49
Như vậy, việc giảm cơ cấu thu ngân sách từ các cam kết này là khá mạnh mẽ đòi hỏi Việt Nam cũng phải điều chỉnh thuế thu nhập gồm thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân để bù đắp nhưng không được phân biệt đối xử như pháp lệnh thuế đối với người có thu nhập cao đối với các cá nhân nước ngoài.
+ Yêu cầu “hỗ trợ các nước đang phát triển và kém phát triển”đối với Việt Nam
Tuy nhiên Việt Nam vẫn giữ một số ngành hàng nhạy cảm như xăng dầu, dược phẩm và báo- tạp chí … đặc biệt về quyền tham gia tổ chức phân phối các sảm phẩm này ở Việt Nam. Khi các nguồn thu chính của ngân sách bị ảnh hưởng từ các khoản thuế xuất nhập khẩu thì thuế thu nhập nhất thiết phải thực thi nhằm cân đối ngân sách tại Việt Nam. Đối với Việt Nam được hưởng hỗ trợ ở mức 3-5 năm về thời gian và nội dung của các ngành cụ thể như: Ngành công nghệ thông tin, dệt may và thiết bị y tế Việt Nam cam kết cắt giảm xuống 0% hoặc mức thấp theo hiệp định tự do trên tinh thần tự nguyện. Các ngành thiết bị máy bay, hóa chất và thiết bị xây dựng Việt Nam cam kết thực thi giảm thuế theo lộ trình 3-5 năm. Thuế tiêu thụ đặc biệt cho những mặt hàng rượu, bia và đồ có cồn trong vòng 3 năm phải thực thi. Đối với nông nghiệp, Việt Nam được hưởng quy chế giành cho nước đang
phát triển cụ thể về giá trị hỗ trợ lên đến 4.000 tỷ đồng/năm như hỗ trợ thủy lợi và dịch vụ phát triển nông nghiệp không hạn chế.
Tuy nhiên, Việt Nam cũng rất nỗ lực cắt giảm mọi loại thuế nông nghiệp, hỗ trợ thủy lợi, phát triển giống cây con và miễn thuế thu nhập cho tất cả các hoạt động liên quan sẽ nằm trong phạm vi cam kết cho phép của WTO.
- Các cam kết về điều kiện điều chỉnh thuế thu nhập khi Việt Nam là thành viên WTO.
Cam kết của Việt Nam khi là thành viên WTO nhưng trong bối cảnh Việt Nam được coi là nước đang phát triển và chưa được thừa nhận hoàn toàn là nền kinh tế thị trường nên có những điều kiện ràng buộc về thay đổi thể chế như sau:
+ Điều kiện thứ nhất là Việt Nam nhất quán phát triển kinh tế thị trường và tạo mọi điều kiện để kinh tế thị trường phát triển. Các biện pháp can thiệp tới thương mại và đầu tư phải theo các hiệp định của tổ chức WTO và các hiệp định song phương đã ký kết.
+ Điều kiện thứ hai là Việt Nam phải thể hiện tinh thần chủ động tham gia
50
WTO bằng kết quả đàm phán song phương với nhiều nước thành viên WTO và cam kết bãi bỏ ngay các trợ cấp và các biện pháp hỗ trợ bị coi là không công bằng trong kinh doanh và phải bãi bỏ ngay.
- Điều kiện thứ ba là Việt Nam phải tuyên bố thực thi bình đẳng các luật pháp quốc tế bao gồm luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, cách áp dụng trị giá tính thuế, biện pháp can thiệp đầu tư và thương mại ngay sau khi tham gia WTO. Việt Nam đã chấp thuận điều kiện này và thực thi ngay sau khi được chính thức thông qua.
- Về lộ trình thực hiện đối với Việt Nam sẽ được định ra trong 12 năm đầu tiên kể từ khi gia nhập bị coi là kinh tế phi thị trường. Sau thời hạn trên sẽ xem xét sự cải cách nền kinh tế theo hướng kinh tế thị trường công bằng với các thành viên khác. Việt Nam chấp nhận bị coi là kinh tế phi thị trường trong 12 năm và chưa được hưởng đầy đủ các ứng xử của một quốc gia khác trong các trường hợp bán giá. Điều kiện bất lợi khi chúng ta bị quy kết là kinh tế phi thị trường thì cách áp giá, phương thức điều tra đánh giá sẽ chưa được công bằng. Trong 12 năm Việt Nam phải cải cách thể chế để đáp ứng tiêu chuẩn là nền kinh tế thị trường là quá trình tương đối dài đối với Việt Nam. Nhưng nếu Việt Nam không chấp nhận điều kiện này thì thời gian gia nhập WTO sẽ bị kéo dài.
Các biện pháp hạn chế nhập khẩu xe máy và ô tô không muộn hơn 31/5/2007. Giảm mức thuế bình quân hiện hành trong vòng 5-7 năm là mức ân hạn tối đa. Khi các nguồn thu chính của ngân sách bị ảnh hưởng từ các khoản thuế xuất nhập khẩu thì thuế thu nhập nhất thiết phải thực thi nhằm cân đối ngân sách tại Việt Nam cũng không thể chậm hơn tiến độ trên. Riêng các ngành công nghệ thông tin, dệt may và thiết bị y tế Việt Nam theo hiệp định tự do trên tinh thần tự nguyện những tiến độ không quá 5 năm. Thuế tiêu thụ đặc biệt cho những mặt hàng rượu, bia và đồ có cồn trong vòng 3 năm phải thực thi. Đối với cam kết mở cửa thị trường cũng chỉ được kéo dài không quá 3-5 năm kể từ khi gia nhập. Riêng ngành ngân hàng cho phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài không muộn hơn 1/4/2007.
2.2. Thực trạng điều chỉnh thuế thu nhập trong điều kiện Việt Nam là thành viên WTO
2.2.1. Kết quả thu thuế thu nhập của Việt Nam giai đoạn 1999-2012
2.2.1.1. Kết quả thu thuế thu nhập giai đoạn 1999-2007
51
Đây là giai đoạn Việt Nam chưa gia nhập WTO nhưng tốc độ tăng trưởng của kinh tế Việt Nam vẫn được duy trì ở mức cao so với tốc độ tăng trưởng bình quân thế giới. Nhờ đó, tổng số thu NSNN liên tục tăng, số thu năm sau cao hơn năm trước khoảng 15-25%. Thuế TNDN chiếm một tỷ lệ tương đối quan trọng trong tổng thu NSNN khoảng 24-25%. Trong khi đó, số thu từ thuế thu nhập với người có thu nhập cao (tiền thân của sắc thuế TNCN) chỉ chiếm khoảng 1,9-2,3% trong tổng thu ngân sách.
Bảng 2.2: Kết quả thu thuế thu nhập giai đoạn 1999-2007
Đơn vị: tỷ đồng
1999 | 2000 | 2001 | 2002 | 2003 | 2004 | 2005 | 2006 | 2007 | |
Tổng thu NSNN | 78,489 | 90,749 | 103,888 | 121,706 | 152,272 | 190,929 | 228,287 | 279,472 | 327,911 |
Thuế TNDN | 14,644 | 22,370 | 25,838 | 28,212 | 36,305 | 32,166 | 63,688 | 83,206 | 81,432 |
Thuế TNCN | 1,856 | 1,831 | 2,058 | 2,338 | 2,951 | 3,521 | 4,234 | 5,179 | 7,415 |
Thuế thu nhập | 16,500 | 24,201 | 27,896 | 30,550 | 39,256 | 35,687 | 67,922 | 88,385 | 88,847 |
Có thể bạn quan tâm!
- Yêu Cầu “Hỗ Trợ Các Nước Đang Phát Triển Và Kém Phát Triển”
- Điều Chỉnh Mức Giảm Trừ Chung Của Một Số Quốc Gia
- Thực Trạng Điều Chỉnh Thuế Thu Nhập Trong Điều Kiện Việt Nam Là Thành Viên
- Nội Dung Điều Chỉnh Về Thuế Suất Thuế Thu Nhập Và Ưu Đãi Thuế
- So Sánh Gdp Thực Tế Và Số Thu Thuế Tndn Qua Các Năm
- Những Hạn Chế Khi Điều Chỉnh Thuế Thu Nhập Trong Điều Kiện Việt Nam Là Thành Viên Wto
Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.
Nguồn: Tổng cục Thuế [37]
2.2.1.2. Kết quả thu thuế thu nhập giai đoạn 2008-2012
Sau khi gia nhập WTO, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục có tốc độ tăng trưởng khá nhưng không còn duy trì ở mức tăng GDP từ 7-8% như trước đây chủ yếu là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Số thu NSNN trong giai đoạn này vẫn tăng nhưng biến động không ổn định. Cụ thể, các năm 2008, 2010, 2011 tốc độ tăng thu đạt trên 20%, nhưng các năm 2009, 2012 chỉ đạt 3-5%.
Bảng 2.3: Kết quả thu thuế thu nhập giai đoạn 2008-2012
Đơn vị: tỷ đồng
2008 | 2009 | 2010 | 2011 | 2012 | |
Tổng thu NSNN | 430,549 | 454,786 | 588,428 | 721,804 | 743,190 |
Thuế TNDN | 115,032 | 99,147 | 133,939 | 168,676 | 181,355 |
Thuế TNCN | 12,940 | 14,318 | 26,276 | 38,458 | 44,970 |
Thuế thu nhập | 127,972 | 113,465 | 160,215 | 207,134 | 226,325 |
Nguồn: Tổng cục Thuế [37]
52
Kết quả thu thuế thu nhập giai đoạn này đã cho thấy số thu của sắc thuế TNCN tăng khá nhanh so với tốc độ tăng của tổng thu NSNN. Tỷ trọng số thu từ thuế TNCN trong tổng thu NSNN theo đó cũng tăng tương ứng từ 2-3% những lên 5-6%.
2.2.2. Thực trạng nội dung điều chỉnh thuế thu nhập trong điều kiện Việt Nam là thành viên WTO
Kể từ tháng 1/2007, khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đến nay, các chính sách có liên quan đến thuế thu nhập đã từng bước được điều chỉnh cho phù hợp các cam kết khi Việt Nam tham gia WTO. Nội dung điều chỉnh thuế thu nhập được thực hiện từ thu nhập chịu thuế, các khoản khấu trừ và chi phí được trừ, thuế suất thuế thu nhập và ưu đãi thuế thu nhập. Qua nhiều lần điều chỉnh thuế thu nhập, Việt Nam đã hình thành thuế thu nhập tương đối đồng bộ với 2 sắc thuế là thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân. Điều chỉnh thuế thu nhập của Việt Nam đã từng bước phù hợp với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và nguyên tắc của WTO như nguyên tắc không phân biệt đối xử, nguyên tắc minh bạch hóa, nguyên tắc tạo thuận lợi, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng. Điều chỉnh thuế thu nhập đã có tính đến những bước đi phù hợp với tình hình nước ta và thông lệ quốc tế; kế thừa có chọn lọc chính sách hiện hành. Cụ thể các yêu cầu này được Việt Nam thực hiện như sau:
- Đối với yêu cầu “ không phân biệt đối xử” Việt Nam đã thực hiện điều chỉnh ưu đãi thuế đối với doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may xuất khẩu. Theo đó, tất cả các doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may xuất khẩu sẽ không được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với xuất khẩu. Các doanh nghiệp này sẽ phải lựa chọn các điều kiện ưu đãi khác ngoài ưu đãi đối với sản xuất hàng xuất khẩu. Nhìn chung, việc ban hành và thực hiện quy định này của Việt Nam là kịp thời, thực hiện đúng cam kết khi Việt Nam gia nhập WTO. Để phù hợp với thông lệ quốc tế cũng như chuẩn bị các điều kiện cần thiết để gia nhập WTO, từ năm 2004, Việt Nam đã điều chỉnh giảm mức thuế suất thuế TNDN của các doanh nghiệp trong nước từ 32% xuống còn 28%, các doanh nghiệp nước ngoài từ 25% lên mức chung là 28%, riêng với việc bãi bỏ đánh thuế vào khoản lợi nhuận chuyển về nước của các doanh nghiệp này. Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, năm 2008, Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, theo đó, tiếp tục giảm thuế suất thuế TNDN xuống 25% áp dụng chung cho các doanh nghiệp trong nước và
53
doanh nghiệp nước ngoài. Cũng như luật thuế thu nhập doanh nghiệp, luật thuế thu nhập cá nhân ban hành năm 2007 để thực hiện từ 1/1/2009 quy định áp dụng một biểu thuế chung để tính thuế thu nhập cho cá nhân trong nước và cá nhân nước ngoài. Trước đây, Việt Nam đã áp dụng hai biểu thuế riêng biệt đối với thu nhập của cá nhân trong nước và cá nhân nước ngoài. Đây là những thay đổi trong chính sách thuế thu nhập nhằm phù hợp với các quy định của WTO.
- Đối với yêu cầu “Minh bạch hóa” Việt Nam cũng ban hành ngay và thực thi Luật quản lý thuế từ 1/7/2007, doanh nghiệp thực hiện cơ chế tự kê khai, tự tính thuế và tự nộp thuế vào Ngân sách Nhà nước thông qua hệ thống ngân hàng, kho bạc. Chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo ngành nghề và địa bàn được công bố công khai theo các văn bản pháp quy. Theo đó, đối với trường hợp thuộc diện đủ điều kiện ưu đãi miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, doanh nghiệp tự xác định số thuế được miễn giảm, không phải nộp hồ sơ đề nghị cơ quan thuế ra quyết định miễn giảm hoặc không phải đề nghị cơ quan cấp giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư xác nhận mức ưu đãi. Bộ tài chính quy định rõ 17 khoản chi phí không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Theo đó, đối với các khoản chi khác nếu đáp ứng điều kiện là khoản chi phí dùng cho sản xuất kinh doanh, có hóa đơn chứng từ đầy đủ được kê khai tính vào chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế.
- Đối với “ yêu cầu tạo thuận lợi cạnh tranh công bằng, bình đẳng” Việt Nam cũng hợp nhất luật khuyến khích đầu tư nước ngoài với luật khuyến khích đầu tư trong nước. Điều chỉnh thuế thu nhập của Việt Nam đã đảm bảo ổn định, không gây ra những thay đổi đột ngột cho nền kinh tế. Việc cắt giảm thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt trong lộ trình được thay thế bằng 2 sắc thuế thu nhập mang tính công bằng và thuận lợi cho cả nhà đầu tư trong và ngoài nước. Đồng thời tích cực đàm phán các hiệp định tránh đánh thuế trùng nhằm tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và nhà đầu tư Việt Nam đầu tư ra nước ngoài. Thuế thu nhập được điều chỉnh theo hướng giảm mức động viên đã có tác động tích cực trong việc khuyến khích doanh nghiệp có thêm nguồn lực tài chính, tăng tích luỹ, tích tụ đổi mới thiết bị, đẩy mạnh đầu tư phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh. Luật thuế TNDN hiện hành đã bỏ thu thuế bổ sung và hạ mức thuế từ 28% xuống 25% năm 2009; bãi bỏ thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài (3%, 5%, 7%) đối với nhà đầu tư nước ngoài. Đối với thuế thu nhập cá nhân, bỏ mức thuế suất cao nhất là 40%, thống nhất mức thuế theo
54
biểu thuế luỹ tiến giữa người nước ngoài và người Việt Nam. Việc điều chỉnh này đã tạo thêm tiềm lực tài chính cho các doanh nghiệp đổi mới thiết bị, bổ sung vốn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Điều chỉnh thuế thu nhập đã tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, bảo đảm công bằng, bình đẳng trong cạnh tranh; Luật thuế TNDN cũng đã từng bước quy định chính sách ưu đãi trên cơ sở chọn mức ưu đãi thuế cao nhất trong Luật khuyến khích đầu tư trong nước và Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam để áp dụng chung cho doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đã khắc phục sự phân biệt đối xử trong ưu đãi đầu tư, tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng, thúc đẩy đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài cùng phát triển, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế cao trong những năm vừa qua. Đối với đầu tư nước ngoài, với chính sách thống nhất và bình đẳng nên môi trường đầu tư, kinh doanh hấp dẫn hơn nhiều so với trước.
Điều chỉnh ưu đãi thuế theo hướng bảo đảm môi trường đầu tư hấp dẫn, thu hút đầu tư có chọn lọc đã góp phần nâng cao chất lượng đầu tư, tác động tích cực đến phân bổ nguồn lực để phát triển địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và một số lĩnh vực mũi nhọn đặc biệt quan trọng, đồng thời bảo đảm chính sách đơn giản, rõ ràng, minh bạch, góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Những điều chỉnh thuế thu nhập trong điều kiện Việt Nam là thành viên WTO được thể hiện nhất quán qua ba khía cạnh điều chỉnh nhằm đáp ứng các yêu cầu, điều kiện và lộ trình của WTO bao gồm: Điều chỉnh thu nhập chịu thuế, điều chỉnh các khoản giảm trừ, điều chỉnh về thuế suất và ưu đãi thuế thu nhập. Cụ thể như sau:
2.2.2.1 Điều chỉnh thu nhập chịu thuế
- Điều chỉnh đối với thuế thu nhập doanh nghiệp.
Thu nhập chịu thuế đối với thuế thu nhập doanh nghiệp đã được điều chỉnh theo hướng minh bạch hơn. Từ 1/1/2009, thu nhập chịu thuế được tách rõ bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa dịch vụ và thu nhập khác, kể cả thu nhập thu được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ ở nước ngoài. Đối với thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất cũng được điều chỉnh thành quy định từ chuyển nhượng bất động sản. Sở dĩ giai đoạn trước có quy định riêng đối với thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất vì giai đoạn trước khi Việt Nam gia nhập WTO, các doanh nghiệp được giao đất để kinh doanh nhà, cơ sở hạ tầng theo
55
giá thấp nhưng giá bán nhà, cơ sở hạ tầng cùng với việc chuyển quyền sử dụng đất theo giá thị trường nên có lợi nhuận siêu ngạch, dẫn đến tình trạng đầu cơ đất đai vì vậy các trường hợp chuyển quyền sử dụng đất phải tách riêng thu nhập để thu thuế TNDN theo biểu thuế luỹ tiến từng phần. Kể từ năm 2005 khi Luật đất đai sửa đổi có hiệu lực, đặc biệt là khi Việt Nam đã trở thành thành viên WTO, các trường hợp được giao đất để kinh doanh bất động sản phải thực hiện đấu giá đất hoặc đấu thầu dự án, nộp tiền sử dụng đất cho Nhà nước theo giá đất sát giá thị trường, đồng thời nghiêm cấm việc phân lô, bán nền, chuyển nhượng đất thô để xây nhà ở nên doanh nghiệp không còn lợi nhuận siêu ngạch từ chuyển quyền sử dụng đất. Mặt khác, hoạt động kinh doanh bất động sản bao gồm cả việc bán nhà, tài sản gắn với việc chuyển quyền sử dụng đất nên khó có thể xác định riêng thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất với thu nhập từ bán tài sản trên đất. Vì vậy, để phù hợp với thực tế, đã bỏ quy định thu bổ sung đối với chuyển quyền sử dụng đất mà áp dụng chính sách thuế TNDN đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản (bao gồm cả chuyển nhượng đất và tài sản trên đất) theo thuế suất chung; Doanh nghiệp nếu có lỗ thì chỉ được bù trừ với lãi từ hoạt động này trong 5 năm tiếp theo mà không được bù trừ với lãi từ các hoạt động kinh doanh khác. Do đó, việc quy định riêng đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản thay cho thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất là phù hợp.
- Điều chỉnh đối với thuế thu nhập cá nhân.
Ngày 21/11/2007, Quốc hội ban hành Luật thuế thu nhập cá nhân và chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2009, thay thế cho thuế thu nhập với người có thu nhập cao trước đây. Luật thuế TNCN mới quy định người nộp thuế là cá nhân người Việt Nam, người nước ngoài có thu nhập chịu thuế bao gồm cả cá nhân tự kinh doanh và chủ hộ gia đình hoặc người đại diện hộ gia đình. Việc chuyển cá nhân, hộ kinh doanh hiện đang nộp thuế thu nhập doanh nghiệp và mở rộng thêm các đối tượng có thu nhập từ đầu tư vốn và tài sản vào nộp thuế thu nhập cá nhân sẽ đảm bảo công bằng trong điều tiết thu nhập của cá nhân và phù hợp với thông lệ quốc tế.
Về thu nhập chịu thuế, Luật thuế TNCN đã điều chỉnh nhiều nội dung, cụ thể là:
+ Đưa thu nhập từ lợi tức cổ phần, lợi tức từ các hình thức góp vốn kinh doanh, thu nhập từ chuyển nhượng vốn (bao gồm cả mua bán chứng khoán) vào diện chịu thuế.
56
+ Đưa thu nhập từ lãi nhận được từ các hoạt động cho các tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình, nhóm cá nhân kinh doanh vay theo hợp đồng vay vào thu nhập chịu thuế.
+ Đưa thu nhập từ thừa kế và quà tặng vào thu nhập chịu thuế. Qua nghiên cứu kinh nghiệm của các nước thì việc đưa thu nhập này sẽ kiểm soát được việc chuyển dịch tài sản, đảm bảo công bằng xã hội, khuyến khích mọi người lao động tự tạo ra thu nhập, không trông chờ, ỷ lại người khác. Để phù hợp với thực tiễn, Luật chỉ đưa vào thu nhập chịu thuế một số loại tài sản phải đăng ký quyền sở hữu như bất động sản, cổ phiếu, các tài sản phải đăng ký quyền sở hữu. Riêng đối với thừa kế, quà tặng là bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị em ruột với nhau thì được miễn thuế.
Luật thuế TNCN quy định thu nhập chịu thuế gồm 10 loại thu nhập. Mỗi loại thu nhập có phương pháp xác định thu nhập tính thuế và áp dụng biểu thuế phù hợp. Đối với thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh: Theo quy định trước đây thì khoản thu nhập này thuộc diện điều chỉnh của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp. Luật thuế TNCN đưa loại thu nhập này vào diện điều chỉnh của Luật thuế TNCN nhằm thực hiện điều tiết bình đẳng thu nhập của cá nhân không phân biệt thu nhập từ kinh doanh hay thu nhập từ tiền lương, tiền công.
2.2.2.2 Nội dung điều chỉnh về các khoản giảm trừ
- Điều chỉnh chi phí được trừ của thuế thu nhập doanh nghiệp.
Giai đoạn từ 2007 đến năm 2008: Nhằm tạo thuận lợi hơn cho doanh nghiệp chủ động trong hạch toán kinh doanh, thuế thu nhập doanh nghiệp đã điều chỉnh quy định cho phép doanh nghiệp được khấu hao nhanh TSCĐ không quá hai lần; được tính vào chi phí hợp lý các khoản chi cho giáo dục, đào tạo; tăng tỷ lệ khống chế chi phí quảng cáo, khuyến mại, tiếp thị từ mức 3%, 5% và 7% phân biệt theo ngành nghề lên mức thống nhất 10%; tính đủ vào chi phí hợp lý khoản đầu tư cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.
Từ 2009 đến nay: điều chỉnh quy định về xác định chi phí. Trước đây, thuế thu nhập doanh nghiệp quy định cả chi phí được trừ và chi phí không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Cách quy định này có thuận lợi là doanh nghiệp biết