Định giá tài sản trí tuệ theo pháp luật Việt Nam - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT


DƯƠNG THỊ THU NGA


Định giá tài sản trí tuệ theo Pháp luật Việt Nam


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

Định giá tài sản trí tuệ theo pháp luật Việt Nam - 1


DƯƠNG THỊ THU NGA


Định giá tài sản trí tuệ theo Pháp luật Việt Nam


Chuyên ngành: Luật Kinh tế

Mã số: 60 38 01 07


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN THỊ ÁNH VÂN

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!


NGƯỜI CAM ĐOAN


Dương Thị Thu Nga

MỤC LỤC


Trang

Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ TÀI SẢN TRÍ TUỆ VÀ PHÁP LUẬT ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN TRÍ TUỆ 9

1.1. Khái quát về tài sản trí tuệ 9

1.1.1. Khái niệm tài sản trí tuệ 9

1.1.2. Đặc điểm tài sản trí tuệ 15

1.1.3. Vai trò của tài sản trí tuệ 16

1.1.4. Giá trị của tài sản trí tuệ và những yếu tố chi phối giá trị tài sản

trí tuệ 18

1.2. Khái quát về định giá tài sản trí tuệ 22

1.2.1. Khái niệm định giá tài sản trí tuệ 22

1.2.2. Sự cần thiết phải định giá tài sản trí tuệ 23

1.2.3. Các trường hợp định giá tài sản trí tuệ 24

1.2.4. Các phương pháp định giá tài sản trí tuệ 29

1.3. Khái quát về pháp luật định giá tài sản trí tuệ 31

1.3.1. Sự cần thiết của việc điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động định giá tài sản trí tuệ 31

1.3.2. Đặc trưng của pháp luật về định giá tài sản trí tuệ 37

1.3.3. Nội dung cơ bản của pháp luật định giá tài sản trí tuệ 37

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 40

Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ ĐỊNH

GIÁ TÀI SẢN TRÍ TUỆ 41

2.1. Nội dung của pháp luật Việt Nam hiện hành về định giá tài

sản trí tuệ 41

2.1.1. Quy định pháp luật về các trường hợp định giá tài sản trí tuệ 41

2.1.2. Quy định pháp luật về các phương pháp định giá tài sản trí tuệ 50

2.1.3. Quy định pháp luật về tổ chức, cá nhân cung ứng dịch vụ định

giá tài sản trí tuệ 56

2.2. Một số bất cập của pháp luật về định giá tài sản trí tuệ 59

2.2.1. Các văn bản pháp luật còn thiếu nhất quán trong cách hiểu về

cụm từ “tài sản trí tuệ” 59

2.2.2. Các quy định pháp luật còn mâu thuẫn khi quy định phân loại tài sản trí tuệ thành tài sản cố định vô hình để định giá và tính vào

giá trị doanh nghiệp 61

2.2.3. Quy định về phương pháp định giá còn thiếu nhất quán 62

2.2.4. Thiếu các quy định về định giá tài sản trí tuệ khi thực hiện góp

vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ 63

2.2.5. Các yêu cầu của pháp luật về hạch toán kế toán tài sản của doanh nghiệp giúp cho định giá tài sản trí tuệ còn bất cập 67

2.2.6. Quy định pháp luật về định giá tài sản trí tuệ trong hoạt động cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước chưa hoàn thiện 70

2.2.7. Thiếu quy định về định giá tài sản trí tuệ trong việc thực hiện các

giao dịch bảo đảm bằng tài sản trí tuệ 72

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 74

Chương 3: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN

TRÍ TUỆ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 75

3.1. Hoàn thiện quy định pháp luật về định giá tài sản trí tuệ 75

3.1.1. Hoàn thiện quy định pháp luật về các loại tài sản trí tuệ được

định giá 76

3.1.2. Hoàn thiện quy định pháp luật về việc áp dụng các phương pháp

định giá tài sản trí tuệ 78

3.1.3. Bổ sung các quy định hướng dẫn thực hiện việc góp vốn thành

lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ 80

3.1.4. Hoàn thiện quy định về việc xác định giá trị tài sản trí tuệ trong chuẩn mực kế toán Việt Nam 82

3.1.5. Hoàn thiện các quy định về định giá tài sản trí tuệ trong hoạt động cổ phần hóa doanh nghiệp 85

3.1.6. Bổ sung quy định về định giá tài sản trí tuệ trong pháp luật về

giao dịch bảo đảm 86

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về định giá

tài sản trí tuệ 88

3.2.1. Nhóm giải pháp kiến nghị đối với nhà nước 88

3.2.2. Nhóm giải pháp kiến nghị đối với các doanh nghiệp 90

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 92

KẾT LUẬN 93

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 95

MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Tài sản trí tuệ là một loại tài sản vô hình, không thể xác định bằng các đặc điểm vật chất của chính nó nhưng lại có giá trị lớn và có khả năng sinh ra lợi nhuận. Tài sản trí tuệ là thước đo hiệu quả kinh doanh, sức cạnh tranh và khả năng phát triển của doanh nghiệp trong cả hiện tại và tương lai. Do đó, định giá tài sản trí tuệ là việc làm hết sức quan trọng, giúp doanh nghiệp biết được giá trị tài sản trí tuệ của mình, từ đó có những quyết sách, chiến lược, kế hoạch kinh doanh phù hợp.

Trong xu thế hội nhập kinh tế, áp lực cạnh tranh đối với doanh nghiệp Việt Nam đang ngày càng gay gắt. Để nâng cao năng lực cạnh tranh, đảm bảo được sự tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp buộc phải tăng cường đầu tư vào khoa học và công nghệ, ứng dụng các tài sản trí tuệ để nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm. Tài sản trí tuệ phải trở thành một trong những nguồn vốn quan trọng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, sự vắng bóng các văn bản quy phạm pháp luật hoàn chỉnh quy định về định giá tài sản trí tuệ là một trong những nguyên nhân gây khó khăn cho việc thực hiện các hoạt động đầu tư, kinh doanh… có liên quan đến tài sản trí tuệ, không phát huy được hết các tiềm năng của tài sản trí tuệ trong việc tạo ra các cơ hội kinh doanh.

Xuất phát từ lý do đó, việc lựa chọn đề tài “Định giá tài sản trí tuệ theo Pháp luật Việt Nam” làm luận văn thạc sĩ luật học nhằm nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan đến pháp luật định giá tài sản trí tuệ, từ đó đề xuất hướng hoàn thiện các quy định pháp luật về định giá tài sản trí tuệ là việc làm cấp thiết. Mục đích trước tiên của công trình nghiên cứu là góp phần hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật liên quan như Luật Sở hữu

trí tuệ, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Giá và các văn bản hướng dẫn thi hành có liên quan tới định giá tài sản trí tuệ,… trong tiến trình xây dựng nền kinh tế tri thức; tiếp đó công trình nghiên cứu này còn kỳ vọng giúp các doanh nghiệp khai thác tốt hơn nguồn vốn là tài sản trí tuệ, giúp xã hội nói chung và các doanh nghiệp nói riêng hiểu đúng vị trí và tầm quan trọng của tài sản trí tuệ trong khối tài sản của doanh nghiệp cũng như trong tổng tài sản của toàn bộ nền kinh tế.

2. Tình hình nghiên cứu của đề tài

Định giá tài sản trí tuệ được coi là một trong những công việc có ý nghĩa và không thể thiếu trong hoạt động thương mại hóa tài sản trí tuệ, từ đó tạo điều kiện hình thành và phát triển thị trường khoa học công nghệ của một quốc gia.

* Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Ở nhiều nước phát triển trên thế giới như Hoa Kỳ, Anh, Canada, các nước thuộc Liên minh Châu Âu, nơi mà thị trường công nghệ đã phát triển đến một mức đáng kể, vấn đề định giá tài sản trí tuệ không còn là một vấn đề mới và được thực hiện thường xuyên bởi các doanh nghiệp, các tổ chức nghiên cứu và phát triển cũng như các tổ chức trung gian chuyên về đánh giá và định giá công nghệ. Chính vì vậy, rất nhiều chuyên gia đã nghiên cứu sâu về các cách tiếp cận, phương pháp và kỹ thuật định giá tài sản trí tuệ khác nhau. Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu về vấn đề định giá tài sản trí tuệ bao gồm:

- World Intellectual Property Organization,“Valuation of Intellectual Property: What, Why and How”, WIPO Magazine 9-10/2003.

- John Turner, “Valuation of Intellectual Property Assets, Valuation Techniques: Parameters, Methodologies and Limitations”, 2000.

- Galina Soloviena,“Commercialization of intellectual property; Valuation of intellectual property rights; Management of intangible assets”, WIPO/IP/MOW/00/9, 2000.

Ngày đăng: 05/12/2023