Đánh Giá Khả Năng Áp Dụng Công Nghiệp Của Giải Pháp Kỹ Thuật


về trình độ sáng tạo. Ví dụ, việc sử dụng riêng lẻ các hợp chất A; B; C để phòng trừ các loại nấm gây hại thực vật đã được biết đến rộng rãi trong lĩnh vực kỹ thuật tương ứng. Tuy nhiên, khi phòng trừ nấm bệnh bằng từng loại hợp chất này chỉ

đem lại hiệu quả trong một thời gian nhất định, do hiện tượng chọn lọc các giống nấm bệnh có khả năng kháng lại thuốc. Giải pháp kỹ thuật mới đăng ký bảo hộ sáng chế đề cập đến việc sử dụng một hỗn hợp các hợp chất A, B, C được pha với những tỷ lệ xác định và đem lại hiệu quả diệt cỏ tốt hơn. Cụ thể, với cơ chế phòng trừ đa phương diện đối với nấm gây hại thực vật, mặc dù liều lượng thuốc sử dụng

đã được giảm xuống còn rất nhỏ, chỉ khoảng 5 đến 10 ml/1 lít nước (tỷ lệ này là 25ml thuốc/1 lít nước nếu sử dụng từng hợp chất) nhưng hạn chế được một cách tối

đa hiện tượng chọn lọc các giống nấm bệnh có khả năng kháng thuốc. Do vậy, giải pháp kỹ thuật đăng ký bảo hộ sáng chế trong trường hợp này vẫn được coi là đáp ứng được điều kiện về trình độ sáng tạo.

Giải pháp kỹ thuật được đề cập trong đơn đăng ký sáng chế chỉ được coi là có trình độ sáng tạo, nếu các dấu hiệu kỹ thuật khác biệt căn bản của đối tượng là bất ngờ hoặc là không hiển nhiên. Nói một cách khác, nếu chỉ dựa vào các thông tin kỹ thuật đã biết, việc thực hiện giải pháp kỹ thuật của sáng chế là không thể đạt

được đối với người có trình độ trung bình trong lĩnh vực kỹ thuật tương ứng.

2.2.2.3. Đánh giá khả năng áp dụng công nghiệp của giải pháp kỹ thuật

đăng ký bảo hộ sáng chế

Việc thẩm định khả năng đáp ứng điều kiện này trước hết được dựa vào mức độ mô tả của giải pháp kỹ thuật được đề cập. Theo đó, giải pháp kỹ thuật yêu cầu bảo hộ buộc phải được diễn giải một cách cụ thể đến mức người có hiểu biết trung bình trong lĩnh vực kỹ thuật tương ứng có thể dựa vào bản mô tả sáng chế để thu được hiệu quả kỹ thuật như được mô tả trong đơn. Nếu đối tượng của sáng chế là thiết bị, người nộp đơn cần mô tả một cách đầy đủ và chi tiết các bộ phận cấu thành, phương thức hoạt động của thiết bị. Nếu đối tượng là quy trình, cần phải làm rõ các bước cụ thể để thực hiện được quy trình theo sáng chế. Trong trường hợp đối tượng sáng chế là một hợp chất hoá học, cần phải làm rõ được thành phần hoá học của chất, tác dụng và phương thức điều chế. Ngoài ra, sáng chế cần phải

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.

được minh hoạ cụ thể bằng các ví dụ thực tế nhằm mô tả cách thức thực hiện giải pháp kỹ thuật được đề cập.

Do đó, nếu dấu hiệu kỹ thuật của đối tượng sáng chế không rõ ràng, không trả lời được câu hỏi làm như thế nào để đạt được hiệu quả kỹ thuật được trình bày, thì sáng chế được coi là không có khả năng áp dụng công nghiệp. Ví dụ, giải pháp kỹ thuật của sáng chế mô tả một lò đốt gồm hai buồng đốt sơ cấp và buồng đốt thứ

Điều kiện bảo hộ sáng chế trong pháp luật Việt Nam - 9


cấp. Trong đó, vật liệu được đốt với nhiệt độ trong lò là 3000oC trong khi nhiệt độ mặt bên ngoài của lò đốt chỉ dao động ở mức từ 150oC đến 200oC. Sáng chế không mô tả cụ thể phương pháp để đạt được sự chênh lệch nhiệt độ giữa bên trong và bên ngoài lò đốt. Trong trường hợp này, giải pháp kỹ thuật có thể được coi là không có khả năng áp dụng công nghiệp.

Kết qủa xét nghiệm giải pháp kỹ thuật trong đơn theo các điều kiện bảo hộ sáng chế nói trên sẽ được thông báo cụ thể đến người nộp đơn hoặc người đại diện hợp pháp của người nộp đơn, trong đó, cơ quan xét nghiệm cần phải nêu rõ lý do cụ thể để chứng minh cho các kết luận của mình. Trong trường hợp, người nộp đơn không đồng tình với các kết luận của xét nghiệm viên, trong thời hạn hai tháng kể từ ngày nhận được thông báo kết quả xét nghiệm nội dung, người nộp đơn có thể phúc đáp thông báo này dựa vào các lập luận của mình. Người nộp đơn cũng có thể sửa đổi một số nội dung trong đơn, tuy nhiên, sự sửa đổi đó chỉ được chấp nhận nếu không làm mở rộng phạm vi đã được bộc lộ trong đơn. Sự sửa đổi này chỉ được chấp nhận nếu được thực hiện trước khi cơ quan xét nghiệm ra quyết định cấp bằng

độc quyền sáng chế hoặc ra thông báo từ chối cấp bằng độc quyền sáng chế.



CHƯƠNG III. THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ MỘT SỐ PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ ĐIỀU KIỆN BẢO HỘ SÁNG CHẾ

Ngay từ những năm 60 của thế kỷ XX, công tác tổ chức động viên, khuyến khích hoạt động sáng tạo khoa học kỹ thuật đã được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt chú ý. Phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất đã được phát động, duy trì và phát triển rộng khắp trong tất cả các ngành, địa phương trên cả nước. Phong trào này đã có những đóng góp rất tích cực cho công cuộc xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa và giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Tuy nhiên, phải mãi cho đến những năm 1981, cơ chế bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với sáng chế nói chung và điều kiện bảo hộ sáng chế nói riêng mới được thiết lập và triển khai áp dụng ở nước ta, với vai trò chủ yếu của Cục sáng chế, nay là Cục Sở hữu trí tuệ. Từ đó đến nay, song hành với những bước phát triển của đất nước ta trên các bình diện kinh tế xã hội nói chung và sự hoàn thiện của các quy định pháp luật về bảo hộ sáng chế nói riêng, các đơn đăng ký bảo hộ sáng chế tại Việt Nam đã tăng lên không ngừng cả về số lượng và chất lượng. Chính điều đó đã góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy sự phát triển của trình độ khoa học kỹ thuật trong nước cũng như khuyến khích các hoạt động chuyển giao công nghệ với các quốc gia trong khu vực và quốc tế nói chung. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực rất đáng ghi nhận, vẫn còn tồn tại một số yếu tố bất cập, chưa phù hợp trong các quy định pháp luật liên quan đến điều kiện bảo hộ sáng chế, cần phải sớm được khắc phục trong thời gian tới.‌

3.1. THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ CÁC ĐIỀU KIỆN BẢO HỘ SÁNG CHẾ HIỆN NAY

3.1.1. Tổng quan chung về thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật Việt Nam về điều kiện bảo hộ sáng chế

Áp dụng các quy định pháp luật là một trong những hoạt động thực tiễn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhằm hiện thực hoá các quy tắc xử sự được pháp luật hoá vào thực tế cuộc sống. Qua việc đánh giá thực tế áp dụng pháp luật là một trong số những phương thức quan trọng nhằm kiểm nghiệm tính khả thi, phù hợp của quy phạm pháp luật cũng như khả năng tác động của chúng đối với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội nói chung. Đối với các quy định pháp luật liên quan đến điều kiện bảo hộ sáng chế, cơ chế thực thi được thể hiện tập trung chủ yếu vào quá trình xét nghiệm sáng chế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Ở


nước ta, thẩm quyền đánh giá khả năng đáp ứng các điều kiện bảo hộ sáng chế được giao cho một cơ quan nhà nước chuyên trách thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ, cụ thể ở đây là Cục Sở hữu trí tuệ.

Cục Sở hữu trí tuệ (trước đây là Cục Sáng chế) được thành lập từ ngày 29 tháng 7 năm 1982 trên cơ sở Phòng Sáng chế- Phát minh với nhiệm vụ chủ yếu là thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động sáng kiến và sở hữu công nghiệp cũng như bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp trong cả nước. Trong vòng hơn 20 năm qua, Cục Sở hữu trí tuệ đã tiến hành tiếp nhận hơn 12.000 đơn sáng chế, đã xét nghiệm và cấp bằng bảo hộ độc quyền sáng chế cho hơn 4.200 giải pháp kỹ thuật trong nước và nước ngoài. Điều này phần nào đã cho thấy rằng, các quy định pháp luật về điều kiện bảo hộ sáng chế ở nước ta bước đầu đã có những đóng góp đáng ghi nhận trong việc thúc đẩy sự phát triển khoa học kỹ thuật cũng như hoạt động chuyển giao công nghệ. Tuy nhiên, bên cạnh đó, cho đến thời điểm hiện nay, quy chế xét nghiệm sáng chế được ban hành theo Quyết định 380/XNSC ngày 10 tháng 10 năm 1992 của Cục sáng chế trở nên không còn phù hợp, đã và đang đặt ra tương đối nhiều thách thức trong việc thực thi các quy định của pháp luật Việt Nam về điều kiện bảo hộ sáng chế.

Quy trình xét nghiệm các giải pháp kỹ thuật đăng ký bảo hộ sáng chế ở nước ta hiện nay được phân thành ba phương thức khác nhau:

- Thứ nhất: Sử dụng hoàn toàn các kết quả xét nghiệm của nước ngoài. Thông thường, các nước được chọn là những quốc gia có nền khoa học kỹ thuật phát triển trên thế giới như các nước thuộc Liên minh châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản hoặc có thể là Australia. Nếu là trường hợp giải pháp kỹ thuật không đáp ứng được điều kiện bảo hộ sáng chế, xét nghiệm viên chủ yếu dịch báo cáo xét nghiệm nội dung nước ngoài ra tiếng Việt và gửi cho người nộp đơn hoặc người đại diện cho người nộp đơn. Trong trường hợp, không nhận được ý kiến phản hồi từ người nộp đơn hoặc từ người đại diện của người nộp đơn đăng ký bảo hộ sáng chế, công việc của xét nghiệm viên được coi là hoàn thành. Ngược lại, nếu người nộp đơn hoặc người đại diện của người nộp đơn có công văn phúc đáp phản đối kết luận xét nghiệm sáng chế của Cục Sở hữu trí tuệ, xét nghiệm viên phải xem xét ý kiến đó theo cách thông thường.

- Thứ hai, sử dụng kết quả tra cứu sáng chế của nước ngoài. Trong trường hợp này, xét nghiệm viên có thể sử dụng kết quả tra cứu của các cơ quan tra cứu quốc tế được thừa nhận rộng rãi trên thế giới như cơ quan tra cứu sáng chế


Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ... Dựa các báo cáo tra cứu quốc tế của các cơ quan này, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành đánh giá đối tượng của giải pháp kỹ thuật theo các điều kiện bảo hộ mà chủ yếu là tính mới và trình độ sáng tạo.

- Thứ ba, xét nghiệm nội dung theo quy trình thông thường. Phương thức này thường chỉ được áp dụng đối với các giải pháp kỹ thuật nộp đơn đầu tiên tại Việt Nam hoặc các đơn đăng ký sáng chế có nguồn gốc từ nước ngoài nộp theo Công ước Paris nhưng chưa có kết quả tra cứu hoặc kết quả xét nghiệm nội dung của nước ngoài. Theo đó, xét nghiệm viên cần phải phân tích các giải pháp của đơn để hiểu rõ bản chất kỹ thuật của nó, phân loại chính xác giải pháp đó, tiến hành tra cứu thông tin sáng chế và đánh giá các giải pháp của đơn theo các điều kiện bảo hộ sáng chế.

Trên một phương diện nào đó, với ba phương thức xét nghiệm khả năng đáp ứng điều kiện bảo hộ sáng chế của giải pháp kỹ thuật như trên có những lợi thế nhất định trong việc tiết kiệm những chi phí về mặt thời gian cũng như nhân lực. Tuy nhiên, trong rất nhiều trường hợp, việc chưa có một quy chế xét nghiệm sáng chế đủ hữu hiệu đã làm cho các xét nghiệm viên hết sức lúng túng trong việc đánh giá sáng chế, đặc biệt là đánh giá trình độ sáng tạo của giải pháp kỹ thuật, khiến cho thời gian xét nghiệm nhiều khi bị kéo dài, ảnh hưởng không nhỏ đến quyền lợi của người nộp đơn đăng ký sáng chế.

Thực tiễn xét nghiệm sáng chế hiện nay cho thấy, vai trò xét nghiệm sáng chế của Cục sở hữu trí tuệ được thể hiện rõ nhất chủ yếu trong giai đoạn xét nghiệm hình thức. Trong giai đoạn này, các xét nghiệm viên sáng chế đã có những nỗ lực rất đáng kể nhằm đảm bảo giảm thiểu được những thiếu sót về mặt hình thức cũng như nội dung đơn yêu cầu cấp bằng độc quyền sáng chế khi được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp. Trong giai đoạn này, các lý do chủ yếu khiến Đơn yêu cầu cấp bằng độc quyền sáng chế bị từ chối là các thiếu sót như nội dung mô tả không làm rõ được bản chất kỹ thuật của giải pháp yêu cầu bảo hộ, bản mô tả không đáp ứng được các yêu cầu về bố cục trình bày.v.v. Đây là những thiếu sót thường gặp ở các Đơn có xuất xứ Việt Nam và được nộp không thông qua Đại diện Sở hữu công nghiệp. Đối với các đơn có xuất xứ từ những quốc gia có hệ thống pháp luật bảo hộ sáng chế không theo trường phái châu Âu như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Canada, thường bị từ chối vì đối tượng được đề cập của sáng chế liên quan đến các phương pháp chẩn đoán, phòng và chữa bệnh cho người hoặc động vật - những đối tượng không được bảo hộ sáng chế theo pháp luật Việt Nam.


Tuy nhiên, số lượng đơn yêu cầu cấp bằng độc quyền sáng chế bị từ chối chính thức trong giai đoạn xét nghiệm hình thức chiếm số lượng không đáng kể.

Trong khi đó, trong giai đoạn xét nghiệm nội dung, những nguyên nhân chính dẫn đến việc Đơn yêu cầu cấp bằng độc quyền sáng chế bị từ chối chủ yếu là do đơn không đáp ứng được các điều kiện về tính mới hoặc điều kiện về trình độ sáng tạo. Đây được coi là hai điều kiện bảo hộ có yêu cầu khắt khe nhất đối với các giải pháp đăng ký bảo hộ sáng chế. Đối với các đơn đã có kết quả tra cứu hoặc kết quả xét nghiệm nội dung của nước ngoài, kêt luận về khả năng đáp ứng điều kiện về tính mới, trình độ sáng tạo và khả năng áp dụng công nghiệp chủ yếu đều được dựa trên các báo cáo xét nghiệm của nước ngoài. Đối với đơn nộp đầu tiên tại Việt Nam hoặc không có hoặc chưa có báo cáo xét nghiệm ở nước ngoài, các kết luận về khả năng bảo hộ của giải pháp kỹ thuật hoàn toàn được dựa trên kết quả tra cứu của xét nghiệm viên. Tuy nhiên, trong rất nhiều trường hợp, ý kiến của các xét nghiệm viên không thống nhất với bản chất của giải pháp kỹ thuật hoặc các quy định của pháp luật về điều kiện bảo hộ sáng chế (ví dụ, xem xét đến hiệu quả thực hiện giải pháp kỹ thuật khi đánh giá khả năng đáp ứng tính mới của sáng chế hoặc có sự không rõ ràng trong việc kết luận về trình độ sáng tạo của sáng chế). Một điều thú vị là, hầu hết các giải pháp kỹ thuật đăng ký bảo hộ sáng chế đều đáp ứng được điều kiện về khả năng áp dụng công nghiệp do các nhà sáng chế chỉ nộp đơn yêu cầu bảo hộ một khi giải pháp kỹ thuật đã được triển khai thành công trên thực tế.

3.1.2: Thẩm định các đơn sáng chế nước ngoài có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên

Theo báo cáo tổng kết của Cục Sở hữu trí tuệ, số lượng đơn đăng ký bảo hộ sáng chế có nguồn gốc nước ngoài chiếm một tỷ lệ tương đối lớn trong tổng số đơn đăng ký bảo hộ sáng chế nộp tại Việt Nam, xấp xỉ khoảng 90%. Cụ thể, năm 2001, số lượng đơn sáng chế nước ngoài là 1234 trên tổng số 1286 đơn được nộp tại Việt Nam. Năm 2002, con số này là 1142 trên tổng số 1211 đơn sáng chế. Năm 2003 là 1072/1150, năm 2004 là 1328/1431 và năm 2005 là 1767 trên tổng số 1974 đơn sáng chế được nộp (chi tiết xem thêm ở phụ lục I). Trong đó, trên 70% số lượng đơn sáng chế nước ngoài được nộp theo Công ước hợp tác bảo hộ sáng chế (gọi tắt là PCT) và theo Công ước Paris có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên từ những đơn được nộp sớm hơn ở nước xuất xứ. Các đơn sáng chế thuộc dạng này thường có nội dung phức tạp liên quan đến rất nhiều lĩnh vực kỹ thuật khác nhau như hoá, cơ khí, y học, điện tử.v.v... Đặc biệt, đối với các giải pháp kỹ thuật liên


quan đến công nghệ sinh học như cây trồng hoặc động vật biến đổi gen, liệu pháp gen có tác dụng điều trị riêng biệt đối với các loại bệnh di truyền hoặc các loại bệnh hiểm nghèo khác.v.v. những lĩnh vực còn tương đối xa lạ với nước ta, việc thẩm định luôn luôn gặp rất nhiều khó khăn. Chính bởi vậy, phương thức phổ biến nhất thường được dùng nhằm để đánh giá các giải pháp kỹ thuật loại này theo điều kiện bảo hộ sáng chế là sử dụng các kết quả xét nghiệm sáng chế của nước ngoài.

Ưu thế của phương pháp xét nghiệm sáng chế theo cách sử dụng các kết qủa xét nghiệm của các nước có nền khoa học công nghệ tiên tiến trên thế giới là có thể góp phần làm giảm những chi phí rất tốn kém về thời gian và tài chính cho trong việc xét nghiệm. Tuy nhiên, như đã được phân tích tại Chương I, quan điểm về sáng chế cũng như điều kiện bảo hộ sáng chế của các quốc gia trên thế giới thông thường là rất khác nhau, tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội cũng như định hướng phát triển khoa học kỹ thuật của mỗi quốc gia. Vậy nên, việc sử dụng các kết quả xét nghiệm sáng chế của nước ngoài trên một phương diện nào đó làm cho các quy định pháp luật của nước ta về điều kiện bảo hộ sáng chế bị mất hiệu lực trên thực tế.

Ví dụ, sáng chế “Cây mía chín sớm có lượng đường cao” của Công ty AJINOMOTO CO., INC, Nhật Bản đã được cấp bằng sáng chế số 4937 ngày 17 tháng 5 năm 2005 đề cập đến cây mía biến đổi gen có lượng đường cao và/hoặc cây mía biến đổi gen chín sớm. Tương tự, sáng chế “Động vật chuyển gen biểu hiện protein liên kết phức hợp thụ thể anđrogen” của Công ty Taipei-Veterans General Hospital, Đài Loan được công bố theo số công bố đơn 9206, ngày 25 tháng 7 năm 2004 đề cập đến động vật chuyển gen biểu hiện gen protein liên kết phức hợp thụ thể anđrogen được sử dụng làm mô hình để nghiên cứu phát triển bệnh ung thư. Trong khi đó, theo pháp luật Việt Nam, giống cây trồng, giống động vật là đối tượng không được bảo hộ sáng chế. Khi kết thúc giai đoạn xét nghiệm hình thức, cơ quan xét nghiệm cần phải ra thông báo yêu cầu người nộp đơn sửa chữa nội dung đơn sáng chế hoặc ra thông báo đơn không được chấp nhận đơn hợp lệ. Thực vậy, cây trồng biến đổi gen và động vật biến đổi gen đã được một số các quốc gia tiên tiến trên thế giới như Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu, Nhật Bản... chấp nhận bảo hộ sáng chế. Theo ý kiến của cơ quan sáng chế châu Âu, cây trồng biến đổi gen và động vật biến đổi gen không bị giới hạn khả năng áp dụng đối với một số đối tượng cây trồng hoặc động vật nhất định. Chính vì lý do đó, những đối tượng này vẫn có thể được bảo hộ sáng chế. Lập luận này được đưa ra dựa trên các cơ sở các đặc điểm khoa học của công nghệ biến đổi gen. Tuy nhiên, việc chấp


nhận bảo hộ sáng chế đối với cây trồng và động vật biến đổi gen tại Việt Nam hay không, thiết nghĩ cần phải được xem xét một cách kỹ lưỡng những tác động của nó trên các phương diện kinh tế, xã hội và đạo đức của nước ta mà không nên vội vàng sử dụng các kết quả xét nghiệm sáng chế của nước ngoài.

Trong nhiều trường hợp, việc lạm dụng các kết qủa xét nghiệm của nước ngoài và các báo cáo xét nghiệm sơ bộ quốc tế của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), đã làm cho các kết luận xét nghiệm nội dung đối với các đơn đăng ký sáng chế tại Việt Nam bị sai lệch so với bản chất hiện tại của giải pháp kỹ thuật. Ví dụ, theo Báo cáo xét nghiệm sơ bộ quốc tế cho đơn PCT/EP03/02847, giải pháp kỹ thuật đề cập đến hoạt chất triazolopyrimidin có tác dụng diệt nấm không đáp ứng được điều kiện về tính mới, nhưng lại có khả năng đáp ứng được điều kiện về trình độ sáng tạo. Kết luận trên là hoàn toàn không chính xác, vì một khi giải pháp kỹ thuật không đáp ứng được điều kiện tính mới thì mặc nhiên không thể đáp ứng được yêu cầu về trình độ sáng tạo. Tuy nhiên, kết luận trên vẫn được Cục sở hữu trí tuệ sử dụng trong Thông báo kết quả xét nghiệm nội dung số 36512/ SC2 ngày 29 tháng 12 năm 2005 cho đơn sáng chế tương ứng tại Việt Nam số 1- 2004-01100 và hoàn toàn không nêu lên được lí do thích đáng cho kết luận xét nghiệm sáng chế. Hoặc trong một số trường hợp, báo cáo xét nghiệm sơ bộ quốc tế cho đơn PCT vẫn được sử dụng cho các sáng chế vào pha quốc gia tại Việt Nam, mặc dù nội dung đơn có khá nhiều điểm đã được sửa đổi so với đơn trong pha quốc tế. Ví dụ, theo Báo cáo xét nghiệm sơ bộ quốc tế cho đơn PCT/US03/06657, các điểm yêu cầu bảo hộ đề cập đến phương pháp điều trị các bệnh liên quan đến u bướu bằng việc ứng dụng các liệu pháp gây độc tố tế bào không đáp ứng được các điều kiện về tính mới và trình độ sáng tạo. Khi vào pha quốc gia tại Việt Nam, nội dung này đã được sửa đổi thành việc sử dụng các peptit có hoạt tính sinh học để bào chế thuốc với các dấu hiệu hoàn toàn mới. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm của WIPO dành cho đơn PCT nói trên vẫn được Cục Sở hữu trí tuệ sử dụng trong Thông báo kết quả xét nghiệm nội dung số 12821/SC3 ngày 10 tháng 4 năm 2006 cho đơn sáng chế nộp tại Việt Nam là không thoả đáng.

Qua những phân tích nêu trên, có thể thấy, việc lạm dụng các kết quả xét nghiệm sáng chế của nước ngoài trong quá trình xét nghiệm nội dung, trong rất nhiều trường hợp đã dẫn đến khá nhiều giải pháp kỹ thuật không được đánh giá một cách thoả đáng theo các điều kiện bảo hộ sáng chế theo pháp luật Việt Nam. Xu hướng hiện nay của rất nhiều đơn sáng chế nước ngoài có hưởng quyền ưu tiên thường có rất nhiều nội dung được sửa đổi so với đơn nộp ban đầu. Điều này xảy

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/11/2023