Thực Trạng Điều Chỉnh Thuế Thu Nhập Trong Điều Kiện Việt Nam Là Thành Viên

41

- Về thuế suất thuế thu nhập nên điều chỉnh giảm dần nhằm dưỡng nguồn thu.

Đối với thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp các nước đang có xu hướng giảm dần xuống 25% thậm chí dưới 25% như Thái Lan, Hàn Quốc... Thuế suất thuế thu nhập giảm sẽ khuyến khích đầu tư trong nước cũng như thu hút đầu tư nước ngoài và phù hợp với mặt bằng chung các nước trong khu vực.

Đối với thuế thu nhập cá nhân do mỗi nước có điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau nên cách tính thuế thu nhập cá nhân cũng khác nhau. Trung Quốc chia thành 9 bậc thuế suất thấp nhất là 5%, cao nhất là 45%, Hàn Quốc chia thành 4 bậc với thuế suất thấp nhất là 10%, cao nhất là 40%. Do Việt Nam cũng có điều kiện kinh tế - xã hội tương tự Trung Quốc, đều là nền kinh tế chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa, tập trung đổi mới sang nền kinh tế thị trường nên Việt Nam nên áp dụng cách tính thuế thu nhập cá nhân của Trung Quốc nhưng phải dựa trên điều kiện thực tế của Việt Nam. Điều này đã được thể hiện trong Luật thuế thu nhập cá nhân của Việt Nam điều chỉnh thuế suất theo hướng giảm thuế suất cao nhất, thấp nhất và tăng bậc thuế suất, thống nhất biểu thuế đối với người Việt Nam và người nước ngoài.

- Về miễn giảm thuế thu nhập phải đúng đối tượng và công khai.

Các nước đều xác định các đối tượng được miễn giảm thuế thu nhập thường là diện có trách phải nuôi dưỡng các đối tượng khác. Tuy nhiên, các đối tượng được miễn giảm không phải cho cả các hộ nghèo hay khó khăn vì các nhóm đối tượng này sẽ được ưu đãi hay miễn thuế hoặc được trợ giúp bằng các chương trình từ thiện hay trợ cấp khác. Để xác định đúng đối tượng được miễn giảm thường phải có các điều kiện kèm theo và công khai công bố các diện và thủ tục xin miễn giảm thuế thu nhập. Nguyên tắc các đối tượng này về cơ bản là thuộc diện có thu nhập chịu thuế nhưng có điều kiện được miễn giảm do thực hiện các nghĩa vụ khác. Việc xác định đối tượng miễn giảm không bị lạm dụng thành cơ chế xin- cho nếu không có cơ chế giám sát kiểm tra nội bộ chặt chẽ.

- Về các ưu đãi thuế thu nhập phải hợp lý với mục đích từng thời kỳ.

Các ưu đãi về thuế thu nhập phụ thuộc vào từng điều kiện và mục đích của Chính phủ trong việc tạo ra các ưu đãi của mỗi nước. Tuy nhiên, những ưu đãi đưa ra phải đảm bảo công bằng giữa các đối tượng, đảm bảo đúng các chuẩn mực của quốc tế nhằm thể hiện được sự giúp đỡ các đối tượng khó khăn nhưng theo quy định

42

của Tổ chức thương mại thế giới. Các nội dung này cũng tương tự như đối tượng được miễn giảm thuế thu nhập nhưng cần xác định nội dung, điều kiện, thủ tục và thời hạn. Những ưu đãi và miễn giảm thuế thường không nên quá dài và quá rộng vì dễ tạo sức ỳ và tâm lý dựa dẫm vào trợ giúp của Chính phủ và xã hội.


*

* *

Tóm lại, chương 1 đã hệ thống các lý luận chung về thuế thu nhập và điều chỉnh thuế thu nhập. Tác giả đã phân tích các nội dung, nguyên tắc và phương pháp điều chỉnh thuế thu nhập. Đồng thời phân tích tác động của điều chỉnh thuế thu nhập đến chủ thể nộp thuế. Ngoài ra, các nguyên tắc của WTO và những tác động của nó đến điều chỉnh thuế thu nhập cũng là những nội dung quan trọng của chương. Nhận biết những tác động này sẽ giúp cho việc điều chỉnh thuế thu nhập phù hợp với điều kiện là thành viên WTO. Tác giả cũng nghiên cứu và rút ra những bài học kinh nghiệm về điều chỉnh thuế thu nhập ở các nước. Những kinh nghiệm về điều chỉnh thuế thu nhập từ thu nhập chịu thuế, khởi điểm và chi phí được trừ, thuế suất và các quy định ưu đãi thuế thu nhâp. Những kinh nghiệm từ các nước phát triển, các nước đang phát triển trên thế giới và khu vực sẽ là bài học cần thiết cho Việt Nam.

43

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐIỀU CHỈNH THUẾ THU NHẬP TRONG ĐIỀU KIỆN VIỆT NAM LÀ THÀNH VIÊN

TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI (WTO)


2.1. Các cam kết về yêu cầu, điều kiện và lộ trình điều chỉnh thuế thu nhập trong điều kiện Việt Nam là thành viên WTO

2.1.1. Quá trình gia nhập WTO của Việt Nam

Điều XII Hiệp định thành lập WTO quy định các vấn đề liên quan đến việc gia nhập WTO. Theo quy định tại điều này, bất cứ quốc gia nào hoặc bất cứ lãnh thổ hải quan riêng biệt nào có quyền độc lập đầy đủ trong quan hệ ngoại thương và các vấn đề khác theo quy định của các hiệp định của WTO đều có thể trở thành thành viên gia nhập của WTO, theo các điều kiện thoả thuận giữa nước đó với WTO. Tuy vậy, việc gia nhập đó phải được ít nhất là 2/3 tổng số thành viên WTO biểu quyết đồng ý tại Hội nghị Bộ trưởng hoặc Phiên họp đại hội đồng WTO, sau khi đã trải qua các thủ tục gia nhập theo quy định của WTO. Tất cả các nước có thể gia nhập WTO sau khi đàm phán thành công về việc gia nhập tổ chức này trên cơ sở bảo đảm cân bằng giữa các quyền và nghĩa vụ thành viên liên quan. Các thành viên mới gia nhập của WTO được hưởng những ưu đãi do các nước thành viên khác dành cho, được hưởng sự an toàn từ các quy tắc thương mại mang lại. Đổi lại, các nước thành viên mới gia nhập này phải cam kết mở cửa thị trường và chấp thuận các quy tắc và nhượng bộ nhất định theo kết quả của các cuộc đàm phán đã được tiến hành để trở thành thành viên.

Thủ tục đàm phán để gia nhập WTO, có thể nêu tóm tắt, gồm bốn giai đoạn mà Việt Nam đã thực hiện như sau:

- Thứ nhất, Ngày 04/01/1995, Việt Nam đã chính thức gửi “Đơn xin gia nhập WTO”. Ngày 31/01/1995, Đại hội đồng WTO đã thành lập Ban công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO (WP) gồm đại diện của gần 40 nước thành viên từ các nền kinh tế khác nhau do ông Heng Hô, đại sứ Hàn quốc làm Chủ tịch theo quy định tại điều XII của Hiệp định Marrakesh về thành lập WTO. Ngày 24/9/1996, Việt Nam đã trình ra WP Bản bị vong lục về chính sách thương mại và hệ thống pháp luật của Việt Nam. Ngày 30-31/7/1998, WP họp phiên đầu tiên; ngày

44

03/12/1998, WP họp phiên thứ hai; ngày 22-23/7/1999, WP họp phiên thứ ba; ngày 30/11/2000, WP họp phiên thứ tư; ngày 10/4/2002, WP họp phiên thứ năm và ngày 12/5/2003, WP họp phiên thứ sáu để xem xét các tài liệu của Việt Nam theo quy trình được gọi là "Minh bạch hoá". Có khoảng hơn 3.000 câu hỏi độc lập (được tích tụ lại thành khoảng hơn 1.000 nhóm câu hỏi) đã được đặt ra, yêu cầu Việt Nam phải trả lời. Việt Nam đã hoàn tất các câu trả lời đó trong thời gian hợp lý. Kết thúc phiên thứ sáu, ông Chủ tịch WTO tuyên bố kết thúc giai đoạn một, Việt Nam cần chuẩn bị tài liệu cho giai đoạn hai.

- Thứ hai, Tháng 10/2003 Việt Nam đã trình WP các bản chào đầu tiên về hàng hoá và dịch vụ, các chương trình hành động (AP), kể cả AP về lập pháp, CVA, TBT, SPS, TRIMs, TRIPs. Có hơn 30 nước thành viên WTO trong WP đã đăng ký đàm phán với Việt Nam. Ngày 10-11/12/2003, phiên 7 của WP đã được tiến hành. Bên cạnh đó, các cuộc đàm phán song phương giữa Việt Nam với các nước trong WP cũng được diễn ra không kém phần căng thẳng. Cũng trong thời gian này, một bản dự thảo sơ bộ báo cáo của WP (DEFR) đã được hình thành. Tháng 4/2004, Việt Nam đã trình ra WP những tài liêu mới về hàng hoá và dịch vụ, các Chương trình hành động để đàm phán tiếp tục. Ngày 14.6.2004, phiên thảo luận nhiều bên về vấn đề nông nghiệp đã được tiến hành thành công tại Giơ-ne-vơ, Thuỵ sỹ. Ngày 15/6/2004, WP đã tiến hành họp phiên thứ tám, thông qua được kiến nghị về việc chuẩn bị bản Dự thảo báo cáo của Ban công tác. Trong thời gian này, Việt Nam đã kết thúc thành công đàm phán song phương với Cu-ba và tích cực chuẩn bị các tài liệu mới cho phiên thứ chín. Ngày 9/10/2004, Việt Nam đã kết thúc thành công đàm phán song phương với EU. Tháng 11/2004, Việt Nam đã kết thúc thành công đàm phán song phương với Chi-lê, Ac-hen-ti-na và Bờ-ra-xin. Ngày 22/11/2004, dự thảo đầu tiên của DR đã được chuẩn bị xong. Ngày 15/12/2004, WP đã tiến hành họp phiên thứ chín để thảo luận tiếp các vấn đề đa biên mà các bên quan tâm, thảo luận các vấn đề thuộc Chương trình hành động lập pháp của Việt Nam và các AP khác. Cũng trong thời gian này, Việt Nam đã kết thúc thành công đàm phán song phương với Xin-ga-po. Tháng 4/2005, Việt Nam đã kết thúc thành công đàm phán song phương với U-ru-guay. Ngày 20/5/2005, WP tiến hành phiên họp trù bị cho phiên 10, xem xét nhiều vấn đề đa biên quan trọng trong đàm phán gia nhập WTO của

45

Việt Nam cũng như các kết quả đàm phán song phương liên quan. Tháng 6/2005, Việt Nam đã kết thúc thành công đàm phán song phương với Canada; Tháng 7/2005, kết thúc thành công đàm phán song phương với Trung quốc, Hàn quốc, Cô-lôm-bi-a; Tháng 8/2005, kết thúc thành công đàm phán song phương với Na- uy, Ai-xơ-len và Thụy sỹ. Ngày 15/9/2005, Phiên thứ mười của WP đã được tiến hành để thảo luận tiếp các vấn đề đa biên mà các bên quan tâm. Việt Nam trong thời gian này cũng đã kết thúc thành công đàm phán song phương với Pa-ra-guay. Ngày 21/02/2006, bản dự thảo số 2 của DR đã được gửi cho các thành viên WP để xem xét. Việt Nam trong thời gian này cũng đã kết thúc thành công đàm phán song phương với Niu-di-lân. Tháng 3/2006, Việt Nam đã kết thúc thành công đàm phán song phương với Úc. Ngày 19-26/3/2006, WP tiến hành họp phiên 11, xem xét kết luận nhiều vấn đề đa biên quan trọng trong đàm phán gia nhập WTO của Việt Nam cũng như các kết quả đàm phán song phương liên quan.Việt Nam kết thúc thành công đàm phán song phương với Hôn-đu-rát và Cộng hoà Đô-mi-níc; Tháng 4/2006, kết thúc thành công đàm phán song phương với Mê-hi-cô; Tháng 5/2006, kết thúc thành công đàm phán song phương với Hoa kỳ. Như vậy, giai đoạn đàm phán các bản chào của Việt Nam và các bản yêu cầu của các nước thành viên WTO với Việt Nam về cơ bản đã kết thúc vào tháng 5/2006 với việc ký “Thoả thuận song phương Việt Nam - Hoa kỳ” về việc Việt Nam gia nhập WTO. Đây là thoả thuận thứ 28 trong quá trình đàm phán song phương giữa Việt Nam và các nước thành viên WTO về việc Việt Nam gia nhập WTO.

- Thứ ba, bộ hồ sơ tài liệu văn kiện pháp lý về việc Việt Nam gia nhập WTO đã được chính thức khởi thảo từ phiên 7 của WP khi nhất trí đồng ý về việc chuẩn bị một bản “Dự thảo sơ bộ báo cáo của WP (DEFR)”. Cho đến ngày 26/10/2006, WP đã hoàn thiện bộ hồ sơ tài liệu văn kiện pháp lý về việc Việt Nam gia nhập WTO để có thể trình ra phiên họp đặc biệt của Đại hội đồng vào ngày 07/11/2006 xem xét, quyết định.

- Thứ tư, Báo cáo của WP, Nghị định thư, biểu cam kết về hàng hoá, biểu cam kết về dịch vụ và Quyết định của Đại hội đồng mời Việt Nam tham gia WTO với tư cách là thành viên WTO đã được trình ra Phiên họp đặc biệt của Đại hội đồng vào ngày 07/11/2006 xem xét, quyết định. Đại hội đồng vào ngày 07/11/2006 đã

46

nhất trí hoàn toàn về việc mời Việt Nam tham gia WTO với tư cách là thành viên WTO. Cùng ngày, Nghị định thư gia nhập Hiệp định thành lập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) của Việt Nam đã được ký giữa Bộ trưởng thương mại Việt Nam Trương Đình Tuyển và ông Tổng Giám đốc WTO - Pascal Lamy. Ngày 28/11/2006, Quốc hội Việt Nam phê chuẩn Nghị định thư nói trên. Ngày 11/12/2006, Đại diện của phái đoàn Việt Nam tại Giơ-ne-vơ, Thụy sỹ đã gửi cho Ban Thư ký WTO văn kiện của Bộ trưởng Ngoại giao nước ta thông báo với WTO về việc Quốc hội Việt Nam đã phê chuẩn Nghị định thư nói trên. Như vậy, Việt Nam đã hoàn thành giai đoạn cuối cùng của thủ tục gia nhập WTO. Theo thông báo ngày 12/12/2006 của Ban Thư ký WTO, vào ngày 11/01/2007 Việt Nam chính thức trở thành Thành viên thứ 150 của Tổ chức kinh tế quốc tế quan trọng này.

2.1.2. Quá trình điều chỉnh thuế thu nhập trước khi là thành viên WTO

Trong thời kỳ bao cấp, Việt Nam duy trì chế độ trích nộp ngân sách vì các tổ chức kinh tế sử dụng tài sản của Nhà nước. Các khoản trích nộp này thường được điều chỉnh bởi các quyết định từ Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính Phủ). Điển hình là QĐ 217/HĐBT quy định rõ các khoản nào được tính vào giá thành, khoản nào không được tính vào giá thành để xác định mức trích nộp Ngân sách. Sau khi đổi mới kinh tế năm 1990, Việt Nam ban hành luật thuế lợi tức thay cho các quy định về các khoản trích nộp ngân sách và bước đầu cho phép các thành phần kinh tế khác có nghĩa vụ kê khai và nộp ngân sách công bằng với thành phần kinh tế Nhà nước. Tuy nhiên, rất nhiều bất cập về luật thuế lợi tức vì bản thân lợi tức chưa bao quát hết các nguồn thu, các khoản thu chồng chéo giữa các doanh nghiệp nên năm 2007, khi Việt Nam là thành viên WTO để phù hợp với thông lệ quốc tế mới, Việt Nam đã ban hành luật thuế TNDN thay cho thuế lợi tức. Do đó, luật thuế TNDN được ra đời là tất yếu đáp ứng ngay các yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế.

Tương tự như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân trong giai đoạn khá lâu Việt Nam chỉ xác định đánh thuế đối với những người có thu nhập cao. Nên từ năm 1991, Việt Nam đã ban hành “Pháp lệnh về thuế đối với người có thu nhập cao”. Năm 2001 và 2004 đã điều chỉnh lại các nội dung về thuế đối với người có thu nhập cao nhưng thực chất hiệu quả không cao. Nhận thức rõ việc gia nhập WTO đòi hỏi phải có sự thống nhất về các quy định thu nhập chịu thuế làm

47

tiền đề cho sự hội nhập mạnh mẽ của Việt Nam nên năm 2007 Việt Nam cũng đã ban hành luật thuế TNCN thay cho pháp lệnh thuế đối với người có thu nhập cao. Tuy nhiên, do tình hình kinh tế có sự suy thoái nên để đảm bảo sự ổn định xã hội nên quốc hội tạm hoãn thi hành đến năm 2009.

Như vậy, việc điều chỉnh thuế thu nhập của Việt Nam giai đoạn trước khi là thành viên của WTO còn có nhiều bất cập do hệ thống luật của nước ta chưa đáp ứng được yêu cầu của hội nhập quốc tế. Giai đoạn này, các quy định chỉ tập trung giải quyết những vấn đề nội tại của nền kinh tế Việt Nam như thu nhập của doanh nghiệp quốc doanh và ngoài quốc doanh, thu nhập của người có thu nhập cao…

Khi là thành viên tổ chức WTO đòi hỏi Việt Nam phải thay đổi cho phù hợp với các yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế là tất yếu. Chính vì vậy, năm 2007 là năm bản lề cho các điều chỉnh thu thuế thu nhập của Việt Nam khi ban hành luật thuế thu nhập doanh nghiệp và luật thuế thu nhập cá nhân thay cho các quy định trước đây.

2.1.3. Các cam kết về yêu cầu, điều kiện và lộ trình điều chỉnh thuế thu nhập trong điều kiện Việt Nam là thành viên WTO

- Các yêu cầu điều chỉnh thuế thu nhập trong điều kiện Việt Nam là thành viên WTO.

+ Yêu cầu “không phân biệt đối xử”đối với Việt Nam

Yêu cầu “không phân biệt đối xử” là yêu cầu quan trọng của WTO theo chế độ đối xử tối huệ quốc và chế độ đối xử quốc gia, giữa trong nước và nước ngoài, không phân biệt đối xử giữa hàng nhập khẩu và hàng sản xuất trong nước. Việt Nam phải cam kết đối xử công bằng đối với các cá nhân và doanh nghiệp nước ngoài khi kinh doanh ở Việt Nam như bãi bỏ hai mức phí giữa người Việt Nam và nước ngoài, chú trọng quản lý các doanh nghiệp nước ngoài về thuế thu nhập cao mà buông lỏng quản lý thuế thu nhập trong nước... Không ngăn cản và cấm kị các lĩnh vực và ngành hàng kinh doanh thông thường đối với các cá nhân và doanh nhên nước ngoài trừ khi có các cam kết khác về ân hạn hay hỗ trợ thuộc nước đang phát triển.

+ Yêu cầu “tự do hóa thương mại” đối với Việt Nam

Tự do hóa thương mại đã được đưa ra là yêu cầu bắt buộc với các nước tham gia. Vì vậy, Việt Nam cam kết phải mở rộng quyền kinh doanh kể cả quyền xuất nhập khẩu cho doanh nghiệp và cá nhân nước ngoài như cá nhân và doanh nghiệp

48

Việt Nam. Bãi bỏ các quyền biểu quyết theo tỷ lệ 65% và 75% giữa các bên liên doanh mà thay vào đó là những thỏa thuận bình đẳng theo điều lệ công ty. Mở rộng quyền kinh doanh đối với thuốc là và xì gà, cho phép nhập khẩu ô tô xe máy cũ không quá 5 năm… Việc mở cửa các ngành hàng này cũng đòi hỏi Việt Nam phải điều chỉnh thuế thu nhập sao cho phù hợp với quốc tế và sớm ký kết các hiệp định tránh đánh thuế hai lần làm tiền đề cho các thể nhân và doanh nhân trong và ngoài nước làm ăn và đầu tư ở Việt Nam và đầu tư ra nước ngoài.

- Yêu cầu tạo môi trường cạnh tranh công bằng đối với Việt Nam

Việt Nam phải bãi bỏ ngay các trợ cấp phi nông nghiệp, kể cả thưởng xuất khẩu là những biện pháp Việt Nam đang áp dụng nhằm hỗ trợ các ngành hàng và doanh nghiệp có thành tích cao trong xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam. Các biện pháp này bị coi là không công bằng trong kinh doanh và phải bãi bỏ ngay. Chính phủ trực tiếp cấp tiền cho doanh nghiệp, hỗ trợ lãi suất, thưởng xuất khẩu thuộc phạm vi trợ cấp đỏ nên phải bãi bỏ.

Cam kết của Việt Nam được bảo lưu khi sử dụng một số quy định riêng của WTO dành cho nước đang phát triển. Quy định hỗ trợ nông nghiệp được sử dụng không quá 10% giá trị sản lượng và được coi là trợ cấp xanh.

- Yêu cầu minh bạch hóa đối với Việt Nam

Việt Nam phải đưa ra các cam kết ràng buộc, có nghĩa là phải đưa ra các mức thuế cam kết, khi cam kết mở cửa thị trường có hiệu lực, nước đó sẽ không được tăng thuế vượt mức cam kết. Thuế suất bình quân giảm 23% so với mức thuế bình quân hiện hành, từ 17,4% xuống còn 13,4% thời gian ân hạn được thực hiện dần trong vòng 5 - 7 năm.

Bảng 2.1: Diễn giải mức thuế cam kết bình quân

Đơn vị: %



Bình quân chung theo ngành


TS MFN

hiện hành

TS cam kết khi gia nhập WTO


TS cam kết vào cuối lộ trình

Mức giảm so với thuế MFN hiện hành

Mức cắt giảm TS tại vòng Urugoay

Nước PT

Nước đang PT

Sản phẩm nông nghiệp

23,5

25,2

21,0

10,6

40

30

Sản phẩm công nghiệp

16,6

16,1

12,6

23,9

37

24

Chung toàn biểu

17,4

17,2

13,4

23,0



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.

Điều chỉnh thuế thu nhập của Việt Nam trong điều kiện Việt Nam là thành viên WTO - 7

Nguồn: Ủy ban Quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế [40]

Xem tất cả 184 trang.

Ngày đăng: 07/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí