môi trường học tập tốt 0%.

Theo nhận định của sinh viên thì Công ty cũng là một nơi làm việc lý tưởng với mức lương cao 10,8%. Không những thế nếu làm việc trong công ty sinh viên sẽ còn có cơ hội phát triển bản thân 8,5% vì được tiếp xúc nhiều vấn đề thực tế và được làm việc trong một môi trường cạnh tranh đầy năng động. Một yếu tố mà bất cứ ai đặc biệt là những người có ước mơ, tham vọng to lớn luôn muốn hướng đến.

Nếu so với loại hình doanh nghiệp tư nhân và công ty thì loại hình Nhà nước có công việc tương đối ổn định và lâu dài. Tuy vậy vẫn còn một bộ phận sinh viên cho rằng họ chọn làm việc cho Nhà nước là vì có mức lương tương đối cao 8,5%. Tuy nhiên về cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp là tương đối hạn chế. Chỉ những người làm việc lâu năm, và có nhiều kinh nghiệm trong công việc mới được bổ nhiệm vào các chức vụ cao hơn. Đây là một điểm hạn chế so với hai loại hình còn lại.

Tiếp theo để xét xem sinh viên chọn loại hình công ty đó là vì những lý do gì? Và giữa chúng có mối liên hệ nào với nhau hay không, ta sẽ phân tích Chi- bình phương. (Bảng 2.8, Phụ lục 2, trang 98)

Giả thuyết Ho: Không có mối liên hệ nào giữa loại hình doanh nghiệp và lý do sinh viên chọn loại hình đó.


Giá trị Asymp Sig. = 0,005 < 0,05 trong kiểm định cho nên ta có thể bác bỏ giả thuyết Ho một cách an toàn với mức tin cậy 95%. Điều này đồng nghĩa với việc có tồn tại mối quan hệ giữa loại hình công ty và lý do chọn loại hình đó.

Có thể nói rằng sinh viên chọn loại hình công ty đó để làm việc là có lý do nhất định. Điều này có thể được giải thích như sau: Sinh viên chọn hai loại hình là Công ty và Doanh nghiệp tư nhân là vì hai loại hình này có thu nhập cao và có cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp.

Về các cá nhân có ảnh hưởng đến định hướng việc làm của sinh viên


Vợ/chồng

1%

Người yêu

5%

Bạn bè

19%

Anh/chị em

10%

Người thân

27%

Cha mẹ

38%

0%

5% 10% 15% 20% 25% 30% 35% 40% 45%

Hình 5.3: Biểu đồ cá nhân ảnh hưởng đến sinh viên

Khi được hỏi về cá nhân có ảnh hưởng đến định hướng việc làm của các bạn thì có đến 38% các bạn chịu ảnh hưởng từ cha, mẹ. Tiếp theo là người thân với 27%; bạn bè 19%; anh/chị em trong gia đình 10%; người yêu 5% và cuối cùng với 1% là vợ hoặc chồng. Cha mẹ, anh chị là tầng lớp đi trước, đã có nhiều kinh nghiệm nên lời khuyên của họ sẽ vô cùng quý báo cho các bạn vì thế họ sẽ có những ý kiến tư vấn cho bạn tốt hơn. Điều đó giải thích vì sao các bạn lại chịu ảnh hưởng nhiều từ gia đình và người thân.


Về mức độ quan tâm của sinh viên khi chọn nơi làm việc


Để đánh giá mức độ quan tâm của sinh viên khi chọn nơi làm việc xem trong tất cả các yếu tố thì ưu tiên yếu tố nào lên đầu tiên. Tác giả đưa ra chín yếu tố và sinh viên sẽ sắp xếp các yếu tố trên theo tiêu chí giảm dần mức độ quan tâm: 1-Quan tâm nht; 2-Quan tâm nhì…….; 9-Quan tâm chín. Kết quả được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 5.7: Mức độ quan tâm của sinh viên khi chọn nơi làm việc



Mức độ quan tâm (%)

Tổng

cộng

1

2

3

4

5

6

7

8

9

Yếu tố

Thu nhập

73,1

13,8

4,6

4,6

2,3

0,8

0,0

0,8

0,0

100

Đãi ngộ, khen thưởng

1,5

31,5

21,5

23,8

10,0

3,8

2,3

3,1

2,3

100

Cơ hội thăng tiến

10,0

20,8

31,5

15,4

7,7

6,2

7,7

0,0

0,8

100

Điều kiện làm việc

10,0

13,8

13,8

17,7

10,8

7,7

7,7

10,8

7,7

100

Đúng chuyên ngành

2,3

6,2

9,2

16,9

24,6

10,8

12,3

9,2

8,5

100

Công việc nhẹ nhàng

1,5

0,0

2,3

2,3

8,5

21,5

11,5

23,8

28,5

100

Gần gia đình

1,5

8,5

10,8

10,0

11,5

11,5

17,7

11,5

16,9

100

Quy mô công ty

1,5

3,1

2,3

4,6

15,4

23,8

14,6

30,0

4,6

100

Loại hình công ty

0,0

0,8

3,1

5,4

8,5

14,6

26,2

10,8

30,8

100

(Nguồn: Điều tra thực tế năm 2013)


Qua phân tích số liệu phản ảnh rằng yếu tố mà sinh viên đặt lên hàng đầu, mức quan tâm cao nhất là yếu tố Thu nhập với 73,1% lượt chọn. Tiếp theo cũng được quan tâm nhất là Cơ hội thăng tiến và Điều kiện làm việc cùng 10,0% mẫu chọn. Thu nhập, thăng tiến là liều thuốc hữu hiệu để kích thích nhân viên làm việc có hiệu quả. Bên cạnh đó nếu được làm việc trong một môi trường năng động, sáng tạo thì sẽ giữ chân được nhân tài.

Đối lập với mức độ quan tâm nhất là quan tâm chín. Trong chín yếu tố mà tác giả đưa ra thì yếu tố Công việc nhẹ nhàng được các bạn sinh viên xếp ở vị trí ưu tiên cuối cùng. Có thể thấy, sinh viên mới ra trường là thế hệ trẻ, năng động,


chấp nhận thử thách, thích cọ xát thực tế nên công việc nhẹ nhàng sẽ đồng nghĩa với việc khả năng của các bạn sẽ bị hạn chế, không có cơ hội phát huy được năng lực bản thân.

Về kênh thông tin tìm hiểu về việc làm


Hội chợ việc làm


Bạn bè Người thân

Internet

Trung tâm giới thiệu việc làm Báo chí, đài tuyền hình

0%

5%

10%

15%

20%

25%

30%

5%

18%

19%

26%

11%

21%

Hình 5.4: Kênh thông tin tìm hiểu về việc làm

Khi thời buổi công nghệ thông tin phát triển thì để tìm hiều thông tin về việc làm không còn là vấn đề khó khăn nữa. Internet là kênh thông tin được tìm hiểu nhiều nhất về việc làm 26%. Hoàn toàn dễ hiểu khi mà ngày nay hầu như mọi việc đều ứng dụng các công cụ, tiện ích trên mạng ví dụ như thông tin về tuyển dụng được đăng tải trên trang web của công ty họ. Từ đó, ứng viên có thể lên đó tìm hiểu và Apply vào vị trí ứng tuyển. Ba kênh Báo chí, đài truyền hình; Người thân; Bạn bè cũng là những kênh thông tin hữu hiệu để sinh viên có thể tham khảo để tìm việc làm với số phần trăm lựa chọn lần lượt là: 21%, 19%, 18%. Vì các kênh thông tin này hoàn toàn đáng tin cậy. Tiếp theo là tìm việc từ các Trung tâm giới thiệu việc làm 11%và Hội chợ việc làm 5%. Đây cũng là hai kênh thông tin quan trọng để úng viên tham khảo tìm việc. Hội chợ việc làm là nơi mà cung và cầu lao động; doanh nghiệp và các bạn sinh viên gặp nhau nên đây cũng là một cơ hội rất lớn để sinh viên tìm cho mình một công ty và một việc làm phù hợp với năng lực và sở thích của mình.


0% 5% 10% 15% 20% 25% 30% 35%

Về những khó khăn của sinh viên khi tìm việc làm



THIẾU KỸ NĂNG MỀM


19%



THIẾU KỸ NĂNG TRẢ LỜI PHỎNG VẤN


18%


THIẾU KỸ NĂNG NGOẠI NGỮ - TIN HỌC

15%


THIẾU KINH NGHIỆM THỰC TẾ



32%


THIẾU NĂNG LỰC CHUYÊN MÔN


17%



Hình 5.5: Khó khăn khi tìm việc của sinh viên

Theo tự bản thân đánh giá thì sinh viên cho rằng bản thân họ còn thiếu nhiều kỹ năng cần thiết cho quá trình tìm việc làm. Trong đó, thiếu kinh nghiệm thực tế được các bạn đánh giá là khó khăn nhất với 32% lượt sinh viên chọn. Quả đúng vậy, bốn năm ngồi trên ghế giảng đường đại học với vốn kiến thức nặng về lý thuyết thì thật sự chưa đủ năng lực để các bạn có thể làm việc được. Thực tế đã cho thấy, doanh nghiệp khi đưa ra các tiêu chí tuyển dụng thì kèm theo đó là kinh nghiệm. Vị trí càng cao thì yêu cầu về kinh nghiệm càng nhiều trong khi đó sinh viên mới ra trường thì lấy đâu ra kinh nghiệm. Do bản thân cũng là một sinh viên nên tôi cũng nhận thức rất rõ vấn đề này nên đây là vấn đề bức thiết mà rất cần các cơ quan, ban ngành và doanh nghiệp có biện pháp can thiệp kịp thời để giúp cho sinh viên giảm đi bớt phần nào nỗi lo lắng, trăn trở.

Bốn khó khăn tiếp theo thì được các bạn sinh viên đánh giá tương đối đều nhau với mức chênh lệch không cao. Cụ thể, thiếu kỹ năng mềm 19%; thiếu kỹ năng trả lời phỏng vấn 18%; thiếu năng lực chuyên môn 17%; thiếu kỹ năng ngoại ngữ - tin học 15%.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/05/2022