điều kiện tự nhiên, Trà Vinh có những vùng sinh thái, vùng phù sa nước ngọt bao gồm các huyện Cầu Kè, Càng Long, Tiểu Cần với diện tích 74.900 ha. Vùng đất gốc nhiễm mặn diện tích khoảng 120.600 ha bao gồm các huyện Duyên Hải, một phần Thành phố Trà Vinh, Châu Thành, Trà Cú, Cầu Ngang và vùng cửa sông ven biển, ngoài đê bao của dự án Nam Mang Thít diện tích khoảng 27.000 ha rất thuận lợi cho phát triển rừng và nuôi trồng thủy sản. Đất đai, khí hậu của Trà Vinh phù hợp cho phát triển cây lúa, cây công nghiệp, các loại cây ăn trái, rau màu, chăn nuôi gia súc và nuôi trồng thủy sản. Phát triển nông nghiệp là cơ sở để thúc đẩy nền công nghiệp của tỉnh phát triển. Đây là nguồn nguyên liệu dồi dào phong phú cho phát triển công nghiệp chế biến và xuất khẩu. Nhằm đưa giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân hàng năm trên 20 %. Trà Vinh sẽ xây dựng 13 cụm phát triển công nghiệp và trung tâm công nghiệp tại tỉnh và các huyện với quy mô diện tích 275,73 ha.
Du lịch Trà Vinh gắn kết với hệ thống bãi biển, sông kênh rạch, chùa chiền và các điểm di tích văn hóa lịch sử như: cù lao Long Trị, Long Hòa, Hòa Minh, Tân Quy, đền thờ Bác Hồ, Ao Bà Om, chùa Âng, chùa Giác Linh (chùa Dơi), chùa Nodol, chùa Hang, chùa Cò, biển Ba Động,… các lễ hội dân tộc đặc trưng của người Kinh, Khmer, Hoa… là sản phẩm tốt cho các nhà đầu tư du lịch và là những điều kiện tốt để hình thành những khu du lịch hấp dẫn.
Là vùng có nhiều dân tộc cùng sinh sống, với những phong tục tập quán và bản sắc văn hóa độc đáo, tạo nên nét đặc trưng văn hóa riêng cho vùng đất Trà Vinh, mặt khác Trà Vinh có lực lượng lao động dồi dào, cần cù, sáng tạo, được đào tạo qua trường nghề và các trung tâm dạy nghề sẽ là nguồn cung ứng lao động rất tốt cho các cơ sở sản xuất công nghiệp, nhất là các ngành có nhu cầu sử dụng nhiều lao động. Ngoài ra, người lao động còn gắn bó lâu đời với các ngành nghề nông thôn như: xay xát gạo, nấu rượu, nghề làm bánh, làm bún, nghề đan đát, dệt chiếu thảm, dệt chiếu, se sợi tơ xơ dừa, chế biến thủy hải sản, gây trồng và kinh doanh sinh vật cảnh… Bên cạnh đó, mỗi dân tộc lại có những nghề riêng nên làng nghề Trà Vinh cũng khá đa dạng, phong phú. Mỗi làng nghề tạo ra những sản phẩm đặc trưng mang đậm bản sắc văn hóa Trà Vinh.
2.2. CÁC ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN CÁC LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG CỦA TỈNH TRÀ VINH:
2.2.1. Các nhân tố kinh tế - xã hội:
2.2.1.1. Về kinh tế:
Phát triển kinh tế của tỉnh đã đạt được tốc độ tăng trưởng khá cao trong giai đoạn 1996 – 2008. Trong thời kì 1996 – 2000 tăng 7,2 %, thời kì 2001 – 2005 tăng đến 11,2 % và thời kì 2006 – 2008 tăng 12,4 %. Đạt được tốc độ tăng trưởng cao là nhờ ngành nông nghiệp vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng khá, công nghiệp và dịch vụ đạt tốc độ tăng trưởng rất nhanh trong thời gian gần đây.
Tuy đạt tốc độ tăng trưởng khá cao, nhưng GDP bình quân đầu người năm 2008 của Trà Vinh vẫn thấp hơn nhiều so với bình quân chung của cả nước nên khả năng tích lũy từ nội bộ nền kinh tế của tỉnh còn hạn chế. Kim ngạch xuất khẩu ở tỉnh tăng ở tốc độ nhanh nhưng tổng kim ngạch chỉ đạt 107,19 triệu USD, chiếm tỉ lệ nhỏ trong nền kinh tế của tỉnh. Các sản phẩm xuất khẩu chủ lực ở tỉnh chủ yếu bao gồm các mặt hàng nông sản đã qua chế biến như gạo, thủy sản đông lạnh, tơ xơ dừa, than hoạt tính, sản phẩm đan đát.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng nhanh tỉ trọng dịch vụ và công nghiệp, giảm dần tỉ trọng nông nghiệp nhưng tốc độ còn chậm, tỉ trọng công nghiệp vẫn còn chiếm tỉ trọng khiêm tốn. Năm 1995 tỉ trọng ngành nông nghiệp là 74,11 % đến năm 2000 giảm xuống còn 67,43 %, năm 2008 còn 50,31 % và đến năm 2010 chỉ còn 47,29 %; ngành dịch vụ tăng tương ứng: 18,75 % - 23,97 % - 28,66 % - 29,72 %; trong khi tỉ trọng ngành công nghiệp tăng tương ứng qua các năm 7,15 % - 8,6 % - 21,03 % - 22,99 %.
Công nghiệp còn chậm phát triển nên chưa có sự hỗ trợ mạnh mẽ cho ngành nghề nông thôn và làng nghề phát triển, đặc biệt là tạo thêm việc làm trong lĩnh vực gia công sản phẩm, cơ giới hóa sản xuất, giúp tìm kiếm thị trường… Trước đây do công nghiệp còn nhỏ lẻ nên sức ép về tăng thu nhập, tăng năng suất, việc làm lên lao động làng nghề còn chưa lớn, nhưng từ năm 2010 khi tỉnh Trà Vinh đẩy mạnh phát triển công nghiệp thì bên cạnh việc tạo thêm cơ hội cho một số ngành nghề phát
triển thì sự cạnh tranh với các LNTT là rất lớn, cụ thể là năng suất, thu nhập, việc làm, thị trường… Vì vậy, để phát triển ngoài việc lựa chọn các làng nghề có triển vọng cần đẩy mạnh tìm kiếm thị trường, hiện đại hóa sản xuất làng nghề, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm, mẫu mã… góp phần nâng cao thu nhập lao động làng nghề.
Bảng 2.1 Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Trà Vinh thời kỳ 2006 - 2010
CÁC NĂM | |||||
2006 | 2007 | 2008 | 2009 | 2010 | |
1. GDP toàn tỉnh | |||||
1.1. Giá so sánh 1994 (triệu đồng) | 5.373.171 | 6.107.584 | 6.775.876 | 7.353.679 | 8.248.199 |
Nông, lâm, ngư nghiệp | 3.154.423 | 3.414.150 | 3.377.283 | 3.442.868 | 3.672.360 |
Công nghiệp, xây dựng | 875.124 | 1.064.396 | 1.349.201 | 1.496.414 | 1.720.649 |
Dịch vụ | 1.343.624 | 1.629.038 | 2.049.392 | 2.414.397 | 2.855.190 |
1.2. Giá thực tế (triệu đồng) | 7.593.354 | 8.982.138 | 9.397.549 | 11.141.952 | 13.752.042 |
Nông, lâm, ngư nghiệp | 4.400.002 | 5.083.175 | 4.728.060 | 5.046.294 | 6.503.563 |
Công nghiệp, xây dựng | 1.365.014 | 1.653.995 | 1.976.624 | 2.586.091 | 3.161.801 |
Dịch vụ | 1.828.338 | 2.244.968 | 2.692.865 | 3.509.567 | 4.086.678 |
2. Cơ cấu (%) | |||||
Nông, lâm, ngư nghiệp | 57,95 | 56,59 | 50,31 | 45,29 | 47,29 |
Công nghiệp, xây dựng | 17,98 | 18,41 | 21,03 | 23,21 | 22,99 |
Dịch vụ | 24,07 | 25,00 | 28,66 | 31,50 | 29,72 |
3. GDP/người (triệu đồng/người) | 7,641 | 9,007 | 9,390 | 11,106 | 13,671 |
4. Thu ngân sách (triệu đồng) | 2.049.868 | 2.753.584 | 2.729.753 | 3.505.935 | 4.022.860 |
4.1. Trợ cấp từ trung ương | 787.315 | 1.260.987 | 1.370.071 | 1.855.358 | 2.081.278 |
4.2. Thu trên địa bàn | 1.246.270 | 1.457.219 | 1.324.212 | 1.640.361 | 1.926.359 |
4.2. Thu khác | 16.283 | 35.378 | 35.470 | 10.216 | 15.223 |
5. Chi ngân sách (triệu đồng) | 1.942.166 | 2.536.716 | 2.811.282 | 3.202.337 | 3.473.046 |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Làng Nghề Phát Triển Đa Dạng Về Quy Mô, Cơ Cấu Ngành Nghề Và Gắn Bó Chặt Chẽ Với Nông Nghiệp, Nông Thôn:
- Phát Triển Làng Nghề Và Du Lịch Làng Nghề Ở Một Số Nước Và Việt Nam:
- Thực Trạng Phát Triển Các Làng Nghề Truyền Thống Của Tỉnh Trà Vinh.
- Diện Tích, Dân Số Và Mật Độ Dân Số Tỉnh Trà Vinh Phân Theo Huyện Năm 2010.
- Thực Trạng Các Làng Nghề Truyền Thống Của Tỉnh Trà Vinh:
- Làng Nghề Đan Lát, Dệt Mành Tre, Se Sợi, Tranh Ghép Gỗ Hưng Mỹ (Xã Hưng Mỹ, Huyện Châu Thành):
Xem toàn bộ 160 trang tài liệu này.
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Trà Vinh 2006 – 2010)
Biểu đồ 2.1. Tổng sản phẩm quốc dân của của tỉnh Trà Vinh theo giá thực tế giai đoạn 2006 – 2010
Biểu đồ 2.2. Cơ cấu tổng sản phẩm quốc dân của tỉnh Trà Vinh phân theo khu vực kinh tế giai đoạn 2006 – 2010
2.2.1.2. Về xã hội:
Tỉnh Trà Vinh gồm Thành phố Trà Vinh và 7 huyện (Càng Long, Tiểu Cần, Cầu Kè, Châu Thành, Trà Cú, Cầu Ngang, Duyên Hải), với 104 xã phường, thị trấn.
Bảng 2.2. Các đơn vị hành chính của Trà Vinh năm 2010
Tổng số | Chia ra | |||
Thị trấn | Xã | Phường | ||
Thành phố Trà Vinh | 10 | 1 | 9 | |
Huyện Càng Long | 14 | 1 | 13 | |
Huyện Châu Thành | 14 | 1 | 13 | |
Huyện Cầu Kè | 11 | 1 | 10 | |
Huyện Tiểu Cần | 11 | 2 | 9 | |
Huyện Cầu Ngang | 15 | 2 | 13 | |
Huyện Trà Cú | 19 | 2 | 17 | |
Huyện Duyên Hải | 10 | 1 | 9 |
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Trà Vinh 2006 – 2010)
Dân cư đông đúc, khoảng cách đến các đô thị lớn như: Cần Thơ, TPHCM không xa, giao thông thủy, bộ thuận lợi nên đây sẽ là các thị trường có sức hút lớn cho ngành nghề nông thôn và các làng nghề ở Trà Vinh phát triển.
Mạng lưới giao thông đường bộ phát triển khá mạnh, tổng chiều dài đường quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện và giao thông nông thôn có đến 3.000 km, trong đó có 600 km đường trải nhựa. Bình quân 1,31 km đường nhựa/km2. Cụ thể từng tuyến như sau:
- Quốc lộ: Có 3 tuyến: quốc lộ 53, quốc lộ 54, quốc lộ 60. Trong đó, quốc lộ 53 là tuyến đường huyết mạch hiện nay của tỉnh, nối với quốc lộ 1A; quốc lộ 54 là tuyến ven sông Hậu, là tuyến đường quan trọng thứ hai, có tác dụng phá thế độc đạo của quốc lộ 53; quốc lộ 60 là tuyến đường ngang của tỉnh, nối quốc lộ 53 và quốc lộ
54. Tổng chiều dài trong phạm vi tỉnh 248,5 %, chất lượng còn thấp so với tiêu chuẩn quốc lộ.
- Đường tỉnh: Có 5 tuyến bao gồm: Đường tỉnh 911 nối quốc lộ 53 với 2 huyện Cầu Kè và Càng Long; đường tỉnh 912 nối 2 huyện Tiểu Cần và Châu Thành; đường tỉnh 913 là tuyến vành đai ngoài của tỉnh với biển Đông, nối với cảng Đại An; đường tỉnh 914 là tuyến nối quốc lộ 54 và quốc lộ 53; đường tỉnh 915 chạy dọc theo sông Hậu qua các huyện Cầu Kè, Tiểu Cần, Trà Cú. Tổng chiều dài 183,08 km, là đường nhựa, nhưng chất lượng cũng còn thấp so với tiêu chuẩn cấp đường.
đất.
- Đường huyện: Có 39 tuyến, với chiều dài 322,35 km, đại bộ phận là đường
- Đường giao thông nông thôn: Có khoảng trên 400 tuyến, tương ứng với
chiều dài khoảng 1.600 km, chủ yếu là đường đất.
Nhìn chung, mạng lưới giao thông bộ ở tỉnh về cơ bản đã hình thành, đáp ứng được nhu cầu đi lại, vận chuyển, phục vụ đắc lực cho phát triển các ngành kinh tế, các ngành nghề và làng nghề của tỉnh, tuy nhiên chất lượng đường thấp so với tiêu chuẩn của từng cấp đường và so với yêu cầu lưu thông bằng xe cơ giới.
Các tuyến giao thông huyết mạch của vùng ĐBSCL đã và đang được đầu tư xây dựng, đặc biệt là tuyến quốc lộ 60 đang được xây dựng hệ thống cầu qua các sông lớn, khi hoàn thành đây sẽ là tuyến giao thông quan trọng giúp kết nối các tỉnh ven biển ĐBSCL với vùng trọng điểm kinh tế phía Nam và sẽ góp phần thúc đẩy phát triển du lịch, tạo thêm kênh quảng bá các sản phẩm làng nghề của vùng ĐBSCL nói chung, ở Trà Vinh nói riêng đến với các vùng khác trong cả nước và xuất khẩu.
2.2.1.3. Dân cư và lao động:
Dân số và quy mô dân số có ảnh hưởng lớn đến sự hình thành và phát triển các làng nghề. Tại những vùng nông thôn có mật độ dân số cao, bình quân diện tích đất nông nghiệp theo đầu người thấp và tình trạng dư thừa lao động đã tạo tiền đề xuất hiện nghề phi nông nghiệp đi kèm. Dần dần các nghề phi nông nghiệp đi kèm này phát triển và trở thành các làng nghề.
Các yếu tố truyền thống, tập quán, quan hệ dòng họ, gia đình cũng có những tác động mạnh mẽ tới sự phát triển các làng nghề, nhất là các làng nghề thủ công truyền thống. Tập quán sản xuất kinh doanh khép kín đã hạn chế tính chất sản xuất hàng hoá nói chung cũng như trong các làng nghề nói riêng và kìm hãm sự phát triển của việc du nhập những ngành nghề mới vào nông thôn.
Cần phải khẳng định rằng, vai trò của nghệ nhân đối với các làng nghề thủ công truyền thống là rất lớn. Không có nghệ nhân thì không có làng nghề.
Dân số và lao động là nhân tố động lực đối với sự phát triển kinh tế của tỉnh nói chung, sự phát triển của các làng nghề nói riêng. Dân số cung cấp lao động trực
tiếp, đồng thời dân số cũng là thị trường tiêu thụ sản phẩm chủ yếu của các làng nghề. Do đó số dân, gia tăng dân số, cơ cấu dân số, tỉ lệ lao động, chất lượng lao động luôn có tác động thường xuyên tới sự phát triển của các làng nghề.
Dân số trung bình toàn tỉnh năm 2010 là 1.005.856 người, mật độ dân số khoảng 440 người/km2. Dân cư tỉnh Trà Vinh phân bố không đều giữa các huyện, tập trung chủ yếu ở Thành phố Trà Vinh (1.484 người/km2), thưa nhất là huyện Duyên Hải (236 người/km2). Trong những năm qua, bên cạnh việc thực hiện tốt công tác dân số, do sức hút từ các đô thị lớn, các khu công nghiệp ngoài tỉnh nên tốc độ di dân cơ học từ trong ra ngoài tỉnh tương đối cao, dẫn đến tỉ lệ tăng dân số trung bình ở mức thấp hơn bình quân cả nước, xấp xỉ 1 %/năm.
Tốc độ gia tăng dân số tự nhiên của tỉnh trước đây khá cao, nhưng đã giảm mạnh trong những năm gần đây nhờ việc triển khai có hiệu quả công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình. Cụ thể là năm 1992 mức tăng dân số là 2,12 % thì đến năm 2000 giảm còn 1,65 %, năm 2001 là 1,59 % và đến năm 2010 chỉ còn 0,93 %. Mức tăng tuy đã giảm, nhưng vẫn còn cao hơn mức gia tăng trung bình của cả nước.
Mức gia tăng dân số tự nhiên có sự phân hóa giữa các huyện thị và nhất là giữa thành thị và nông thôn. Nhìn chung, ở khu vực thành thị dân số tăng chậm hơn so với khu vực nông thôn (Năm 2009 – 2010 dân thành thị tăng 932 người, trong khi đó dân nông thôn tăng 1.760 người).
Trà Vinh là tỉnh có đông đồng bào Khmer sinh sống, chiếm đến 31,5 % dân số toàn tỉnh vào năm 2010. Trong khi đó, dân tộc Kinh chiếm 67,7 % và dân tộc khác chỉ chiếm 0,8 % dân số toàn tỉnh. So với các tỉnh trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), Trà Vinh là một trong hai tỉnh có tỉ lệ đồng bào dân tộc Khmer sinh sống đông nhất. Phần lớn đồng bào Khmer của tỉnh có nguồn lực kinh tế hạn chế, trình độ sản xuất thấp nên gặp nhiều khó khăn trong đầu tư sản xuất cũng như tiếp nhận các tiến bộ khoa học kĩ thuật, thị trường vào sản xuất.
Bảng 2.3. Dân số và lao động theo thành thị và nông thôn tỉnh Trà Vinh thời kỳ 2006 – 2010
Đơn vị | Các năm | |||||
2006 | 2007 | 2008 | 2009 | 2010 | ||
1. Dân số trung bình | Người | 993.706 | 997.188 | 1.000.782 | 1.003.164 | 1.005.856 |
1.1. Dân số thành thị | Người | 145.081 | 148.082 | 151.118 | 153.819 | 154.751 |
Tỉ lệ so với tổng dân số | % | 14,6 | 14,8 | 15,1 | 15,3 | 15,4 |
1.2. Dân số nông thôn | Người | 848.625 | 849.106 | 849.664 | 849.345 | 851.105 |
Tỉ lệ so với tổng dân số | % | 85,4 | 85,2 | 84,9 | 84,7 | 84,6 |
2. Lao động xã hội | Người | 567.665 | 571.676 | 576.752 | 580.824 | 585.926 |
Tỉ lệ so với tổng dân số | % | 57,1 | 57,3 | 57,6 | 57,9 | 58,3 |
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Trà Vinh 2006 – 2010)
Biểu đồ 2.3. Cơ cấu dân thành thị và dân nông thôn tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2006 – 2010