Bảng 4.17. Niềm tin và xu hướng hành vi của hai nhóm khách thể về vấn đề
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Trang | |
Biểu đồ 2.1: Các chiều cạnh văn hóa theo lý thuyết về giá trị của Schwartz | 38 |
Biểu đồ 2.2. Các chiều cạnh văn hóa theo lý thuyết của Schwartz | 39 |
Biểu đồ 2.3: Lý thuyết của Inglehart về các giá trị trên thế giới | 40 |
Biểu đồ 2.4. Khung lý thuyết của luận án | 70 |
Biểu đồ 3.1. Kết quả tìm kiếm nghiên cứu về giá trị gia đình của người nhập cư gốc Việt | 75 |
Biểu đồ 3.2. Kết quả tìm kiếm nghiên cứu về định hướng giá trị gia đình của người nhập cư | 77 |
Biểu đồ 4.1. Lý do thúc đẩy nhóm khách thể nhập cư ra nước ngoài | 97 |
Có thể bạn quan tâm!
- Định hướng giá trị gia đình của người Việt Nam sống tại Việt Nam và Ba Lan - 1
- Nghiên Cứu Ở Nước Ngoài Về Giá Trị Gia Đình Và Định Hướng Giá Trị Gia Đình
- Các Nghiên Cứu Về Định Hướng Giá Trị Gia Đình
- Nghiên Cứu Ở Việt Nam Về Giá Trị Gia Đình Và Định Hướng Giá Trị Gia
Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Định hướng giá trị là một trong những khía cạnh quan trọng của con người. Nó quy định điều người ta hướng đến, tìm kiếm trong cuộc sống của mình. Có thể nói, hệ giá trị cá nhân hướng tới sẽ quyết định việc cá nhân sống, hoạt động như thế nào nhằm vươn tới, đạt được điều họ cho là quan trọng, là hữu ích trong cuộc đời. Mặt khác, khi cá nhân rơi vào tình huống có sự sự xung đột các giá trị như giữa các nền văn hóa, các thế hệ thì việc cá nhân đó đánh giá điều gì là quan trọng sẽ giúp họ xử lý, tìm kiếm cách thức ứng xử phù hợp.
Gia đình luôn là một trong những giá trị quan trọng và thiêng liêng nhất với con người. Nhiều nghiên cứu về giá trị trên thế giới và Việt Nam đã chứng minh điều đó [5], [65], [66]. Trong thời đại toàn cầu hóa, hiện tượng di cư, nhập cư, cũng như hôn nhân đa quốc gia đang ngày càng trở nên phổ biến. Chính vì vậy, trong những năm gần đây, nhiều nghiên cứu về định hướng giá trị gia đình của người nhập cư trên thế giới đã được tiến hành. Những nghiên cứu đó thường tập trung vào quá trình tiếp biến và thích nghi với nền văn hóa [96], [60]; bản sắc văn hóa của người nhập cư [93], [88]; sự thay đổi trong các mối quan hệ của gia đình nhập cư [105], [36]; sự xung đột giữa các thế hệ trong gia đình người nhập cư [50]; hành vi và sự thực hiện đạo hiếu của con cái với cha mẹ [81]… Có thế nói, những nghiên cứu này đã thực sự hữu ích trong việc nâng cao hiểu biết về người nhập cư cũng như về sự đa dạng văn hóa trên bình diện toàn cầu.
Trong nhưng năm gần đây, một số nghiên cứu về định hướng giá trị gia đình của người Việt Nam tại nước ngoài đã được tiến hành. Tingvold (2012) đã nghiên cứu về quá trình tiếp biến văn hóa của người Việt Nam tị nạn [108]. Rosenthal và đồng nghiệp (1996) đã nghiên cứu về trẻ vị thành niên Việt Nam sống tại Australia và chỉ ra thế hệ trẻ ít nhận mạnh vào các giá trị gia đình truyền thống hơn bố mẹ chúng [95]. Điểm qua một số công trình nghiên cứu như vậy, chúng ta có thể thấy dù người Việt Nam sống tại nước ngoài là một cộng đồng đông đảo và có bản sắc văn hóa rõ nét, nhưng vẫn chưa có nhiều nghiên cứu tập trung vào so sánh giá trị
1
gia đình của hai nhóm trong và ngoài nước, so sánh sự giống nhau và khác biệt trong giá trị gia đình hiện nay với giá trị gia đình Việt Nam truyền thống.
Theo thống kê của Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, người Việt Nam sống tại nước ngoài ước tính khoảng 5,3 triệu người tại 130 quốc gia và vùng lãnh thổ (theo dangcongsan.vn, cập nhật lúc 17:22, Thứ ba, 24/11/2020). Vì vậy, người Việt Nam đang sinh sống tại nước ngoài rất cần được quan tâm nghiên cứu sâu hơn nhìn từ góc độ các giá trị văn hóa, gia đình của họ bởi gia đình không chỉ thiêng liêng với mỗi cá nhân, đặc biệt với người nhập cư, mà còn là một trong những thiết chế mang đậm bản sắc văn hóa của một dân tộc, nhóm người.
Xuất phát từ những lý do trên, luận án tiến hành nghiên cứu định hướng giá trị gia đình của người Việt Nam sống tại Việt Nam và Ba Lan nhằm đóng góp vào hiểu biết chung về giá trị gia đình của người nhập cư nói chung và người Việt Nam nói riêng trên thế giới. Sự giống và khác nhau trong định hướng giá trị gia đình của hai nhóm khách thể sống tại Việt Nam và Ba Lan sẽ góp phần làm sáng tỏ thêm bản sắc văn hóa người Việt Nam trong quá trình giao thoa văn hóa.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận và thực trạng định hướng giá trị gia đình của người Việt Nam ở Việt Nam và Ba Lan. Từ đó, đưa ra các đề xuất, kiến nghị nhằm duy trì, phát huy bản sắc văn hóa và chính sách phù hợp với người Việt Nam ở nước ngoài trong thời đại toàn cầu hóa, di cư, nhập cư diễn ra một cách phổ biến.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan tình hình nghiên cứu vấn đề.
- Xây dựng cơ sở lý luận về định hướng giá trị gia đình của người Việt Nam sống tại Việt Nam và tại Ba Lan.
- Nghiên cứu thực trạng định hướng giá trị gia đình của người Việt Nam tại Việt Nam và tại Ba Lan.
- Đề xuất một số kiến nghị góp phần xây dựng chính sách duy trì và phát huy bản sắc văn hóa và định hướng giá trị gia đình phù hợp với người Việt Nam nhập cư.
2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Định hướng giá trị gia đình của người Việt Nam ở Việt Nam và Ba Lan thông qua hai mối quan hệ cha mẹ - con, vợ - chồng.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Luận án nghiên cứu chỉ ra biểu hiện và xu thế định hướng giá trị gia đình của 2 nhóm nhập cư và không nhập cư thể hiện qua 2 mối quan hệ cơ bản trong gia đình (cha mẹ - con và vợ - chồng).
- Về khách thể khảo sát: Đối với nhóm khách thể nhập cư tác giả luận án đã liên hệ với Đại sứ quán Việt Nam tại Ba Lan để tìm hiểu về thống kê nhân khẩu về cộng đồng người Việt Nam tại Ba Lan. Tuy nhiên, họ không có bản thống kê như vậy mà chỉ ước lượng số người Việt Nam tại Ba Lan. Mặt khác, nhóm khách thể là người Việt Nam tại Ba Lan vốn có nhiều khó khăn trong tiếp cận như họ làm việc ở nước ngoài, không sẵn sàng trong tiếp xúc, chia sẻ. Chính vì vậy, nhóm khách thể tại Ba Lan được lựa chọn theo nguyên tắc mẫu thuận tiện.
- Khách thể nghiên cứu:
+ 110 người Việt nam sống tại Việt Nam, 106 người Việt Nam đang sinh sống làm việc tại Ba Lan (đề tài chỉ lựa chọn những người đã sống tại Ba Lan từ 03 năm trở lên).
+ 17 người Việt Nam lập gia đình với người Ba Lan từ 03 năm trở lên.
+ Phân tích chân dung tâm lý với 03 người Việt Nam lập gia đình với người Ba Lan.
- Về địa bàn nghiên cứu: Với nhóm khách thể là người nhập cư, đề tài khảo sát tại Ba Lan.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Các cách tiếp cận
- Tiếp cận hoạt động: Tiếp cận hoạt động cho phép luận án nghiên cứu, đánh giá, lý giải các biểu hiện định hướng giá trị gia đình của các khách thể nghiên cứu từ góc độ hoạt động của họ. Chỉ trên cơ sở làm rõ đặc thù công việc, hoạt động của các khách thể nghiên cứu, luận án mới có thể lý giải được quá trình phát triển, sự
thay đổi của định hướng giá trị gia đình của các khách thể, đặc biệt là với nhóm khách thể nhập cư.
- Tiếp cận hệ thống: Định hướng giá trị gia đình của các khách thể nghiên cứu là sự lựa chọn, hướng tới hệ thống giá trị nhất định liên quan đến gia đình. Chính vì vậy, luận án tiếp cận định hướng giá trị gia đình từ góc độ hệ thống, lý giải những thay đổi, khác biệt giữa hai nhóm không chỉ từ những biểu hiện cụ thể mà còn có cái nhìn toàn diện, hệ thống các biểu hiện, nhóm nội dung nghiên cứu.
- Tiếp cận lịch sử - xã hội: Cách tiếp cận này cho phép luận án nghiên cứu, lý giải các biểu hiện, chiều hướng phát triển của định hướng giá trị từ góc độ môi trường xã hội cụ thể. Nhóm khách thể là người Việt Nam sống tại Ba Lan với tư cách là nhóm nhập cư, sống trong nền văn hóa khác sẽ có những thay đổi, biến đổi nhất định so với nhóm khách thể trong nước. Việc xem xét, phân tích định hướng giá trị gia đình của hai nhóm từ góc nhìn lịch sử - xã hội cụ thể sẽ cho phép luận án hiểu đầy đủ và chính xác những đặc điểm định hướng giá trị gia đình của hai nhóm.
- Tiếp cận phát triển: Định hướng giá trị gia đình với tư cách là một hiện tượng tâm lý phản ánh đời sống, hoạt động của hai nhóm khách thể trong các mối quan hệ gia đình. Chính vì vậy, định hướng giá trị gia đình cũng có quá trình phát triển, biểu hiện phù hợp với đặc thù công việc, hoạt động, môi trường văn hóa xã hội – lịch sử của các nhóm mẫu nghiên cứu.
- Tiếp cận liên ngành: định hướng giá trị nói chung và định hướng giá trị gia đình nói riêng của người nhập cư và không nhập cư là vấn đề phức tạp, đòi hỏi phải sử dụng các tri thức của các lĩnh vực không chỉ tâm lý học mà còn xã hội học, văn hóa học, triết học… Chính vì vậy, luận án này có cách tiếp cận liên ngành, trên cơ sở các phương pháp tiếp cận của tâm lý học là chủ đạo.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Đề tài sử dụng các nghiên cứu về định hướng giá trị gia đình của người nhập cư cũng như của người Việt Nam ở nước ngoài được cung cấp bởi cơ sở dữ liệu EBSCOweb. Bên cạnh đó, các nghiên cứu
về giá trị văn hóa gia đình, định hướng giá trị gia đình tại Việt Nam cũng được quan tâm tìm hiểu nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu.
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Khảo sát bằng bảng hỏi với người Việt Nam đang sống tại Việt Nam và Ba Lan. Nội dung bảng hỏi đề cập đến các vấn đề như: Đánh giá của hai nhóm khách thể về các giá trị phổ quát trên toàn cầu, các giá trị phổ biến ở Việt Nam. Định hướng giá trị trong các mối quan hệ cơ bản trong gia đình Việt Nam.
- Phương pháp phỏng vấn sâu: Phỏng vấn được tiến hành với người Việt Nam lập gia đình với người Ba Lan hiện đang sống ở cả Việt Nam và Ba Lan. Phỏng vấn sâu sẽ giúp làm sáng tỏ các nội dung vốn khó để có thể khai thác bằng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi như sự yêu thích con trai, việc sống chung với nhau như vợ chồng giữa người Việt Nam ở nước ngoài dù đã có gia đình ở Việt Nam.
- Phương pháp phân tích chân dung tâm lý: Luận án tiến hành phân tích chân dung tâm lý với 3 trường hợp là người Việt Nam lập gia đình với người Ba Lan.
- Xử lý kết quả nghiên cứu bằng thống kê toán học.
4.3. Giả thuyết nghiên cứu
Hai nhóm khách thể nhập cư và không nhập cư có nhiều tương đồng trong định hướng giá trị gia đình như thủy chung trong mối quan hệ vợ - chồng; bố mẹ hết lòng chăm sóc con, con hiếu thảo với bố mẹ trong mối quan hệ cha mẹ - con. Bên cạnh đó, quá trình giao lưu và tiếp biến các giá trị văn hóa cũng khiến hai nhóm có những khác biệt trong định hướng giá trị như bố mẹ nhập cư ít áp đặt con cái, vợ chồng bình đẳng hơn.
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Đề tài nghiên cứu đã xây dựng hệ thống khái niệm có liên quan như giá trị, định hướng giá trị, gia đình, định hướng giá trị gia đình, giá trị gia đình Việt Nam và Ba Lan, các lý thuyết về giá trị văn hóa phổ quát trên thế giới. Những khái niệm này góp phần làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu, đóng góp vào dòng chảy các nghiên cứu về giá trị văn hóa gia đình của người nhập cư cả trong và ngoài nước.
Kết quả nghiên cứu của đề tài vừa là những biểu hiện sinh động, minh chứng cho thực tiễn phong phú về cuộc sống và giá trị văn hóa Việt Nam ở trong và ngoài nước đồng thời là đóng góp cho các nghiên cứu xuyên văn hóa trên thế giới về định hướng giá trị gia đình ở các nền văn hóa khác nhau, trong các bối cảnh nhập cư và không nhập cư. Trên cơ sở sử dụng giá trị gia đình Việt Nam truyền thống như nội dung nền tảng, luận án không chỉ chỉ ra thực trạng định hướng giá trị gia đình của hai nhóm khách thể mà còn làm rõ hơn sự khác biệt trong định hướng giá trị gia đình của hai nhóm khách thể. Thông qua đó, ta thấy được quá trình thay đổi, thích nghi và tiếp biến văn hóa của Việt Nam trong mối quan hệ với các nền văn hóa khác.
6. Đóng góp mới của luận án
Luận án đã làm phong phú thêm các nghiên cứu về định hướng giá trị gia đình của người Việt Nam không chỉ ở trong nước mà còn ở ngoài nước. Thông qua việc tìm hiểu các giá trị phổ quát trên thế giới và Việt Nam, luận án đã định vị được giá trị gia đình trong các giá trị chung. Từ đó luận án tiếp tục làm rõ hơn giá trị gia đình thông qua các mối quan hệ cơ bản trong gia đình là mối quan hệ cha mẹ - con và mối quan hệ vợ - chồng.
Về mặt lý luận, luận án có đóng góp ở hai phương diện: (1) tiến hành tổng quan các nghiên cứu trên thế giới về giá trị gia đình và định hướng giá trị gia đình của người nhập cư theo chuẩn PRISMA (Preferred Reporting Items for Systematic Reviews and Meta-Analyses); (2) xây dựng cơ sở lý luận về giá trị, định hướng giá trị và định hướng giá trị gia đình của hai nhóm khách thể nghiên cứu. Đây cũng là một nghiên cứu mới về tâm lý học gia đình, tâm lý học giá trị theo hướng tiếp biến và giao thoa văn hóa trong bối cảnh hội nhập quốc tế mạnh mẽ. Là một tài liệu tham khảo cần thiết cho việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập về giá trị học, và định hướng giá trị về tâm lý học gia đình.
Về mặt thực tiễn, thông qua sự so sánh định hướng giá trị gia đình của hai nhóm, cũng như sự giống và khác nhau trong định hướng giá trị gia đình so với quan điểm và niềm tin truyền thống, nghiên cứu cung cấp bức tranh đa dạng, nhiều chiều về bản sắc văn hóa – gia đình của Việt Nam không chỉ trong quá trình phát