Pháp Luật Định Giá Tài Sản Trí Tuệ Chưa Hoàn Thiện Là Nguyên Nhân Cản Trở Hoạt Động Góp Vốn Kinh Doanh Bằng Tài Sản Trí Tuệ

hộ tại Việt Nam. Cụ thể là: chủ bằng độc quyền sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp; chủ giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đang trong thời hạn hiệu lực bảo hộ tại Việt Nam; chủ sở hữu nhãn hiệu đăng ký quốc tế được chấp nhận bảo hộ và đang trong thời hạn hiệu lực bảo hộ tại Việt Nam; chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng, tên thương mại đáp ứng các điều kiện được bảo hộ tại Việt Nam v.v. Bên tham gia góp vốn, liên doanh bằng TSTT và bên nhận góp vốn phải ký kết hợp đồng chuyển giao quyền Sở hữu công nghiệp tương ứng và phải được đăng ký tại Cục SHTT.

Tuy nhiên, thời hạn góp vốn bằng TSTT không được vượt quá thời hạn bảo hộ mà pháp luật quy định đối với đối tượng SHTT tương ứng. Để xác định được giá trị của TSTT khi tham gia góp vốn, các bên có thể lựa chọn phương pháp định giá theo các phương thức như: phương thức thu nhập (dựa trên tính toán về lợi ích kinh tế có khả năng thu được từ việc khai thác, sử dụng, chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp); phương thức thị trường (dựa trên giá chuyển nhượng hoặc giá chuyển quyền sử dụng TSTT tương đương trong điều kiện thị trường tương ứng); phương thức chi phí (dựa trên chi phí cần thiết cho việc tái tạo đối tượng SHTT đó hoặc tạo ra đối tượng SHTT thay thế)...


2.4. PHÁP LUẬT ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN TRÍ TUỆ CHƯA HOÀN THIỆN LÀ NGUYÊN NHÂN CẢN TRỞ HOẠT ĐỘNG GÓP VỐN KINH DOANH BẰNG TÀI SẢN TRÍ TUỆ

Hiện tại, theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Việt Nam có khoảng hơn 150.000 doanh nghiệp chưa kể đến các tổng công ty nhà nước. Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam chưa quan tâm nhiều đến TSTT cũng như làm thế nào để các loại tài sản này mang lại dòng thu nhập cao nhất, hiệu quả nhất. Có không ít doanh nghiệp nhà nước đã rất lúng túng khi xác định giá trị để cổ phần hóa, cũng như để góp vốn kinh doanh khi tài sản của họ bao gồm cả TSVH hay TSTT. Hệ quả tất yếu là nhiều TSTT đã không được định giá một cách chính xác giá trị thực của nó.

Trường hợp nhãn hiệu VINASHIN, SÔNG ĐÀ ở trên là một ví dụ. Hoặc cách đây ít năm, cộng đồng doanh nghiệp VN đã "tròn xoe" mắt khi thấy phía đối tác nước ngoài định giá thương hiệu P/S với giá 5,3 triệu USD, thương hiệu Dạ Lan với giá hơn 1 triệu USD. Vậy nhưng theo những chuyên gia kinh tế nước ngoài, giá trị mà các công ty nước ngoài mua được là khá hời so với giá trị thực của những thương hiệu này. Nhưng quả thật là sau đó, những thương hiệu được mua lại ấy đã được phát triển hết sức thành công trên cơ sở nền móng đã có.

Hãy thử nhìn vào Công ty FPT - một trong những công ty có giá trị cao nhất trên thị trường chứng khoán hiện nay. Không ai nghĩ rằng công ty này có nhiều những giá trị TSHH lớn đến mức giá trị của công ty có thể được đẩy cao lên như vậy, câu hỏi là phần chênh lệch đó nằm ở đâu. Điều này có thể nhìn thấy được khi nhìn vào những gì được coi là "vô hình" mà công ty FPT đang sở hữu. Công ty FPT đương nhiên đang sở hữu một số những bằng sáng chế, các sáng tạo trí tuệ và quan trọng hơn là một mạng lưới khách hàng rộng khắp, một đội ngũ nhân viên am hiểu thị trường, uy tín lớn được gây dựng sau nhiều năm,... qua đó có thể hiểu được vì sao giá trị của FPT lại được đẩy cao lên đến vậy.

Trong cơn bão ồ ạt của cổ phần hóa, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh của Việt Nam đã không ý thức một cách thật đầy đủ về những TSVH cũng như TSTT mà mình sở hữu, do đó khi tiến hành cổ phần hóa hoặc bán lại cổ phần cho các nhà đầu tư khác, đã không nhận ra rằng mình đang bị mất đi những tài sản thuộc sở hữu của mình mà không hề hay biết. Ví dụ như công ty sản xuất ôtô Vinaxuki, công ty này đã bắt đầu có danh tiếng trên thị trường, có uy tín và có một lượng khách hàng quen thuộc cùng đội ngũ nhân viên quen với thị trường Việt Nam. Nếu giả sử có một công ty nước ngoài muốn mua lại toàn bộ công ty tư nhân này? Công ty Vinaxuki tiến hành định giá và tổng giá trị là hơn 450 tỷ đồng, nhưng đó mới chỉ là phần TSHH còn TSVH là không định giá được. Như vậy, rõ ràng với việc mua lại được Vinaxuki, công

ty nước ngoài kia đã không phải bỏ đồng tiền nào để mua lại uy tín, mạng lưới khách hàng quen thuộc,... những giá trị TSVH vô cùng đáng quý của công ty này.

Trong thời kỳ hội nhập kinh tế hiện nay, nếu các doanh nghiệp Việt Nam không nhanh chóng thức thời, nhìn nhận ra những TSVH nói chung và TSTT nói riêng mà mình đang nắm giữ thì sẽ nhanh chóng trở thành những miếng mồi ngon cho những nhà đầu tư nước ngoài khi họ không phải trả tiền cho phần TSVH của các doanh nghiệp Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Khi góp vốn liên doanh, hợp nhất kinh doanh cũng như khi cổ phần hóa, việc định giá tài sản có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Thực tế đã cho thấy, giá trị của TSTT là rất lớn và khi bỏ quên nó, sẽ đem lại những tổn thất không nhỏ khi liên doanh. Ở nước ta cũng đã có một số liên doanh ít ỏi đếm trên đầu ngón tay đã xác định được giá trị thương hiệu/nhãn hiệu khi tiến hành liên doanh, ví dụ như công ty bia Việt Hà đã tính giá trị nhãn hiệu Halida là

550.000 USD, Công ty P/S đã tính trị giá nhãn hiệu P/S là 5,3 triệu USD, nhãn bia Sài Gòn đã được tính giá trị là 9,5 triệu USD... Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, việc định giá như vậy có đúng không thì còn cần phải giải đáp.

Góp vốn kinh doanh bằng tài sản trí tuệ trong pháp luật Việt Nam - 12

Chúng ta đang ở trong một nền kinh tế tri thức, do đó tri thức thật sự là những của cải có giá trị rất lớn và là chiếc chìa khóa để đi tới thành công, nhiều tập đoàn đa quốc gia và những cường quốc như Mỹ, Nhật, Đức,... đang rất chú trọng đầu tư vào TSVH nhằm phát triển nền kinh tế của mình. Ở Việt Nam, có một điều khá dễ để nhận thấy đó là đất nước chúng ta đang ở trong một nền kinh tế thị trường, mà theo quan điểm triết học Mác "vật chất quyết định ý thức". Nếu những hoạt động sáng tạo, hoạt động trí tuệ không được ghi nhận một cách đúng đắn thì tất nhiên nó sẽ không thể có cơ hội phát triển. Và sự ghi nhận đó ở đây, ở một mặt nào đó, chính là sự định giá. Một nhà khoa học liệu có chú tâm vào phát triển các những bằng sáng chế của mình nếu như ông biết rằng khi nó ra đời, sẽ chẳng có ai quan tâm tới việc mua nó, và nó sẽ

chẳng được định giá rõ ràng để "được mua", hoặc nó sẽ đem lại được những giá trị kinh tế như thế nào cho ông và các đồng sự trong tương lai? Các công ty liệu có quan tâm tới việc xây dựng TSVH khi biết rằng khi bị mua lại sẽ không thu được tiền từ phần TSVH này? Có đôi khi có những người nhiệt huyết vẫn hết mình phát triển bằng sáng chế của mình, nhưng khi đã hoàn thành nó, nếu không có ai mua bằng sáng chế ấy, liệu ông có đủ tiền để tiếp tục phát triển những bằng sáng chế tiếp theo của mình. Và như thế là, giữa "xã hội" và "hoạt động trí tuệ" có một mối quan hệ biện chứng, xã hội cần có những thành quả trí tuệ để phát triển, bù lại, những nhà bác học cần cung cấp tiền để tiến hành những hoạt động trí tuệ đó. Khoảng chục năm lại đây, có rất nhiều ý kiến phản đối về việc các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học Việt Nam liên tục bị xếp lên giá và phủ bụi mà nó không được đi vào thực tế. Một trong những nguyên nhân của vấn đề này là do quá trình định giá không tốt, khiến cho mối quan hệ giữa những nhà bác học và những người cần mua trở thành một thứ quan hệ dè dặt, người mua dè dặt vì sợ mua đắt, người bán dè dặt vì sợ bán rẻ, và cứ thế, định giá không tốt trở thành một trong những hòn đá ngăn cản dòng chảy của hoạt động sáng tạo tại Việt Nam.

Hiện nay, việc định giá TSTT phải tuân thủ quy định của Pháp lệnh Giá: Về nguyên tắc, "Nhà nước tôn trọng quyền tự định giá và cạnh tranh về giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh theo đúng pháp luật" [46, Khoản 1 Điều 2]. Đối với các tài sản, hàng hóa, dịch vụ không thuộc danh mục Nhà nước định giá thì do các tổ chức, cá nhân tự định giá theo quy luật thị trường làm cơ sở cho các hoạt động giao dịch mua bán, trao đổi. Đối với các loại tài sản, hàng hóa, dịch vụ do nhà nước định giá (các cơ quan có thẩm quyền quy định) thì các mức giá cụ thể của từng loại tài sản, hàng hóa mang tính bắt buộc mọi đối tượng tham gia hoạt động giao dịch, mua bán phải thực hiện (Khoản 4 Điều 1 Nghị định số 75/2008/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá).

Ngoài ra, việc định giá TSTT được thực hiện theo quy định của Nghị định số 101/2005/NĐ-CP ngày 03/8/2005 của Chính phủ về thẩm định giá (khoản 3 Điều 5), theo đó, TSTT có thể được thẩm định giá bởi các doanh nghiệp thẩm định giá chuyên nghiệp, được thành lập và hoạt động theo quy định. Tùy theo tính chất, đặc điểm của tài sản cần định giá, tùy theo điều kiện và tính chất thông tin thị trường mà thẩm định viên có thể lựa chọn các phương thức phù hợp để định giá TSTT theo quy định tại Thông tư số 17/2006/TT-BTC ngày 13/3/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 101/2005/NĐ-CP về thẩm định giá. Kết quả thẩm định giá đối với tài sản của doanh nghiệp (kể cả TSTT) là:

Một trong những căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, phê duyệt chi từ ngân sáng nhà nước, tính thuế, xác định giá trị tài sản đảm bảo vay vốn ngân hàng, mua bảo hiểm, cho thuê, chuyển nhượng, bán, góp vốn, cổ phần hóa, giải thể doanh nghiệp và sử dụng vào các mục đích khác ghi trong hợp đồng thẩm định giá [12, Khoản 1 Điều 6].

Mục I Phần B Thông tư số 17/2006/TT-BTC ngày 13/3/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 101/2005/NĐ-CP về thẩm định giá hướng dẫn các phương pháp thẩm định giá áp dụng cho tất cả các loại tài sản kể cả TSTT như sau:

Thứ nhất, phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh là phương pháp thẩm định giá dựa trên cơ sở phân tích mức giá của các tài sản tương tự với tài sản cần thẩm định giá đã giao dịch thành công hoặc đang mua, bán trên thị trường vào thời điểm thẩm định giá hoặc gần với thời điểm thẩm định giá để ước tính giá trị thị trường của tài sản cần thẩm định giá.

Phương pháp so sánh chủ yếu được áp dụng trong thẩm định giá các tài sản có giao dịch, mua, bán phổ biến trên thị trường.

Thứ hai, phương pháp chi phí

Phương pháp chi phí là phương pháp thẩm định giá dựa trên cơ sở chi phí tạo ra một tài sản tương tự tài sản cần thẩm định giá để ước tính giá trị thị trường của tài sản cần thẩm định giá.

Phương pháp chi phí chủ yếu được áp dụng trong thẩm định giá các tài sản chuyên dùng, ít hoặc không có mua, bán phổ biến trên thị trường; tài sản đã qua sử dụng; tài sản không đủ điều kiện để áp dụng phương pháp so sánh.

Thứ ba, phương pháp thu nhập

Phương pháp thu nhập (hay còn gọi là phương pháp đầu tư) là phương pháp thẩm định giá dựa trên cơ sở chuyển đổi các dòng thu nhập ròng trong tương lai có thể nhận được từ việc khai thác tài sản cần thẩm định giá thành giá trị vốn hiện tại của tài sản (quá trình chuyển đổi này còn được gọi là quá trình vốn hóa thu nhập) để ước tính giá trị thị trường của tài sản cần thẩm định giá.

Phương pháp thu nhập chủ yếu được áp dụng trong thẩm định giá tài sản đầu tư (bất động sản, động sản, doanh nghiệp, tài chính) mà tài sản đó có khả năng tạo ra thu nhập trong tương lai và đã xác định tỷ lệ vốn hóa thu nhập.

Thứ tư, phương pháp thặng dư

Phương pháp thặng dư là phương pháp thẩm định giá mà giá trị thị trường của tài sản cần thẩm định giá được xác định giá trị vốn hiện có trên cơ sở ước tính bằng cách lấy giá trị ước tính của sự phát triển giả định của tài sản trừ đi tất cả các chi phí phát sinh để tạo ra sự phát triển đó.

Phương pháp thặng dư chủ yếu được áp dụng trong thẩm định giá bất động sản có tiềm năng phát triển.

Thứ năm, phương pháp lợi nhuận

Phương pháp lợi nhuận là phương pháp thẩm định giá dựa trên khả năng sinh lợi của việc sử dụng tài sản để ước tính giá trị thị trường của tài sản cần thẩm định giá.

Phương pháp lợi nhuận chủ yếu được áp dụng trong thẩm định giá các tài sản mà việc so sánh với những tài sản tương tự gặp khó khăn do giá trị của tài sản chủ yếu phụ thuộc vào khả năng sinh lời của tài sản như khách sạn, nhà hàng, rạp chiếu bóng,…

Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng có thể lựa chọn các phương pháp thẩm định giá theo thông lệ quốc tế khác (nếu có) nhưng phải được Bộ Tài chính chấp thuận trước khi áp dụng. Căn cứ vào mục đích thẩm định giá; tính chất, đặc điểm của tài sản cần thẩm định giá; điều kiện, tính chất thông tin thị trường mà thẩm định viên về giá lựa chọn phương pháp thẩm định giá phù hợp nhất trong các phương pháp thẩm định giá quy định tại mục I, phần B Thông tư này để áp dụng và có thể kết hợp các phương pháp thẩm định giá khác quy định tại mục I, phần B Thông tư này để kiểm tra, so sánh, đối chiếu lại mức giá ước tính để quyết định mức giá cụ thể (Điểm 1 Mục II Phần B Thông tư số 17/2006/TT-BTC).

Hệ thống pháp luật của Việt Nam hiện nay quy định chung các phương pháp định giá tài sản cho tất cả các loại tài sản, rất khó áp dụng trên thực tiễn, đặc biệt khi định giá TSTT. Thực tế cho thấy, việc định giá TSTT khó khăn và có nhiều khác biệt hơn so với tài sản hữu hình. Xác định giá trị của một quyền sở hữu trí tuệ phụ thuộc vào thời gian, địa điểm và tính sinh lời của loại tài sản đặc biệt này. Ngay khi đăng ký quyền sở hữu trí tuệ thì người sở hữu cũng không tính hết được tính hữu dụng và khả năng sinh lời trong tương lai của tài sản mà mình được sở hữu, nó chỉ được thể hiện giá trị qua thời gian và mức độ chấp nhận của xã hội. Một yếu tố quan trọng là TSTT có một thị trường chuyển nhượng hạn chế, ít người quan tâm điều đó sẽ khó có thể tìm ra được giá trị thật của một TSTT. Về cơ bản thì giá trị của TSTT được xác định bằng mức độ quan tâm của của người mua và mức độ chấp nhận được của người bán tại thời điểm chuyển nhượng.

Hoạt động định giá tài sản nói chung cũng như TSTT nói riêng là hoạt động đòi hỏi chuyên môn và kinh nghiệm cao. Do đó để tăng cường hoạt

động này, Bộ Tài chính cần thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên môn về định giá TSTT, tổ chức thi sát hạch và cấp chứng chỉ, đảm bảo chất lượng đào tạo, không ngừng nâng cao năng lực và trình độ cho các cán bộ chuyên trách định giá TSTT. Đồng thời, phải quy định đề cao trách nhiệm của tổ chức định giá cũng như các thẩm định viên về giá.


2.5. VỀ HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VỀ HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TÀI SẢN TRÍ TUỆ

Chuẩn mức Kế toán số 4 ban hành kèm theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định "TSCĐ vô hình là tài sản không có hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình" [3, Điểm 6], trong đó TSCĐ vô hình gồm:

Quyền sử dụng đất có thời hạn, phần mềm máy vi tính, bằng sáng chế, bản quyền, giấy phép khai thác thủy sản, hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, giấy phép nhượng quyền, quan hệ kinh doanh với khách hàng hoặc nhà cung cấp, sự trung thành của khách hàng, thị phần và quyền tiếp thị... [3, Điểm 7].

Như vậy, các TSTT được liệt kê trong văn bản này mới dừng lại ở các loại hình như bản quyền, bằng sáng chế, nhãn hiệu hàng hóa, phần mềm máy tính và chỉ những TSTT có chi phí phát sinh mới được xem xét để ghi nhận.

Danh sách các TSTT thuộc nhóm TSVH được liệt kê một cách không đầy đủ (chẳng hạn, còn thiếu hàng loạt các TSTT khác như kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, giống cây trồng, bí mật kinh doanh, các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học và các sản phẩm liên quan) và không chính xác (chẳng hạn, một số TSTT được gọi là "tính chất độc quyền về sản phẩm, mẫu mã, nhãn mác...", hoặc TSTT là sáng chế lại chỉ được giới hạn là "bằng sáng chế"), do đó sẽ dẫn đến việc bỏ qua (không xét

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/05/2024