Thực Trạng Phát Triển Các Làng Nghề Truyền Thống Của Tỉnh Trà Vinh.


được duy trì. Nó đã giúp cho người dân Thái giải quyết được công ăn việc làm, làm ra nhiều sản phẩm đặc sắc của từng địa phương, góp phần tăng thu nhập cho người dân tham gia và điều quan trọng là giữ được giá trị tri thức truyền thống trong văn hóa lâu đời của họ. Ngoài ý nghĩa kinh tế, đây là cách bảo tồn, phát triển và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên ở địa phương và giữ gìn tri thức bản địa một cách hiệu quả.

1.5.5. Ở Việt Nam:

Cũng như nhiều quốc gia khác, Việt Nam có nhiều ngành nghề truyền thống như: gốm sứ, mộc, nề, mây tre đan, dệt... Những ngành nghề này được phát triển thành làng nghề, xã nghề ở nhiều vùng nông thôn trên toàn quốc. Trong những giai đoạn lịch sử khác nhau làng nghề có sự phát triển không giống nhau, lúc thăng, lúc trầm do tác động tổng hợp của các nhân tố tự nhiên và kinh tế xã hội. Đặc biệt, từ giai đoạn đổi mới nền kinh tế đến nay, dưới tác động to lớn của sự biến đổi nền kinh tế trong nước cũng như trên toàn thế giới, sự phát triển của các làng nghề cũng có những thay đổi lớn, được phục hồi phát triển và có những thành công mới nhưng cũng có không ít những vấn đề nan giải.

Theo thống kê của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, hiện nay nước ta có 2.790 làng nghề (trong đó có 400 làng nghề truyền thống với 53 nhóm nghề làm ra khoảng 200 loại sản phẩm thủ công khác nhau; nhiều sản phẩm nghề có lịch sử phát triển hàng năm, hàng nghìn năm), riêng Hà Nội có 1.264 làng nghề. Theo tổng hợp của Tổng cục Môi trường, làng nghề nước ta phân bố tập trung chủ yếu tại ĐBSH (chiếm khoảng 60%), miền Trung (khoảng 30%) và miền Nam (khoảng 10%). Các làng nghề thu hút hơn 10 triệu lao động, nâng cao thu nhập cho người dân, cải thiện đáng kể đời sống cho một bộ phận dân cư khu vực nông thôn. Hiện nay, Nhà nước có nhiều chính sách nhằm khuyến khích làng nghề phát triển, đặc biệt từ khi Hiệp hội làng nghề Việt Nam được thành lập vào năm 2005, đã có nhiều chương trình, chính sách nhằm bảo tồn, thúc đẩy sự phát triển làng nghề. Tuy nhiên, nhiều làng nghề có nguy cơ lâm vào tình trạng suy thoái do nhiều nguyên nhân khác nhau (do bế tắc về thị trường, do bị cạnh tranh, do thiếu vốn để cải tiến sản xuất, gây ô nhiễm


môi trường…). Để giải quyết những khó khăn này, cần có cái nhìn tổng quan về làng nghề và gắn với thực trạng kinh tế xã hội trong nước và thế giới nói chung.

Nguồn tài nguyên du lịch LNTT đang được khai thác tích cực ở khía cạnh là điểm đến đặc trưng của Việt Nam. Tuy nhiên chức năng sản xuất hàng hoá phục vụ du lịch thì vẫn còn chưa được khai thác một cách thực sự hiệu quả. Ở nước ta, mặc dù có chủ trương từ cấp quản lý gắn làng nghề với phát triển du lịch như: Cụm làng nghề mây tre đan ở Chương Mỹ, khảm trai Chuyên Mỹ, thêu Quất Động, nón làng Chuông, sơn mài Hạ Thái. Các làng nghề này dù có định hướng phát triển du lịch từ những năm 2003 – 2004, có tên trong sản phẩm tour của các hãng lữ hành, song các tour đến đây vẫn chưa có biến chuyển tích cực, lượng khách rất ít. Tại các làng nghề chưa có những điều kiện để trình diễn, dịch vụ phục vụ khách tham quan nghèo nàn. Sự tham gia của cộng đồng và phát triển du lịch chưa cao, bởi họ chưa nhận thức được giá trị của du lịch đem lại. Một làng nghề được coi là phát triển du lịch khi thu nhập từ du lịch chiếm ít nhất 25% thu nhập của làng. Bên cạnh đó, một số làng nghề hướng phát triển du lịch nhưng hạ tầng giao thông và môi trường còn nhiều bất cập.

Mặc dù phát triển du lịch làng nghề được ưu tiên trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam, nhưng chúng ta vẫn còn ít kinh nghiệm trong phát triển du lịch gắn với bảo tồn các giá trị LNTT, văn hóa cư dân bản địa và xóa đói, giảm nghèo ở vùng nông thôn. Việc nhìn nhận phát triển làng nghề gắn với du lịch chậm. Điểm yếu để phát triển làng nghề gắn với du lịch là hầu hết các làng nghề hiện nay cơ sở hạ tầng, giao thông còn kém phát triển. Hầu hết các làng nghề này cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu của tour du lịch. Ngoài ra, ô nhiễm môi trường tại các làng nghề hiện nay cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển du lịch tại địa phương. Để phát triển làng nghề gắn với du lịch có tính xã hội hóa cao, yếu tố hạ tầng cơ sở, giao thông chiếm vị trí rất quan trọng. Hiện nay, người dân làng nghề mới chỉ làm nghề, bởi vậy cần giúp họ hiểu ngoài làm nghề phải biết làm thương mại, gắn với du lịch nghề trở thành điểm du lịch, chúng ta cần có quy hoạch, đầu tư về hạ tầng giao thông.

1.5.6. Một số điểm du lịch làng nghề điển hình:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 160 trang tài liệu này.


1.5.6.1. Làng gốm Bát Tràng, Hà Nội:

Nằm bên bờ tả ngạn sông Hồng, làng gốm Bát Tràng thuộc huyện Gia Lâm, cách trung tâm thủ đô Hà Nội hơn 10 km về phía đông nam. Làng gốm đã tồn tại ở ven đô Thăng Long với tư cách một làng nghề khoảng hơn 500 năm nay.

Gốm Bát Tràng từ xưa đến nay đã lưu hành trên khắp mọi miền đất nước, thậm chí ra cả nước ngoài. Sản phẩm gốm Bát Tràng như lọ độc bình, song bình, bát vẽ chuồn, bát vẽ các tích cổ… đã được lái thương Bồ Đào Nha, Nhật Bản, Hà Lan, Pháp… mua với số lượng lớn. Nhiều nghệ nhân Nhật Bản đã bắt chước phong cách tạo hình, nét vẽ phóng khoáng, màu men đa dạng, giản dị, mộc mạc mà sâu lắng của gốm Bát Tràng. Từ những thế kỉ trước, đồ gốm Bát Tràng đã thuộc loại cao cấp, quí hiếm nhưng phần nhiều là đồ thờ: chân đèn, lư hương, bình hoa. Về sau, do thị hiếu phát triển cộng với nhu cầu thị trường, gốm Bát Tràng đã có nhiều đồ gia dụng, phổ biến nhất là bát, đĩa, bình, lọ. Ngày nay, cái khéo cái tài của người làng gốm Bát Tràng được phát huy cao độ trong cơ chế thị trường. Nhiều mặt hàng phong phú về chủng loại và kiểu dáng đã được sản xuất. Các loại gốm mỹ thuật, gốm sứ công nghiệp, đồ giả cổ, gốm xây dựng cao cấp đã dần được sản xuất nhiều hơn đồ gốm gia dụng. Bây giờ, những mặt hàng truyền thống xưa chỉ được làm khi có khách đặt để trùng tu phục chế di tích cổ. Đứng trước những mặt hàng mỹ nghệ gốm Bát Tràng, chúng ta cảm thấy thán phục đến kinh ngạc bởi bàn tay tài hoa của các nghệ nhân làng gốm – những con người đã sai khiến được đất và lửa để tạo nên những men ngọc cho đời.

Hiện nay, trên địa bàn xã Bát Tràng (Gia Lâm) có hơn 1.000 lò gốm lớn, nhỏ. Sản phẩm gốm của Bát Tràng không chỉ thu hút khách du lịch trong nước, mà cả khách du lịch nước ngoài mỗi khi đến Hà Nội. Theo Ban quản lý chợ gốm sứ Bát Tràng, trung bình hàng tháng, chợ gốm Bát Tràng đón 25 – 30 nghìn lượt khách trong nước, 5 – 6 nghìn lượt khách quốc tế. Mặc dù năm 2009, được coi là năm khó khăn của nền kinh tế, nhiều làng nghề đều rơi vào hoàn cảnh khó khăn, sản xuất giảm sút, nhưng tại khu vực chợ gốm Bát Tràng khách đến tham quan vẫn khá tập nập, cho dù không phải là ngày cuối tuần. Từ khách nội thành tới khách du lịch ở


các tỉnh khác, và tất nhiên, không thể vắng những du khách nước ngoài. Hiện nay, Bát Tràng đã hình thành hệ thống tour và có tuyến xe buýt đến chợ gốm, đưa người dân nội đô đến Bát Tràng. Mấy năm trở lại đây, Bát Tràng còn mở thêm dịch vụ để du khách tham quan trực tiếp một số xưởng sản xuất, tham gia trực tiếp vào một số công đoạn sản xuất... và đã thu hút được nhiều du khách. Thú chơi vẽ gốm ở Bát Tràng đã và đang là một thú chơi độc đáo, hấp dẫn trí tò mò của bất kỳ du khách nào có dịp ghé qua. Thú chơi vẽ gốm mới được người dân đưa vào hoạt động 5 năm trở lại đây. Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian, hoạt động này đã thu hút một số lượng lớn khách du lịch tham gia, nhất là các bạn trẻ. Vẽ gốm, nặn gốm... không những giúp du khách hiểu hơn về những công đoạn của việc làm gốm, mà còn giúp du khách tiếp cận với nghệ thuật làm gốm theo cách riêng của mỗi người. Không chỉ thu hút các em học sinh, sinh viên… trò chơi vẽ gốm còn thu hút rất nhiều du khách quốc tế. Việc phát triển làng nghề gốm Bát Tràng gắn với du lịch đã tạo ra một hình thức xuất khẩu tại chỗ hữu hiệu, góp phần quảng bá hình ảnh làng nghề, sản phẩm làng nghề ở khắp mọi nơi. Song, chỉ vì sản phẩm của Bát Tràng còn sơ sài, nghèo nàn về chủng loại mẫu mã, chất liệu... nên 2 – 3 năm trở lại đây, thị trường xuất khẩu cũng đã bị thu hẹp đáng kể.

1.5.6.2. Làng gốm Bình Dương:

Gốm Bình Dương không chỉ gắn với nghề truyền thống có từ trăm năm trước mà còn là nghề đang ăn nên làm ra. Cách TPHCM chưa đến 30 km, làng nghề gốm đã trở thành điểm đến của những người ưa thích khám phá, mê cái nghề “biến cục đất vô tri thành sản phẩm có hồn”. Nghề gốm Bình Dương gắn với lịch sử phát triển vùng đất Sài Gòn – Gia Định. Theo những người dân địa phương lớn tuổi, gốm Bình Dương xuất hiện vào khoảng giữa thế kỉ XIX tại Tân Phước Khánh, Lái Thiêu, Chánh Nghĩa… Tương truyền nghề gốm ngày xưa được người Hoa ở Triều Châu, Phúc Kiến, Quảng Đông sang định cư tại đất Thủ (một cách gọi cho thị xã Thủ Dầu Một – Bình Dương) và hình thành nên nghề gốm mang đặc trưng của từng vùng. Gốm kiểu Quảng Đông phong thái trang nhã, sử dụng men trang trí; gốm kiểu Phúc Kiến đơn giản hơn, thường là các vật dụng có màu tối; gốm kiểu Triều Châu chủ yếu


là màu men xanh trắng, hình ảnh phong cảnh sơn thủy hữu tình, con vật… Phần lớn trong số hơn 500 lò gốm hiện đang hoạt động ở địa phương là nghề cha truyền con nối của người Hoa, một số ít còn lại là của người Việt bản địa. Có những lò gốm tuổi ngót 1,5 thế kỷ.

Từ xưa, gốm Bình Dương đã theo các con sông lớn, kinh rạch đổ đi khắp nơi ở khu vực miền Đông sang Tây Nam bộ và nổi tiếng khắp vùng. Gốm Bình Dương hiện đã thay đổi nhiều về kỹ thuật, mẫu mã để thích ứng với thị trường. Nhiều thương hiệu gốm được khẳng định như: Minh Long, Hiệp Ký, Nam Việt, Minh Tâm, Cường Phát… Tham quan vùng đất được xem là cái nôi nghề gốm này, du khách không khỏi thán phục tài nghệ khéo léo của các nghệ nhân và óc sáng tạo của người làng nghề. Đứng đầu phải kể đến thương hiệu Minh Long. Đây là gia đình truyền thống làm gốm ở đất Thủ. Gốm Minh Long ở Bình Dương mang sắc thái riêng, giá trị cao hơn vượt khỏi ranh giới quốc gia sang nhiều nước trên thế giới… Nghề đã gắn với đất và người nên làm gốm như là sự sống, huyết quản của người Bình Dương. Những làng gốm hiện trở thành sản phẩm du lịch độc đáo của vùng đất này. Rất nhiều du khách đến Bình Dương để được hiểu về cuộc sống làng nghề, tìm hiểu văn hóa, lịch sử của nghề gốm. Các nghệ nhân đất Thủ đã tạo nên những tuyệt tác lập kỉ lục Việt Nam, với cúp Sen Vàng, cúp Hồn Việt, chén ngọc Văn Lang, quốc bình Thăng Long, lu Thiên Địa, đèn gốm, địa cầu. Thăm những cơ sở sản xuất gốm, du khách đứng ngắm mãi, quên cả thời gian bởi vẻ đẹp của nước men và các hoa văn, họa tiết tinh xảo mang bản sắc dân tộc Việt Nam.

1.5.6.3. Làng nghề chiếu cói Nga Sơn, Thanh Hóa:

Nói đến Thanh Hoá, không ai là không biết chiếu cói Nga Sơn, một sản phẩm nổi tiếng của vùng đất ven biển này, vật biểu trưng cho niềm hạnh phúc của những đôi lứa yêu nhau... Chiếc chiếu nổi tiếng đã được lưu truyền qua bao đời, bao thế hệ trên khắp mọi miền của đất nước. Nga Sơn là vùng đất nằm sát biển, cách Thành phố Thanh Hóa 40 km về hướng Đông Bắc. Với 8 xã nằm dọc bờ biển là một vùng triều màu mỡ, ngoài trồng sú vẹt, mảnh đất này chỉ trồng một loại cây duy nhất là cói, dệt nên chiếu Nga Sơn – niềm kiêu hãnh của vùng quê này.


Cói Nga Sơn nổi tiếng là sợi nhỏ, dai, óng mượt. Điều đặc biệt ít có nơi nào có thể trồng được loại cói dài như ở vùng này, loại cói chuyên dùng để dệt nên những tấm chiếu vừa đẹp lại vừa bền. Theo lời các cụ kể lại, ngày xưa, chiếu cói Nga Sơn cùng chiếu cói của Kim Sơn (Ninh Bình) là một trong những vật cống tiến triều đình, được các bậc vua chúa, quí tộc ưa dùng. Trải qua hơn 150 năm tồn tại với không biết bao nhiêu thăng trầm, giờ đây, người dân Nga Sơn không đơn thuần chỉ dệt chiếu cói, nhiều sản phẩm từ cói đã được đôi bàn tay tài hoa, khối óc giàu tính sáng tạo của những người thợ đã "nâng đời" trở thành những mặt hàng thủ công mỹ nghệ với những nét hoạ tiết, văn hoa khác nhau dành cho xuất khẩu. Những tấm thảm lót sàn, chiếu xe đan, làn, dép đi trong nhà, đồ dùng trang trí... đã có mặt tại thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc.

Nhưng không phải đến tận bây giờ, cây cói mới trở thành thế mạnh của kinh tế Nga Sơn mà ngay từ những năm 1965, những chiếc chiếu đậu, chiếu hoa, cùng các mặt hàng từ cói đã xuôi ngược khắp các nẻo đường đất nước từ những làng quê lên thành phố, từ những ngõ nhỏ lắt léo đến những đường phố lớn, từ bắc vào nam,... xa hơn nữa là thị trường các nước trên thế giới, chủ yếu là thị trường Ðông Âu.

Chiếu cói Nga Sơn đã dệt nên tiếng thơm ngàn đời cho vùng đất ven biển Nga Sơn. Mong rằng, trong tương lai không xa, việc phát triển ngành nghề truyền thống sẽ gắn liền với phát triển ngành du lịch sinh thái và các danh lam thắng cảnh huyền ảo mà thiên nhiên ban tặng cho vùng đất Nga Sơn, góp phần làm giàu cho vùng cói ngút ngàn này.


Bản đồ 2.1. Hành chính tỉnh Trà Vinh năm 2010



CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG CỦA TỈNH TRÀ VINH 1


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG CỦA TỈNH TRÀ VINH.


2.1. KHÁI QUÁT VỀ TỈNH TRÀ VINH:‌

Tỉnh Trà Vinh thuộc khu vực duyên hải phía Đông vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nằm giữa hai nhánh sông Mekong là sông Cổ Chiên và sông Hậu, phía Đông giáp biển với hơn 65 km bờ biển. Tổng diện tích tự nhiên 2.288,09 km2 (chưa tính đất phi nông nghiệp Cửa Cung Hầu 53,06 km2). Dân số 1.005.856 người, trong đó đồng bào dân tộc Khmer chiếm 31,5 % và tập trung nhiều nhất tại huyện Trà Cú (108.994 người). Là tỉnh vùng sâu vùng xa của châu thổ ĐBSCL

nhưng trong thập niên 1990 – 2000 tỉnh Trà Vinh đã đạt được những thành tựu đáng kể với tăng trưởng kinh tế liên tục và ổn định ở mức trên 8 % năm (2002 tăng 9,78

%).

Trà Vinh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nóng ẩm quanh năm, khí hậu chia thành hai mùa: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm từ 26 – 27,60C. Lượng mưa trung bình năm 1.526,16 mm, hiếm khi có bão.

Nguồn cung cấp nước ngọt chính là sông Cổ Chiên, sông Hậu và sông Mang Thít. Ngoài ra, hệ thống sông rạch chằng chịt đã tạo nên hệ thống dòng chảy lưu thông trên toàn bề mặt tỉnh, cung cấp nước tưới vào mùa khô và tiêu úng vào mùa lũ.

Khoáng sản ở Trà Vinh nghèo, chỉ có cát xây dựng và sét để làm gạch ngói.

Đất Trà Vinh là một dải đồng bằng ven biển bao gồm vùng châu thổ được hình thành lâu đời và những vùng đất trẻ mới bồi. Độ cao trung bình từ 1 – 3 m so với mực nước biển. Đất đai tỉnh Trà Vinh chủ yếu là đất phù sa và đất phèn, bao gồm 3 nhóm đất chính: đất cát giồng chiếm 6,62%, đất phù sa chiếm 58% và đất phèn chiếm 24,3% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, diện tích còn lại là sông rạch. Từ

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/04/2023