Giá Trị Của Tài Sản Trí Tuệ Và Những Yếu Tố Chi Phối Giá Trị Tài Sản Trí Tuệ

lược, kế hoạch kinh doanh, thương hiệu, kiểu dáng và các kết quả vô hình khác được tạo ra bởi các tài năng sáng tạo và đổi mới của công ty. Theo truyền thống, tài sản hữu hình là tài sản có giá trị chính của một công ty và được coi là có tính quyết định trong việc xác định khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp trên thị trường. Trong những năm gần đây, các tài sản vô hình, trong đó có tài sản trí tuệ đang ngày càng trở nên có giá trị hơn so với tài sản hữu hình.

Tài sản trí tuệ là một loại vốn của chu trình sản xuất, do con người sáng tạo ra thông qua các hoạt động tư duy, sáng tạo trong các lĩnh vực công nghiệp, khoa học, văn học và nghệ thuật.

Liên quan đến khái niệm tài sản trí tuệ, trong các văn bản pháp lý cũng như thực tiễn có các thuật ngữ sau đây: sở hữu trí tuệ (Intellectual property), quyền sở hữu trí tuệ (Intellectual property rights).

Theo định nghĩa của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới: Sở hữu trí tuệ là thuật ngữ đề cập đến những sản phẩm sáng tạo của trí óc như sáng chế; những sản phẩm văn học và nghệ thuật; và biểu tượng, tên và hình ảnh sử dụng trong thương mại. Sở hữu trí tuệ được phân loại thành hai dạng:

- Sở hữu công nghiệp (industrial property): bao gồm sáng chế, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp và chỉ dẫn địa lý.

- Bản quyền (copyright): bao gồm những tác phẩm văn học (như tiểu thuyết, thơ, kịch), phim, âm nhạc, tác phẩm nghệ thuật (bản vẽ, tranh vẽ, hình ảnh và tác phẩm điêu khắc) và thiết kế kiến trúc [60].

Trong cuốn “WIPO Intellectual property handbook ” của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới, sở hữu trí tuệ theo nghĩa rộng nhất được hiểu như sau: “sở hữu trí tuệ là quyền hợp pháp xuất phát từ hoạt động trí tuệ trong các lĩnh vực công nghiệp, khoa học, văn học và nghệ thuật”.

Như vậy, có thể hiểu sở hữu trí tuệ là sở hữu các tài sản trí tuệ. Tuy

nhiên, vấn đề cốt lõi trong khái niệm này là “sở hữu” phải hợp pháp, tức là phải được Nhà nước thừa nhận. Việc Nhà nước thừa nhận một chủ thể nào đó là tác giả/chủ sở hữu tài sản trí tuệ và cấp cho tác giả/chủ sở hữu tài sản trí tuệ đó các quyền đối với tài sản trí tuệ được gọi là quyền sở hữu trí tuệ. Quyền sở hữu trí tuệ cho phép người sáng tạo hoặc chủ sở hữu của sáng chế, nhãn hiệu hoặc bản quyền khai thác các lợi ích thu được từ việc sử dụng hoặc đầu tư vào các tài sản đó.

Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung tại Luật số 36/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ) quy định: “Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng”.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

- Các đối tượng của quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả: các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; cuộc biểu diễn; bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.

- Các đối tượng sở hữu công nghiệp: sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh.

Định giá tài sản trí tuệ theo pháp luật Việt Nam - 3

- Giống cây trồng.

Thông tư liên tịch số 39/2014/TTLT-BKHCN-BTC ngày 17/12/2014 quy định việc định giá kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, tài sản trí tuệ sử dụng ngân sách nhà nước quy định về tài sản trí tuệ như sau:

Tài sản trí tuệ là tài sản vô hình, có tính sáng tạo, xác định được, kiểm soát được và có khả năng mang lại lợi ích kinh tế cho chủ sở hữu tài sản đó. Tài sản trí tuệ bao gồm đối tượng được bảo hộ và đối tượng không được bảo hộ theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ như sáng chế, bí mật kinh doanh, thiết kế bố trí mạch

tích hợp bán dẫn, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, tên thương mại, giống cây trồng, chương trình máy tính, tác phẩm khoa học, sáng kiến, giống vật nuôi, thiết kế kỹ thuật [4].

Như vậy, pháp luật Việt Nam thừa nhận tài sản trí tuệ là một loại tài sản gắn liền với các thành quả sáng tạo của con người. Các thành quả sáng tạo đó hoặc là các tài sản xuất phát từ các hoạt động sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật (các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học), cũng có thể là các tài sản từ các hoạt động sáng tạo kỹ thuật (các sáng chế, giải pháp hữu ích, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn), hoặc là từ các hoạt động sáng tạo mỹ thuật ứng dụng (kiểu dáng công nghiệp) hoặc từ các hoạt động sáng tạo trong kinh doanh (các nhãn hiệu, tên thương mại, bí mật kinh doanh,..).

Khái niệm tài sản trí tuệ không đồng nhất với khái niệm “sở hữu trí tuệ”. Bên cạnh các đối tượng sở hữu trí tuệ được pháp luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, tài sản trí tuệ còn bao gồm cả các đối tượng không được bảo hộ theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ như thiết kế kỹ thuật, sáng kiến, giống vật nuôi,…

Khi xem xét tài sản trí tuệ dưới góc độ một loại tài sản của doanh nghiệp, tài sản trí tuệ được định danh trong khái niệm về tài sản vô hình. Theo quy định tại Tiêu chuẩn thẩm định giá tài sản số 13 về Thẩm định giá tài sản vô hình (ban hành kèm theo Thông tư số 06/2014/TT-BTC ngày 07/01/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính): tài sản trí tuệ và quyền sở hữu trí tuệ là một loại tài sản vô hình.

3.1. Tài sản vô hình: là tài sản không có hình thái vật chất và có khả năng tạo ra các quyền, lợi ích kinh tế.

Tài sản vô hình được đề cập trong tiêu chuẩn này phải thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:

- Không có hình thái vật chất; tuy nhiên một số tài sản vô hình

có thể chứa đựng trong hoặc trên thực thể vật chất, nhưng giá trị của thực thể vật chất là không đáng kể so với giá trị tài sản vô hình;

- Có thể nhận biết được và có bằng chứng hữu hình về sự tồn tại của tài sản vô hình (ví dụ: hợp đồng, bằng chứng nhận, hồ sơ đăng ký, đĩa mềm máy tính, danh sách khách hàng, báo cáo tài chính, v.v.);

- Có khả năng tạo thu nhập cho người có quyền sở hữu;

- Giá trị của tài sản vô hình có thể định lượng được [15].

Từ tất cả những định nghĩa và phân tích nêu trên, dưới góc độ pháp lý, tài sản trí tuệ được hiểu là một dạng tài sản vô hình, hình thành từ các hoạt động tư duy, sáng tạo trong các lĩnh vực công nghiệp, khoa học, văn học và nghệ thuật. Tài sản trí tuệ bao gồm các đối tượng được bảo hộ (các đối tượng sở hữu trí tuệ) và các đối tượng tài sản trí tuệ khác không được bảo hộ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.

Do vấn đề nghiên cứu là pháp luật về định giá tài sản trí tuệ, nên trong phạm vi luận văn chỉ đề cập tới các loại tài sản trí tuệ là đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, vì đây là những loại tài sản trí tuệ chủ yếu và phổ biến. Việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cũng là tiền đề tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh liên quan đến tài sản trí tuệ, từ đó làm phát sinh nhu cầu về định giá tài sản trí tuệ.

Trong xu thế hội nhập quốc tế ngày càng mạnh mẽ như hiện nay, tài sản trí tuệ ngày càng được thừa nhận là một loại tài sản đặc biệt quan trọng đối với sự tăng trưởng kinh tế của một quốc gia. Nếu trước đây, đất đai, tài nguyên thiên nhiên hay lao động chân tay được coi là thước đo tiềm lực của một nền kinh tế thì ngày nay, tài sản trí tuệ đang dần thay thế những yếu tố đó và trở thành đòn bẩy phát triển kinh tế của quốc gia. Trên bình diện quốc tế, ngày nay các quốc gia tập trung phát triển nền kinh tế của mình theo hướng

dựa vào tri thức và thực tiễn đã chứng tỏ rằng tài sản trí tuệ là một yếu tố cơ bản luôn gắn liền với xu thế phát triển đó.

1.1.2. Đặc điểm tài sản trí tuệ

Tài sản trí tuệ là một dạng tài sản cố định vô hình, do đó có đầy đủ các đặc điểm cơ bản của dạng tài sản cố định vô hình:

- Tính vô hình: tài sản trí tuệ tồn tại chủ yếu dưới dạng thông tin, tri thức, do đó khó nhận thức sự tồn tại của tài sản này bằng giác quan của con người mà chỉ bằng nhận thức. Tài sản trí tuệ thường được hiện thực khi áp dụng để sản xuất hay gắn lên các hàng hóa, dịch vụ trong quá trình sản xuất kinh doanh.

- Tính xác định: tài sản trí tuệ là loại tài sản vô hình có khả năng nhận diện được. Tài sản trí tuệ thường được thể hiện dưới những hình thức vật chất xác định (bản mô tả, liệt kê, công thức, hình vẽ,..), do đó con người có khả năng nhận biết, khả năng lan truyền không có giới hạn và có thể do nhiều người cùng chiếm hữu. Đồng thời, mỗi tài sản trí tuệ là một đối tượng tồn tại độc lập, có nội dung/bản chất xác định, có chức năng/công dụng/ý nghĩa xác định, thậm chí có giá trị xác định.

Một tài sản trí tuệ có thể xác định riêng biệt khi doanh nghiệp có thể đem tài sản đó cho thuê, bán, trao đổi hoặc thu được lợi ích kinh tế cụ thể trong tương lai. Những tài sản chỉ tạo ra lợi ích kinh tế trong tương lai khi kết hợp với các tài sản khác nhưng vẫn được coi là tài sản có thể xác định riêng biệt nếu doanh nghiệp xác định được chắc chắn lợi ích kinh tế trong tương lai do tài sản đó đem lại.

- Khả năng bị kiểm soát: Do tài sản trí tuệ có khả năng được vật chất hóa nên trở thành đối tượng chịu sự tác động có chủ đích của con người, như điều khiển, sản xuất, khai thác/sử dụng, duy trì, cất giữ, phát triển, mua bán, trao đổi, cho thuê, góp vốn..., nhằm mang lại kết quả nhất định, trong đó quan

trọng nhất là tạo ra giá trị. Doanh nghiệp nắm quyền kiểm soát một tài sản trí tuệ nếu doanh nghiệp có quyền thu lợi ích kinh tế trong tương lai mà tài sản đó đem lại, đồng thời cũng có khả năng hạn chế sự tiếp cận của các đối tượng khác đối với lợi ích đó. Khả năng kiểm soát của doanh nghiệp đối với lợi ích kinh tế trong tương lai từ tài sản trí tuệ, thông thường có nguồn gốc từ quyền sở hữu trí tuệ đối với tài sản đó.

- Đặc tính sinh lợi: Do có bản chất tài sản, các tài sản trí tuệ đều có khả năng sinh lợi (tạo ra giá trị), nghĩa là khi được khai thác, sử dụng, bán, cho thuê, trao đổi, tài sản trí tuệ có khả năng mang lại thu nhập bằng tiền hoặc bằng tài sản khác cho người kiểm soát tài sản đó. Theo số liệu của Liên đoàn quốc tế các nhà kế toán (IFAC), năm 1998 khoảng 50% đến 90% giá trị do một công ty tạo ra là nhờ vào việc quản trị các tài sản vô hình [52, tr.13].

Bên cạnh đó, tài sản trí tuệ còn có đặc điểm riêng, phân biệt với các dạng tài sản cố định vô hình khác ở tính sáng tạo, đổi mới.

- Tính sáng tạo, đổi mới: Tài sản trí tuệ là kết quả của các hoạt động tư duy sáng tạo, là sự đổi mới dựa trên những tri thức hiện có. Đó là kết quả của những cải tiến có sáng tạo từ cái đã hoạt động trong quá khứ, hoặc những thể hiện mới có sáng tạo của những ý tưởng và quan niệm cũ. Sự phát triển không giới hạn của tài sản trí tuệ là do chính đặc tính sáng tạo, đổi mới tạo nên.

1.1.3. Vai trò của tài sản trí tuệ

Tài sản trí tuệ là một loại tài sản kinh doanh có giá trị của doanh nghiệp, có thể nâng cao giá trị thị trường của doanh nghiệp. Giá trị của tài sản trí tuệ thường không được đánh giá đầy đủ và tiềm năng của tài sản trí tuệ trong việc tạo ra các cơ hội mang lại lợi ích trong tương lai dường như chưa được các doanh nghiệp nhận thức đúng mức. Tuy vậy, khi tài sản trí tuệ được bảo hộ pháp lý – quyền sở hữu trí tuệ, thì khi đó tài sản trí tuệ sẽ trở thành một tài sản kinh doanh có giá trị. Tài sản trí tuệ có thể tạo ra thu nhập cho doanh nghiệp

thông qua chuyển giao quyền sử dụng, bán hoặc thương mại hóa sản phẩm hoặc dịch vụ được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ mà những sản phẩm đó có thể nâng cao thị phần hoặc lợi nhuận cho doanh nghiệp. Tài sản trí tuệ đã được bảo hộ có thể nâng cao giá trị doanh nghiệp trong mắt các nhà đầu tư hoặc các tổ chức tài chính. Trong các giao dịch mua bán hoặc sáp nhập doanh nghiệp, cần lưu ý rằng tài sản trí tuệ cần được định giá chính xác vì có thể nâng cao đáng kể giá trị của doanh nghiệp. Việc sử dụng các tài sản trí tuệ một cách có chiến lược sẽ nâng cao đáng kể năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp [26].

Tài sản trí tuệ đem lại sự gia tăng giá trị của sản phẩm, dịch vụ cũng như giá trị của doanh nghiệp và của toàn bộ nền kinh tế của một quốc gia. Tài sản trí tuệ chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong kết cấu giá trị của doanh nghiệp. Năm 1982, khoảng 62% tài sản trong các doanh nghiệp của Hoa Kỳ là tài sản vật chất, nhưng đến năm 2000, con số này đã giảm xuống chỉ còn 30% [31]. Công ty Microsoft có giá thị trường ước tính khoảng 270 tỉ USD, trong đó khoảng 180 tỉ được coi là có xuất xứ từ tài sản trí tuệ của công ty này, bao gồm nhãn hiệu, bằng độc quyền sáng chế, các bí quyết kỹ thuật, bản quyền… Tài sản vô hình hiện nay được thừa nhận như một bộ phận tài sản quan trọng trong doanh nghiệp, góp phần gia tăng lợi nhuận cho nhà đầu tư. Một cuộc nghiên cứu của Interband, một hãng tư vấn thương hiệu hàng đầu thế giới, phối hợp với J.P.Morgan năm 2002 kết luận rằng tính trung bình thương hiệu chiếm ít nhất một phần ba giá trị cổ phiếu; có những trường hợp rất cao như McDonal’s (71%), Disney (68%), Coca-Cola và Nokia (cùng 51%). Nắm bắt được chiều hướng gia tăng của tài sản trí tuệ, nhiều quốc gia trên thế giới đã nhanh chóng tập trung mọi nỗ lực đầu tư cho loại tài sản mới này. Theo số liệu của Chính Phủ Hà Lan, năm 1992 các tài sản trí tuệ chiếm đến 35% tổng vốn đầu tư của nhà nước cũng như tư nhân ở Hà Lan. Thụy Điển cũng đầu tư cho các tài sản vô hình chiếm 20% GDP. Ở Mỹ vốn đầu tư cho tài sản vô hình đã vượt vốn đầu tư cho các tài sản hữu hình [52, tr.14 -15].

Tài sản trí tuệ là phương tiện đảm bảo sự phát triển bền vững của từng doanh nghiệp cũng như mỗi quốc gia. Nếu như tài nguyên thiên nhiên và các tài sản hữu hình khác thường bị cạn kiệt dần trong quá trình sử dụng thì việc sử dụng tài sản trí tuệ lại có khả năng sáng tạo ra nhiều tài sản trí tuệ khác. Trong bối cảnh nền kinh tế tri thức, khi các yếu tố vốn và tài nguyên là nguồn lực bị giới hạn và ngày càng cạn kiệt thì các tài sản trí tuệ lại không ngừng phát triển, trở thành chìa khóa nâng cao năng lực cạnh tranh tại các thị trường cạnh tranh khốc liệt, cho dù đó là thị trường trong nước hay quốc tế. Nhìn vào thực tế quá trình đầu tư của các doanh nghiệp hiện nay có thể thấy việc góp vốn bằng tiền, các tài sản hữu hình cũng được đánh giá ngang bằng như việc góp vốn bằng công nghệ, tài sản trí tuệ nếu không muốn nói rằng chủ sở hữu tài sản trí tuệ luôn được vị trí ưu thế trong các giao dịch thương mại, đầu tư.

1.1.4. Giá trị của tài sản trí tuệ và những yếu tố chi phối giá trị tài sản trí tuệ

Theo lý thuyết của kinh tế thị trường, “giá trị tài sản, hàng hóa, dịch vụ biểu hiện bằng tiền về những lợi ích mà chúng mang lại cho chủ thể nào đó tại một thời điểm nhất định”. Biểu hiện của giá trị trong nền kinh tế thị trường là số tiền ước tính của tài sản, hàng hóa, dịch vụ tại một thời điểm trên một thị trường nhất định [17]. Từ cách hiểu này, giá trị của tài sản trí tuệ có thể được hiểu là giá trị của lợi ích kinh tế trong tương lai của tài sản trí tuệ được xác định vào thời điểm hiện tại, được biểu hiện dưới hình thức giá cả. Giá trị tài sản trí tuệ được xem xét dưới hai góc độ: giá trị thị trường (là mức giá ước tính để tài sản trí tuệ có thể được mua, bán trên thị trường trong điều kiện thương mại bình thường) và giá trị phi thị trường (là mức giá ước tính được xác định theo những căn cứ khác với giá trị thị trường hoặc có thể được mua bán, trao đổi theo các mức giá không phản ánh giá trị thị trường như: giá trị tài sản đang trong quá trình sử dụng, giá trị đầu tư, giá trị bảo hiểm, giá trị

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/12/2023