hình doanh nghiệp. Với việc ban hành LDN năm 2005, các doanh nghiệp Việt Nam đã có điều kiện để hoạt động bình đẳng trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay. Sự ra đời của LDN năm 2005 cũng đáp ứng được yêu cầu đối xử bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, tuy nhiên còn có những điểm chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tế.
2.3.1.1. Khái niệm góp vốn
Do nhận thức được vai trò quan trọng của TSTT, để đưa vào khai thác các giá trị của nguồn tài sản này trong thực tế nhằm tạo ra các lợi ích, ưu thế cho chủ sở hữu, người tham gia vào việc áp dụng, sử dụng TSTT đó và cho xã hội, LDN năm 1999 ra đời trước đó, đã cho phép các tổ chức, cá nhân được quyền góp vốn bằng TSTT:
Góp vốn là việc đưa tài sản vào công ty để trở thành chủ sở hữu hoặc các chủ sở hữu chung của công ty. Tài sản góp vốn có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu tri tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác ghi trong Điều lệ công ty do thành viên góp để tạo thành vốn của công ty [32, Khoản 4 Điều 3].
Quy định này được giữ nguyên trong LDN năm 2005. Tuy nhiên, khái niệm góp vốn mà LDN đưa ra chỉ là một khái niệm hẹp chỉ áp dụng khi thành lập doanh nghiệp hoặc khi doanh nghiệp đã thành lập không thích hợp với việc góp vốn của các tổ chức, cá nhân trong đời sống dân sự nói chung cũng như góp vốn đầu tư mà không thành lập doanh nghiệp. Quy định như vậy có sự hạn chế, không phù hợp về mặt thực tế.
2.3.1.2. Thời điểm góp vốn
Thời điểm góp vốn thường được thực hiện trước khi doanh nghiệp được thành lập, đây là một thực tế khách quan. Những chi phí về vật chất, công việc thực hiện là tiền đề, cơ sở cho hoạt động kinh doanh cũng như kết
quả thu được từ hoạt động kinh doanh. Khi thừa nhận quá trình góp vốn vào công ty được thực hiện trước khi công ty được thành lập sẽ là cơ sở, căn cứ để áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp phát sinh xảy ra giữa các thành viên tham gia góp vốn với nhau, giữa các thành viên tham gia góp vốn với người thứ ba, đồng thời sự nhìn nhận về những công việc đã thực hiện, chi phí đã bỏ ra một cách hợp pháp và công khai vì mục đích thành lập công ty được tính vào tài sản góp vốn là căn cứ để lập các báo cáo tài chính của công ty. Như vậy quy định tại Khoản 4 Điều 4 của LDN năm 2005 không phù hợp với thực tế kinh doanh, việc quy định góp vốn được thực hiện sau khi doanh nghiệp được thành lập của LDN đã tạo ra lỗ hổng pháp luật, tranh chấp phát sinh trong quá trình góp vốn được thực hiện trước khi công ty được thành lập là vấn đề còn bỏ ngỏ. Quy định này phủ nhận mối liên hệ biện chứng giữa hành vi góp vốn với hoạt động kinh doanh của công ty, và việc hạch toán các chi phí vật chất, công việc đã được thực hiện trước khi công ty được thành lập trong báo cáo tài chính kinh doanh của công ty sẽ không có cơ sở pháp lý, nhưng về mặt khách quan các chi về vật chất, công việc được thực hiện trước khi công ty được thành lập luôn xảy ra, quy định của Khoản 4 Điều 4 của LDN năm 2005 không bảo đảm được tính khách quan, một đặc tính quan trọng của pháp luật, đồng thời nó tạo ra tính không minh bạch, rõ ràng.
2.3.1.3. Tài sản góp vốn là quyền sở hữu trí tuệ
Theo quy định chung của pháp luật, TSTT là tài sản hợp pháp và được Nhà nước bảo hộ, chủ sở hữu được quyền đem TSTT đi góp vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Nghị định 102/2010/NĐ-CP ngày 1/10/2010 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết một số điều của LDN thay thế Nghị định số 139/2007/NĐ-CP ngày 05/9/2007 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của LDN đã bổ sung một quy định mới:
Có thể bạn quan tâm!
- Một Vài Nét Về Hoạt Động Góp Vốn Kinh Doanh Bằng Tài Sản Trí Tuệ Trên Thế Giới
- Góp Vốn Kinh Doanh Bằng Tài Sản Trí Tuệ Đã Và Đang Diễn Ra Tại Việt Nam Nhưng Cõn Gặp Rất Nhiều Trở Ngại Vì Chưa Có Đủ Hành Lang Pháp Lý
- Góp Vốn Bằng Nhãn Hiệu Sông Đà Tại Các Doanh Nghiệp Mới Được Thành Lập
- Pháp Luật Định Giá Tài Sản Trí Tuệ Chưa Hoàn Thiện Là Nguyên Nhân Cản Trở Hoạt Động Góp Vốn Kinh Doanh Bằng Tài Sản Trí Tuệ
- Hoàn Thiện Hệ Thống Pháp Luật Về Góp Vốn Kinh Doanh
- Điều Kiện Cần Và Đủ Khi Tài Sản Góp Vốn Là Tài Sản Trí Tuệ
Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.
Quyền sở hữu trí tuệ được sử dụng để góp vốn bao gồm quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và các quyền sở hữu trí
tuệ khác theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu đối với các quyền nói trên mới có quyền sử dụng các tài sản đó để góp vốn. Bộ Tài chính hướng dẫn việc định giá góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ [17, Điều 5].
Tài sản góp vốn nói chung cũng như quyền SHTT được sử dụng để góp vốn nói riêng phải là tài sản hợp pháp và không được là tài sản đang tranh chấp. Khoản 4 Điều 4 LDN và Điều 5 Nghị định 102/2010/NĐ-CP đều không đề cập đến tính hợp pháp của tài sản góp vốn, đây có thể tạo ra một lỗ hổng pháp luật. Việc góp vốn bằng các quyền SHTT như quyền tác giả, quyền liên quan, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng là những TSTT bị pháp luật cấm lưu hành cũng như các quyền SHTT nếu đang xảy ra tranh chấp có thể gây ra những hậu quả xấu cho xã hội, cần được ngăn chặn bằng các quy định của pháp luật nhưng còn đang bỏ ngỏ. Đối với quyền SHTT đang có tranh chấp, cần phải có bản án, quyết định có hiệu lực của tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết xong tranh chấp mới được đem góp vốn. Hơn nữa, quy định này còn chưa thống nhất với quy định về quyền SHTT trong Luật SHTT 2005. Ở đây, có xuất hiện thêm một đối tượng là quyền SHTT khác theo quy định của pháp luật SHTT. Khái niệm quyền SHTT trong Luật SHTT so với khái niệm quyền SHTT trong Nghị định 102/2010/ND-CP ngày 1/10/2010 có sự không trùng khớp.
2.3.1.4. Định giá tài sản góp vốn là quyền sở hữu trí tuệ
Mỗi loại TSTT đều có những đặc trưng riêng nhất định, do nhiều Bộ, ngành quản lý (Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), do vậy, ngoài việc Chính phủ cần ban hành một Nghị định để hướng dẫn cụ thể về trình tự, cách thức thực hiện góp vốn bằng quyền SHTT cũng như việc giải quyết các hậu quả pháp lý khi có tranh chấp xảy ra giữa các chủ thể tham gia góp vốn.
TSTT là loại tài sản phải được định giá khi góp vốn. Thực tế cho thấy định giá TSTT không hề đơn giản. Tuy nhiên, đến nay, Bộ Tài chính vẫn
chưa ban hành bất kỳ văn bản nào hướng dẫn riêng về định giá TSTT. Đối với việc góp vốn bằng TSTT khi thành lập doanh nghiệp (doanh nghiệp thành lập mới) phải được các thành viên, cổ đông sáng lập định giá thống nhất và nhất trí theo nguyên tắc thị trường. Giá trị vốn góp bằng TSTT trong quá trình hoạt động do doanh nghiệp và người góp vốn thỏa thuận, hoặc do một tổ chức chuyên nghiệp định giá. Trường hợp tổ chức chuyên nghiệp định giá thì giá trị quyền SHTT góp vốn phải được người góp vốn và doanh nghiệp chấp thuận. Đồng thời, tổ chức định giá chuyên nghiệp phải có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật và phải có ít nhất một thẩm định viên có kỹ năng về định giá quyền SHTT được cơ quan nhà nước cấp thẻ hành nghề. Căn cứ Nghị định số 101/2005/NĐ-CP ngày 03/8/2005 của Chính phủ về thẩm định giá và Thông tư số 17/2006/TT-BTC ngày 13/3/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 101/2005/NĐ-CP ngày 03/8/2005 của Chính phủ về thẩm định giá, Bộ Tài chính hàng năm sẽ công bố danh sách doanh nghiệp thẩm định giá và chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá có đủ điều kiện hoạt động thẩm định giá tài sản và danh sách thẩm định viên về giá đủ điều kiện hành nghề thẩm định giá tài sản trên cơ sở các điều kiện quy định tại các văn bản này.
Điều 30, LDN 2005 quy định về định giá tài sản góp vốn khi doanh nghiệp được thành lập và khi doanh nghiệp đang hoạt động. Khi doanh nghiệp được thành lập, việc định giá tài sản dựa trên nguyên tắc thống nhất ý chí của các thành viên tham gia góp vốn, điều này là rất quan trọng vì việc thành lập doanh nghiệp cũng được dựa trên cơ sở thống nhất nhất trí của các thành viên tham gia góp vốn, nếu các thành viên không thống nhất ý chí về việc định giá tài sản thì hệ quả là không thể thành lập doanh nghiệp. Khi công ty đang hoạt động thì giá trị tài sản góp vốn phải được sự thỏa thuận của doanh nghiệp với tư cách là bên nhận góp vốn và bên góp vốn. Đây là một quy định mới rất tiến bộ của LDN năm 2005 so với LDN 1999.
Tuy nhiên, Tài sản góp vốn trong quá trình hoạt động có thể do một tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá. Trường hợp tổ chức định giá chuyên
nghiệp định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được người góp vốn và doanh nghiệp chấp thuận. Khoản 3 Điều 30 LDN quy định trách nhiệm liên đới của "người góp vốn hoặc tổ chức định giá và người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bằng số chênh lệch giữa giá trị được định và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá nếu tài sản góp vốn được định giá cao hơn giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn" còn chưa rõ ràng và có mâu thuẫn với Khoản 1, 2 Điều 30. Khi thành lập doanh nghiệp cũng như khi doanh nghiệp đã thành lập, tài sản góp vốn phải do thành viên góp vốn hoặc tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá. Nếu các thành viên góp vốn không đủ kiến thức, kinh nghiệm, trình độ có thể thuê một hoặc một số tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá, nhưng tài sản góp vốn được định giá theo nguyên tắc thống nhất ý chí của các thành viên, do vậy các thành viên, cổ đông sáng lập liên đới chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá. Khi doanh nghiệp đã thành lập, bên góp vốn hay doanh nghiệp nhận góp vốn nếu không đủ kiến thức, kinh nghiệm, trình độ định giá cũng có quyền thuê tổ chức định giá thực hiện việc định giá tài sản góp vốn. Tuy nhiên, giá trị tài sản góp vốn phải được bên góp vốn và doanh nghiệp nhận góp vốn chấp thuận. Khi đã thống nhất được ý chí của các thành viên, nếu tài sản góp vốn được định giá cao hơn giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn thì người góp vốn và doanh nghiệp cùng liên đới chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bằng số chênh lệch giữa giá trị được định và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá. Khi tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá, tổ chức này phải chịu trách nhiệm trước tổ chức, cá nhân thuê định giá về tính trung thực về giá trị của tài sản góp vốn. Quan hệ giữa tổ chức định giá với tổ chức, cá nhân thuê định giá là một quan hệ độc lập, không liên quan đến quan hệ của doanh nghiệp cũng như các thành viên tham gia góp vốn với chủ nợ,
khách hàng của doanh nghiệp. Do đó, cần điều chỉnh lại quy định tại Khoản 3 Điều 30 LDN năm 2005 cho thống nhất với Khoản 1, 2 Điều 30 cho phù hợp với thực tiễn đồng thời cũng để tránh xảy ra tranh chấp khi trách nhiệm của các bên không rõ ràng. Đồng thời, ở đây cũng phải xem xét trách nhiệm của doanh nghiệp thay cho trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty.
2.3.1.5. Giấy chứng nhận tài sản góp vốn
Theo Điều 39, Điều 85 Luật doanh nghiệp, giấy chứng nhận góp vốn (đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn), cổ phiếu (đối với Công ty cổ phần) là tài liệu xác thực chứng minh phần tài sản mà thành viên hoặc cổ đông đã góp vào công ty. Khi công ty đã phát hành các tài liệu này cho thành viên hoặc cổ đông, thì dù trên thực tế các thành viên/cổ đông đông đó đã góp vốn vào công ty hay chưa, thì tài liệu đó vẫn là một trong các chứng cứ pháp lý quan trọng để xác định phần vốn góp, quyền và nghĩa vụ của các thành viên đối với công ty khi có tranh chấp xảy ra.
Người góp vốn được cấp giấy chứng nhận phần vốn góp khi đã góp đủ phần vốn góp và khi công ty đã được thành lập, người cấp giấy chứng nhận phần vốn góp là người đại diện theo pháp luật của công ty. Nghĩa là khi công ty chưa thành lập hoặc nếu người góp vốn chưa góp đủ vốn đều chưa có giấy chứng nhận phần vốn góp. Như vậy, góp vốn là một sự kiện pháp lý quan trọng và cần có bằng chứng pháp lý ghi nhận quá trình này, không thể chỉ thực hiện một lần sau khi công ty được thành lập. Trong thời gian quá độ từ khi góp vốn đến khi công ty thành lập và góp đủ vốn phải có chứng cứ cho việc góp vốn vào công ty để có cơ sở giải quyết những tranh chấp có thể xảy ra giữa các thành viên và giữa các thành viên với người thứ ba khi công ty không được thành lập hay được thành lập. Những chứng cứ này còn là cơ sở để hạch toán về tài sản góp vốn của các thành viên trong báo cáo tài chính của công ty, đồng thời khi một thành viên chưa góp đủ vốn, nhưng cam kết sẽ góp
đủ vốn cũng cần có bằng chứng xác nhận về phần công việc góp vốn đã được thực hiện.
Khoản 2 Điều 85 LDN 2005 quy định:
Trường hợp có sai sót trong nội dung và hình thức cổ phiếu do công ty phát hành thì quyền và lợi ích của người sở hữu nó không bị ảnh hưởng. Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty phải liên đới chịu trách nhiệm về thiệt hại do những sai sót đó gây ra đối với công ty [35].
Nhưng Điều 39 lại thiếu các quy định tương ứng đối với "Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc" khi có sai sót trong nội dung Giấy chứng nhận tài sản góp vốn. Người đại diện của công ty THNN là Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, còn Hội đồng thành viên gồm các thành viên, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty TNHH nên việc bổ sung quy định này là rất cần thiết nhằm đảm bảo quyền lợi của người góp vốn.
2.3.2. Góp vốn bằng tài sản trí tuệ theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ và Bộ luật Dân sự
BLDS cũng như Luật SHTT năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật SHTT năm 2009 chưa đưa ra định nghĩa thế nào là TSTT, mới đưa ra khái niệm quyền SHTT là quyền của các tổ chức cá nhân đối với TSTT, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng. Tuy nhiên, thế nào là TSTT lại phải được hiểu thông qua khái niệm quyền SHTT. Do đó, định nghĩa TSTT cần thiết phải quy định trong Luật SHTT.
Ngoài ra, khái niệm "thương hiệu" do chủ sở hữu sử dụng để góp vốn đầu tư, thường được đề cập trong quản trị doanh nghiệp còn "nhãn hiệu" là thuật ngữ pháp lý đã được quy định tại Luật SHTT (Điều 4, Luật SHTT).
Thực tiễn cho thấy hai khái niệm này đang được sử dụng lẫn lộn do pháp luật thực định thiếu vắng các quy định liên quan đến thương hiệu cũng như cơ chế pháp lý đối với thương hiệu.
Theo Luật SHTT 2005 quy định tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hóa do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp. Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của Cục SHTT theo thủ tục đăng ký. Đối với nhãn hiệu nổi tiếng (nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam) thì quyền sở hữu được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký. Như vậy, khi chủ sở hữu nhãn hiệu được cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu của mình thì trở thành chủ sở hữu nhãn hiệu đó mới có quyền chuyển nhượng quyền sở hữu này hoặc có quyền chuyển giao (trong đó có phương thức góp vốn) quyền sử dụng nhãn hiệu đó cho bất kỳ đối tượng nào khác nếu có nhu cầu. Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia góp vốn sẽ bị ràng buộc theo những nội dung thỏa thuận trong hợp đồng được ký giữa các bên. Do đó, pháp luật cần quy định những nội dung cơ bản của hợp đồng góp vốn, trong đó bao gồm cả hợp đồng góp vốn bằng TSTT làm cơ sở để giải quyết các tranh chấp phát sinh giữa các bên tham gia góp vốn.
2.3.3. Góp vốn bằng tài sản trí tuệ theo quy định của Luật Đầu tư
Tại Việt Nam, LĐT cho phép nhà đầu tư nước ngoài góp vốn bằng TSVH, bên chuyển quyền được chia lợi nhuận theo tỷ lệ góp vốn mà không nhận giá chuyển giao, còn bên được chuyển quyền được khấu hao TSVH này. Thông thường, trong các hợp đồng liên doanh, một bên có quyền đóng góp công nghệ hoặc bí quyết kỹ thuật mà mình sở hữu và bên kia góp vốn, giá trị quyền sử dụng đất v.v... cho liên doanh. Do đó, hợp đồng liên doanh có thể bao gồm một hợp đồng chuyển giao quyền SHTT giữa các bên.
Tổ chức, cá nhân có quyền góp vốn, liên doanh bằng TSTT phải đáp ứng đủ các điều kiện là chủ sở hữu đối tượng SHTT tương ứng đang được bảo