triển nông thôn đã thông qua báo cáo qui hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2010, chưa có công trình nghiên cứu cụ thể về LNTT phục vụ du lịch.
5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
5.1. Về nội dung:
Trong đề tài này tác giả tập trung nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của các LNTT của tỉnh Trà Vinh; thực trạng phát triển các LNTT như: Làng nghề dệt chiếu, thảm, se sợi tơ xơ dừa ở xã Đức Mỹ, huyện Càng Long; làng nghề đan đát xã Đại An, huyện Trà Cú; làng nghề đan lát, dệt mành tre, se sợi tơ sơ dừa, tranh ghép gỗ xã Hưng Mỹ, huyện Châu Thành; làng nghề đan đát – thủ công mỹ nghệ xã Lương Hòa, huyện Châu Thành; làng nghề sơ chế thủy sản Xóm Đáy, xã Đông Hải, huyện Duyên Hải; làng nghề hoa kiểng ở ấp Vĩnh Yên, xã Long Đức, Thành phố Trà Vinh và làng nghề hoa kiểng ở ấp Long Bình, phường 4, Thành phố Trà Vinh. Trên cơ sở đó đánh giá khách quan về sự phát triển các làng nghề của tỉnh từ đó đề ra những định hướng và giải pháp phát triển các LNTT ở tỉnh Trà Vinh phục vụ du lịch thời kỳ hội nhập.
5.2. Về không gian:
Nghiên cứu các LNTT trên toàn bộ lãnh thổ tỉnh Trà Vinh.
6. QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
6.1. Các quan điểm vận dụng trong nghiên cứu:
6.1.1. Quan điểm lãnh thổ:
Có thể bạn quan tâm!
- Định hướng phát triển các làng nghề truyền thống ở tỉnh Trà Vinh phục vụ du lịch thời kỳ hội nhập - 1
- Định hướng phát triển các làng nghề truyền thống ở tỉnh Trà Vinh phục vụ du lịch thời kỳ hội nhập - 2
- Tác Động Của Hội Nhập Đến Du Lịch Và Làng Nghề Phục Vụ Du Lịch:
- Các Làng Nghề Phát Triển Đa Dạng Về Quy Mô, Cơ Cấu Ngành Nghề Và Gắn Bó Chặt Chẽ Với Nông Nghiệp, Nông Thôn:
- Phát Triển Làng Nghề Và Du Lịch Làng Nghề Ở Một Số Nước Và Việt Nam:
Xem toàn bộ 160 trang tài liệu này.
Trong lãnh thổ có sự phân hóa về dân cư, kinh tế... nghiên cứu sự khác biệt này nhằm phát hiện các mối liên hệ hữu cơ bên trong một tổng thể nhất định. Việc sử dụng quan điểm lãnh thổ trong nghiên cứu LNTT là hết sức cần thiết bởi vì không phải nơi nào trong một vùng, một khu vực cũng có điều kiện giống nhau để phát triển LNTT. Vì vậy, dựa vào quan điểm lãnh thổ tìm ra các đặc trưng quan trọng nhất để phát triển LNTT phục vụ du lịch phù hợp với cấu trúc lãnh thổ trong một thể tổng hợp, sao cho mang lại hiệu quả tối ưu nhất.
6.1.2. Quan điểm tổng hợp:
Trong nghiên cứu Địa lý nói chung và Địa lý kinh tế - xã hội nói riêng, việc vận dụng quan điểm tổng hợp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Các vấn đề về phát triển LNTT ở Trà Vinh là vô cùng phong phú và đa dạng, có quá trình hình thành và phát triển trong mối liên hệ nhiều chiều. Để việc định hướng phát triển làng nghề phục vụ du lịch khách quan và khoa học, nhất thiết phải sử dụng quan điểm tổng hợp.
6.1.3. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh:
Mỗi một hiện tượng địa lý kinh tế xã hội đều tồn tại trong một thời gian nhất định. Nói cách khác các quá trình này có quá trình phát sinh, phát triển và suy vong. Khi xem xét đánh giá cần thiết phải đứng trên quan điểm lịch sử. Nghiên cứu các LNTT ở tỉnh Trà Vinh đòi hỏi phải nhìn nhận từ quá khứ để lí giải ở một mức độ nhất định ở hiện tại và dự báo tương lai. Nếu tách rời quá khứ khỏi hiện tại thì khó có thể giải thích thỏa đáng sự phát triển ở thời điểm hiện tại và nếu không chú ý đến tương lai thì mất khả năng dự báo.
6.1.4. Quan điểm phát triển bền vững:
Thuật ngữ “Phát triển bền vững” đã trở thành thuật ngữ quen thuộc đối với tất cả những ai quan tâm đến môi trường và phát triển. Hiện nay, quan niệm được sử dụng rộng rãi nhất là: “Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng nhu cầu của các thế hệ hôm nay mà không gây hại đến khả năng thỏa mãn những nhu cầu của các thế hệ tương lai trong việc đáp ứng những nhu cầu của họ” của Ủy ban thế giới về môi trường và phát triển.
Quán triệt quan điểm phát triển bền vững đòi hỏi phải bền vững cả về ba mặt: kinh tế, xã hội, môi trường. Về mặt kinh tế, đó là tốc độ tăng trưởng, hiệu quả và sự ổn định của nền kinh tế. Dưới góc độ xã hội , phải chú trọng đến việc xóa đói giảm nghèo, xây dựng thể chế và bảo tồn di sản văn hóa dân tộc. Còn về phương diện môi trường là giữ gìn tính đa dạng sinh học, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, ngăn chặn sự ô nhiễm và xuống cấp của môi trường. Phát triển các LNTT ở Trà Vinh phải chú ý đến cả ba mặt trên thì mới phát triển bền vững.
6.2. Các phương pháp nghiên cứu:
6.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu:
Phương pháp thu thập tài liệu là phương pháp truyền thống. Việc nghiên cứu các LNTT tỉnh Trà Vinh không thể mang tính chính xác nếu thiếu tính kế thừa, thiếu sự tích lũy những thành tựu của quá khứ.
Các nguồn tài liệu cần thu thập tương đối đa dạng, phong phú bao gồm các tài liệu đã được xuất bản, tài liệu của các cơ quan lưu trữ và các cơ quan khác nhau theo chương trình hay đề tài nghiên cứu hoặc theo những vấn đề nghiên cứu riêng cũng như các tài liệu trên thực địa và cả tài liệu trên mạng internet.
Đối với bản thân khi nghiên cứu các làng nghề truyền thống ở tỉnh Trà Vinh, tôi đã quan tâm đến các dạng thông tin sau đây: trình bày bằng văn bản (sách, báo, tạp chí), số liệu thống kê, các bản đồ, tranh ảnh và các dạng khác (điều tra, phỏng vấn, Internet).
6.2.2. Phương pháp khảo sát thực tế:
Phương pháp khảo sát thực tế là một phương pháp quan trọng trong quá trình nghiên cứu đề tài. Quá trình khảo sát thực tế được tiến hành gần như toàn bộ lãnh thổ của Trà Vinh. Khảo sát thực tế trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, các LNTT, các vùng nguyên liệu,... để từ đó có cái nhìn tổng thể, khách quan về thực trạng và có căn cứ khoa học để đề xuất những định hướng phát triển các LNTT ở tỉnh Trà Vinh phục vụ du lịch.
6.2.3. Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh:
Sau khi thu thập được tài liệu, bước tiếp theo là xử lí theo mục tiêu của việc nghiên cứu. Trong quá trình xử lí tài liệu, các phương pháp truyền thống được sử dụng như phân tích, tổng hợp, so sánh... Tài liệu sau khi tiến hành phân tích, tổng hợp đặc biệt là các số liệu, tài liệu được phân tích, tổng hợp sẽ được đối chiếu làm cơ sở cho việc đưa ra nhận định hoặc kết luận của mình.
6.2.4. Phương pháp bản đồ và hệ thống thông tin địa lý (GIS):
Phương pháp bản đồ đây là phương pháp rất đặc trưng của Địa lý kinh tế - xã hội bởi vì mọi nghiên cứu về Địa lý điều mở đầu bằng bản đồ và kết thúc cũng bằng bản đồ.
Đối với Địa lý kinh tế - xã hội, ý nghĩa to lớn của nó là góp phần giải quyết nhiều nội dung nghiên cứu cũng như đánh giá, phân tích thực trạng phát triển các LNTT của địa phương cũng như đề xuất các định hướng phát triển trong tương lai.
Ngày nay, công nghệ thông tin phát triển như vũ bão. Việc sử dụng những thành tựu mới của nhân loại trong nghiên cứu địa lý kinh tế - xã hội ngày càng được nhân rộng.
Hệ thống thông tin địa lý là hệ thống thông tin đa dạng dùng để lưu trữ, xử lí, phân tích, tổng hợp, điều hàng và quản lí những dữ liệu không gian, đồng thời cho phép lấy và trình bày thông tin dưới dạng dễ tiếp nhận, trao đổi và sử dụng.
Có thể coi đây là một công cụ hoặc là một phương pháp có hiệu quả trong nghiên cứu địa lý kinh tế - xã hội. Nó cho phép chồng xếp các thông tin địa lý để xác định được những đặc trưng của các đối tượng nghiên cứu với độ tin cậy cao.
Trong quá trình nghiên cứu, tôi sử dụng nhiều bản đồ để khai thác kiến thức, kiểm tra và đánh giá. Ngoài ra, tôi thành lập nhiều bản đồ để thể hiện kết quả nghiên cứu.
7. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN:
Tên đề tài luận văn: “Định hướng phát triển các làng nghề truyền thống ở tỉnh Trà Vinh phục vụ du lịch thời kỳ hội nhập”
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục chữ cái viết tắt, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận văn gồm ba chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về phát triển LNTT và du lịch làng
nghề.
Chương 2: Thực trạng phát triển các LNTT của tỉnh Trà Vinh.
Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển các LNTT ở tỉnh Trà Vinh
phục vụ du lịch thời kỳ hội nhập.
8. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI.
Về mặt lí luận: Đề tài đã tổng quan có chọn lọc những cơ sở lí luận và thực tiễn của phát triển LNTT và du lịch làng nghề.
Về mặt thực tiễn: Nghiên cứu và phân tích thực trạng phát triển các LNTT của tỉnh Trà Vinh, định hướng và giải pháp để phát triển các LNTT ở tỉnh Trà Vinh phục vụ du lịch hợp lí, hiệu quả và bền vững.
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG
VÀ DU LỊCH LÀNG NGHỀ.
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM:
1.1.1. Du lịch:
Trong lịch sử nhân loại, du lịch được ghi nhận như một sở thích, một nhu cầu, một hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con người. Ngày nay, du lịch được xác định là một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng, mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao.
Năm 1811, định nghĩa về du lịch lần đầu tiên xuất hiện tại nước Anh. Năm 1930, Glusman người Thụy Sĩ định nghĩa: “Du lịch là sự chinh phục không gian của những người đến một địa điểm, mà ở đó họ không có chỗ cư trú thường xuyên”.
Bên cạnh đó, hai học giả Hunziker và Krapf – những người đặt nền móng cho lí thuyết về cung – cầu du lịch và I.I Pirojnik (năm 1985) cũng đã đưa ra định nghĩa về du lịch.
Hội nghị lần thứ 27 (năm 1993) của Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) đã đưa ra khái niệm: “Du lịch là hoạt động về chuyến đi đến một nơi khác với môi trường sống thường xuyên (usual environment) của con người và ở lại đó để tham quan, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí hay các mục đích khác ngoài các hoạt động để có thù lao ở nơi đến với thời gian liên tục ít hơn 1 năm”.
Trong Luật Du lịch Việt Nam được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kì họp thứ 7 thông qua ngày 14 tháng 7 năm 2005, tại điều 4, chương I định nghĩa: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”. Trong
điều kiện nước ta hiện nay, quan niệm này ngày càng phổ biến và được công nhận rộng rãi.
1.1.2. Nhu cầu du lịch:
- Nhu cầu du lịch là sự mong muốn của con người đi đến một nơi khác với nơi ở thường xuyên của mình để có được những xúc cảm mới, trải nghiệm mới, hiểu biết mới, để phát triển các mối quan hệ xã hội, phục hồi sức khỏe tạo sự thoải mái, dễ chịu về tinh thần.
+ Nhu cầu thiết yếu trong du lịch: là những nhu cầu về vận chuyển, lưu trú và ăn uống cần phải được thỏa mãn trong chuyến hành trình du lịch.
+ Nhu cầu đặc trưng: là những nhu cầu xác định mục đích chính của chuyến đi, ví dụ như: nhu cầu nghỉ dưỡng, tham quan, giải trí, thăm viếng, tham gia lễ hội, học tập nghiên cứu.
+ Nhu cầu bổ sung: là những nhu cầu chưa định hình trước, nó phát sinh trong chuyến hành trình du lịch như thông tin, tư vấn, mua sắm.
- Phân loại nhu cầu du lịch:
+ Nhu cầu du lịch thực tế: là nhu cầu được thỏa mãn được thực hiện trong thực tế được thể hiện qua số lượng khách du lịch trong một khoảng thời gian nào đó.
+ Nhu cầu bị kiềm chế: là nhu cầu của một bộ phận dân cư muốn đi du lịch nhưng không thực hiện được vì một lí do nào đó. Các nguyên nhân chủ quan có thể là: thu nhập thấp và quá bận rộn. Các nguyên nhân khách quan có thể là: hoàn cảnh gia đình, điểm đến du lịch không đảm bảo an toàn, phương tiện vận chuyển không đáp ứng đủ nhu cầu đi lại, cơ chế chính sách của chính phủ nơi khách đi hoặc đến không khuyến khích đi du lịch hoặc tiếp nhận khách đi du lịch. Không có nhu cầu gồm những người có đủ điều kiện nhưng không muốn đi du lịch và những người trong suốt cuộc đời không thể đi du lịch vì lí do hoàn cảnh gia đình, sức khỏe, lối sống, văn hóa…
1.1.3. Sản phẩm du lịch:
1.1.3.1. Khái niệm:
Có nhiều khái niệm về sản phẩm du lịch có thể được nêu ra:
Theo nghĩa rộng: “Sản phẩm du lịch có thể được hiểu là tất cả các hàng hóa và dịch vụ mà khách du lịch tiêu dùng cho chuyến đi du lịch của họ”.
Theo nghĩa hẹp: “Sản phẩm du lịch là các hàng hóa và dịch vụ mà khách mua lẻ hoặc trọn gói do các doanh nghiệp du lịch tạo ra nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch”.
“Sản phẩm du lịch là một tổng thể phức tạp bao gồm nhiều thành phần không đồng nhất cấu tạo thành, đó là tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân văn, cơ sở vật chất kĩ thuật, cơ sở hạ tầng, dịch vụ du lịch và đội ngũ cán bộ nhân viên du lịch”.
“Sản phẩm du lịch là loại sản phẩm tiêu dùng đáp ứng cho nhu cầu của du khách, nó bao gồm di chuyển, ăn ở và giải trí”.
“Sản phẩm du lịch là các dịch vụ, hàng hóa cung cấp cho du khách dựa trên cơ sở khai thác các tiềm năng du lịch nhằm cung cấp cho khách một khoảng thời gian thú vị, một kinh nghiệm du lịch trọn vẹn và sự hài lòng”.
Theo Michael M. Coltman: “Sản phẩm du lịch là một tổng thể bao gồm các thành phần không đồng nhất hữu hình và vô hình”.
Theo quan điểm Maketting: “Sản phẩm du lịch là những hàng hóa và dịch vụ có thể thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch mà các doanh nghiệp du lịch đưa ra chào bán trên thị trường với mục đích thu hút sự chú ý mua sắm và tiêu dùng của khách du lịch”.
Theo điều 4, chương I, Luật Du lịch Việt Nam định nghĩa: “Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch”.
Ngày nay, tuy chưa thật thống nhất chuẩn mực nhưng hiểu chung là: “Sản phẩm du lịch là sự kết hợp những dịch vụ và phương tiện vật chất trên cơ sở khai thác các tài nguyên du lịch đáp ứng nhu cầu của khách du lịch” hay “Sản phẩm du lịch bao gồm các dịch vụ du lịch, các hàng hóa, tiện nghi cho du khách, nó được tạo nên bởi các yếu tố tự nhiên, nhân văn và trên cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động du lịch tại một vùng, một cơ sở nào đó”.