Vấn Đề Lạm Phát Đối Với Các Nền Kinh Tế Đang Trong Quá Trình Chuyển Đổi

cực đến tăng trưởng. Ông cũng chỉ ra mức ngưỡng đó khác nhau giữa các khối nước. Ở các nước công nghiệp, mức ngưỡng này rất thấp, chỉ vào khoảng 1 - 3% năm, trong khi đó, ở các nước đang phát triển, mức ngưỡng này vào khoảng 7 - 11%.

Gần đây nhất là nghiên cứu của Li (2006), dựa trên số liệu của 90 nước đang phát triển giai đoạn 1961 - 2004 đưa ra ngưỡng lạm phát là 14%.

Trong tác phẩm “Khắc phục tăng trưởng tại các nước đang phát triển” của IMF, việc tính toán mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng dựa trên mô hình kinh tế lượng với số liệu thu thập của 8 nước: Băng-la-det, Chi Lê, Gana, Ấn Độ, Mêhico, Marốc, Sênêgan và Thái Lan. Phương pháp hồi quy theo quốc gia sử dụng mẫu lớn gồm nhiều các quốc gia chỉ ra những diễn biến về tăng trưởng, đầu tư và sản xuất có mối tương quan phủ định với sự bất ổn kinh tế vĩ mô. Kết quả nghiên cứu cho thấy các quốc gia trải qua những thời kỳ bất ổn kinh tế, có mức lạm phát cao (Chilê, Gana, Mehico) có mức tăng trưởng thấp hơn nhiều so với mức bình quân của thế giới trong thời kỳ đó. Mặc dù có nhiều yếu tố ngoại sinh dẫn đến khó trong việc xác định mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng, nhưng kết quả cho thấy, những bất ổn kinh tế (lạm phát cao) thường đi kèm với tác động tiêu cực đến tăng trưởng.

1.1.6. Vấn đề lạm phát đối với các nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi

Một trong những vấn đề hóc búa nhất mà các quốc gia phải đối mặt trong quá trình chuyển từ một nền kinh tế tập trung sang kinh tế thị trường là lạm phát. Tuy nhiên, đó là thách thức mà các quốc gia đó phải vượt qua nếu muốn được hưởng những lợi ích vật chất mà nền kinh tế thị trường có thể mang lại.

Chính xác thì lạm phát là gì? Đó là sự tăng lên của mức giá trung bình của hàng hoá và dịch vụ được sản xuất và tiêu thụ trong một nền kinh tế. Lạm phát thường xảy ra trong một nền kinh tế thị trường vì một trong hai lý do sau: hoặc là người dân tăng chi tiêu nhanh hơn mức người sản xuất có thể tăng sản lượng hàng hoá và dịch vụ, hoặc có một sự sụt giảm về lượng cung hàng hoá và dịch vụ cho người tiêu dùng và/hoặc người sản xuất, do đó làm giá cả tăng lên. Lạm

phát đôi khi được mô tả là sự tăng lên về lượng tiền so với sự giảm đi về số lượng hàng hoá.

Lạm phát gây ra khó khăn đối với các nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi, bởi vì sự tự do hoá giá cả – xoá bỏ sự quản lý của chính phủ về giá cả – là một bước đi căn bản để tiến tới một nền kinh tế thị trường. Kết quả đầu tiên của sự tự do hoá giá cả là có thể tiên đoán – một đợt tăng giá đối với các hàng loạt hàng hoá vẫn bị thiếu hụt kinh niên. Vì sao? Bởi vì chính phủ cố ý giữ giá những sản phẩm này ở mức thấp nên cầu luôn vượt quá cung, hoặc do các sai lệch về kinh tế khác và những sự không hiệu quả gây ra bởi những người ra quyết định trong chính phủ. Ngoài ra, nếu người dân đang giữ một lượng tiền lớn vào thời điểm nền kinh tế chuyển đổi (vì lượng tiền cần để mua hàng rất ít) thì áp lực của lạm phát thậm chí lại càng gia tăng.

Tuy nhiên, phần thưởng cho việc trải qua cuộc lạm phát tất yếu này trong giai đoạn chuyển đổi lại rất lớn. Không bị kìm hãm bởi chính phủ, cơ chế thị trường về cung và cầu có thể bắt đầu hoạt động. Giá cả cao phát tín hiệu về nhu cầu cao và thị trường, thay vì chậm chạp như lúc đầu, đã có phản ứng bằng việc tăng sản xuất. Tiền của người dân có thể đã mất giá trị, nhưng số tiền mà họ có lúc này có giá trị thật và người tiêu dùng có thể mua các hàng hoá đang bắt đầu xuất hiện trong các cửa hàng. Cùng với cung hàng hoá tăng lên, giá cả trở nên ổn định và không còn thấy những dòng người xếp hàng vì người tiêu dùng nhận ra rằng sẽ ngày càng có thêm nhiều loại hàng hoá phong phú tiếp tục được bán ra.

Các doanh nghiệp và nhà đầu tư phản ứng trước sự tự do kinh tế mới bằng việc khởi sự công việc kinh doanh mới và cạnh tranh với nhau trong việc cung cấp hàng hoá và dịch vụ, do đó, tạo ra công việc, mở rộng lượng cung và làm giá cả ổn định hơn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 217 trang tài liệu này.

Yếu tố then chốt trong sự chuyển đổi này là chính phủ từ bỏ vai trò của mình trong việc áp đặt giá cả và cho phép các lực lượng thị trường là cầug và cầu xác lập giá cả đối với hầu hết các loại hàng hoá và dịch vụ. Khi một thị trường tự do như vậy hình thành, lạm phát có thể vẫn kéo dài nhưng vấn đề này

dễ quản lý hơn nhiều và bớt đi tính đe doạ so với những ngày đầu khó khăn của quá trình chuyển đổi.

Điều hành chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế ở Việt Nam - 6

Sự tàn phá và đau khổ do một cơn bùng nổ tăng giá gây ra trong một nền kinh tế chuyển đổi (được gọi là siêu lạm phát) rất rõ ràng đối với tất cả mọi người. Tuy nhiên, mức lạm phát thấp hơn điển hình trong nền kinh tế thị trường có thể trở thành vấn đề hay không? Liệu mọi người có giàu lên chăng khi không có lạm phát và giá cả cũng như thu nhập vẫn thấp như cách đây 100 năm? Chưa chắc. Nếu thu nhập của Robert và Maria tăng gấp 10 lần và giá cả của mọi thứ cũng tăng lên như vậy thì họ chẳng khấm khá hơn so với trước đó.

Lý do mà người dân trong nền kinh tế thị trường quan tâm đến lạm phát trong những khoảng thời gian ngắn hơn là vì khi giá cả tăng lên, thu nhập và sự giàu có được phân phối lại theo một cách tuỳ ý không liên quan đến sản lượng hoặc năng suất của công nhân và các công ty. Ví dụ, giả sử Robert và Maria đã mua một ngôi nhà và vay tiền để trả với lãi suất là 10%. Sau đó, tỷ lệ lạm phát tăng từ 5% lên 15%. Họ sẽ có lợi từ những sự thay đổi này vì số tiền mà họ trả nợ sẽ không có giá trị bằng số tiền khi họ vay ban đầu để mua ngôi nhà. Nói cách khác, số tiền đó không đủ để mua được số hàng hoá và dịch vụ như lúc ban đầu. Đó là tin vui cho Robert và Maria nhưng lại là tin xấu đối với những người cho họ vay tiền.

Cũng tương tự như vậy, những ai có lương hưu cố định (hoặc nhận được các khoản tiền cố định khác theo một hợp đồng dài hạn) sẽ bị ảnh hưởng bởi lạm phát, trong khi những người phải thanh toán theo yêu cầu của những hợp đồng đó lại có lợi. Những người để dành tiền và các nhà đầu tư cũng bị ảnh hưởng vì lạm phát làm giảm giá trị của số tiền của họ. Ngược lại, những người có thể phải trả nợ hoặc thực hiện các nghĩa vụ hợp đồng khác bằng đồng tiền bị lạm phát thì thường có lợi, trừ khi lãi suất và các khoản thanh toán khác được phép điều chỉnh theo mức lạm phát.

Các quốc gia cần tiền tiết kiệm và các khoản tiền vay để đầu tư thêm cho tư liệu sản xuất – nhà xưởng, nhà máy và công nghệ mới. Do đó, bằng việc làm ảnh hưởng đến người tiết kiệm, lạm phát có thể làm giảm tăng trưởng kinh tế và

sự thịnh vượng về lâu dài của một quốc gia. Và thậm chí nhìn rộng ra, lạm phát làm cho hoạt động kinh doanh và kinh tế khó dự đoán hơn, do đó, khiến cho đầu tư vào các nước khác có lạm phát thấp hoặc không có lạm phát trở nên hấp dẫn hơn. Liệu một công ty sẽ xây dựng một nhà máy ở một nước có tỷ lệ lạm phát không dự đoán được thay đổi trong khoảng từ 10% đến 15%, hay ở một địa điểm có tỷ lệ lạm phát trước đây ổn định trong khoảng từ 2% đến 5%? Câu trả lời là ở địa điểm sau. Như vậy, lạm phát làm cho số người bị thua thiệt trở nên nhiều hơn so với số người được lợi bằng cách phá huỷ môi trường kinh tế đối với tất cả các cá nhân và doanh nghiệp.

Vì tất cả những lý do này, chính sách ổn định giá của chính phủ phải cân bằng được giữa nhu cầu khuyến khích tăng trưởng kinh tế và sự đòi hỏi phải kiểm soát được lạm phát.

1.2. Điều hành CSTT để kiểm soát lạm phát

1.2.1. Mục tiêu điều hành CSTT

1.2.1.1. Tổng quan

Nghiên cứu của các nhà kinh tế học nổi tiếng như Keynes, Samuelson, Fiedman..., chỉ ra rằng, CSTT đóng vai trò rất lớn trong việc cải thiện triển vọng kinh tế và tăng mức sống của xã hội, vì CSTT có thể tác động làm thay đổi tổng cung, tổng cầu của nền kinh tế, qua đó, tác động đến sản lượng, lạm phát và công ăn việc làm.

Việc lựa chọn mục tiêu CSTT được coi là vấn đề quan trọng nhất và khó khăn nhất trong quá trình xây dựng và thực thi CSTT, bởi nó quyết định tính hiệu quả hay không hiệu quả của CSTT. Có thể nói, việc lựa chọn các mục tiêu CSTT phù hợp được quyết định bởi tính cấp thiết của mục tiêu, mức độ đánh đổi giữa các mục tiêu (vì tính đa mục tiêu của CSTT) và khả năng đạt được các mục tiêu. NHTW các quốc gia có nhiệm vụ thiết lập và thực thi CSTT thông qua các công cụ. NHTW căn cứ vào mục tiêu kinh tế vĩ mô cơ bản và trạng thái kinh tế của quốc gia từng thời kỳ mà xác định mục tiêu chính của CSTT. Trong những năm gần đây, một số NHTW các nước đã quyết định chuyển hướng sang việc thiết lập CSTT với mục tiêu kiểm soát lạm phát (NHTW sẽ điều tiết sao cho lạm phát chỉ

một mức độ nào đó và từ đó sẽ lan toả dần đến các mục tiêu khác như tăng trưởng ổn định và tỷ lệ thất nghiệp giảm) điều này có nghĩa là lạm phát là yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc thiết lập CSTT. Thực tế cho thấy, những quốc gia áp dụng chính sách mục tiêu kiểm soát lạm phát đã rất thành công trong việc duy trì tỷ lệ lạm phát hợp lý trong dài hạn, kinh tế tăng trưởng ổn định và tỷ lệ thất nghiệp giảm.

CSTT là một trong những chính sách kinh tế vĩ mô mà trong đó NHTW, thông qua các công cụ của mình thực hiện việc kiểm soát và điều tiết khối lượng tiền cung ứng (hoặc lãi suất) căn cứ vào nhu cầu tiền tệ của nền kinh tế, nhằm đạt được các mục tiêu về giá cả, tăng trưởng kinh tế và công ăn việc làm.

Quy trình hoạt động của khuôn khổ CSTT thông thường như sau: [ 7, 65]


Mục tiêu cuối cùng


Các công cụ

Mục tiêu hoạt động

Mục tiêu trung gian


Từ các công cụ của CSTT tác động đến mục tiêu hoạt động, tiếp đến tác động tới mục tiêu trung gian và cuối cùng là tác động đến mục tiêu cuối cùng của CSTT. Nội dung cụ thể của từng mục tiêu được giải thích ở các phần sau.

1.2.1.2. Mục tiêu cuối cùng của CSTT

Mục tiêu cuối cùng của CSTT hầu như thống nhất ở các nước đó là ổn định giá trị tiền tệ, trên cơ sở đó góp phần tăng trưởng kinh tế và công ăn việc làm.

Ngoài các mục tiêu vĩ mô trên, một số nước còn tập tung vào các mục tiêu cụ thể, tuỳ thuộc vào đặc điểm phát triển kinh tế đặc thù của họ.

* Mối quan hệ giữa các mục tiêu:

Về mặt dài hạn, đường cong Philip trở nên thẳng đứng, ngụ ý rằng sẽ không có mâu thuẫn giữa các mục tiêu của CSTT nếu xét về dài hạn. Tuy nhiên, hình dạng đường cong Philip ngắn hạn chỉ rõ sự mâu thuẫn giữa giá cả tăng trưởng và tỷ lệ thất nghiệp.

Thứ nhất, việc giảm tỷ lệ lạm phát đồng nghĩa với việc thực hiện một CSTT thắt chặt, lãi suất tăng lên làm giảm các nhân tố cấu thành tổng cầu và do

đó tác động đến tổng cầu của nền kinh tế. Thất nghiệp, vì thế có xu hướng tăng lên. Mặt khác, việc duy trì một tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn thường kéo theo CSTT mở rộng và sự tăng giá.

Thứ hai, mục tiêu công ăn việc làm mâu thuẫn với mục tiêu ổn định giá cả còn thể hiện thông qua sự phản ứng của NHTW đối với các cú shock cung nhằm đảm bảo mức cầu tiền thực tế, kết quả là giá cả tăng lên.

Thứ ba, mâu thuẫn này còn được thể hiện thông qua định hướng điều chỉnh tỷ giá, bằng việc hạ giá đồng bản tệ, các ngành công nghiệp xuất khẩu có khả năng mở rộng. Tỷ lệ thất nghiệp vì thế giảm thấp kèm theo sự tăng lên của mức giá chung. Như vậy, việc duy trì một mức tỷ giá ổn định và thích hợp sẽ làm giảm tỷ lệ công ăn việc làm, trong khi một mức tỷ giá cao hơn sẽ góp phần giảm tỷ lệ lạm phát.

Thất nghiệp và tăng trưởng không có sự mâu thuẫn cả trong ngắn và dài hạn. Công ăn việc làm cao sẽ thúc đẩy kinh tế phát triển và ngược lại. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa sự tăng trưởng và ổn định giá cả lại tương đối phức tạp; chúng mâu thuẫn nhau trong ngắn hạn nhưng lại bổ sung nhau trong dài hạn.

Như vậy, trong ngắn hạn, NHTW không thể đạt được tất cả các mục tiêu trên. Phần lớn NHTW các nước coi sự ổn định giá cả là mục tiêu chủ yếu và dài hạn của CSTT nhưng trong ngắn hạn đôi khi họ phải tạm thời từ bỏ mục tiêu chủ yếu để khắc phục tình trạng thất nghiệp cao đột ngột hoặc các ảnh hưởng của các cú shock cung đối với sản lượng. NHTW được coi là có quyền lực làm việc này vì nắm trong tay các công cụ điều chỉnh lượng tiền cung ứng. Có thể nói, NHTW theo đuổi một mục tiêu về dài hạn và đa mục tiêu trong trung hạn.

Kể từ khi NHTW NewZealand (Ngân hàng dự trữ nước này) áp dụng CSTT lạm phát mục tiêu kể từ năm 1989 đến nay, đã có gần 30 quốc gia áp dụng khuôn khổ điều hành CSTT lấy lạm phát làm mục tiêu. Hơn nữa, một số NHTW khác, như Ngân hàng Trung ương châu Âu, NHTW Thuỵ Sỹ, Cục dự trữ liên bang Mỹ - FED,... đã áp dụng những cơ chế có nhiều thuộc tính của CSTT lạm phát mục tiêu. Cho đến trước khi cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ toàn cầu xảy ra vào nửa cuối năm 2008, thì cơ chế lạm phát mục tiêu đã dự kiến được

áp dụng rộng rãi tại các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển. Triển vọng áp dụng cơ chế lạm phát mục tiêu dường như phụ thuộc vào việc khuôn khổ lạm phát mục tiêu này giải quyết như thế nào đối với cú sốc giá dầu và hậu quả của cú sốc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

1.2.1.3. Mục tiêu trung gian

Bằng việc sử dụng các công cụ CSTT, NHTW không thể tác động trực tiếp và ngay lập tức đến các mục tiêu cuối cùng của nền kinh tế như: giá cả, sản lượng và công ăn việc làm ảnh hưởng của CSTT chỉ xuất hiện sau một khoảng thời gian nhất định từ 6 tháng đến 2 năm. Sẽ là quá muộn và không hiệu quả nếu NHTW đợi các dấu hiệu về giá cả, tỷ giá, thất nghiệp để điều chỉnh các công cụ. Để khắc phục hạn chế này, NHTW của tất cả các nước thường xác định các chỉ tiêu cần đạt được trước khi đạt được mục tiêu cuối cùng. Các chỉ tiêu này trở thành mục tiêu trung gian và mục tiêu hoạt động.

Mục tiêu trung gian bao gồm các chỉ tiêu được NHTW lựa chọn để đạt được mục đích cuối cùng của CSTT. Các chỉ tiêu thường được sử dụng làm mục tiêu trung gian là tổng khối lượng tiền cung ứng (M1, M2 hoặc M3) hoặc mức lãi suất thị trường (ngắn và dài hạn).

- Tiêu chuẩn của mục tiêu trung gian: (1) Có thể đo lường được một cách chính xác và nhanh chóng, bởi vì, các chỉ tiêu này chỉ có ích khi nó phản ánh được tình trạng của CSTT nhanh hơn mục tiêu cuối cùng; (2) Có thể kiểm soát được để có thể điều chỉnh mục tiêu đó cho phù hợp với định hướng của CSTT;

(3) Có mối liên hệ chặt chẽ với mục tiêu cuối cùng.

Cả tổng lượng tiền cung ứng và lãi suất đều thoả mãn các tiêu chuẩn trên, nhưng NHTW không thể chọn cả hai chỉ tiêu làm mục tiêu trung gian mà chỉ có thể chọn một trong hai chỉ tiêu đó. Bởi lẽ, nếu đạt được mục tiêu về tổng khối lượng tiền cung ứng thì phải chấp nhận sự biến động của lãi suất và ngược lại.

Cơ sở của việc luận án đưa ra sự lựa chọn mục tiêu trung gian: Việc lựa chọn lãi suất hay lượng tiền cung ứng làm mục tiêu trung gian của CSTT tuỳ thuộc vào mức độ biến động tương đối của nhu cầu tiền tệ so với nhu cầu hàng hoá được phản ánh thông qua sự biến động tương đối của đường IS so với LM trong mô hình IS -

LM. Khi đường IS biến động mạnh hơn đường LM thì tổng lượng tiền cung ứng thích hợp với vai trò này hơn và khi đường LM biến động mạnh hơn đường IS thì việc lựa chọn lãi suất làm mục tiêu trung gian của CSTT thích hợp hơn. [ 13, 92] [ 20, 88]

Ngoài hai mục tiêu trên còn có một số các chỉ tiêu khác là ứng cử viên của vai trò mục tiêu trung gian như tổng khối lượng tín dụng, tỷ giá. Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất của các chỉ tiêu này là mối quan hệ của chúng với các mục tiêu cuối cùng rất phức tạp và không rõ ràng. Để đảm bảo tính hiệu quả của CSTT, IMF và nhiều nghiên cứu của các học giả kinh tế nước ngoài đã chứng minh rằng đã chọn lãi suất là mục tiêu trung gian thì không chọn khối lượng tiền, đã chọn tỷ giá thì không thể chọn lãi suất. Tuy nhiên, Việt Nam có thể là một minh chứng rất rõ nét về tính hiệu quả của CSTT khi vừa chọn lãi suất, tỷ giá và khối lượng tiền là mục tiêu trung gian.

1.2.1.4. Mục tiêu hoạt động

Là các chỉ tiêu có phản ứng tức thời với sự điều chỉnh của công cụ CSTT. Các tiêu chuẩn lựa chọn chỉ tiêu làm mục tiêu hoạt động cũng tương tự như tiêu chuẩn lựa chọn mục tiêu trung gian: (1) Chỉ tiêu đó phải đo lường được nhằm tránh những sự suy diễn thiếu chính xác làm sai lệch dấu hiệu của CSTT; (2) Phải có mối quan hệ trực tiếp và ổn định với các công cụ của CSTT; (3) Có mối quan hệ chặt chẽ và ổn định với mục tiêu trung gian được lựa chọn. Căn cứ vào tiêu chuẩn trên các chỉ tiêu thường được lựa chọn làm mục tiêu hoạt động của NHTW bao gồm: lãi suất liên ngân hàng, dự trữ không vay, dự trữ đi vay.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/01/2023