Yêu Cầu “Hỗ Trợ Các Nước Đang Phát Triển Và Kém Phát Triển”

25

hạn chế những loại trợ cấp gây tác động tiêu cực đến thương mại của thành viên khác. Hiệp định SCM, trợ cấp được phân làm 3 loại:

- Trợ cấp bị cấm sử dụng (trợ cấp đỏ);

- Trợ cấp được phép sử dụng, nhưng có thể bị kiện (trợ cấp vàng);

- Trợ cấp được phép tự do sử dụng (trợ cấp xanh).

SCM đã chỉ rõ những trợ cấp nào bị coi là trợ cấp đỏ. Ngoài việc chính phủ trực tiếp cấp tiền cho doanh nghiệp thì các hoạt động sau cũng thuộc phạm vi trợ cấp đỏ:

- Cung cấp nguyên liệu đã được hưởng trợ cấp để sản xuất hàng xuất khẩu;

- Miễn thuế trực thu (ví dụ thuế thu nhập có được do xuất khẩu);

- Hoàn thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu sản xuất ra hàng xuất khẩu quá mức đã sử dụng để sản xuất hàng xuất khẩu;

- Hoàn thuế quá mức đáng được khấu trừ xuất khẩu;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.

- Cho vay tín dụng với lãi suất thấp hơn chi phí.

1.2.2.4. Yêu cầu minh bạch hóa

Điều chỉnh thuế thu nhập của Việt Nam trong điều kiện Việt Nam là thành viên WTO - 5

Để hướng tới tạo ra một môi trường kinh doanh ổn định và có thể dự đoán được trong hệ thống thương mại đa phương, WTO yêu cầu các thành viên phải thực thi các biện pháp để đảm bảo tính minh bạch trong hệ thống kinh tế cũng như thương mại của mình. Môi trường kinh doanh như vậy giúp doanh nghiệp định hướng một cách hiệu quả chiến lược kinh doanh trong tương lai, khích lệ họ đầu tư và nhờ đó tạo ra những việc làm và góp phần nâng cao mức sống của dân cư. Để thực hiện nguyên tắc này, WTO yêu cầu các thành viên phải thực thi các biện pháp như:

Đưa ra các cam kết ràng buộc. Điều đó có nghĩa là phải đưa ra các mức thuế cam kết, khi cam kết mở cửa thị trường có hiệu lực, nước đó sẽ không được tăng thuế vượt mức cam kết.

Thành lập các cơ quan có thẩm quyền để rà soát các quyết định hành chính có ảnh hưởng đến thương mại; xem xét các yêu cầu và kiến nghị của các thành viên khác.

Các thành viên phải đảm bảo sự phù hợp giữa luật lệ và chính sách của mình với các hiệp định của WTO. Đây là một nghĩa vụ pháp lý của các thành viên. Mỗi thành viên phải bảo đảm sự phù hợp của các luật, các chính sách và thủ tục hành chính của mình với các nghĩa vụ được quy định tại các hiệp định.

26

Yêu cầu minh bạch là rất cần thiết cho việc thực thi các cam kết, cho việc trao đổi thông tin trong WTO. Ngoài ra nó còn giúp nâng cao quyền lực của WTO đối với các thành viên.

1.2.2.5. Yêu cầu “hỗ trợ các nước đang phát triển và kém phát triển”

Với 3/4 số thành viên của mình là các nước đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi, một trong những nguyên tắc cơ bản của WTO là khuyến khích phát triển và cải cách kinh tế, dành những điều kiện đối xử đặc biệt và khác biệt giữa các quốc gia này, với mục tiêu đảm bảo sự tham gia sâu rộng hơn của họ vào hệ thống thương mại đa phương. Thực hiện yêu cầu này, WTO dành cho các nước đang phát triển, các nền kinh tế chuyển đổi những linh hoạt và ưu đãi nhất định trong việc thực thi các hiệp định, đồng thời còn chú ý đến trợ giúp kỹ thuật cho các nước này. Nhờ có yêu cầu này, mà các doanh nghiệp trong nước tại các nước đang phát triển hoặc nền kinh tế chuyển đổi có thời gian thích nghi với môi trường mới cạnh tranh hơn, công bằng hơn, để không giảm đột ngột thu nhập hay có thể dẫn đến phá sản.

1.2.3. Các điều kiện và lộ trình điều chỉnh thuế thu nhập khi là thành viên WTO

Cam kết của các đương đơn khi gia nhập WTO phải được coi là nước đang định hướng phát triển kinh tế thị trường và có nguyện vọng gia nhập WTO. Các điều kiện cụ thể như sau:

- Điều kiện thứ nhất là phải bãi bỏ ngay các trợ cấp hỗ trợ các ngành hàng và doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh và xuất khẩu. Các biện pháp này bị coi là không công bằng trong kinh doanh và phải bãi bỏ ngay khi gia nhập. Tuy nhiên, tùy vào điều kiện của từng nước mà có thể kéo dài từ 3-5 năm là tối đa.

- Điều kiện thứ hai là phải đối xử bình đẳng giữa các thể nhân và pháp nhân trong nước và nước ngoài. Đặc biệt là mở rộng quyền kinh doanh kể cả quyền xuất nhập khẩu cho doanh nghiệp và cá nhân nước ngoài như cá nhân và doanh nghiệp trong nước…

- Điều kiện thứ ba là phải tôn trọng và thực thi luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, cách áp dụng trị giá tính thuế, biện pháp can thiệp đầu tư và thương mại ngay sau khi tham gia WTO. Các nước đã là thành viên chính thức phải chấp thuận điều kiện này và thực thi ngay sau khi được chính thức thông qua.

- Điều kiện thứ tư là phải minh bạch hóa bằng cách công bố công khai toàn

27

văn dự thảo trên các văn bản quy phạm pháp luật trên các thông tin đại chúng kể cả của Chính phủ và các tổ chức chính quyền địa phương để nhân dân được biết và lấy ý kiến. Cam kết thực thi và đăng toàn văn văn bản này và các văn bản pháp luật khác công khai trên các tạp chí và trang Web nhằm thể hiện tính minh bạch hóa các vấn đề cam kết khi tham gia WTO…

- Về lộ trình thực hiện đối với các nước xin gia nhập sẽ được định ra theo tình hình và bối cảnh thực tế đàm phán với các nước thành viên. Năm đầu tiên được tính phải là năm chính thức gia nhập WTO, không lấy thời gian đàm phán song phương đầu tiêu làm mốc. Tùy vào nguyện vọng và thực trạng sẽ xem xét thời hạn ân hạn cho các bên bổ sung những điều kiện còn thiếu. Thông thường các nước kém và đang phát triển sẽ được cân nhắc đến nội dung này khi có nguyện vọng gia nhập WTO.

Ngoài ra, các biện pháp hay quy định cụ thể nếu là nguyên tắc chủ yếu thì phải loại bỏ ngay và đưa ra mốc thời gian cụ thể không quá 6 tháng để thực thi. Nếu các biện pháp và quy định của các nước xin gia nhập cần thời gian khắc phục thì tối đa là 3-5 năm sau phải hoàn thiện tùy vào từng nội dung cụ thể.

1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới điều chỉnh thuế thu nhập khi là thành viên WTO

1.2.4.1. Các nhân tố khách quan ảnh hưởng tới điều chỉnh thuế thu nhập khi là thành viên WTO.

Trước hết, việc điều chỉnh thuế thu nhập hoàn toàn phụ thuộc vào tình hình kinh tế - xã hội trong nước và quốc tế. Trong bối cảnh còn suy thoái kinh tế bắt đầu từ cuối năm 2007 đã cản trở nhiều cải cách kinh tế của các quốc gia thành viên. Bối cảnh quốc tế cũng xảy ra các phong trào biểu tình chống toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại. Nhiều quốc gia nổi nên tư tưởng bảo hộ khá rõ rệt làm cho việc cam kết điều chỉnh thuế thu nhập nói riêng và thực thi toàn bộ cam kết nói chung của các nước thành viên bị chậm chễ. Các nước thành viên khá do dự và cũng phải đối phó với tư tưởng chống đối bên trong nước. Vì vậy, bối cảnh tình hình kinh tế-xã hội trong nước và quốc tế ảnh hưởng rất lớn đến việc thực thi cam kết của các nước khi tham gia WTO.

Thứ hai là những nhu cầu chi tiêu của Ngân sách các nước cũng ảnh hưởng tới việc thực thi cam kết cắt giảm các dòng thuế với việc thực thi thông nhất và bình

28

đẳng các loại thuế thu nhập. Các quốc gia mới là thành viên phần lớn có nguồn thu lớn dựa vào các loại thuế gián thu, thuế bảo hộ… nên khi cắt giảm không thể bù đắp ngay bằng các loại thuế thu nhập. Thuế thu nhập thường gây phản ứng mạnh nên dễ gấy bất ổn xã hội khi áp dụng đột ngột. Do đó, việc cam kết điều chỉnh thuế thu nhập khi là thành viên WTO cũng đặt ra vấn đề về độ trễ nhất định của thuế. Các nước cam kết thường xây dựng lộ trình tối đa tạo ra thời kỳ quá độ hợp lý trong thực thi điều chỉnh thuế thu nhập. Vì vậy, nếu cơ cấu nguồn thu của ngân sách cũng là nhân tố quan trọng ảnh hưởng rất rõ nét tới cam kết điều chỉnh thuế thu nhập khi là thành viên của WTO.

Thứ ba là điều kiện cơ sở vật chất của các nước tham gia cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc thực thi các cam kết, đặc biệt là các cam kết về thuế thu nhập. Để quản lý tốt các nguồn thu thuế cần phải có cơ sở vật chất và hệ thống thông tin đủ mạnh mới quản lý bao quát các nguồn thu và đối tượng thu thuế. Các đối tượng bị thu thuế trực thu thường có phản ứng mạnh và che giấu các khoản thu nhập chịu thuế do đó rất cần có cơ sở vật chất và hệ thống thông tin quản lý các đối tượng này. Những quốc gia phát triển thường được trang bị các thiết bị tốt hơn và thể chế tốt hơn nhưng những nước gia nhập sau thường là nước kém và đang phát triển lại thiếu thốn cơ sở vật chất khá nhiều. Vì vậy, tiến độ thực thi cam kết điều chỉnh thuế thu nhập khi là thành viên WTO của các nước này thường chậm.

1.2.4.2. Các nhân tố chủ quan ảnh hưởng tới điều chỉnh thuế thu nhập khi là thành viên WTO.

Nhân tố chủ quan đầu tiên cần nhắc đến là quyết tâm thực thi của Chính Phủ và các cơ quan thực thi pháp luật. Mặc dù được kết nạp làm thành viên nhưng không thực thi đầy đủ các cam kết cũng dễ bị chỉ trích và xét lại tư cách. Vì vậy, các nước cam kết phải tuân thủ nghiêm túc và chủ động thực thi các cam kết. Tuy nhiên, nhiều Chính phủ các quốc gia thành viên cũng bị sao nhãng khi có những vấn đề bức thiết khác nảy sinh làm chậm chễ tiến độ, thậm chí nhiều quốc gia tỏ vẻ thờ ơ và thiếu tinh thân trách nhiệm khi thực thi các cam kết quốc tế. Vì vậy, quyết tâm thực thi các cam kết điều chỉnh thuế thu nhập nói riêng và các cam kết tổng thể nói chung của Chính phủ là nhân tố ảnh hưởng quan trọng nhất.

Thứ hai là trình độ chuyên môn của các cán bộ công chức thực thi và liên đới tới các cam kết thuế thu nhập khi là thành viên WTO cũng là nhân tố ảnh hưởng mạnh

29

mẽ tới tiến độ thực hiện cam kết. Việc các cán bộ hiểu và đủ tầm thực thi các cam kết quốc tế thể hiện ở cả trình độ chuyên môn và ngôn ngữ khi cần thiết có giao tiếp quốc tế. Phần lớn các cán bộ này chưa được học tập và trao đổi làm quen với các quy định quốc tế sẽ gây khó cho công tác thực thi cam kết và ngược lại. Khi các cán bộ có trình độ chuyên môn cao và trình độ ngoại ngữ tốt thì việc triển khai thực thi các cam kết sẽ dễ dàng và nhành chóng hơn.

Thứ ba là công tác tuyên truyền và hướng dẫn thực hiện các cam kết cũng ảnh hưởng không nhỏ tới các cam kết quốc tế về thuê thu nhập khi là thành viên WTO. Các nước có công tác tuyên truyền và hướng dẫn mạnh mẽ thì sẽ tạo được ý thức và phong trào trong công tác triển khai thực thi cam kết. Ngược lại, những quốc gia không coi trọng công tác này thường vấp phải nhiều trở ngại hơn trong việc thực thi cam kết điều chỉnh thuế thu nhập nói chung và các cam kết khác nói riêng khi là thành viên WTO.

1.3. Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam về điều chỉnh thuế thu nhập trong điều kiện là thành viên WTO

1.3.1. Kinh nghiệm quốc tế về điều chỉnh thuế thu nhập trong điều kiện là thành viên WTO

Muốn xây dựng một hệ thống thuế thu nhập phù hợp với các quy định của WTO thì việc học hỏi kinh nghiệm của các quốc gia đi trước là một việc hết sức cần thiết và bổ ích. Trong khuôn khổ luận án này xin được trình bày kinh nghiệm về điều chỉnh thuế thu nhập của quốc tế theo 4 nội dung điều chỉnh là: điều chỉnh thu nhập chịu thuế, điều chỉnh chi phí được trừ hay các khoản giảm trừ khi tính thuế thu nhập, điều chỉnh thuế suất thuế thu nhập và điều chỉnh ưu đãi thuế đối với cả thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân.

1.3.1.. Kinh nghiệm quốc tế về điều chỉnh các quy định về xác định thu nhập chịu thuế

- Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp [35]:

Thu nhập từ chuyển nhượng dự án, quyền thăm dò khai thác, chế biến khoáng sản, chuyển nhượng quyền góp vốn, quyền tham gia dự án, quyền kinh doanh thực chất là những khoản thu nhập phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, các khoản thu nhập này thuộc diện thu nhập chịu thuế.

30

Hầu hết các nước chỉ cho phép doanh nghiệp được chuyển lỗ sang năm tiếp theo để trừ vào thu nhập tính thuế và có thể hoặc không bị khống chế số năm được chuyển lỗ. Tuy nhiên, cũng có nước (Pháp, Hàn Quốc, Mỹ) cho phép chuyển lỗ trở về trước với những điều kiện cụ thể (về số tiền tối đa được chuyển lỗ, về thời hạn khai thuế và quyết toán thuế) bởi việc quản lý thuế khá phức tạp.

+ Pháp luật thuế TNDN của các nước đều cho phép trừ các khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp có kèm theo các hoá đơn, chứng từ đồng thời khuyến khích chi cho nghiên cứu và phát triển, đào tạo nghề, khống chế các khoản chi chăm sóc khách hàng và không cho phép trừ các khoản chi mang tính cá nhân. Nhìn chung, quy định về các khoản chi được trừ khi tính thuế TNDN ở các nước ngày càng chặt chẽ, hạn chế tình trạng các doanh nghiệp lợi dụng để trốn thuế.

+ Chi chăm sóc khách hàng: Thái Lan cho phép doanh nghiệp trừ tối đa 0,3% doanh thu nhưng không vượt quá 10 triệu Baht đối với khoản chi chăm sóc khách hàng. Malaysia cho phép doanh nghiệp trừ tối đa 50% tổng số chi chăm sóc khách hàng. Nhật Bản chỉ cho phép các doanh nghiệp có quy mô vốn dưới 100 triệu Yên được trừ chi chăm sóc khách hàng nhưng không quá 3,6 triệu Yên/năm. Các doanh nghiệp lớn không được trừ các khoản chi chăm sóc khách hàng.

+ Chi phí quảng cáo, khuyến mãi: Chi phí quảng cáo, khuyến mãi là chi phí liên quan đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp và hầu hết các nước đều quy định là chi phí được trừ khi tính thuế TNDN. Tuy nhiên, có nước quan ngại việc doanh nghiệp lợi dụng để giảm nghĩa vụ thuế phải nộp nên khống chế mức khấu trừ khi tính thuế TNDN. Chẳng hạn, Trung Quốc khống chế mức khấu trừ chi phí quảng cáo chung là 15% doanh thu hàng năm. Một số ngành (mỹ phẩm, dược, đồ uống giải khát) được phép khấu trừ tối đa 30% doanh thu. Số vượt mức khống chế có thể được chuyển sang khấu trừ vào các năm tiếp theo. Cộng hòa Lít-va cũng chỉ cho phép doanh nghiệp được khấu trừ tối đa 75% chi phí quảng cáo, khuyến mãi.

+ Quy định về khống chế lãi vay đối với doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu thấp: Doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu thấp hay còn gọi là vốn mỏng (thin capitalization) là hiện tượng doanh nghiệp có cơ cấu vốn với tỷ lệ vốn vay (nợ) cao hơn nhiều lần so với vốn chủ sở hữu (vốn tự có). Thực tiễn các nước cho thấy các

31

doanh nghiệp (thường là các công ty thuộc tập đoàn đa quốc gia) chủ yếu sử dụng vốn vay nhưng thực chất là vốn góp của các công ty liên quan nhằm giảm nghĩa vụ thuế phải nộp (do được khấu trừ chi phí lãi vay trước thuế). Từ thực tiễn trên, nhiều nước lo ngại về việc tình trạng thất thu thuế nên chính sách thuế TNDN ở một số nước quy định phần lãi mà doanh nghiệp trả đối với vốn vay vượt quá tỷ lệ nhất định (về vốn vay trên vốn chủ sở hữu) thì không được coi là chi phí được trừ mà phải được coi là cổ tức khi tính thuế. Canada là nước đầu tiên áp dụng quy định về vốn mỏng từ năm 1971. Australia áp dụng năm 1987, Mỹ áp dụng năm 1989. Hiện nay, hầu hết các nước châu Âu và các nước thành viên OECD đã áp dụng quy định về vốn mỏng. Về tỷ lệ vốn vay trên vốn chủ sở hữu, trên thực tế, tỷ lệ này ở các nước rất khác nhau theo các tỷ lệ 2:1, 3:1, 4:1, riêng đối với các tổ chức tài chính có quy định cao hơn là 5:1 hoặc 6:1.

- Đối với thuế thu nhập cá nhân [36]:

Nhìn chung quy định về thu nhập chịu thuế của các quốc gia là tương đối tương đồng, bao quát các loại thu nhập như: thu nhập từ tiền lãi; thu nhập từ cổ tức; thu nhập từ kinh doanh; thu nhập từ tiền lương, tiền công; thu nhập từ tiền lương hưu; thu nhập từ chuyển nhượng vốn, bất động sản; thu nhập từ cho thuê tài sản và thu nhập khác (thừa kế, quà tặng, tiền bản quyền...).

Phạm vi các khoản thu nhập được miễn thuế cũng có sự khác biệt giữa các nước. Bên cạnh việc cho phép miễn thuế đối với một số khoản thu nhập (theo điều ước quốc tế, thu nhập từ giải thưởng...) một số quốc gia còn có quy định cho phép miễn thuế đối với một số khoản phụ cấp, trợ cấp không mang tính chất tiền lương, tiền công. Ví dụ, Trung Quốc cho phép miễn thuế đối với trợ cấp thôi việc đối với người lao động hay trợ cấp xuất ngũ đối với quân nhân, trợ cấp định cư đối với cán bộ, công chức nhà nước…

Ngoài ra, một số quốc gia còn có quy định thêm một số khoản thu nhập được miễn thuế có tính chất đặc thù, tùy thuộc vào định hướng chính sách của mỗi nước, ví dụ có nước cho phép miễn thuế đối với thu nhập từ đầu tư vốn (Nam Phi, Ác- hen-ti-na...), thu nhập từ các chương trình tiết kiệm nhà ở dài hạn (Hàn Quốc) hoặc là có doanh nghiệp không thu thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn (Ma-lai- xi-a, Xing-ga-po...). Một số nước còn cho phép thu nhập của hộ gia đình sản xuất nông nghiệp (trong phạm vi nhất định) được miễn thuế (như Hàn Quốc). Một số

32

quốc gia cho phép thu nhập từ việc chuyển nhượng một nhà, đất duy nhất được miễn thuế (Hàn Quốc, Ốt-xtờ-rây-li-a) để khuyến khích việc các hộ gia đình cải thiện điều kiện nhà ở.

Về chính sách TNCN đối với thu nhập từ tiết kiệm hưu trí, nghiên cứu ở kinh nghiệm quốc tế cho thấy có hai phương thức thông dụng được các nước áp dụng hiện nay. Phương thức thứ nhất là: “miễn thuế – miễn thuế – đánh thuế” hay là “đánh thuế - miễn thuế – miễn thuế”. Theo phương thức thứ nhất thì cả phần thu nhập dùng để đóng góp cho quỹ và lãi thu được từ quỹ được miễn thuế song thu thuế đối với những khoản lợi ích được hưởng khi rút tiền ra khỏi quỹ. Phương thức thứ hai là “đánh thuế - miễn thuế – miễn thuế”, theo đó các khoản đóng góp không được khấu trừ khi xác định thu nhập tính thuế TNCN nhưng tiền lãi và những khoản lợi ích cá nhân được hưởng khi rút tiền ra khỏi quỹ đều được miễn thuế.

Nhiều nước trên thế giới để khuyến khích tiết kiệm hưu trí đã đưa vào triển khai các chính sách thuế TNCN thuận lợi nhằm đảm bảo các cá nhân trong quãng thời gian đi làm của mình tích lũy đủ tiền để yên tâm khi về hưu, trong đó có việc cho miễn hoàn toàn đối với các khoản đóng góp cho quỹ. Ví dụ, luật thuế TNCN của Trung Quốc cho phép các khoản đóng góp vào quỹ hưu trí được giảm trừ vào thu nhập chịu thuế. Các nước như Thái Lan, Hàn Quốc, Ma-rốc cũng có quy định tương tự cho phép giảm trừ các khoản đóng góp tham gia các quỹ hưu trí ra khỏi thu nhập khi tính thuế TNCN.

Hầu hết pháp luật thuế TNCN của các nước đều có quy định về mức giảm trừ gia cảnh theo các hình thức và cách thức khác nhau. Về phân loại, các khoản giảm trừ gia cảnh TNCN các nước áp dụng được chia thành ba nhóm sau: i) Giảm trừ chung cho cá nhân người nộp thuế (tương tự như mức giảm trừ gia cảnh 4 triệu đồng/tháng cho người nộp thuế ở Việt Nam); ii) các khoản giảm trừ cho người phụ thuộc, như giảm trừ cho con, cho vợ hoặc chồng, cho bố mẹ... (tương tự như mức giảm trừ 1,6 triệu đồng/tháng ở Việt Nam) và iii) các khoản giảm trừ có tính chất đặc thù (ví dụ, giảm trừ cho chi phí y tế, giáo dục…).

+ Các khoản giảm trừ chung cho cá nhân:

Đây là khoản được loại trừ ra khỏi thu nhập tính thuế ở mức tương tự nhau, không xem xét đến “hành vi” sử dụng thu nhập của cá nhân người nộp thuế. Lý do

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/10/2022