Định hướng và giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Thăng Bình - 2

Rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng là biến cố không mong đợi xảy ra gây thiệt hại, mất mát về tài sản, thu nhập của ngân hàng trong quá trình kinh doanh. Theo các chuyên gia trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng thì rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng bao gồm những loại sau:

- Rủi ro do bị ứ đọng vốn. Nguồn vốn hoạt động của NHTM chủ yếu là từ vốn huy động của công chúng. Khi vốn huy động của NHTM không chuyển sang được các tài sản có sinh lợi, từ đó không có lãi để trang trải lãi vay cho người gởi, các chi phí nghiệp vụ, quản lý... gây ra thua lỗ trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. Rủi ro này thường gặp phải trong trường hợp nền kinh tế không ổn định, ngân hàng không có tín nhiệm đối với khách hàng, hay do cơ cấu lãi suất không phù hợp.

- Rủi ro do thiếu vốn. Trường hợp ngân hàng không đủ ngân quỹ, các tài sản có lưu hoạt, cùng với việc gia tăng vốn từ các nguồn vốn khác khiến nó không đáp ứng được các nghĩa vụ chi trả và các ràng buộc về tài chính. Nguyên nhân của rủi ro này là do việc hoán chuyển kỳ hạn nguồn vốn và sử dụng vốn, do sự biến động mang tính chất thời vụ của người cần vay và người cần gởi, những biến động mang tính chất bất thường không dự đoán được. Từ đó, làm cho ngân hàng không nhận được tiền gởi, không thu được hay không mở rộng được các tài sản nợ để thực hiện các nghĩa vụ trên, từ đó gây mất lòng tin cho khách hàng, làm cho nhu cầu rút tiền ngày càng gia tăng. Để đối phó với trường hợp này, ngân hàng buộc phải thu hồi các khoản vay chưa đến hạn, bán lại các chứng khoán hay vay nóng các ngân hàng khác,... Tất cả những hoạt động này gây thiệt hại lớn cho ngân hàng, nếu trầm trọng, sẽ đưa ngân hàng đến bên bờ vực phá sản.

- Rủi ro lãi suất. Trong nền kinh tế thị trường, lãi suất của các khoản tiền vay được xem là giá cả của món vay, lãi suất được hình thành và chịu tác động của các quy luật kinh tế khách quan, như quy luật cung cầu, quy luật giá trị,... Vì vậy, lãi suất luôn biến động làm thay đổi tiền lãi, thu nhập của ngân hàng, có thể làm cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng bị thua lỗ.

- Rủi ro hối đoái. Tỷ giá hối đoái là giá cả của 1 đồng tiền tính ra một đồng tiền khác. Trong nền kinh tế thị trường, tỷ giá luôn biến động, sự biến động tỷ giá sẽ làm cho tài sản, thu nhập của ngân hàng bị đe dọa khi ngân hàng sở hữu chứng khoán bằng

ngoại tệ hay cho vay bằng ngoại tệ.

- Rủi ro thuần túy. Đây là những rủi ro không lường trước được, liên quan đến thiên tai, hỏa hoạn, động đất,... và liên quan đến đạo đức như lừa đảo, trộm cắp làm thiệt hại hay phá hủy tài sản của ngân hàng.

- Rủi ro mất khả năng thanh toán. Đây là rủi ro riêng có của ngân hàng, nó liên quan đến sự sống còn của doanh nghiệp ngân hàng. Rủi ro này thường là hậu quả của một hay nhiều rủi ro trên mà ngân hàng không lường được. Khi vốn tự có của ngân hàng không bù đắp được các khoản mất mát, thiệt hại thì sẽ dẫn đến vỡ nợ.

- Rủi ro tín dụng. Khoản mục tín dụng thường chiếm tỷ trọng chủ yếu, khoảng từ 1/2 đến 2/3 trong tổng tài sản có sinh lợi của ngân hàng và là khoản mục tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu (hơn 2/3) cho ngân hàng, nhưng cũng lại là khoản mục chứa đựng nguy cơ rủi ro cao và một khi xảy ra thì gây thiệt hại khá lớn cho các ngân hàng.

Để hiểu rõ về RRTD, chúng ta phân tích định nghĩa tín dụng của Mác. Theo Mác: Tín dụng là sự chuyển nhượng lượng giá trị từ người sở hữu sang người sử dụng để sau 1 thời gian nhất định thu lại được lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị ban đầu. Mác cho rằng:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Tiền chẳng qua chỉ rời tay người sở hữu trong 1 thời gian và chẳng qua chỉ tạm thời chuyển từ tay người sở hữu sang tay nhà tư bản hoạt động. Cho nên tiền không phải được bỏ ra để thanh toán cũng không tự đem bán đi, nó chỉ đem cho vay, tiền chỉ đem nhượng lại với điều kiện là nó sẽ quay về điểm xuất phát với 1 kỳ hạn nhất định. Do vậy, một nguyên tắc cơ bản trong quan hệ tín dụng là nguyên tắc hoàn trả: Vốn vay phải được hoàn trả cả gốc và lãi đầy đủ, đúng hạn. Nếu vi phạm nguyên tắc này thì ngân hàng gặp phải rủi ro [10, tr.462].

Như vậy, có thể hiểu RRTD là việc ngân hàng cấp tín dụng cho khách hàng mà các khoản thu nhập dự tính mang lại từ tài sản có sinh lợi của ngân hàng không được hoàn trả đầy đủ cả về số lượng và thời hạn làm cho các ngân hàng luôn ở trong tình trạng đe dọa thua lỗ, phá sản. Hay nói cách khác, RRTD là những tổn thất tài sản khi bên vay (khách hàng) không có khả năng thanh toán khoản vay theo đúng trong hợp đồng tín dụng đã thỏa thuận với ngân hàng.

Định hướng và giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Thăng Bình - 2

Tóm lại, hoạt động của ngân hàng rất mạo hiểm và nguy cơ gặp phải rủi ro cao, do vậy, cần thiết phải nhìn nhận đúng rủi ro, đặc biệt là RRTD và có biện pháp phòng ngừa là công việc không thể thiếu trong hoạt động hàng ngày của các ngân hàng hiện nay.

1.1.2. Đặc điểm rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại

1.1.2.1. Đặc điểm về rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại

- Rủi ro tín dụng của NHTM là loại rủi ro mang tính gián tiếp. Với chức năng trung gian tài chính, NHTM đứng giữa người đi vay và người cho vay để kiếm lợi về mình. Hoạt động kinh doanh của NHTM có thể được mô tả như sau:

Đối với người cho vay (người thừa vốn). NHTM tạo điều kiện để thu hút các khoản tiền nhỏ lẻ, nhàn rỗi ở các nơi trong nền kinh tế. Để thực hiện được, ngân hàng cần phải tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi, dể dàng trong việc rút và gởi tiền của các đối tượng này như đa dạng các hình thức huy động, đa dạng các thời hạn gởi, cung cấp các dịch vụ tiện ích, sử dụng các công cụ lãi suất hay các hình thức khuyến khích bằng vật chất khác. Trong mối quan hệ này, khách hàng với tư cách là người ủy nhiệm cho ngân hàng bảo quản tiền của mình, khách hàng không mất quyền sở hữu, ngân hàng phải đảm bảo nhu cầu rút tiền và các điều kiện khác cho khách hàng như đã thỏa thuận ban đầu.

Đối với người đi vay (thiếu vốn). NHTM sau khi đã thu hút được các nguồn vốn sẽ đem cho những người có nhu cầu về tiền trong nền kinh tế sử dụng vào các mục đích như đầu tư vào SXKD hay tiêu dùng. Để bù đắp chi phí hoạt động và có lãi, ngân hàng phải thu ở người đi vay một khoảng lãi với lãi suất lớn hơn lãi suất trả cho người gởi.

Như vậy, với hoạt động kinh doanh của ngân hàng chủ yếu dựa vào nguồn vốn huy động bên ngoài để cho vay, quy mô của nguồn vốn huy động lớn hay bé sẽ quyết định quy mô kinh doanh và lợi nhuận mang lại cho ngân hàng. Nói cách khác ngân hàng sử dụng nguồn vốn của người khác cho người khác vay nhằm kiếm lời cho mình, mà việc hoàn trả vốn lại cho những người gởi tiền này hoàn toàn phụ thuộc vào những người đi vay. Nếu người đi vay gặp phải rủi ro không trả được nợ cho ngân hàng thì ngân hàng sẽ không thể nào hoàn trả lại cho người gởi. Vậy, có thể khẳng định, RRTD

của ngân hàng phụ thuộc khá lớn vào rủi ro của khách hàng mà ngân hàng cho vay. Hay nói cách khác “sức khỏe” của ngân hàng phụ thuộc khá lớn vào “sức khỏe” của khách hàng, “sức khỏe” của khách hàng tốt thì “sức khỏe” của ngân hàng mới tốt.

- Rủi ro tín dụng của NHTM là loại rủi ro mang tính đa dạng, phức tạp. Trong hoạt động kinh doanh tín dụng, mục tiêu chủ yếu của ngân hàng là tìm kiếm lợi nhuận trên cơ sở phục vụ các nhu cầu tín dụng của cộng đồng, đồng thời phải đảm bảo sự an toàn vốn, đảm bảo hoàn trả cho người gởi tiền. Tuy nhiên nhu cầu tín dụng của khách hàng hoạt động trên nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau, mỗi lĩnh vực, mỗi ngành nghề có những đặc thù riêng và nguy cơ rủi ro khác nhau, rất đa dạng và phức tạp nên RRTD của ngân hàng cũng rất đa dạng, phức tạp. Thông thường các khoản cho vay có khả năng sinh lời cao thì mức độ rủi ro cao. Hơn nữa, trước nhu cầu về vốn để mở rộng sản xuất, cải tiến trang thiết bị,..., phục vụ quá trình SXKD ngày càng gia tăng, các ngân hàng cũng luôn đứng trước áp lực phải mở rộng quy mô tín dụng nên RRTD cũng phát sinh nhiều hơn. Ngoài ra, tính đa dạng, phức tạp trong RRTD còn thể hiện ở chỗ, nó không hoàn toàn do chính khách hàng mà còn có thể do tác động của môi trường hoặc do chính ngân hàng gây ra.

- Rủi ro tín dụng của NHTM là loại rủi ro mang tính khách quan. Trong hoạt động tín dụng của mình, do RRTD mang tính gián tiếp, sự thành công hay thất bại của một quan hệ tín dụng phụ thuộc vào sự thành bại của khách hàng vay vốn, phụ thuộc vào sự hưng thịnh hay suy thoái của nền kinh tế, vào sự tác động thuận lợi hay bất lợi của môi trường tự nhiên, chính trị. Vì vậy, có thể nói, ngân hàng là nơi hứng chịu mọi rủi ro của khách hàng, mọi sự bất ổn của nền kinh tế. Ngược lại, do các ngân hàng hoạt động trong nền kinh tế có mối liên hệ chặt chẽ với nhau nên sự sụp đỗ của ngân hàng nào đó sẽ ảnh hưởng đến các ngân hàng khác và ảnh hưởng đến nền kinh tế. Điều này có thể khẳng định rằng, RRTD không hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát của NHTM.

1.1.2.2. Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng

- Thông tin không cân xứng, chọn lựa đối nghịch và rủi ro đạo đức trên thị trường tài chính là các nguyên nhân cơ bản gây nên các rủi ro cho ngân hàng nói chung và RRTD nói riêng.

Thông tin không cân xứng (thông tin không đầy đủ, không chính xác) dẫn đến

sự lựa chọn đối nghịch. Rủi ro này do thông tin không cân xứng, không đầy đủ tạo ra và diễn ra trước khi thực hiện giao dịch tài chính. Nếu có đủ thông tin cần thiết về các đối tượng cần vay tiền, ngân hàng sẽ rất dễ dàng quyết định có cho vay hay không cho vay. Nhưng trên thị trường luôn tồn tại thông tin không cân xứng về người đi vay. Thông tin trên thị trường thường bị nhiễu loạn bởi người đi vay, người đi vay không có khả năng trả được nợ là người tích cực vay nhất, họ cố tạo ra bình phong đầy đủ nhất để vay được tiền vay của ngân hàng và kết quả họ là người đầu tiên được lựa chọn. Sự lựa chọn này gọi là sự lựa chọn đối nghịch, những người rất kém tín nhiệm (những người có thể rất dễ không hoàn trả được món vay) lại là những khách hàng có nhiều khả năng được lựa chọn nhất của ngân hàng. Nếu ngân hàng cho họ vay, ngân hàng sẽ đứng trước nguy cơ rủi ro không thu lại được nợ vay. Ngược lại, cũng do lựa chọn đối nghịch, ngân hàng sẽ bỏ mất cơ hội kiếm lợi nhuận. Như vậy muốn mở rộng tín dụng và hạn chế được rủi ro, ngân hàng cần phải vượt qua được thông tin không cân xứng để có sự lựa chọn đúng đắn. Vì vậy, vấn đề thông tin được xem là vấn đề quan trọng nhất để phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay của ngân hàng.

Thông tin không cân xứng dẫn đến rủi ro đạo đức. Rủi ro này cũng do thông tin không cân xứng, không đầy đủ tạo ra và diễn ra sau khi thực hiện giao dịch tài chính. Trên thị trường có rất nhiều người vay tiền có ý muốn thực hiện những hoạt động không đạo đức (xét trên quan điểm người cho vay), một khi những người này vay được tiền, họ có thể đầu tư vào những dự án rủi ro cao hoặc sử dụng vốn không đúng với cam kết ban đầu hoặc có ý định chiếm đoạt vốn của ngân hàng. Những người đi vay này, có thể ngay từ ban đầu đã có hành vi thiếu đạo đức, nhưng cũng có thể xuất hiện trong quá trình sử dụng vốn vay, tức là do trình độ quản lý, khả năng cạnh tranh cũng như năng lực kinh doanh yếu kém dẫn đến thất bại trong kinh doanh mà nảy sinh hành vi thiếu đạo đức. Ngân hàng lúc đó sẽ bị đặt vào tình cảnh nguy cơ gặp phải rủi ro. Nếu ngân hàng không thận trọng trong việc thẩm định cho vay và kiểm soát quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng thì nguy cơ rủi ro cho vay là rất lớn. Song cùng với nó, nếu ngân hàng quá thận trọng trong việc cho vay, không cho vay hoặc đột ngột cắt đứt hợp đồng tín dụng thì lại bị thiệt hại về lợi nhuận vì nguồn vốn huy động phải trả lãi và lớn hơn là mất uy tín với khách hàng. Vì vậy, giải quyết tốt

vấn đề về đánh giá, chọn lọc khách hàng và kiểm soát trong quá trình cho vay sẽ giúp ngân hàng mở rộng hoạt động tín dụng, đồng thời sẽ giúp ngân hàng giảm thiểu đến mức thấp nhất RRTD.

Như vậy, để thoát khỏi nguy cơ bị vỡ nợ và thoát khỏi một cuộc hoảng loạn ngân hàng, để tăng thu và trụ vững trên thương trường, buộc lòng các ngân hàng phải vượt qua vấn đề lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức. Vì vậy, vấn đề thông tin tín dụng, chọn lọc khách hàng và kiểm soát trong quá trình cho vay là những vấn đề có vai trò hết sức quan trọng trong việc ngăn ngừa và hạn chế RRTD của NHTM.

- Sự tác động của các quy luật kinh tế trong nền kinh tế thị trường đối với ngân hàng và khách hàng là nguyên nhân gây ra RRTD của ngân hàng.

Trong nền kinh tế thị trường, sự quản lý của Nhà nước chỉ mang tính định hướng. Mọi hoạt động kinh tế hoàn toàn chịu sự chi phối và điều khiển của các quy luật kinh tế như quy luật cạnh tranh, quy luật cung cầu, quy luật giá trị và mục tiêu hướng tới lợi nhuận của các hoạt động kinh tế. Như vậy, mỗi sự biến động của môi trường xung quanh đều ảnh hưởng tốt hay xấu đến hoạt động kinh doanh nên rủi ro trong kinh doanh rất lớn. Với chức năng là một trung gian tài chính, ngân hàng vừa đóng vai trò là chủ nợ vừa đóng vai trò là con nợ. Nếu vì một lý do nào đó người vay gặp phải rủi ro, không trả được nợ thì rõ ràng ngân hàng gặp rủi ro. Vì vậy, RRTD của ngân hàng không chỉ do sự tác động của các quy luật kinh tế thị trường đến chính ngân hàng mà còn tác động đến khách hàng vay vốn ngân hàng, cụ thể như:

Thứ nhất: Sự tác động của các quy luật kinh tế đối với khách hàng vay vốn của ngân hàng. Trong nền kinh tế thị trường, với sự tồn tại khách quan của các quy luật kinh tế thì những doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, có những ưu thế so với các đối thủ khác về trình độ kỹ thuật và công nghệ, về năng lực quản lý, về sản phẩm,... thì mới có thể tồn tại và phát triển, khi đó, việc cho vay của ngân hàng sẽ thuận lợi, ngân hàng sẽ thu được nợ và có điều kiện để mở rộng hoạt động tín dụng. Ngược lại, những doanh nghiệp nào không có những lợi thế, hoạt động kém hiệu quả thì sẽ bị loại khỏi thương trường và thậm chí sẽ bị thua lỗ, phá sản. Khi hiệu quả kinh doanh thấp kém, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc trả nợ ngân hàng, thậm chí không trả được nợ ngay cả khi còn hoạt động. Như vậy, bên cạnh những mặt tích cực, cạnh tranh cũng đã dẫn

đến những kết quả xấu trong quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng. Do vậy, RRTD luôn gắn liền với hoạt động tín dụng.

Thứ hai: Sự tác động của các quy luật kinh tế đối với ngân hàng. Trong nền kinh tế thị trường, ngân hàng cũng như mọi doanh nghiệp khác, muốn tồn tại và phát triển thì tất yếu phải giải quyết các mâu thuẫn trong quá trình kinh doanh, giữa người bán và người mua, giữa việc tìm kiếm lợi nhuận với rủi ro, giữa thế mạnh của mình so với các ngân hàng khác, giữa việc mở rộng phạm vi hoạt động với việc tăng chi phí. Trong hoạt động tín dụng, các ngân hàng giải quyết các mâu thuẫn này bằng cách mở rộng lĩnh vực cho vay, thâm nhập vào những lĩnh vực cho vay mới, nới lỏng các điều kiện tín dụng, dễ dàng chấp nhận các yêu cầu vay vốn của khách hàng,... Điều này dẫn đến, nhiều đề nghị vay vốn có khả năng trả nợ kém vẫn được ngân hàng chấp nhận nên nguy cơ RRTD của ngân hàng sẽ gia tăng. Do vậy, RRTD luôn gắn liền với việc mở rộng và gia tăng quy mô hoạt động tín dụng.

- Sự bất ổn của môi trường kinh tế, chính trị, xã hội là nguyên nhân gây ra RRTD

Bất kỳ một lĩnh vực kinh doanh nào cũng đều chịu sự chi phối của môi trường xung quanh. Mỗi sự biến động dù lớn hay nhỏ của môi trường cũng ảnh hưởng tốt hay xấu đến hoạt động kinh doanh. Môi trường kinh tế luôn ảnh hưởng đến sức mạnh tài chính của người vay, vì vậy cũng ảnh hưởng đến khả năng thu nợ của các NHTM. Trong giai đoạn kinh tế hưng thịnh, các doanh nghiệp thường kinh doanh thuận lợi, lợi nhuận tăng trưởng nhanh. Trái lại, trong giai đoạn khủng hoảng, sức mua giảm, luân chuyển vốn chậm dẫn đến khả năng hoàn trả của người vay giảm sút. Tuỳ theo mức độ nghiêm trọng của khủng hoảng và thời gian ảnh hưởng của nó đến các doanh nghiệp mà tạo ra khả năng thanh toán các khoản nợ ở mức khác nhau.

Ngày nay, nền kinh tế của các nước trên thế giới ngày càng phụ thuộc lẫn nhau. Vì vậy, khi biến động về kinh tế, chính trị của 1 quốc gia nào, một khu vực nào đó cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến các yếu tố đầu vào, đầu ra và ảnh hưởng đến thu nhập và khả năng trả nợ vay cho ngân hàng.

- Sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước là nguyên nhân dẫn đến RRTD

Nhà nước thường sử dụng các chính sách kinh tế tác động vào tổng sản phẩm quốc dân, công ăn việc làm, tiền lương, lãi suất, lạm phát, tỷ giá... Tùy thuộc vào từng

thời kỳ mà Nhà nước sử dụng chính sách kinh tế khác nhau, sự thay đổi về cơ chế chính sách của Nhà nước sẽ tác động đến các cá nhân, tổ chức kinh tế, làm thay đổi mọi dự kiến ban đầu của họ nên có thể ảnh hưởng khả năng trả nợ của họ cho ngân hàng.

- Những sự kiện bất khả kháng cũng là nguyên nhân gây ra RRTD

Những sự kiện này ngân hàng rất khó có thể dự báo, lường trước được như hiện tượng thiên nhiên bất thường (bão lụt, động đất, núi lửa), hỏa hoạn hay các hành vi lừa đảo, ăn cắp, cướp giật,... gây thiệt hại cho khách hàng vay vốn và hậu quả là ngân hàng phải gánh chịu hay nó gây thiệt hại trực tiếp về tài sản của chính bản thân ngân hàng. Đối với những rủi ro này, ngân hàng phòng ngừa bằng các biện pháp như mua bảo hiểm, tăng cường bảo vệ trực tiếp, giáo dục ý thức trách nhiệm cho nhân viên ngân hàng.

Tóm lại, hoạt động tín dụng của ngân hàng luôn chứa đựng tiềm ẩn rủi ro, nguyên nhân phát sinh có thể do tác động thiên tai, cơ chế chính sách, sự biến động kinh tế, chính trị, xã hội hay do sự yếu kém của khách hàng về năng lực quản lý, khả năng tài chính, thậm chí những ý đồ xảo trá, lừa gạt của khách hàng... Tất cả những rủi ro này có thể đề phòng, ngăn ngừa ngay từ ban đầu, từ lúc đặt quan hệ với khách hàng thông qua việc sàn lọc, lựa chọn những khách hàng có “chất lượng”, loại bỏ những khách hàng “kém chất lượng”, từ đó triệt tiêu những mầm mống gây nên rủi ro hoặc có thể theo dõi, kiểm tra, kiểm soát để có biện pháp ứng xử kịp thời.

1.1.2.3. Hậu quả của rủi ro tín dụng

- Hậu quả đối với ngân hàng.

Trong kinh doanh ngân hàng, rủi ro thường có xu hướng tập trung vào khoản mục tín dụng. Khi ngân hàng rơi vào trạng thái tài chính khó khăn nghiêm trọng thì nguyên nhân thường phát sinh từ hoạt động tín dụng. Khi một khoản tín dụng cấp ra mà ngân hàng không thu lại được đầy đủ và đúng hạn sẽ làm cho khoản mục chi phí của ngân hàng tăng lên (chi phí đòi nợ, chi phí bù đắp rủi ro, chi phí vốn,...) nên lợi nhuận ngân hàng giảm xuống, uy tín của ngân hàng đối với khách hàng bị giảm sút, thậm chí có thể dẫn đến thua lỗ trong kinh doanh và làm giảm khả năng chi trả của ngân hàng. Lúc đó lòng tin của khách hàng vào ngân hàng giảm, ảnh hưởng lớn các

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 26/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí