Định giá tài sản trí tuệ theo pháp luật Việt Nam - 2

- Kamil Idris,“Intellectual Property, a Powerful Tool for Economic Development”, World Intellectual Property Organization, 2004.

- Daryl Martin & David Drews, “Intellectual Property Valuation Techniques”, Licensing Journal. Oct.2006.

- Ian McClure, “Economy Pulse Check: Valuation, Finance and Exchange of Intellectual Property”, The Federal Lawyer, Vol. 56, Iss: 4, 2009, page 18-19&23.

- Gabriela Salinas, “The International Brand Valuation Manual: A complete overview and analysis of brand valuation techniques, methodologies and applications”, J.Wiley & Sons, 2009.

- Céline Lagrost, Donald Martin, Cyrille Dubois & Serge Quazzotti, Intellectual Capital, “Intellectual Property Valuation: How to approach the selection of an appropriate valuation method”, Journal of Intellectual Capital, Vol. 11 Iss:4, pp.481 – 503, 2010.

Phần lớn các công trình nghiên cứu này đã đề cập đến các phương pháp định giá tài sản trí tuệ phổ biến trên thế giới. Cụ thể là 3 phương pháp chính: phương pháp chi phí, phương pháp thị trường và phương pháp thu nhập. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra cách áp dụng cụ thể các phương pháp này trong nhiều hoạt động khác nhau liên quan đến tài sản trí tuệ như chuyển giao li- xăng, chuyển giao quyền sở hữu, góp vốn vào doanh nghiệp bằng tài sản trí tuệ, quản lý tài sản trí tuệ trong doanh nghiệp cũng như các tổ chức nghiên cứu và phát triển, giải quyết tranh chấp và bồi thường thiệt hại, hoạt động kiểm toán, kế toán… Một số nghiên cứu cũng đi sâu vào từng phương pháp định giá và cách áp dụng dành riêng cho một số loại tài sản trí tuệ cụ thể, mà chủ yếu là cho nhãn hiệu.

Một số tổ chức như Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới, Hội đồng Tiêu chuẩn định giá quốc tế ở Anh hay Hiệp hội Định giá viên Hoa Kỳ đã đưa ra

những tiêu chuẩn cho định giá tài sản vô hình cũng như tài sản trí tuệ và được áp dụng rộng rãi ở nhiều nước phát triển. Tuy nhiên các tiêu chuẩn này cũng chỉ đưa ra những quy tắc chung, có tính định hướng mà không có hướng dẫn cụ thể. Các tiêu chuẩn này cũng chỉ xoay quanh 3 nhóm phương pháp định giá phổ biến nêu trên.

* Tình hình nghiên cứu trong nước

Ở Việt Nam, thị trường khoa học và công nghệ mới đang ở giai đoạn đầu phát triển, hoạt động thương mại hóa tài sản trí tuệ diễn ra còn khá khiêm tốn. Chính vì vậy, vấn đề định giá tài sản trí tuệ vẫn là một vấn đề mới ở Việt Nam và chưa có nhiều công trình nghiên cứu sâu về vấn đề này. Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu bao gồm:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

- Vụ Đánh giá, Thẩm định và Giám định công nghệ - Bộ Khoa học và Công nghệ, Đề tài khoa học cấp Bộ “Nghiên cứu phương pháp luận và một số phương pháp định giá công nghệ”, năm 2006.

- Nguyễn Hữu Cẩn - Viện Khoa học sở hữu trí tuệ, “Thực trạng pháp luật hiện hành của Việt Nam về tài sản trí tuệ và định giá tài sản trí tuệ”.

Định giá tài sản trí tuệ theo pháp luật Việt Nam - 2

- Nguyễn Hữu Cẩn - Viện Khoa học sở hữu trí tuệ, Đề tài khoa học cấp Bộ “Nghiên cứu lý luận và thực tiễn nhằm xây dựng phương pháp định giá sáng chế áp dụng cho Việt Nam”, năm 2009.

- Phạm Hồng Quất - Bộ Khoa học và Công nghệ, “Tổng quan tình hình quốc tế về định giá nhãn hiệu”, tháng 9/2009.

- Nguyễn Hoàng Hạnh - Cục Sở hữu trí tuệ, “Định giá tài sản trí tuệ: Kinh nghiệm của Trung Quốc”.

- Nguyễn Hồng Vân - Bộ Khoa học và Công nghệ, “Một số vấn đề về góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng nhãn hiệu”, Tạp chí hoạt động khoa học tháng 7 – 2010.

- Trần Nam Long - Viện Khoa học sở hữu trí tuệ, “Nghiên cứu lý luận

và thực tiễn nhằm xây dựng phương pháp định giá nhãn hiệu áp dụng trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa tại Việt Nam”, năm 2010.

- Vụ Đánh giá, Thẩm định và Giám định công nghệ - Bộ Khoa học và Công nghệ, Đề án khoa học cấp Bộ “Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của hoạt động định giá công nghệ, đề xuất nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động định giá công nghệ tại Việt Nam”, năm 2010.

- Đoàn Văn Trường, “Tuyển tập phương pháp thẩm định giá trị các loại tài sản vô hình, quyền sở hữu trí tuệ, định giá công nghệ và giá chuyển giao bên trong các công ty đa quốc gia”, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, năm 2011.

- Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ - Bộ Khoa học và Công nghệ, Đề án khoa học cấp Bộ “Nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn để đề xuất nguyên tắc, cách tiếp cận và quy trình định giá tài sản trí tuệ áp dụng tại Việt Nam”, năm 2013.

- Tài liệu hội thảo “Định giá Tài sản trí tuệ” do Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới, Cục Sở hữu trí tuệ với sự hỗ trợ của Quỹ Tín thác Ôxtrâylia cùng phối hợp tổ chức tại Hà Nội vào tháng 6 năm 2013.

- Nguyễn Thị Tuyết - Đại học Luật Hà Nội, “Vai trò của tài sản trí tuệ và thực trạng nhận thức của doanh nghiệp và các cơ quan tài phán Việt Nam về tài sản trí tuệ trong cổ phần hóa doanh nghiệp”.

- Vũ Thị Hải Yến - Đại học Luật Hà Nội, “Tài sản trí tuệ và các phương pháp định giá tài sản trí tuệ trong hoạt động kinh doanh thương mại của doanh nghiệp”.

- Hoàng Lan Phương, “Khắc phục những bất cập của Pháp luật Việt Nam về định giá tài sản trí tuệ ”, Bộ môn Sở hữu trí tuệ, Khoa Khoa học quản lý, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.

Những công trình này hầu như chỉ nghiên cứu tổng quan về chính sách,

các phương pháp định giá tài sản trí tuệ phổ biến trên thế giới cũng như đưa ra một vài ví dụ minh họa cho các phương pháp, thực tế định giá của Việt Nam về một số loại tài sản trí tuệ đặc thù như sáng chế, nhãn hiệu và có một vài đề xuất ban đầu cho việc xây dựng phương pháp định giá tài sản trí tuệ tại Việt Nam. Nội dung chủ yếu của các công trình này tập trung vào việc nghiên cứu, xây dựng các phương pháp định giá tài sản trí tuệ, mà chưa có các kiến nghị cụ thể về việc hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động định giá tài sản trí tuệ. Chính vì thế, luận văn sẽ tập trung vào việc nghiên cứu các quy định pháp luật hiện hành về định giá tài sản trí tuệ để từ đó đưa ra các kiến nghị hoàn thiện mảng pháp luật này.

3. Mục đích nghiên cứu

Với đề tài này, Luận văn hướng đến một số mục đích sau:

- Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về tài sản trí tuệ, định giá tài sản trí tuệ và pháp luật về định giá tài sản trí tuệ.

- Đánh giá thực trạng pháp luật về định giá tài sản trí tuệ ở nước ta hiện nay.

- Đề xuất những giải pháp thích hợp cho việc hoàn thiện pháp luật định giá tài sản trí tuệ ở Việt Nam.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu của đề tài

Trong khuôn khổ của Luận văn này, người viết giới hạn đối tượng nghiên cứu ở những nội dung cụ thể sau đây:

- Các vấn đề lý luận về định giá tài sản trí tuệ và pháp luật về định giá tài sản trí tuệ;

- Thực trạng các quy phạm pháp luật về định giá tài sản trí tuệ;

- Thực tiễn thi hành pháp luật về định giá tài sản trí tuệ ở Việt Nam hiện nay;

- Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới trong việc điều chỉnh bằng pháp luật đối với định giá tài sản trí tuệ, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, luận văn sẽ không dành hẳn một mục hay chương riêng để nghiên cứu kinh nghiệm của nước ngoài mà các bài học kinh nghiệm đó sẽ được viện dẫn, lồng ghép khi đưa ra các kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về định giá tài sản trí tuệ.

* Phạm vi nghiên cứu của đề tài

Với đề tài này, phạm vi nghiên cứu của luận văn chủ yếu tập trung vào các vấn đề lý luận về định giá tài sản trí tuệ và vào pháp luật Việt Nam về định giá tài sản trí tuệ. Luận văn sẽ tập trung phân tích các khía cạnh thành công và hạn chế của pháp luật về định giá tài sản trí tuệ đối với việc thực hiện các giao dịch liên quan đến tài sản trí tuệ như hoạt động góp vốn, hạch toán kế toán, cổ phần hóa doanh nghiệp, thương mại hóa tài sản trí tuệ thuộc sở hữu nhà nước, thế chấp bằng tài sản trí tuệ.

Trong khuôn khổ hạn hẹp của một luận văn thạc sỹ luật học, luận văn sẽ không nghiên cứu các quy định pháp luật về định giá tài sản trí tuệ trong các lĩnh vực bảo hiểm, tố tụng, giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản trí tuệ.

5. Phương pháp nghiên cứu

Để giải quyết các yêu cầu mà đề tài đặt ra, trong quá trình nghiên cứu, Luận văn đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:

- Phương pháp luận nghiên cứu khoa học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lê nin;

- Phương pháp luận giải, phương pháp phân tích,... được sử dụng trong Chương 1 khi nghiên cứu một số vấn đề lý luận chung về tài sản trí tuệ và định giá tài sản trí tuệ;

- Phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp bình luận, đối chiếu, so sánh… được sử dụng trong Chương 2 khi nghiên cứu thực trạng pháp luật về định giá tài sản trí tuệ ở Việt Nam;

- Phương pháp so sánh luật học, phương pháp tổng hợp, phương pháp quy nạp… được sử dụng trong Chương 3 khi nghiên cứu, đề xuất kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về định giá tài sản trí tuệ.

6. Đóng góp của Luận văn

Luận văn là một công trình nghiên cứu mang tính chuyên sâu về pháp luật điều chỉnh định giá tài sản trí tuệ. Đặc biệt, với việc tham khảo kinh nghiệm của một số nước, Luận văn sẽ đưa ra những đề xuất, kiến nghị có tính thực tiễn và ứng dụng cao để hoàn thiện pháp luật về định giá tài sản trí tuệ ở Việt Nam.

Kết quả nghiên cứu của Luận văn sẽ là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà hoạch định chính sách, nhà nghiên cứu và những ai quan tâm đến vấn đề định giá tài sản trí tuệ.

7. Bố cục của luận văn

Nội dung của luận văn được kết cấu gồm 3 chương:

Chương 1. Khái quát về tài sản trí tuệ và pháp luật định giá tài sản trí tuệ;

Chương 2. Thực trạng pháp luật Việt Nam về định giá tài sản trí tuệ;

Chương 3. Hoàn thiện pháp luật về định giá tài sản trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.

Chương 1

KHÁI QUÁT VỀ TÀI SẢN TRÍ TUỆ VÀ PHÁP LUẬT ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN TRÍ TUỆ


1.1. Khái quát về tài sản trí tuệ

1.1.1. Khái niệm tài sản trí tuệ

1.1.1.1. Khái niệm tài sản

Tài sản là vấn đề trung tâm cốt lõi của mọi quan hệ xã hội nói chung và quan hệ pháp luật nói riêng. Khái niệm tài sản đã được đề cập từ rất lâu trong thực tiễn cũng như trong khoa học pháp lý.

Theo nghĩa chung nhất, tài sản được hiểu là “của cải vật chất hoặc tinh thần có giá trị đối với chủ sở hữu” [54]. Theo cách định nghĩa này, phạm vi của tài sản không được xác định một cách rõ ràng. Cùng với sự thay đổi của thời gian, của điều kiện xã hội, của sự nhận thức con người về giá trị vật chất thì phạm vi của tài sản qua mỗi thời kỳ lại được nhìn nhận ở góc độ khác nhau.

Theo thuật ngữ kế toán, tài sản được hiểu là những nguồn lực được sở hữu hay kiểm soát bởi doanh nghiệp, hình thành từ kết quả của hoạt động kinh doanh trong quá khứ và dự tính đem lại lợi ích kinh tế trong tương lai cho doanh nghiệp. Định nghĩa này đã nêu ra các đặc điểm cơ bản của tài sản trong phạm vi mối quan hệ với doanh nghiệp: thuộc quyền kiểm soát của doanh nghiệp, hình thành từ các nghiệp vụ trong quá khứ và có khả năng đem lại lợi ích cho doanh nghiệp, giúp cho việc xác định và ghi nhận tài sản trên sổ sách kế toán của doanh nghiệp.

Trong các văn bản pháp luật, khái niệm tài sản được quy định tại Điều 163, Bộ luật Dân sự năm 2005 như sau: “Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản”. Theo quy định này thì tài sản chỉ tồn tại ở một trong bốn loại: Vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Liên quan đến quy định tại

Điều 163, một số điều luật khác quy định về việc phân loại tài sản trong Bộ luật Dân sự như Điều 174, Điều 175, Điều 176, Điều 177, Điều 178, Điều 179, Điều 180, Điều 181. Qua quy định của các điều luật này có thể nhận thấy: khái niệm tài sản được đưa ra theo kiểu liệt kê các loại tài sản, chưa xác định rõ được phạm vi của tài sản; các quy định liệt kê các loại tài sản chưa quy định cụ thể về tiền và giấy tờ có giá; phạm vi quyền tài sản chưa được xác định rõ và quy định về quyền sở hữu dường như tách biệt với tài sản.

Như vậy có thể thấy cách hiểu về tài sản có sự khác biệt tùy theo từng góc độ tiếp cận. Sự khác biệt này xuất phát từ chính tính thực tiễn của khái niệm tài sản. Tài sản là công cụ của đời sống xã hội, phục vụ các nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của xã hội. Vì vậy, phụ thuộc từng góc độ tiếp cận, từng mục đích sử dụng mà khái niệm tài sản và cách phân loại tài sản có sự thay đổi. Tuy nhiên, các nhà làm luật cũng cần xây dựng một định nghĩa về tài sản, nêu ra các đặc trưng cơ bản của tài sản để có cơ sở xác định phạm vi của tài sản.

Dưới góc độ pháp lý, tính sở hữu được coi là một trong những đặc trưng cơ bản của tài sản. Những nguồn lực được coi là tài sản đối với một tổ chức hay một cá nhân chỉ khi tổ chức, cá nhân đó có quyền sở hữu (tức là có sự chiếm hữu, sử dụng và định đoạt) đối với nguồn lực đó. Quyền sở hữu là cơ sở để tổ chức, cá nhân khai thác các giá trị của tài sản và ngăn ngừa sự xâm phạm của chủ thể khác đối với tài sản của mình. Do đó, khái niệm tài sản dưới góc độ pháp lý có thể được hiểu là những nguồn lực có giá trị vật chất hoặc tinh thần thuộc sở hữu của tổ chức hoặc cá nhân, được pháp luật thừa nhận và bảo hộ.

1.1.1.2. Khái niệm tài sản trí tuệ:

Tài sản của một doanh nghiệp nhìn chung được chia thành hai loại: tài sản hữu hình – gồm nhà xưởng, máy móc, tài chính và cơ sở hạ tầng, tài sản vô hình – gồm từ nguồn nhân lực và bí quyết kỹ thuật đến ý tưởng, chiến

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 05/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí