Nghiên Cứu Ở Nước Ngoài Về Giá Trị Gia Đình Và Định Hướng Giá Trị Gia Đình

triển trong nước mà còn cả ở nhóm nhập cư, vốn luôn diễn ra quá trình thích nghi và tiếp biến các giá trị văn hóa tại đất nước họ di cư đến. Nghiên cứu này cũng đã nêu lên một hiện trạng về định hướng gia đình thể hiện ở chức năng gia đình và được bộc lộ ở 2 mối quan hệ cơ bản trong gia đình là mối quan hệ cha mẹ - con và mối quan hệ vợ chồng ở hai nhóm khách thể. Vì vậy, kết quả nghiên cứu thực tiễn vừa đóng góp, bổ sung cho lý luận về tâm lý học xuyên văn hóa với giá trị và định hướng giá trị của người nhập cư, đồng thời làm rõ thêm thực tiễn cuộc sống, gia đình người nhập cư trên thế giới.

7. Cấu trúc của luận án

Luận án có cấu trúc như sau: Mở đầu, kết luận và kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục công trình đã công bố và phụ lục. Nội dung của luận án gồm 4 chương, cụ thể như sau:

Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về giá trị gia đình và định hướng giá trị gia đình

Chương 2. Cơ sở lý luận về định hướng giá trị gia đình

Chương 3. Tổ chức và phương pháp nghiên cứu định hướng giá trị gia đình của người Việt Nam sống tại Việt Nam và Ba Lan

Chương 4. Kết quả nghiên cứu thực tiễn định hướng giá trị gia đình của người Việt Nam sống tại Việt Nam và Ba Lan

Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ GIÁ TRỊ GIA ĐÌNH VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIÁ TRỊ GIA ĐÌNH


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.

1.1. Nghiên cứu ở nước ngoài về giá trị gia đình và định hướng giá trị gia đình

1.1.1. Các nghiên cứu về giá trị gia đình

Định hướng giá trị gia đình của người Việt Nam sống tại Việt Nam và Ba Lan - 3

a. Hướng nghiên cứu về quá trình thích nghi và tiếp biến văn hóa

Trong quá trình sinh sống và làm việc tại nước ngoài, người nhập cư nói chung và người Việt Nam nhập cư nói riêng luôn diễn ra quá trình thích nghi và tiếp biến văn hóa. Sam (2000) đã nghiên cứu làm rõ những yếu tố ảnh hưởng tới hạnh phúc của người nhập cư tại nước ngoài và nhận thấy sự cân bằng giữa hai nền văn hóa, văn hóa gốc của người nhập cư và văn hóa của nước đến, đóng vai trò quan trọng [96]; nhờ đó, người nhập cư có thể hòa nhập tốt hơn [84]. Nguyên nhân khiến trẻ em nhập cư rơi vào trạng thái stress là do các em gặp khó khăn trong việc cân bằng hai nền văn hóa khác nhau [84]. Ví dụ, trong gia đình nhập cư, trẻ ít chú ý đến các giá trị văn hóa truyền thống, trong khi bố mẹ lại luôn chú trọng và việc giữ gìn và hướng con cái đến các giá trị này [95]. Sự khác biệt này gây ra tình trạng căng thẳng ở người Việt Nam nhập cư [88]. Như vậy, quá trình thích nghi và tiếp biến luôn đòi hỏi người nhập cư phải linh hoạt và điều chỉnh các giá trị sống cho phù hợp với bối cảnh cụ thể. Quá trình này được coi là thành công khi người nhập cư hòa nhập tốt và xã hội và nền văn hóa mới nhưng cũng đồng thời duy trì được các giá trị văn hóa bản sắc của họ. Zhou và Bankston (1994) đã nghiên cứu và khẳng định văn hóa truyền thống của người nhập cư có vai trò rất quan trọng, là vốn xã hội (social capital) giúp người nhập cư hòa nhập tốt và vươn lên trong cuộc sống. Những sinh viên nhập cư khẳng định sự gắn bó với các giá trị gia đình truyền thống của dân tộc họ thường đạt thành tích cao trong học tập [123]. Liên quan đến vấn đề thành thích học tập của trẻ em nhập cư, Caplan (1985) trên cơ sở so sánh trẻ em nhập cư gốc Việt và trẻ em trong các gia đình bản địa và nhận thấy trẻ nhập cư thực hiện rất tốt các nhiệm vụ học tập của mình dù ngôn ngữ của chúng có thể kém

hơn nhóm trẻ bản xứ [46]. Hsin (2010) đã khẳng định việc biết nhiều ngôn ngữ là một biểu hiện rõ nét của quá trình tiếp biến văn hóa ở trẻ và gia đình nhập cư. Những điều kiện giúp trẻ có thể học tốt ngôn ngữ và biết nhiều thứ tiếng như môi trường đa ngôn ngữ (tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Trung), những trải nghiệm xuyên quốc gia như nghe nhạc và các bài hát Việt, về thăm quê hương cũng như gọi điện về cho họ hàng ở Việt Nam [71].

Bên cạnh việc nghiên cứu định hướng giá trị văn hóa của trẻ em nhập cư, một số nghiên cứu cũng đã tập trung tìm hiểu về các giá trị văn hóa với người già, vai trò giới trong gia đình nhập cư. Vo-Thanh-Xuan và Rice (2000) đã phỏng vấn sâu với 36 ông bà gốc Việt đang sống cùng con cháu tại Úc và nhận thấy, đối với người cao tuổi, để có cuộc sống hạnh phúc trong điều kiện giao tiếp xã hội bị hạn chế, rào cản về ngôn ngữ… những người già nhập cư cũng cần tích cực học hỏi điều mới mẻ từ con cháu, trau dồi thêm về ngôn ngữ. Bên cạnh đó, vai trò của người cao tuổi trong gia đình vẫn được khẳng định như là sử gia trong gia đình, người duy trì và truyền bá các giá trị văn hóa Việt Nam, là cầu nối giữa các thế hệ, hỗ trợ chăm sóc con cháu, là tấm đệm cho các xung đột trong gia đình [115].

Giới và vai trò giới trong gia đình nhập cư là một trong những khía cạnh quan trọng của quá trình thích nghi và tiếp biến văn hóa. Thông qua việc làm rõ vai trò giới, các nhà nghiên cứu có thể thấy được người nhập cư gốc Việt hướng đến các giá trị và vai trò giới truyền thống hay tiếp thu các giá trị bình đẳng giới hiện đại. Zhou và Bankston (2001) đã nghiên cứu về sự thay đổi của vai trò giới thể hiện trong lĩnh vực giáo dục cho bé gái gốc Việt. Kết quả nghiên cứu này cho thấy bố mẹ nhập cư người Việt luôn sẵn sàng hỗ trợ và đầu tư cho con gái học tập để có học vấn cao vì điều đó giúp con họ có khả năng có thu nhập cao hơn và có thể lập gia đình với những người đàn ông có địa vị xã hội tốt [124]. Để làm rõ hơn vấn đề này, Bankston (2004) đã phỏng vấn và rút ra một số lý do để giải thích cho thành tích học tập cao của trẻ em gốc Việt, bao gồm: sự gắn bó chặt chẽ trong các mối quan hệ gia đình và cộng đồng vốn luôn ủng hộ cho niềm tin về việc vươn lên trong cuộc sống, các giáo viên dạy trẻ đã hình thành những định khuôn tích cực về trẻ em gốc Việt và những định khuôn này tạo ra những phản ứng tích cực của giáo

9

viên với học sinh và cuối cùng, vai trò của cha mẹ gốc Việt cũng là một yếu tố quan trọng theo hướng các cha mẹ luôn đặt kỳ vọng cao ở con cái họ vì họ cũng có những trải nghiệm tích cực về thành tích tốt trong học tập ở cộng đồng mình [37]. So sánh cha mẹ gốc Việt và gốc Trung Quốc tại Úc, Dandy và Nettelbeck (2002) cũng cho rằng: sự kỳ vọng và ủng hộ của cha mẹ với con cái là yếu tố quan trọng thúc đẩy việc con cái họ đạt thành tích cao trong học tập [55].

Trong văn hóa Việt Nam truyền thống, người phụ nữ luôn được nhìn nhận phải hi sinh và chịu đựng vì chồng con, gia đình. Những niềm tin này đã định hướng vai trò và hành vi ứng xử của người phụ nữ Việt Nam trong quá khứ, luôn phải tuân theo “tam tòng – tứ đức”. Hoang (2016) đã nghiên cứu những giá trị cốt lỗi về người phụ nữ liên quan đến niềm tin về sự hi sinh (self-sacrifice) và chịu đựng (endurance) ở những người phụ nữ Việt Nam sống và làm việc tại Đài Loan. Trong điều kiện sống và làm việc tại nước ngoài, những người phụ nữ Việt tại Đài Loan phải đối mặt với nhiều khó khăn như chồng không chung thủy và cờ bạc, xa cách và thiếu sự gắn bó với con… Tuy vậy, những người phụ nữ Việt tại Đài Loan vẫn khẳng định các giá trị nói trên và coi đó như sự chuẩn bị cho tương lai và chăm sóc cho gia đình [68].

Năm 2001, Kwak và Berry đã tiến hành so sánh thái độ tiếp biến văn hóa ở các nhóm trẻ vị thành niên và cha mẹ nhập cư đến từ Việt Nam, Hàn Quốc, Ấn Độ và Châu Âu. Đối với nhóm trẻ vị thành niên và cha mẹ Việt Nam, kết quả nghiên cứu khẳng định sự khác biệt trong tiếp biến văn hóa giữa hai nhóm con cái và cha mẹ theo hướng bố mẹ khẳng định mạnh mẽ các giá trị văn hóa truyền thống hơn con, trong khi nhóm con lại khẳng định tầm quan trọng của việc thành thạo tiếng Anh hơn nhóm cha mẹ. Cũng tương tự như thế, nhóm cha mẹ có xu hướng mong muốn con cái họ lập gia đình với người cùng dân tộc với mình nhiều hơn con cái [83].

Nói tóm lại, một vài nghiên cứu nói trên đã khẳng định rõ nét quá trình thích nghi và tiếp biến văn hóa của người nhập cư gốc Việt. Quá trình đó thể hiện trong việc người nhập cư học ngôn ngữ, cân bằng và hài lòng với cuộc sống tại đất nước sở tại, linh hoạt trong vai trò giới, hỗ trợ con cháu các công việc trong gia đình…

Những thay đổi và khác biệt giữa các thế hệ đã thể hiện rõ nét giá trị gia đình của những người con đất Việt trong quá trình sinh sống làm ăn nơi đất khách quê người.

b. Hướng nghiên cứu giá trị gia đình của người nhập cư thể hiện trong các biểu hiện tâm lý cụ thể

Nasser (2012) nghiên cứu bằng khảo sát qua điện thoại với 3511 người nhập cư gốc Á tại Mỹ, trong đó có người Việt Nam (không có thông tin bao nhiêu người Việt Nam tham gia khảo sát). Kết quả nghiên cứu này cho rằng so với người Mỹ, những người nhập cư gốc Á tham gia phỏng vấn đã đánh giá giá trị của công việc, hôn nhân và gia đình cao hơn, họ cũng có sự hài lòng với cuộc sống cao hơn so với người Mỹ [87].

Từ góc độ các mối quan hệ gia đình, Xiong và đồng nghiệp (2005) tìm hiểu quan niệm thế nào là cha mẹ tốt và thế nào là người con tốt ở 36 bố mẹ nhập cư và 37 trẻ vị thành niên người Campuchia, Lào, Việt Nam và Hmong. Bằng phương pháp thảo luận nhóm, kết quả cho thấy người con tốt được miêu tả là người vâng lời, kính trọng cha mẹ và người cao tuổi; trong khi đó, bố mẹ tốt được miêu tả là người nuôi nấng và chăm sóc, điều chỉnh các hoạt động của trẻ. Nghiên cứu này cũng chứng minh nhóm bố mẹ khẳng định mạnh mẽ giá trị gia đình truyền thống trong khi nhóm con lại nhấn mạnh đến các giá trị văn hóa của xã hội nhập cư. Điều này thể hiện ở việc cha mẹ đánh giá đứa trẻ tốt phải hiểu biết văn hóa gốc và ngôn ngữ mẹ đẻ của mình trong khi trẻ lại không thấy như vậy. Thời gian sống ở nước ngoài càng lâu thì sự khác biệt giữa các thế hệ càng lớn bởi quá trình tiếp thu các giá trị văn hóa mới dù có ý thức hoặc không có ý thức thì vẫn diễn ra [121]. Phinney và cộng sự (2000) đã chứng minh sự khác biệt về bổn phận (obligation) trong gia đình nhập cư khi khảo sát trên 471 gia đình nhập cư (gồm 03 nhóm: Armenia, Việt Nam và Mexico) và 230 gia đình không nhập cư tại Mỹ. Kết quả nghiên cứu này một lần nữa khẳng định cha mẹ nhấn mạnh vào giá trị này nhiều hơn và thời gian sống ở nước ngoài càng lâu thì sự khác biệt giữa các thế hệ càng lớn [92].

Trong quá trình tiến hành tổng quan các nghiên cứu về giá trị gia đình của người nhập cư gốc Việt, có thể thấy thích nghi và tiếp biến văn hóa là quá trình rõ nét nhất. Mặt khác, có nhiều biểu hiện trong thực tiễn cuộc sống gia đình hàng ngày cũng rất đáng được xem xét từ bình diện cụ thể, sinh động của nó và tình cảm gắn bó với ngôi nhà là một trong những ví dụ tiêu biểu. Huyen Dam và cộng sự (2012) đã tiến hành phỏng vấn sâu về cảm nhận về ngôi nhà ở người nhập cư gốc Việt tại Hamilton (Canada). Kết quả nghiên cứu khẳng định ngôi nhà không chỉ là nơi họ sinh sống mà còn là sự gắn bó với những tình cảm tích cực. Qua quá trình sinh sống tại Hamilton, những người tham gia phỏng vấn đều thể hiện sự gắn bó với ngôi nhà, cuộc sống hiện tại, nơi họ có gia đình, con cái, công việc [54].

Sinh sống và làm ăn trong điều kiện xa quê hương, người nhập cư gốc Việt luôn có động cơ mạnh mẽ trong việc vươn lên trong cuộc sống, mà việc chăm lo cho con cái, kỳ vọng vào thành tích học tập của con là một ví dụ. Bên cạnh đó, họ cũng gặp phải không ít khó khăn khi sống ở nước ngoài như hạn chế về ngôn ngữ, pháp luật, phân biệt đối xử, bị xâm hại… Bui, Hoan N. và Morash, Merry (2007) đã quan tâm đến các khả năng có thể giúp đỡ phụ nữ gốc Việt bị xâm hại tình dục. Bằng phương pháp phỏng vấn sâu với 62 phụ nữ nhập cư gốc Việt từng trải qua việc bị xâm hại tình dục, các tác giả đã phân tích thế mạnh và hạn chế của một số tiềm năng, nguồn lực có thể giúp người phụ nữ nhập cư khi bị xâm hại như gia đình, bạn thân, tổ chức tôn giáo của cộng đồng. Gia đình và bạn bè có thể giúp đỡ cả vật chất và tinh thần nhưng thường khiến phụ nữ không sử dụng đến hệ thống pháp luật. Các thiết chế tôn giáo cũng có thể trợ giúp tuy nhiên cũng có thể khuyến khích người phụ nữ chịu đựng để duy trì gia đình. Những cách thức để nâng cao khả năng tiếp cận sự giúp đỡ, giáo dục cộng đồng, đều có thể cho phép phụ nữ nắm được các cách thức hỗ trợ trước khi những hành vi tiêu cực có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng [45].

Như vậy, xem xét những công trình nghiên cứu nói trên, có thể thấy những biểu hiện tâm lý trong cuộc sống hàng ngày của người nhập cư cũng đã được quan tâm nghiên cứu ở các khía cạnh cụ thể. Thông qua các nghiên cứu đó, ta thấy được bức tranh sinh động và đầy đủ hơn về đời sống của người nhập cư gốc Việt tại

nước ngoài; cũng thông qua đó, ta thấy được một nghiên cứu sử dụng niềm tin truyền thống trong gia đình của người Việt Nam để phân tích, so sánh giữa các nhóm khách thể nhập cư và không nhập cư sẽ cung cấp bức tranh đầy đủ, toàn diện hơn về giá trị gia đình của người Việt Nam trong quá trình giao lưu, tiếp biến văn hóa.

c. Hướng nghiên cứu giá trị gia đình thể hiện qua hành vi

Có thể nói, trong gia đình nhập cư, mối quan hệ ứng xử giữa các thế hệ luôn gắn liền với sự điều chỉnh giữa các thành viên trong gia đình để phù hợp với môi trường đa văn hóa và đan xen nhiều giá trị khác nhau. Choi và đồng nghiệp (2008) đã nghiên cứu về sự khác biệt văn hóa giữa các thế hệ trong gia đình (intergenerational cultural dissonance (ICD) nhằm dự báo về mối quan hệ xung đột và gắn bó giữa cha mẹ và con. Bằng phương pháp phỏng vấn theo chiều dọc được tiến hành hàng năm cũng như sử dụng bảng hỏi (bằng tiếng Việt cho khách thể là người Việt Nam). Kết quả nghiên cứu trên 327 người mẹ và con (164 người Việt Nam) đã cho thấy sự khác biệt giữa hai nhóm cha mẹ và con. Sự khác biệt văn hóa liên thế hệ này trực tiếp dự báo những hành vi có vấn đề ở con cái như làm tăng xung đột con – cha mẹ và dẫn đến làm yếu đi sự gắn bó. Việc can thiệp vào nhận thức của trẻ về khoảng cách và sự khác biệt văn hóa giữa các thế hệ giúp trẻ kiểm soát các xung đột, tăng cường sự gắn bó cũng như ngăn chặn hành vi không tốt ở các khách thể nghiên cứu [50].

Có thể nói, mối quan hệ liên thế hệ trong gia đình là một trong những nội dung thể hiện rõ nét nhất sự khác biệt, thậm chí xung đột giá trị trong quá trình sống tại nước ngoài. Ở các phần trước, chúng ta đã thấy được thế hệ trẻ thường ít nhất mạnh và thực hiện theo các giá trị truyền thống hơn cha mẹ mình [95]; bổn phận với gia đình được nhóm cha mẹ thể hiện rõ nét hơn nhóm con, sự khác biệt này tăng lên theo thời gian sống tại nước ngoài [92]. Trong một nghiên cứu khác, Kwak, K. và Berry, J.W. (2001) phát hiện nhóm trẻ châu Á, trong đó có khách thể Việt Nam khẳng định mạnh mẽ bổn phận với gia đình; tuy vậy, chúng không đồng tình với cha mẹ trong giá trị độc lập cũng như đưa ra quyết định của riêng mình [83].

13

Năm 2005, Bersola – Nguyen và Irene (1995) đã tiến hành phỏng vấn sâu và quan sát với 02 gia đình người Việt Nam và 02 gia đình Philipine về niềm tin và thực hành chăm sóc con của cha mẹ, cũng như sự hiểu biết và tương tác xã hội của trẻ em trong các gia đình này. Kết quả nghiên cứu này chỉ ra một mặt cha mẹ thể hiện tôn trọng sự độc lập của con cái, nhưng mặt khác họ vẫn giữ các giá trị gia đình phụ thuộc lẫn nhau giữa các thế hệ. Những khác biệt, mâu thuẫn này khiến trẻ em nhập cư rơi vào khó khăn trong tương tác xã hội, không hiểu rõ các vai trò khác nhau trong mối quan hệ với người khác [42]. Ở phạm vi gia đình điều đó khiến mối quan hệ cha mẹ và con, sự ràng buộc giữa hai thế hệ giảm đi, tăng lên các nguy cơ xung đột; ở phạm vi xã hội, sự khác biệt giá trị trong gia đình như độc lập

– phụ thuộc, giá trị truyền thống (cha mẹ tiếp thu được khi ở Việt Nam) và những giá trị mới trong xã hội nhập cư, sự đoàn kết thống nhất trong gia đình và trách nhiệm với gia đình và độc lập ra quyết định của trẻ [83] cũng khiến trẻ gặp khó khăn trong thích nghi, tương tác xã hội. Phân tích như vậy ta thấy được sự cần thiết của sự điều chỉnh giữa các thế hệ trong gia đình theo hướng chấp nhận những giá trị của nhau cũng như tăng cường nhận thức về sự khác biệt để mỗi thế hệ hiểu và ứng xử trong nhiều tình huống văn hóa. Theo Nguyen và Williams (1989), bố mẹ Việt có xu hướng khẳng định mạnh mẽ giá trị gia đình truyền thống trong khi con cái họ lại không như vậy. Mặc dù cha mẹ thể hiện rõ các giá trị truyền thống, họ vẫn chấp nhận các giá trị của con cái. Những mâu thuẫn này cho thấy các gia đình Việt Nam nhập cư tại Mỹ trải qua những căng thẳng nhất định trong quá trình hội nhập vào văn hóa Mỹ [88]. Như vậy, điểm qua các công trình nghiên cứu trên, ta có thể thấy được các tác giả khi nghiên cứu về giá trị gia đình của người Việt Nam nhập cư đã làm rõ những nguyên nhân xuất phát từ sự khác biệt văn hóa, niềm tin giữa các thế hệ. Điều đó khiến cho mối quan hệ cha mẹ con cái có thể căng thẳng, thậm chí xung đột trong phạm vi gia đình, lo lắng, thiếu đi các kỹ năng tương tác xã hội… Nhận thức về sự khác biệt cũng như sự điều chỉnh trong các mối quan hệ gia đình, nhấn mạnh vào sự gắn bó và đoàn kết của các thế hệ là cơ sở để gìn giữ các giá trị gia đình truyền thống cũng như giúp các thế hệ, thành viên trong gia đình có thể ứng xử phù hợp trong môi trường đa văn hóa.

14

Xem tất cả 232 trang.

Ngày đăng: 26/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí