Định hướng phát triển các làng nghề truyền thống ở tỉnh Trà Vinh phục vụ du lịch thời kỳ hội nhập - 2

1.1.9. Tác động của hội nhập đến du lịchlàng nghề phục vụ du lịch: 21

1.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA LÀNG NGHỀ: 25

1.2.1. Các làng nghề phát triển đa dạng về quy mô, cơ cấu ngành nghề và gắn bó chặt chẽ với nông nghiệp, nông thôn: 25

1.2.2. Đặc điểm về trình độ kĩ thuật, công nghệ và lao động: 26

1.2.3. Nguyên vật liệu của các làng nghề thường là tại chỗ 26

1.2.4. Sản phẩm của các làng nghề mang tính thuần túy, có tính mỹ thuật cao, mang đậm bản sắc dân tộc 27

1.2.5. Hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh của làng nghề gắn với truyền thống hộ gia đình, qui mô nhỏ 28

1.2.6. Làng nghề là sự kết tinh giá trị văn hóa văn minh lâu đời của dân tộc:... 29 1.3. Ý NGHĨA CỦA LÀNG NGHỀ: 29

1.3.1. Ý nghĩa về kinh tế 30

1.3.2. Ý nghĩa về xã hội và môi trường: 31

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 160 trang tài liệu này.

1.3.3. Ý nghĩa đối với du lịch: 32

1.4. PHÂN LOẠI LÀNG NGHỀ: 33

Định hướng phát triển các làng nghề truyền thống ở tỉnh Trà Vinh phục vụ du lịch thời kỳ hội nhập - 2

1.4.1. Phân theo số lượng làng nghề 33

1.4.2. Phân theo tính chất nghề 34

1.4.3. Phân theo các nhóm nghề 34

1.4.4. Phân theo trình độ kĩ thuật 34

1.5. PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ VÀ DU LỊCH LÀNG NGHỀ Ở MỘT SỐ NƯỚC VÀ VIỆT NAM: 35

1.5.1. Ở Trung Quốc 35

1.5.2. Ở Đài Loan 35

1.5.3. Ở Nhật Bản 36

1.5.4. Ở Thái Lan 36

1.5.5. Ở Việt Nam 38

1.5.6. Một số điểm du lịch làng nghề điển hình 39

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG CỦA TỈNH TRÀ VINH 45

2.1. KHÁI QUÁT VỀ TỈNH TRÀ VINH: 45

2.2. CÁC ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN CÁC LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG CỦA TỈNH TRÀ VINH 47

2.2.1. Các nhân tố kinh tế - xã hội 47

2.2.2. Các nhân tố tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 59

2.3. THỰC TRẠNG CÁC LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG CỦA TỈNH TRÀ VINH 66

2.3.1. Các làng nghề đang hoạt động 67

2.3.2. Số lượng khách 90

2.4. DOANH THU TỪ CÁC LÀNG NGHỀ 91

2.5. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ SỰ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ CỦA TỈNH PHỤC VỤ DU LỊCH 92

2.5.1. Những thành tựu đạt được 92

2.5.2. Những hạn chế cần khắc phục 93

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở TỈNH TRÀ VINH PHỤC VỤ DU LỊCH THỜI KỲ HỘI NHẬP 98

3.1. NHỮNG CĂN CỨ ĐỂ ĐƯA RA ĐỊNH HƯỚNG 99

3.2. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN 102

3.2.1. Qui hoạch hệ thống các làng nghề truyền thống 102

3.2.2. Phát triển hệ thống các làng nghề truyền thống ưu thế 103

3.2.3. Đầu tư nhân lực, vật lực cho phát triển 104

3.2.4. Thiết lập và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm 106

3.2.5. Hợp tác đầu tư từ ngành du lịch, đặc biệt cho các làng nghề 107

3.2.6. Phát triển cơ sở hạ tầng – vật chất kĩ thuật hiện đại cho các làng nghề . 107

3.2.7. Bảo vệ môi trường – phát triển bền vững trong các làng nghề 108

3.3. NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN 110

3.3.1. Thực hiện đổi mới quản lí, tổ chức, tiến trình qui hoạch hệ thống làng nghề phù hợp với tiềm năng 110

3.3.2. Kêu gọi đầu tư hiện đại hóa vật chất kĩ thuật, phương tiện sản xuất 111

3.3.3. Cải tiến mẫu mã, đa dạng hóa sản phẩm 113

3.3.4. Tổ chức các loại hình đào tạo kết hợp để nâng cao chất lượng đội ngũ lao động nghề có kĩ thuật cao 114

3.3.5. Xúc tiến quảng bá sản phẩm làng nghề qua nhiều phương tiện và hoạt động xã hội trong và ngoài nước 116

3.3.6. Sử dụng tối đa và có hiệu quả lao động nghề truyền thống địa phương 117

3.3.7. Liên kết, hợp tác chặt chẽ với các doanh nghiệp du lịch tham gia đầu tư phát triển và tiêu thụ sản phẩm 118

3.3.8. Triển khai đồng bộ thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ môi trường sinh thái

và môi trường sản xuất, phát triển bền vững làng nghề 119

3.4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 121

3.4.1. Kiến nghị với cấp lãnh đạo Trà Vinh 121

3.4.2. Kiến nghị với chính quyền địa phương có phát triển nghề truyền thống125 3.4.3. Kiến nghị với các doanh nghiệp du lịch 126

3.4.4. Kiến nghị với người dân địa phương tham gia sản xuất sản phẩm nghề truyền thống 127

KẾT LUẬN 128

TÀI LIỆU THAM KHẢO 131

PHỤ LỤC 133


PHẦN MỞ ĐẦU‌


1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Nghề và làng nghề truyền thống (LNTT) đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội, nhất là các vùng nông nghiệp, nông thôn. Mặt khác, LNTT góp phần vào sự phân công lao động trong nền kinh tế nông nghiệp Việt Nam. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp – nông thôn phải gắn liền với quá trình xây dựng nông thôn mới, trong đó phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và làng nghề sẽ góp phần thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, cải tạo và giữ gìn môi trường sinh thái, cải thiện và nâng cao mức sống cho cư dân nông thôn.

Ngày nay, du lịch đã trở thành một nhu cầu xã hội không thể thiếu được trong đời sống sinh hoạt của các nước đặc biệt là các nước có nền kinh tế phát triển, các nước đang tiến hành công nghiệp hóa và đô thị hóa.

Trong những năm gần đây, loại hình du lịch làng nghề truyền thống ở Việt Nam ngày càng hấp dẫn du khách, đặc biệt là du khách nước ngoài, bởi những giá trị văn hóa lâu đời và cách sáng tạo sản phẩm thủ công đặc trưng ở mỗi vùng.

Trong xu thế hội nhập và mở cửa, LNTT đang dần lấy lại vị trí quan trọng của mình trong đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia. Những làng nghề này như một hình ảnh đầy bản sắc, khẳng định nét riêng biệt, độc đáo không thể thay thế. Một cách giới thiệu sinh động về đất, nước và con người của mỗi vùng, miền, địa phương. Phát triển du lịch làng nghề chính là một hướng đi đúng đắn và phù hợp, được nhiều quốc gia ưu tiên trong chính sách quảng bá và phát triển du lịch. Những lợi ích to lớn của việc phát triển du lịch làng nghề không chỉ thể hiện ở những con số tăng trưởng lợi nhuận kinh tế, ở việc giải quyết nguồn lao động địa phương mà hơn thế nữa, còn là một cách thức gìn giữ và bảo tồn những giá trị văn hoá của dân tộc. Đó là những lợi ích lâu dài không thể tính được trong ngày một ngày hai.


Trà Vinh là một trong những tỉnh có nhiều lợi thế để phát triển các ngành nghề và LNTT, sự phát triển của các làng nghề góp phần giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn, tăng giá trị tổng sản phẩm hàng hóa cho nền kinh tế, thu nguồn ngoại tệ lớn, thực hiện các yêu cầu chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế nông thôn theo hướng CNH – HĐH, đặc biệt sản phẩm của các làng nghề tạo sức cuốn hút khách du lịch trong và ngoài nước. Tuy nhiên trong thời gian qua LNTT phát triển chưa tương xứng với tiềm năng. Vì vậy, việc tìm hiểu thực trạng phát triển của các LNTT ở tỉnh, để có những đánh giá chung về sự phát triển của làng nghề, trên cơ sở đó đưa ra các định hướng và giải pháp phát triển làng nghề sao cho Trà Vinh thực sự là điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước, để du lịch làng nghề thực sự phát huy tiềm năng và hiệu quả, đóng góp ngày một bền vững hơn cho mục tiêu phát triển du lịch cũng như phát triển kinh tế - xã hội, bảo tồn các giá trị văn hóa, góp phần khẳng định vai trò của các LNTT trong sự phát triển của du lịch là một nghiên cứu thiết thực. Chính vì thế, tôi đã chọn đề tài: “Định hướng phát triển các LNTT ở tỉnh Trà Vinh phục vụ du lịch thời kỳ hội nhập”.

2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI:

Vận dụng cơ sở lí luận và thực tiễn về phát triển LNTT và du lịch làng nghề vào nghiên cứu các điều kiện và thực trạng phát triển các LNTT ở tỉnh Trà Vinh. Từ đó, đề ra định hướng và giải pháp phát triển các LNTT phục vụ du lịch thời kỳ hội nhập.

3. NHIỆM VỤ:

Tổng quan cơ sở lí luận và thực tiễn về du lịch và LNTT để vận dụng vào nghiên cứu LNTT của tỉnh Trà Vinh.

Khảo sát thực tế, thu thập thông tin, phân tích các điều kiện và thực trạng phát triển các LNTT ở tỉnh Trà Vinh.

Đánh giá chung về sự phát triển các LNTT và thực trạng du lịch làng nghề của tỉnh.

Đề ra những định hướng và giải pháp phát triển các LNTT ở tỉnh phục vụ du

lịch.


4. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI:

4.1. Thế giới:

Trên thế giới, từ những năm đầu của thế kỷ XX cũng có một số công trình nghiên cứu có liên quan đến làng nghề như:

- “Nhà máy làng xã” của Bành Tử (1922).

- “Mô hình sản xuất làng xã” và “Xã hội hóa làng thủ công” của N.H.Noace (1928).

- Năm 1964, tổ chức WCCI (World crafts council International – Hội đồng Quốc tế về nghề thủ công thế giới) được thành lập, hoạt động phi lợi nhuận vì lợi ích chung của các quốc gia có nghề thủ công truyền thống.

Đối với các nước Châu Á, sự phát triển kinh tế LNTT là giải pháp tích cực cho các vấn đề kinh tế xã hội nông thôn. Thực tế nhiều quốc gia trong khu vực có những kinh nghiệm hiệu quả trong phát triển làng nghề, điển hình là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Thái Lan. Trung Quốc sau thời kỳ cải cách mở cửa năm 1978, việc thành lập và duy trì Xí nghiệp Hương Trấn, tăng trưởng với tốc độ 20 – 30 % đã giải quyết được 12 triệu lao động dư thừa ở nông thôn. Hay Nhật Bản, với sự thành lập “Hiệp hội khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống” là hạt nhân cho sự nghiệp khôi phục và phát triển ngành nghề có tính truyền thống dựa theo “Luật nghề truyền thống”…

4.2. Việt Nam:

Ở Việt Nam, vấn đề làng nghề được đề cập đến qua nhiều thời kỳ, với những khía cạnh và các mục đích khác nhau.

- Về sách tham khảo:

+ “Tạo việc làm thông qua khôi phục và phát triển LNTT” NXB Nông nghiệp, 1997, của KS. Nguyễn Văn Đại và PTS. Trần Văn Luận.

+ “Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam” NXB Văn hóa, 1998, của ThS. Bùi Văn Vượng, 1998. Tác giả đã tập trung trình bày các loại hình LNTT như: đúc đồng, kim hoàn, rèn, gốm, chạm khắc đá, dệt, thêu ren, giấy dó, tranh dân gian, dệt chiếu, quạt giấy, mây tre đan, ngọc trai, làm trống. Ở đây chủ yếu giới thiệu lịch


sử, kinh tế, văn hoá, nghệ thuật, tư tưởng, kỹ thuật, các bí quyết nghề, thủ pháp nghệ thuật, kỹ thuật của các nghệ nhân và các làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam.

+ “Bảo tồn và phát triển các làng nghề trong quá trình CNH” NXB Khoa học xã hội, 2001, TS. Dương Bá Phượng, tác giả đã đề cập khá đầy đủ từ lý luận đến thực trạng của làng nghề: từ đặc điểm, khái niệm, con đường và điều kiện hình thành làng nghề, tập trung vào một số làng nghề ở một số tỉnh với các quan điểm, giải pháp và phương hướng nhằm phát triển các làng nghề trong CNH – HĐH.

+ “Phát triển LNTT trong quá trình CNH – HĐH” NXB Chính trị Quốc gia, 2003, TS Mai Thế Hởn, GS.TS. Hoàng Ngọc Hòa, PGS.TS. Vũ Văn Phúc …

Và nhiều công trình khác của nhiều tác giả như: “Làng Đại Bái – Gò đồng Bắc Ninh”, tác giả Đỗ Thị Hào, 1987; “Về hai LNTT Phú Bài và Hiền Lương” tác giả Bùi Thị Tân, 1999, “LNTT tại TPHCM” tác giả Tôn Nữ Quỳnh Trân và tập thể tác giả, 2002; “Làng nghề Việt Nam và môi trường”, của Đặng Kim Chi và các cộng sự, 2005…

- Về đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước và cấp bộ:

+ Đề tài “Các giải pháp phát triển thủ công nghiệp theo hướng CNH – HĐH ở vùng ĐBSH” của Học viện Chính trị Quốc gia TPHCM, do TS. Đặng Lễ Nghi làm chủ nhiệm đề tài, thực hiện năm 1998.

+ Đề tài “Đề xuất chính sách và biện pháp cải thiện môi trường cho bảy loại nghề có nguy cơ gây ô nhiễm nghiêm trọng do GS.TS. Đặng Kim Chi làm chủ nhiệm (đề tài được tặng bằng khen của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ giai đoạn 2001

– 2005).

+ Đề tài “Qui hoạch phát triển ngành nghề thủ công phục vụ CNH – HĐH nông thôn Việt Nam” do JICA và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện tháng 11/2002. Công trình đã điều tra, nghiên cứu nhiều vấn đề liên quan đến làng nghề thủ công của tất cả 61 tỉnh, thành cả nước (số lượng các tỉnh, thành đến năm 2001) chuẩn bị qui hoạch tổng thể và nêu các kiến nghị cụ thể, đề xuất các chương trình hành động để phát triển ngành nghề nông thôn.


+ Đề tài “Tiếp tục đổi mới chính sách và giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của các LNTT ở Bắc Bộ thời kỳ đến năm 2010” - Bộ Thương Mại, 2003.

+ Đề tài khoa học về việc “Hoàn thiện các giải pháp kinh tế tài chính nhằm khôi phục và phát triển làng nghề ở nông thôn vùng ĐBSH” của Học viện Tài chính, 2004.

+ Đề tài “Phát triển thị trường cho làng nghề tiểu thủ công nghiệp vùng ĐBSH trong giai đoạn hiện nay” của Khoa Kinh tế phát triển (Học viện Chính trị quốc gia TPHCM) thực hiện năm 2005.

- Về luận án tiến sĩ:

+ Luận án của Mai Thế Hởn (2000) “Phát triển LNTT trong quá trình CNH, HĐH ở vùng ven Thủ đô Hà Nội”.

+ Luận án của Trần Minh Yến (2003) “Phát triển LNTT ở nông thôn Việt Nam trong quá trình CNH – HĐH”.

+ Luận án của Lê Mạnh Hùng (2005) “Định hướng và những giải pháp kinh tế chủ yếu nhằm phát triển các ngành tiểu thủ công nghiệp trong nông thôn tỉnh Hà Tây”.

+ Luận án của Đỗ Quang Dũng (2006) “Phát triển làng nghề trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn ở Hà Tây”.

- Về luận văn thạc sĩ:

+ Luận văn của Vũ Thị Hà (2002) “Khôi phục và phát triển làng nghề ở nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng”.

+ Luận văn của Nguyễn Trọng Tuấn (2006) “Nghề truyền thống trên địa bàn Hà Nội trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế”.

+ Luận văn của Nguyễn Hữu Loan (2007) “Giải pháp xây dựng làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh theo hướng phát triển bền vững”.

+ Luận văn của Trần Thị Thùy Linh (2011) “Phát triển hệ thống làng nghề tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp”.

Nhìn chung các công trình nghiên cứu kể trên đã nghiên cứu những khía cạnh khác nhau của làng nghề, LNTT, hiện trạng và xu hướng phát triển, vấn đề ô nhiễm môi trường và một số giải pháp. Đối với tỉnh Trà Vinh, Sở Nông nghiệp và Phát

Ngày đăng: 19/04/2023