Điều kiện bảo hộ sáng chế trong pháp luật Việt Nam - 11


Thực vậy, quay trở lại với bản chất chủ yếu của bảo hộ sáng chế, như đã được phân tích ở Chương I, có thể thấy rằng bảo hộ sáng chế suy cho cùng là một dạng hợp đồng xã hội. Trong đó, đổi lại việc được độc quyền khai thác giải pháp kỹ thuật, nhà sáng chế phải bộc lộ thông tin, kiến thức mới cho xã hội. Bởi vậy, sẽ là bất hợp lý khi mà hàng năm xã hội phải tiêu tốn một lượng chi phí không nhỏ để phục vụ cho công việc thực thi, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với các sáng chế, trong khi thông tin sáng chế đó không được sử dụng, và không đem lại bất kỳ một lợi ích nào đối với quốc gia.

3.2.4. Cụ thể hoá tiêu chuẩn đánh giá giải pháp kỹ thuật thông qua các văn bản hướng dẫn và giải thích luật nhằm tăng cường khả năng thực thi các quy định pháp luật về điều kiện bảo hộ sáng chế

Như đã được phân tích trên đây, một trong những vấn đề nổi cộm nhất trong công tác xét nghiệm sáng chế ở nước ta hiện nay là sự phụ thuộc quá lớn vào các báo cáo tra cứu sáng chế và báo cáo xét nghiệm sáng chế của nước ngoài. Trong khi đó, thời gian để đánh giá và thẩm định các giải pháp kỹ thuật nộp theo đơn không yêu cầu hưởng quyền ưu tiên thường bị kéo dài trong nhiều năm, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các cá nhân và doanh nghiệp. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nói trên là sự thiếu hụt đến mức đáng báo động về các văn bản dưới luật giải thích, hướng dẫn chi tiết việc thi hành các quy định pháp luật về điều kiện bảo hộ sáng chế.

Pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói chung và điều kiện bảo hộ sáng chế nói riêng ở nước ta đã trải qua hơn 30 năm hình thành và phát triển. Mặc dù so với các quốc gia khác trên thế giới, khoảng thời gian nói trên là tương đối ngắn, nhưng nước ta cũng đã kịp xây dựng được một khung pháp lý về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ một cách tương đối đồng bộ. Với sự ra đời của Bộ luật dân sự năm 2005, Luật sở hữu trí tuệ năm 2006 và các văn bản hướng dẫn thi hành khác, có thể nói Việt Nam đã đáp ứng được các yêu cầu căn bản nhất về những đảm bảo pháp lý cho việc việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong tiến trình hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, nếu xét trên khía cạnh khả năng thực thi các quy định pháp luật, đối với các điều kiện bảo hộ sáng chế, sự thiếu hụt các văn bản hướng dẫn, giải thích luật thực sự đang là một cản trở lớn.

Thực vậy, các quan hệ xã hội cần được Nhà nước quản lý và điều chỉnh luôn luôn nằm trong trạng thái vận động và biến đổi không ngừng. Trong khi đó, pháp luật, với những đặc trưng vốn có của thượng tầng kiến trúc xã hội lại nằm


trong trạng thái tĩnh, có tính chất ổn định lâu dài. Bởi vậy, các quy định pháp luật thường có xu hướng lạc hậu hơn so với sự phát triển và biến đổi không ngừng của các quan hệ xã hội mà nó điều chỉnh. Đây là một trong những điểm đặc trưng có tính chất nổi trội nhất trong pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói chung và sáng chế nói riêng. Do vậy, yêu cầu về việc thay đổi và cập nhật các quy định của pháp luật về bảo hộ sáng chế và điều kiện bảo hộ sáng chế để có thể kịp thời đưa ra những biện pháp điều chỉnh phù hợp với sự phát triển và biến đổi không ngừng của những thành tựu khoa học kỹ thuật của thế giới là không khả thi, đồng thời sẽ làm mất đi tính ổn định cần có của các quy định pháp luật. Do vậy, việc ban hành các văn bản dưới luật với vai trò hướng dẫn, giải thích các nguyên tắc áp dụng pháp luật có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc tăng cường khả năng thực thi các quy định pháp luật về điều kiện bảo hộ sáng chế.

Trong thời gian sắp tới, chúng ta cần thiết phải xây dựng và ban hành được một Quy chế xét nghiệm sáng chế thống nhất. Với vai trò là văn bản hướng dẫn, giải thích luật chính thống của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, Quy chế xét nghiệm sáng chế phải thể hiện được những quan điểm, những nguyên tắc có tính chất chỉ đạo để giải quyết những vấn đề pháp lý có tính chất chuyên môn trong từng trường hợp cụ thể, vốn không được thể hiện trong các văn bản luật và dưới luật khác. Tuy nhiên, cũng cần phải hiểu rằng, những quan điểm và nguyên tắc chỉ đạo trong Quy chế xét nghiệm sáng chế thực chất là sự vận dụng và cụ thể hoá nội dung các văn bản pháp luật có tính chất pháp lý cao hơn như Bộ luật dân sự năm 2005 và/hoặc Luật sở hữu trí tuệ năm 2006.

Trước đây, Quy chế xét nghiệm sáng chế cũng đã từng được ban hành theo Quyết định số 380/XNSC của Cục sáng chế (nay là Cục sở hữu trí tuệ) ngày 10 tháng 10 năm 1992. Tuy nhiên, văn bản này đã không phát huy tác dụng trên thực tế. Để xảy ra tình trạng nói trên, một trong những nguyên nhân chính là Quy chế xét nghiệm sáng chế nói trên không bám sát với thực tế xét nghiệm. Bởi vậy, Quy chế xét nghiệm sáng chế nói trên không giải quyết được những yêu cầu của thực tiễn trong việc áp dụng các điều kiện bảo hộ sáng chế để đánh giá và thẩm định các giải pháp kỹ thuật được nộp đơn tại Việt Nam, đồng thời dẫn đến sự lệ thuộc vào các báo cáo tra cứu và báo cáo xét nghiệm sáng chế của nước ngoài. Để tránh được tình trạng nói trên, nội dung của Quy chế xét nghiệm sáng chế trong thời gian sắp tới cần phải tập trung làm rõ và giải quyết được các vấn đề sau đây:

- Thứ nhất, xác định những nguyên tắc cụ thể trong việc thẩm định các giải pháp kỹ thuật có nội dung liên quan đến các đối tượng không được bảo hộ sáng


chế như phương pháp chữa bệnh cho người và động vật, giống cây trồng, giống vật nuôi, quy trình sản xuất giống cây trồng và giống vật nuôi chủ yếu mang bản chất sinh học, chương trình máy tính... Đây thường là những đối tượng có các dấu hiệu kỹ thuật mang tính chất phức tạp cao, yêu cầu bảo hộ có thể được diễn đạt dưới nhiều hình thức khác nhau, do vậy cần phải có một quan điểm chỉ đạo cụ thể và thống nhất nhằm để giải quyết, đảm bảo đúng pháp luật và phù hợp với bản chất của sáng chế yêu cầu bảo hộ.

- Thứ hai, nêu lên các quan điểm chỉ đạo trong việc xác định sự bộc lộ công khai của sáng chế thông qua các hình thức như sử dụng công khai, công bố bằng các nguồn tin từ internet, diễn văn, bài giảng và/hoặc dưới các dạng thức bộc lộ khác... Đồng thời, Quy chế xét nghiệm sáng chế cũng cần phải đưa ra được các phương hướng cụ thể trong việc xác định tài liệu đối chứng sử dụng để tiến hành thẩm định khả năng đáp ứng các yêu cầu về điều kiện tính mới và/hoặc trình độ sáng tạo của giải pháp kỹ thuật của sáng chế.

- Thứ ba, xây dựng các nguyên tắc căn bản trong việc sử dụng các báo cáo kết quả tra cứu sáng chế và báo cáo xét nghiệm sáng chế của các cơ quan tra cứu quốc tế, hoặc các văn phòng xét nghiệm sáng chế của nước ngoài. Bên cạnh đó, Quy chế xét nghiệm sáng chế cũng cần phải xây dựng được chế độ trao đổi và làm việc cụ thể giữa cơ quan xét nghiệm với người nộp đơn và/hoặc đại diện của người nộp đơn.



KẾT LUẬN


Bảo hộ độc quyền sáng chế không chỉ là bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu sáng chế mà còn là nhằm thúc đẩy và khai thác một cách hiệu quả các tiềm năng hoạt động sáng tạo của xã hội. Một hệ thống bảo hộ sáng chế mạnh và sự thực thi phù hợp là điều kiện tiên quyết cho các hoạt động chuyển giao công nghệ và đầu tư. Nó được coi là sự đảm bảo cần thiết cho các doanh nghiệp có thể yên tâm bộc lộ các công nghệ của mình và đầu tư cho các hoạt động nghiên cứu, phát triển. Để thực hiện được điều đó, không còn sự lựa chọn đúng đắn nào khác ngoài việc Nhà nước cần phải xây dựng được một tập hợp các điều kiện bảo hộ sáng chế thực sự khoa học và phù hợp với thực tiễn yêu cầu phát triển của xã hội. Bởi, điều kiện bảo hộ sáng chế chính là chiếc chìa khoá vàng để khởi động cỗ máy bảo hộ sáng chế của quốc gia.

Nằm trong chiến lược hành động về sở hữu trí tuệ hướng tới mục tiêu gia nhập vào Tổ chức Thương mại thế giới WTO, Việt Nam đã và đang nỗ lực rất lớn nhằm hoàn thiện hơn nữa hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói chung và bảo hộ độc quyền sáng chế nói riêng. Trong bối cảnh đó, sự ra đời của Bộ luật dân sự sửa đổi năm 2005 và Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 được coi là một bước đi quan trọng hướng tới mục tiêu tổng quát là làm cho hệ thống sở hữu trí tuệ của Việt Nam phù hợp hoàn toàn với các yêu cầu của Hiệp định TRIPS. Trong đó, các quy định pháp luật về bảo hộ độc quyền sáng chế và điều kiện bảo hộ độc quyền sáng chế đã có những bước thay đổi đáng được ghi nhận và bước đầu đang có những ảnh hưởng theo chiều hướng tích cực tới các hoạt động sáng tạo khoa học kỹ thuật cũng như chuyển giao công nghệ ở nước ta tính cho đến giữa năm 2006.

Hiện nay, nếu xét về phương diện khung pháp lý, có thể nói, về cơ bản, các quy định về điều kiện bảo hộ sáng chế trong pháp luật Việt Nam đã đáp ứng được các yêu cầu của tiến trình hội nhập và phù hợp với tập quán pháp luật quốc tế. Tuy nhiên, việc thiếu một nền tảng lý luận pháp lý vững chắc cũng như một số điểm vênh giữa quy định của pháp luật với tình hình của thực tiễn đã và đang là những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến một số những thiếu sót và bất cập kể cả trong tình hình xét nghiệm đơn yêu cầu cấp bằng độc quyền sáng chế cũng như việc thực thi các quyền và lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp trong các hoạt động sáng khoa học kỹ thuật.


Xuất phát từ thực tế đó, có thể thấy, hiện nay, việc hoàn thiện hơn nữa các quy định pháp luật Việt Nam về điều kiện bảo hộ độc quyền sáng chế nói riêng và cơ chế bảo hộ độc quyền sáng chế nói riêng trong điều kiện hội nhập quốc tế đang là một trong những yêu cầu rất quan trọng và có ý nghĩa bức thiết. Điều đó không chỉ có ý nghĩa đối với mục tiêu đáp ứng yêu cầu hoàn thiện về cơ chế bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trước khi gia nhập WTO, quan trọng hơn, đây còn được coi là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất để bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của các doanh nghiệp Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế.

Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài này mong góp phần bước đầu xây dựng một quan điểm tiếp cận độc lập và hợp lý về điều kiện bảo hộ sáng chế nhằm để vận hành nó một cách phù hợp trong bối cảnh và yêu cầu mang màu sắc Việt Nam của thế kỷ 21, từ đó để nâng cao hiệu quả hơn nữa hiệu quả của các quy định pháp luật về điều kiện bảo hộ độc quyền sáng chế nói riêng và bảo hộ sở hữu trí tuệ của Việt Nam nói chung trước những yêu cầu của tiến trình hội nhập và đổi mới./.



PHỤ LỤC


1. ĐƠN YÊU CẦU CẤP BẰNG ĐỘC QUYỀN SÁNG CHẾ ĐÃ ĐƯỢC NỘP TỪ NĂM 1990 ĐẾN NĂM 2005.



Năm

Số đơn yêu cầu cấp bằng độc quyền sáng chế đã được nộp

Đơn Việt Nam

Đơn quốc tế

Tổng số đơn

1990

62

17

79

1991

39

25

64

1992

34

49

83

1993

33

194

227

1994

22

270

292

1995

23

659

682

1996

37

971

1008

1997

30

1234

1264

1998

25

1080

1105

1999

35

1107

1142

2000

34

1205

1239

2001

52

1234

1286

2002

69

1142

1211

2003

78

1072

1150

2004

103

1328

1431

2005

180

1767

1947

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.

Điều kiện bảo hộ sáng chế trong pháp luật Việt Nam - 11



Đơn quốc tế Đơn Việt Nam

Biểu đồ tăng trưởng nộp đơn yêu cầu cấp bằng độc quyền sáng chế


2000

1800

1600

1400

1200

1000

800

600

400

200

0

1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005


2. BẰNG ĐỘC QUYỀN SÁNG CHẾ ĐÃ ĐƯỢC CẤP TỪ NĂM 1990 ĐẾN NĂM 2005.



Năm

Số bằng độc quyền sáng chế đã được cấp

Người nộp đơn Việt Nam

Người nộp đơn nước ngoài

Tổng số

1990

11

3

14

1991

14

13

27

1992

19

16

35

1993

3

13

16

1994

5

14

19

1995

3

53

56

1996

4

58

62

1997

0

111

111

1998

5

343

348

1999

13

32

335

2000

10

620

630

2001

7

776

783

2002

9

734

743

2003

17

757

774

2004

22

676

698

2005

27

641

668

Xem tất cả 101 trang.

Ngày đăng: 07/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí