Định giá thương hiệu ngân hàng thương mại Việt Nam - 13


khi kiểm toán ở mức 2,9%. Trong giai đoạn 2010-2012, tỷ lệ nợ xấu của khối ngân hàng tiếp tục được kiểm soát ở mức dưới 3%. Công tác quản lý chất lượng tín dụng và công tác xử lý nợ xấu tiếp tục được BIDV chú trọng. BIDV tập trung quan hệ tín dụng đối với những khách hàng có tài chính lành mạnh, BIDV liên tục cải tiến, hoàn thiện các công cụ quản lý rủi ro theo thông lệ quốc tế. Sau 06 năm thực hiện phân loại nợ theo điều 7 Quyết định 493/2005/Qđ-NHNN, BIDV đang tiến hành nghiên cứu chỉnh sửa hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đáp ứng yêu cầu mới, đồng thời xây dựng các công cụ quản lý danh mục tín dụng và bộ các dấu hiệu cảnh báo sớm rủi ro tín dụng.

Do đó, điểm thuộc tính của BIDV là 6

- Thuộc tính 8 – Tỷ lệ tăng trưởng ROA (return on equity):

Theo báo cáo của Ngân hàng nhà nước năm 2012, mặc dù các ngân hàng tiếp tục lãi với con số tuyệt đối lớn nhưng một số chỉ số về chất lượng hoạt động của ngân hàng bắt đầu có dấu hiệu xấu tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) năm 2012 bình quân ngành ngân hàng chỉ bằng khoảng 40% so với mức của năm 2011. điểm rơi này được giải thích chủ yếu do chênh lệch lãi suất đầu ra - đầu vào giảm, chênh lệch thu - chi toàn ngành ngân hàng trong năm 2012 ước chỉ đạt hơn 20 nghìn tỷ đồng, mức thấp nhất kể từ năm 2008, tín dụng tăng thấp, chi phí dự phòng rủi ro gia tăng, mặt bằng lãi suất cho vay giảm kết hợp với xu hướng mở rộng hệ thống và tăng chi phí hoạt động tăng nên hiệu quả kinh doanh qua chỉ số cơ bản là, cụ thể bằng 0.9%, đặc biệt là SHB có ROA là 0.0%. Không nằm ngoài xu thế chung tỷ lệ ROA năm 2012 của BIDV đạt 0.74%. Do ROA BIDV nhỏ hơn ROA bình quân ngành ngân hàng nên có bảng tính thuộc tính ROA năm 2013 là:

G = 0.9%

M = (0.9% - 0)/5 = 0.225%


Bảng 4.20: Bảng tính điểm thuộc tính tỷ lệ tăng trưởng ROA năm 2013


Tiêu chí

điểm

ROA bằng 0.9%

5

ROA nằm trong khoảng (0.72%; 0.9%)

4

ROA nằm trong khoảng (0.54%; 0.72%)

3

ROA nằm trong khoảng (0.36%; 0.54%)

2

ROA nằm trong khoảng (018; 0.36%)

1

Không có ROA (+)

0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

Định giá thương hiệu ngân hàng thương mại Việt Nam - 13

điểm thuộc tính tăng trưởng ROA của BIDV là 4

Tổng điểm của hệ số ß thương hiệu được tính dựa trên tổng số điểm có được của 8 thuộc tính thương hiệu BIDV năm 2013 là 81 (cũng là chỉ số sức mạnh thương hiệu của BIDV). Sau khi tính được tổng điểm của hệ số ß thương hiệu sẽ quy đổi để tính được hệ số chiết khấu thương hiệu bằng phương trình tuyết tính mà Interbrand đề xuất:

Y = a x X + b

Với cơ sở để tính hệ số a và b là lãi suất trái phiếu chính phủ cùng kỳ hạn và kỳ vọng lợi nhuận nhà đầu tư cổ phiếu trong năm đang nghiên cứu có khả năng sinh lời cao nhất.

Số liệu từ Ngân hàng nhà nước lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 5 năm phát hành năm 2013 là 8.25%, nên a = 8.25% ứng với độ rủi ro thấp nhất bằng 0, hệ số sức mạnh thương hiệu là 100 điểm và khả năng sinh lời thấp nhất.

Dựa trên các phân tích đề cập trong Báo cáo của Công ty chứng khoán TP Hồ Chí Minh HSC năm 2013, HSC dự báo khả năng sinh lời cao nhất thông qua chỉ số EPS từ thị trường chứng khoán thuộc về Mã MSN (tập đoàn Massan Group) là 28.2%, nên b = 28.2% ứng với độ rủi ro cao nhất hệ số sức mạnh thương hiệu là 0 điểm và khả năng sinh lời là cao nhất.


f(x)=-.1995*x+28.2

Series 1

Từ đó ta xây dựng được phương trình đường cong chữ S thể hiện mối quan hệ giữa hệ số “sức mạnh thương hiệu” và “hệ số chiết khấu thương hiệu”.


Y = a x X + b

Với X là hệ số sức mạnh thương hiệu

Y là hệ số chiết khấu thương hiệu

Với X = 100, Y = 0,0825 ta có 0.0825 = a x 100 + b

Với X = 0, Y =0,282 ta có 0.282 = a x 0 + b => b = 0.282

=> a = - 0.001995 ta có

Y = - 0.001995 x X + 0.282

Với BIDV năm 2013: X = 81 =>Y = 12.0405 %


%

60

40

20

(81,12.0405)

X

50

100

150

-20


Bước 4: Tính Giá trị thương hiệu BIDV năm 2013 bằng cách chiết khấu dòng thu nhập tạo ra nhờ thương hiệu trong tương lai về hiện tại theo công thức của chiết khấu dòng tiền.

Tỷ lệ tăng trưởng thương hiệu BIDV trong dài hạn cũng chính là tỷ lệ tăng trưởng ROA của BIDV trong dài hạn. Theo dự báo của Morgan Stanley, gắn với các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế thế giới và Việt nam; điểm mạnh điểm yếu cơ hội thách thức của BIDV trên thị trường tỷ lệ tăng trưởng ROA của BIDV trong


dài hạn khoảng từ 1- 1.2%/năm với dự báo thấp nhất (kịch bản xấu nhất) là 1%, dự báo cao nhất (kịch bản tốt nhất) là1.2% . Luận án sẽ lấy con số 1% để bảo đảm tính chắc chắn. Từ đó bảng tính giá trị thương hiệu BIDV năm 2013 là:

Bảng 4.21 : Giá trị thương hiệu BIDV năm 2013 (đv: triệu VNđ)


TT

Chỉ tiêu

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018


1

Thu nhập sau thuế


5,312,133


6,740,538


8,517,784


2,593,618


12,141,189


14,035,303

2

BVA (23%)



3


Thu nhập từ thương hiệu


1221790.6


1550323.7


1959090.3


596532.13


2792473.48


3228119.65


4

Hệ số sức mạnh thương hiệu


81


5

Hệ số chiết khấu thương hiệu

12.0405%


6


Chiết khấu


1383717.23

1560645.91

424139.505

1772102.77

1828413.55


7

NPV thương hiệu sau 5 năm đầu


8190809.56







8

Tốc độ tăng trưởng thương hiệu trong dài

hạn


1%


9

NPV thương

hiệu năm thứ 6 trở đi


9473967


10

Giá trị thương hiệu NPV

17,664,776.64







Vậy giá trị thương hiệu BIDV năm 2013 là 17.664.776,64 triệu đồng

4.4 Các điều kiện để áp dụng mô hình trong thực tiễn

để vận dụng được mô hình được định giá thương hiệu ngân hàng Việt nam tương đối đơn giản, dễ hiểu và dễ tính toán. Tính thực tiễn và độ chính xác gắn liền với những đặc điểm riêng có của thương hiệu ngân hàng nên kết quả thu


được là khả thi. Tuy nhiên, để vận dụng được tốt mô hình trong trong thực tiễn, nhất thiết phải tạo lập các điều kiện sau:

-Tạo dựng và hoàn thiện cơ sở pháp lý về thương hiệu cũng như định giá thương hiệu

Càng ngày thương hiệu càng khẳng định vai trò của mình đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp nói cung và ngân hàng thương mại nói riêng trong khi hệ thống văn bản pháp lý của Việt nam đến thời điểm này không có định nghĩa chính thức về thương hiệu, các văn bản pháp lý mới chủ yếu dừng lại ở việc quy định một số nội dung liên quan đến thương hiệu như sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại nhưng không đề cập trực tiếp đến thương hiệu nói chung và định giá thương hiệu nói riêng nên bức thiết ngay lúc này đòi hỏi các nhà làm luật Việt nam nghiên cứu và ban hành những quy phạm pháp luật về thương hiệu để định hướng cho toàn bộ xã hội Việt nam có một cách nhận thức đúng đắn từ đó có những hành động đúng đắn về thương hiệu. Trên cơ sở nhận thức đúng về thương hiệu, tiếp đến là các quy định trong việc tính toán giá trị thương hiệu. Việc ban hành ngay phương pháp định giá thương hiệu trong thời điểm này có thể khó khả thi nhưng ban hành những cơ sở cho việc định giá thương hiệu là điều cần làm, nhất là khi thương hiệu là một tài sản có giá trị đem lại nhiều lợi ích kinh tế với doanh nghiệp nói chung và ngân hàng thương mại nói riêng và xu hướng mua bán sát nhập ngày càng phổ biến.

Việc ban hành các quy phạm pháp luật về thương hiệu và định giá thương hiệu phải làm từ cấp cao nhất là trong các bộ luật đến các văn bản quy phạm cấp thấp hơn như luật, nghị định, thông tư... để hướng dẫn cụ thể trong nhận thức của không chỉ doanh nghiệp hay ngân hàng mà của toàn xã hội.

-Hoàn thiện công tác dự báo vĩ mô và vi mô

Một trong những bước quan trọng của quy trình định giá thương hiệu ngân hàng thương mại là công tác dự báo các thông tin vĩ mô của nền kinh tế và


kết quả hoạt động thương hiệu ngân hàng đang tiến hành định giá trong thời gian ít nhất là năm năm. để có được các số liệu chính xác cho bước tính toán này thì công tác dự báo là rất quan trọng, do vậy các cơ quan quản lý nhà nước, ngân hàng thương mại và các định chế tư vấn trong và ngoài nước cần phối hợp để có được những số liệu kinh tế vĩ mô và vi mô hoàn hảo và chính xác nhất.

-Minh bạch và lành mạnh hóa các báo cáo tài chính của ngân hàng thương mại

Mô hình đề xuất cho việc định giá thương hiệu ngân hàng thương mại Việt nam thuần túy dựa vào các số liệu đầu vào là thông tin trong các báo cáo tài chính của ngân hàng. Do đó, việc lành mạnh hóa hệ thống thông tin trong các báo cáo tài chính là việc tối cần thiết, để có được điều này thì trước hết:

- Các quy định của hệ thống hạch toán kế toán cho các ngân hàng thương mại phải chuẩn mực, các hướng dẫn phải chi tiết và dễ hiểu, không để cho tình trạng các ngân hàng vô tình hay cố ý làm đẹp hay làm xấu tùy mục đích các số liệu trong các báo cáo tài chính như hiện tại, từ đó làm méo mó kết quả định giá thương hiệu.

- Hệ thống kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước như Ngân hàng nhà nước phải chặt chẽ hiệu quả. Tránh việc một ngân hàng lách luật không bị xử lý dẫn đến các ngân hàng khác làm theo.

-Xây dựng bộ phận hỗ trợ thông tin cho định giá thương hiệu

Hiện tại Việt nam đã có các tổ chức thông tin về ngân hàng như trung tâm thông tin tín dụng... các tổ chức này hỗ trợ rất tốt trong việc cung cấp dữ liệu về khách hàng, giúp các ngân hàng thương mại giảm thiểu thời gian và chi phí thẩm định khách hàng rất nhiều.

Trên cơ sở có nên hình thành những bộ phận tập trung thông tin về ngân hàng, để việc tập hợp thông tin chính xác và đầy đủ cho việc định giá thương hiệu ngân hàng trở nên đơn giản và chính xác hơn.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 4


Từ cách tiếp thứ 2 với phương pháp định giá cụ thể là dựa trên thu nhập thương hiệu dự tính kết hợp những đặc trưng riêng có của hệ thống ngân hàng thương mại Việt nam, tác giả đã đề xuất mô hình định giá thương hiệu ngân hàng thương mại Việt nam giúp tính toán ra được một con số tài chính cụ thể cho thương hiệu BIDV năm 2013. Mô hình này được tiếp cận dựa trên cơ sở khoa học chắc chắn, bảo đảm được tính dễ hiểu, dễ sử dụng, không quá tốn kém chi phí và độ tin cậy cao về kết quả. Không quá khó khắn để ứng dụng mô hình định giá giá trị cho tất cả các thương hiệu ngân hàng Việt nam. Kết quả của mô hình sẽ giúp cho các đối tượng quan tâm đến thương hiệu ngân hàng thương mại có được một cách nhìn cụ thể để từ đó nhìn nhận thương hiệu ngân hàng thương mại như một tài sản có giá trị như đúng bản chất của nó. Như vậy, chương bốn của luận án đã hoàn thành được ba mục tiêu cuối cùng của luận án là: đề xuất mô hình định giá thương hiệu ngân hàng thương mại Việt nam; Thử nghiệm mô hình định giá thương hiệu đề xuất để định giá thương hiệu Ngân hàng đầu tư và Phát triển Việt nam (BIDV), và Thiết lập những điều kiện đề ứng dụng mô hình định giá thương hiệu Việt nam trong thực tiễn.


KẾT LUẬN


định giá thương hiệu ngân hàng thương mại Việt nam là một nội dung quan trọng trong cả lĩnh vực nghiên cứu lẫn thực tiễn quản lý. Việc nghiên cứu những lý thuyết, phương pháp làm cơ sở cho việc xây dựng mô hình xác định giá trị thương hiệu ngân hàng thương mại là việc rất cần thiết, là cơ sở cho những nội dung quan trọng như mua bán sát nhập, nhượng quyền thương hiệu hay ghi nhận trên bảng cân đối kế toán… Trong quá trình nghiên cứu, luận án đã lựa chọn phương pháp dựa trên thu nhập dự tính của cách tiếp cận thứ 2 – xác định giá trị thương hiệu dựa trên các số liệu tài chính làm cơ sở cho việc xây dựng mô hình định giá thương hiệu ngân hàng thương mại Việt nam, đồng thời hoàn thành được những mục tiêu nghiên cứu đã đề ra về cả lý thuyết và thực tiễn như:

Về lý thuyết:

Thứ nhất: Xác định khái niệm của thương hiệu, thương hiệu ngân hàng thương mại, định giá thương hiệu ngân hàng thương mại là cơ sở cho những nghiên cứu lý luận tiếp theo của luận án là “thương hiệu nhận thức, tình cảm và niềm tin khách hàng về tất cả các yếu tố của doanh nghiệp”; “Thương hiệu ngân hàng thương mại là tổng hợp các yếu tố nhằm thỏa mãn nhu cầu tài chính của khách hàng, giúp khách hàng có nhận thức, niềm tin và tình cảm với ngân hàng” “là một tập hợp các công việc nhằm tính toán giá trị tài chính của thương hiệu ngân hàng thương mại”.

Thứ hai: Tổng kết được hai cách tiếp cận của lý thuyết xác định giá trị thương hiệu ngân hàng thương mại là: (i) Xác định giá trị thương hiệu ngân hàng thương mại dựa trên nghiên cứu thị trường; (ii) Xác định giá trị thương hiệu ngân hàng thương mại dựa trên các số liệu tài chính.

Mỗi cách tiếp cận có nhiều phương pháp cũng như mô hình cụ thể để xác định giá trị thương hiệu. Luận án lựa chọn phương pháp dựa trên thu nhập dự tính của cách tiếp cận thứ 2 - xác định giá trị thương hiệu ngân hàng thương mại


dựa trên các số liệu tài chính làm cơ sở nghiên cứu mô hình định giá thương hiệu ngân hàng thương mại

Thứ ba: Hệ thống hoá được hiện trạng hệ thống pháp lý về định giá thương hiệu và hiện trạng hệ thống ngân hàng thương mại Việt nam để từ đó làm cơ sở cho việc đề xuất mô hình định giá thương hiệu ngân hàng thương mại Việt nam.


Giá trị đóng góp của thương hiệu


Hệ số chiết khấu thương hiệu ngân hàng


Chiết khấu dòng thu nhập tạo ra nhờ thương hiệu ngân hàng

Thứ tư: Xây dựng được mô hình định giá thương hiệu ngân hàng thương mại Việt nam gồm bốn bước:



Dự báo tài chính


Thứ năm: Thử nghiệm mô hình với thương hiệu Ngân hàng đầu tư và Phát triển Việt nam để kiểm định tính thực tiễn, hợp lý và khả thi của mô hình.

Thứ sáu: đề xuất các điều kiện để có thể sử dụng mô hình trong đinh giá thương hiệu ngân hàng thương mại Việt nam.

Về thực tiễn: Từ những đóng góp về lý thuyết, kết quả của mô hình định giá thương hiệu ngân hàng thương mại giúp hoàn thiện những lỗ hổng trong thực tiễn như:

- Khẳng định thương hiệu là một tài sản có giá trị của ngân hàng thương mại, được ghi nhận thương hiệu trên bảng cân đối kế toán của ngân hàng như các tài sản có giá trị khác như tín dụng, đầu tư, tài sản cố định...

- Dễ dàng và chính xác hơn trong kế hoạch và thương vụ mua bán, sát nhập ngân hàng hay nhượng quyền thương hiệu. Nhất là xu thế cải tổ lại hệ thống ngân hàng thương mại Việt nam là tất yếu thì kết quả của nghiên cứu sẽ là những đóng góp có giá trị lớn với các nhà quản trị và đầu tư trong lĩnh vực ngân hàng.


- Các bản báo cáo về định giá ngân hàng thương mại được hoàn thiện và đầy đủ. Phương pháp hạch toán và đóng thuế được chính xác, tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước.

- đối tượng sử dụng mô hình: Mô hình định giá thương hiệu ngân hàng thương mại được đề xuất có thể được sử dụng với tất cả các đối tượng có nhu cầu định giá thương hiệu ngân hàng thương mại nếu có đủ các điều kiện để định giá, các đối tượng có thể gồm: Cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị tư vấn hay ngân hàng thương mại.

- Thời điểm sử dụng mô hình: Có thể tiến hành định giá thương hiệu ngân hàng thương mại trước IPO hoặc định kỳ (có thể theo năm) hoặc tiến hành một lần để có giá trị tham khảo. Việc sử dụng mô hình để định giá thương hiệu ngân hàng thương mại có thể thực hiện bất kỳ lúc nào khi có nhu cầu miễn là chủ thể định giá thu thập đủ các số liệu và có đủ các điều kiện để định giá.

- Thương hiệu ngân hàng được sử dụng để định giá với mô hình: Mô hình định giá thương hiệu ngân hàng thương mại Việt nam có thể được sử dụng với tất cả các ngân hàng thương mại nếu chủ thể định giá tuân thủ đúng các bước định giá trong mô hình và tuân thủ đúng các điều kiện định giá.

Những đóng góp trên đây của luận án sẽ giúp thương hiệu ngân hàng thương mại được nhìn nhận đúng đắn, chính xác và đầy đủ hơn. Giúp thương hiệu ngân hàng thương mại thực sự trở thành một tài sản có giá trị đúng với bản chất của nó.


CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN đẾN LUẬN ÁN


1. đỗ Hoài Linh (2010), “Sự phát triển trong nhận thức về thương hiệu và thực tiễn việc ghi nhận giá trị thương hiệu”, Tạp chí Ngân hàng.

2. đỗ Hoài Linh (2012), “Lý thuyết xác định giá trị thương hiệu dựa trên nghiên cứu thị trường”, Tạp chí Ngân hàng.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. Tài liệu Tiếng Việt

1. Bộ luật dân sự nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam năm 2005

2. Bộ luật hình sự nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam năm 2013

3. Công văn 12414/BTC-CđKT của Bộ Tài chính

4. Công văn 3041/TCT/CS của Tổng cục thuế

5. PGS.TS Vũ Trí Dũng (2009), định giá thương hiệu, NXB đại học Kinh tế Quốc dân.

6. PGS.TS Phan Thị Thu Hà (2010), Ngân hàng thương mại, NXB đại học Kinh tế Quốc dân.

7. Peter S Rose (2001), Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB đại học Kinh tế Quốc dân.

8. Huỳnh Thị Bạch Hạc (2007), Thương hiệu và định giá thương hiệu cho doanh nghiệp Việt nam: Thực trạng và Giải pháp, Luận văn thạc sĩ kinh tế.

9. Lê đức Hải, “Báo cáo định giá thương hiệu nhựa Bình Minh”, đề tài cơ sở khoa Kinh tế Phát triển đH Kinh tế TP Hồ Chí Minh.

10.Luật sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH

11.Luật các tổ chức tín dụng 47/2010/QH

12.đỗ Hoài Linh (2010), “Sự phát triển trong nhận thức về thương hiệu và thực tiễn việc ghi nhận giá trị thương hiệu, Tạp chí Ngân hàng.

13.đỗ Hoài Linh (2012), “Lý thuyết xác định giá trị thương hiệu dựa trên nghiên cứu thị trường”, Tạp chí Ngân hàng.

14.Ngân hàng đầu tư và Phát triển Việt nam 2010 - 2012, Báo cáo thường niên.

15.Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt nam (2011), Báo cáo định giá.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/04/2022