Hướng Nghiên Cứu Về Giá Trị Và Định Hướng Giá Trị Gia Đình Thể Hiện Ở Các Mối Quan Hệ Trong Gia Đình

hiện đại nhưng cũng không thiếu những góc nhìn, những giá trị bị mâu thuẫn, thậm chí xung đột. Chính vì vậy, việc làm rõ sự giống và khác nhau trong đình hướng giá trị của hai nhóm khách thể sẽ góp phần làm rõ hơn bức tranh đa dạng về giá trị gia đình Việt Nam hiện nay.

1.2.2. Hướng nghiên cứu về giá trị và định hướng giá trị gia đình thể hiện ở các mối quan hệ trong gia đình

Bên cạnh hướng nghiên cứu tập trung vào khẳng định các giá trị sống nói chung, trong đó có giá trị gia đình kể trên, một vài nghiên cứu khác lại tiếp cận giá trị gia đình trong các mối quan hệ giữa cha mẹ - con, vợ chồng, ông bà và cháu. Đối với mối quan hệ cha mẹ - con, cha mẹ luôn là người chăm sóc, chịu trách nhiệm về sự phát triển cả về thể chất, tinh thần của con cái; ngược lại con luôn phải phục tùng sự dạy dỗ của người lớn trong gia đình [14] . Trong mối quan hệ cha mẹ con, giá trị của con cái và việc yêu thích con trai là nội dung đã được một số tác giả quan tâm làm rõ. Nguyễn Lan Phương (1995) trong công trình nghiên cứu về giá trị của con đã chỉ ra mục đích có con và đặc biệt là con trai để nối dõi tông đường, con cái là “bảo hiểm” của cha mẹ khi về già. Tuy nhiên, cùng với thời gian, cha mẹ dường như dần có nhu cầu sinh ít con hơn [21]. Điều này được Trần Thị Minh Thi (2019) chứng minh trong công trình nghiên cứu về đặc điểm và định hướng giá trị gia đình của Việt Nam giai đoạn 2021 – 2030 [24]. Cũng tương tự như thế, Mai (2016) trong công trình nghiên cứu so sánh xuyên văn hóa trong đó có nhóm khách thể tại Việt Nam đã chứng minh sự yêu thích con trai dường như không còn rõ nét [86].

Lê Ngọc Lân (2014) khi tìm hiểu về giá trị gia đình Việt Nam thể hiện trong mối quan hệ của con cháu với người già đã cho rằng người già là chỗ dựa tinh thần cho gia đình, đồng thời họ cũng giúp đỡ được con cháu những công việc cụ thể [11]. Tiếp tục mạch nghiên cứu nói trên, Lê Văn Hảo và cộng sự (2018) trong công trình nghiên cứu về thái độ và mối quan hệ của thanh thiếu niên với người cao tuổi đã cho thấy kính trọng ông bà nói riêng và người già nói chung vẫn là một trong những giá trị quan trọng của thanh niên Việt Nam; tuy vậy, giá trị vâng lời lại cho kết quả thấp hơn giá trị kính trọng. Điều đó cho thấy thanh niên có thể vẫn tôn trọng

31

người cao tuổi, trong đó có ông bà mình nhưng không nhất thiết phải vâng lời mà có thể có quan điểm, giá trị của riêng họ [7]. Rõ ràng đó là sự thay đổi khá rõ nếu so với trước kia khi sự kính trọng và vâng lời, “ngoan” dường như là điều bất biến. Trước đó, năm 2014, Đào Thị Mai Ngọc cũng đã chỉ ra sự thay đổi trong mối quan hệ vợ chồng từ cách ứng xử, phân công lao động đến trách nhiệm trong gia đình. Bên cạnh đó, nghiên cứu này cũng chỉ ra thực tế sự gắn kết của các thành viên trong gia đình ngày nay trở nên lỏng lẻo hơn, thiếu tín hbền vững hơn trước [16].

Trong một nghiên cứu gần đây, Nguyễn Đỗ Hồng Nhung (2019) trong khi nghiên cứu về định hướng giá trị gia đình của thanh niên đã cho thấy các nội dung giá trị gia đình trong mối quan hệ cha mẹ - con có xu hướng thiên về quan điểm truyền thống; trong khi đó, các quan điểm liên quan đến hôn nhân, sinh con, vai trò giới có sự chuyển biến theo hướng hiện đại. Cũng trong nghiên cứu này, giá trị hiếu thảo trong gia đình có sự thay đổi theo hướng không nhất thiết phải vâng lời mới được coi là hiếu thảo, tuy vậy, trách nhiệm phụng dưỡng cha mẹ của con vẫn luôn được đề cao [18]. Như vậy, các nghiên cứu nói trên ở các mức độ khác nhau một mặt đã chỉ ra những giá trị truyền thống vẫn luôn được khẳng định, bảo tồn nhưng dần có sự thay đổi cho phù hợp với xã hội hiện đại.

Trong khi nghiên cứu về các mối quan hệ bên trong và bên ngoài gia đình, Trần Thị Minh Thi (2021) chỉ ra: đối với mối quan hệ với con cái, hầu hết người được hỏi đều thể hiện sự hài lòng. Kết quả phân tich hồi quy cho thấy những người trẻ tuổi hơn và gia đình có sự gắn kết cao hơn thì có xu hướng hài lòng với con cái nhiều hơn. Bên cạnh đó, gia đình càng nhiều con thì mức độ hài lòng với con cái càng thấp. Người dân thành thị đánh giá cao những giá trị hiện đại như bình đẳng, thu nhập, chia sẻ; trong khi đó, người dân nông thôn lại có xu hướng đánh giá cao các giá trị truyền thống như có con. Trong mối quan hệ vợ chồng, Trần Thị Minh Thi và cộng sự cho rằng những người tham gia đề tài nghiên cứu đều đánh giá cao giá trị chung thủy. Giá trị chung thủy với một cuộc hôn nhân bền vững được người tham gia đánh giá tầm quan trọng với điểm trung bình cao nhất (4,55) trên thang 5 mức độ. Có thể nói, việc cập nhật những nghiên cứu về giá trị gia đình và các mối quan hệ gia đình hiện đại cho phép ta có cái nhìn đa chiều và đầy đủ hơn về giá trị

32

gia đình đương đương. Thông qua đó, có thể so sánh và đối chiếu với các kết quả nghiên cứu ở hai nhóm khách thể nhập cư/ không nhập cư trong luận án này để thấy rõ nét hơn quá trình phát triển và biến đổi của gia đình Việt Nam hiện đại.

Có thể nói, việc xem xét một số nghiên cứu ở trong nước về giá trị và định hướng giá trị gia đình nói trên cho ta thấy được bức tranh sinh động về giá trị gia đình qua các thời kỳ phát triển. Do các nghiên cứu trong nước không có cơ sở dữ liệu (data base) như các nghiên cứu trên thế giới nên việc xem xét các tài liệu chủ yếu bằng quá trình lựa chọn của tác giả luân án. Những nghiên cứu đó đã chỉ ra những đặc điểm cơ bản của gia đình Việt Nam, phản ánh bản sắc văn hóa của gia đình Việt như sự chung thủy, đề cao con trai, nhấn mạnh vào sự hiếu thảo, trọng lão. Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển của xã hội hiện đại, một số giá trị cũng dần có sự thay đổi như bình đẳng hơn trong mối quan hệ vợ chồng, sự yêu thích con trai dần ít đi, hiếu thảo của con cái, trách nhiệm chăm sóc cha mẹ già vẫn được nhấn mạnh nhưng con cháu không nhất thiết phải vâng lời… Việc xem xét những nghiên cứu như vậy cho ta bức tranh đầy đủ, đa dạng hơn về định hướng giá trị gia đình của người Việt Nam cả trong và ngoài nước, quá khứ và hiện đại nhằm có thể có cái nhìn đầy đủ nhất về định hướng giá trị gia đình của người Việt Nam nói chung cũng như rút ra những nội dung nghiên cứu cần phải làm sáng tỏ.


Tiểu kết Chương 1

Như vậy, từ việc tiến hành tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước về giá trị và định hướng giá trị gia đình, có thể thấy các nghiên cứu đều khẳng định gia đình luôn là một trong những giá trị thiêng liêng và quan trọng nhất. Dù cách thể hiện có thể khác nhau, trong các mối quan hệ và bối cảnh văn hóa khác nhau thì mỗi người đều hướng về gia đình với cả tình cảm mạnh mẽ. Thông qua đó, ta thấy được niềm tin và hành vi thể hiện định hướng giá trị gia đình của các khách thể nghiên cứu dường như còn chưa được quan tâm làm rõ. Bên cạnh đó, giá trị và định hướng giá trị gia đình của Việt Nam, vốn mang đậm truyền thống văn hóa và bản sắc văn hóa dân tộc, là niềm tự hào, là sự thiêng liêng trong lòng mỗi người Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế thể hiện trong hai mối quan trọng nhất trong gia đình là

mối quan hệ vợ - chồng và mối quan hệ cha mẹ - con dường như còn chưa được triển khai nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện. Chính vì vậy, luận án này tập trung làm rõ những giá trị, nội dung còn chưa được quan tâm làm rõ ở trên.

Chương 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỊNH HƯỚNG GIÁ TRỊ GIA ĐÌNH


2.1. Lý luận về các giá trị phổ quát trên thế giới

Các giá trị phổ quát trên thế giới khá đa dạng và tùy thuộc vào các tiếp cận, khía cạnh xem xét khác nhau mà các nhà nghiên cứu đưa ra quan điểm, hệ thống các giá trị khác nhau. Phần dưới đây, luận án sẽ làm rõ một số quan điểm phổ biến trên thế giới về vấn đề này. Việc làm rõ các giá trị phổ quát trên thế giới sẽ giúp ta có cái nhìn chung, toàn diện để từ đó có thể hiểu, lý giải về quá trình giao lưu và tiếp biến văn hóa của người Việt Nam sống tại Việt Nam và nước ngoài.

2.1.1. Lý thuyết của Geert Hofstede

Hofstede (2015) đã phát triển quan điểm về các giá trị phổ quát của mình dựa trên 4 chiều cạnh văn hóa, gồm: khoảng cách quyền lực (power distance), tính cá nhân – tính tập thể (individualism – collectivism), nam tính – nữ tính (masculinity – femininity), và né tránh bất định (uncertainty avoidance). Sau đó, Hofstede tiếp tục phát triển thêm hai chiều cạnh là định hướng ngắn hạn – dài hạn (long term – short term orientation) và tuân thủ - kháng cự (indulgence – restraint).

Về khoảng cách quyền lực, theo Hofstede là mức độ mà các thành viên kém quyền lực hơn trong các tổ chức và thể chế (như gia đình) chấp nhận rằng quyền lực được phân phối không công bằng [69, 9]. Tính cá nhân, tính tập thể là mức độ mà ở đó con người trong một xã hội hòa nhập vào các nhóm [69, 11]. Né tránh bất định được định nghĩa như sự chấp nhận của xã hội với điều không chắc chắn, chưa rõ ràng. Nam tính – nữ tính: nam tính được hiểu như sự yêu thích thành tích, thành công; trong khi đó, nữ tính hướng tới sự hợp tác, khiêm tốn, chấp nhận những giá trị khác biệt. Định hướng dài hạn – ngắn hạn đề cập đến sự kết nối giữa quá khứ, hiện tại và tương lai. Ngắn hạn nhấn mạnh vào truyền thống, dài hạn nhấn mạnh vào sự thích nghi. Đam mê – kháng cự: giá trị đam mê nhấn mạnh vào sự hài lòng, thỏa mãn các nhu cầu, trong khi đó, kháng cự lại hướng tới các tiêu chuẩn, chuẩn mực xã hội, điều chỉnh nhu cầu của các thành viên trong nhóm [69].

Từ quan điểm về 6 khía cạnh của giá trị kể trên, Hofstede đã nghiên cứu trên 73 quốc gia và đưa ra kết quả như sau:

Bảng 2.1. Các giá trị phổ quát theo quan điểm của Hofstede


Nguồn http mpra ub uni muenchen de 64282 MPRA Paper No 64282 posted 12 May 2015 14 34 UTC Trong 1

Nguồn http mpra ub uni muenchen de 64282 MPRA Paper No 64282 posted 12 May 2015 14 34 UTC Trong 2


(Nguồn: http://mpra.ub.uni-muenchen.de/64282/ MPRA Paper No.64282, posted 12. May 2015 14:34 UTC).

Trong bảng số liệu nói trên, màu xanh lá cây là các nước theo Đạo Hồi [106]. Các nước có màu vàng không được tác giả giải thích rõ, nhưng ta có thể thấy kết quả khảo sát không cao. Trong bảng số liệu, ta thấy Việt Nam và Ba Lan cũng được khảo sát. Kết quả cụ thể được chúng tôi tách ra ở bảng số liệu dưới:

Bảng 2.2. Việt Nam và Ba Lan theo lý thuyết của Hofstede



Nước

Khoảng cách quyền

lực


Tính cá nhân

– Tính tập thể


Nam tính – Nữ tính


Né tránh bất định

Định hướng ngắn hạn -

dài hạn


Tuân thủ – Kháng cự

Việt Nam

22

19

13

8

40

23

Ba Lan

18

52

46

58

25

38

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.


Nhìn vào bảng tổng hợp nói trên, ta thấy Việt Nam và Ba Lan có sự khác biệt khá lớn. Trong đó, về khoảng cách quyền lực, Việt Nam lớn hơn Ba Lan. Về tính cá nhân và tập thể, Việt Nam và Ba Lan có sự khác biệt rõ nét theo hướng Việt Nam là một nước Á Đông, luôn nhấn mạnh vào giá trị tập thể, vai trò của nhóm, của cộng đồng có ý nghĩa lớn với cá nhân, trong khi đó, Ba Lan lại nhấn mạnh nhiều hơn vào tự do cá nhân. Cũng vì vậy nên chỉ số đam mê – kháng cự của Việt Nam và Ba Lan cũng phân hóa rõ nét. Hai chỉ số né tránh bất định và nam tính – nữ tính cũng tiếp tục cho thấy người Việt Nam nhấn mạnh nhiều hơn vào sự an

toàn, hài hòa; trong khi đó, người Ba Lan lại chú ý hơn đến sự thành công, chấp nhận mạo hiểm. Có thể nói, việc chỉ ra những khác biệt trong lý thuyết nói trên là cơ sở để ta có thể soi chiếu, lý giải sự giống và khác nhau trong định hướng giá trị gia đình của hai nhóm khách thể nhập cư và không nhập cư.

2.1.2. Lý thuyết của Shalom Schwartz

Schwartz đã đưa ra 7 chiều cạnh văn hóa gồm: gắn bó (embeddedness), thứ bậc (hierarchy), thần bí (mastery), tự chủ cảm xúc (affective autonomy), tự chủ trí tuệ (intellectual autonomy), bình đẳng (egalitarianism), hòa hợp (harmony) [119].

Biểu đồ 2 1 Các chiều cạnh văn hóa theo lý thuyết về giá trị của Schwartz 3

Biểu đồ 2.1: Các chiều cạnh văn hóa theo lý thuyết về giá trị của Schwartz

(Nguồn: http://mpra.ub.uni-muenchen.de/64282/ MPRA Paper No.64282, posted 12. May 2015 14:34 UTC).

Từ 7 chiều cạnh nói trên, Schwartz và các cộng sự đã miêu tả cụ thể hơn đặc điểm văn hóa và các quốc gia trên thế giới như sau [99, 156]:

Xem tất cả 232 trang.

Ngày đăng: 26/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí