Hướng Dẫn Của Nhà Nước Đối Với Hoạt Động Của Các Doanh Nghiệp Có Vốn Đtnn


108/2006/NĐ-CP) các Dự án do Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư, Dự án do UBND cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận đầu tư, các Dự án do Ban quản lý KCN, KCX, KCNC, KKT cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Giảm bớt các dự án phải giải trình Thủ tướng Chính phủ. Thủ tướng Chính phủ chỉ chấp thuận về nguyên tắc một số dự án quan trọng chưa có trong quy hoạch hoặc chưa có quy hoạch. Những dự án đã có trong quy hoạch được duyệt và đáp ứng được các điều kiện theo quy định của pháp luật và điều ước quốc tế cũng như các dự án còn lại sẽ do UBND cấp tỉnh và Ban quản lý tự quyết định và cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Việc phân cấp cấp Giấy chứng nhận đầu tư về UBND cấp tỉnh và Ban quản lý đã tạo điều kiện thuận lợi để UBND cấp tỉnh và Ban quản lý nhà nước tập trung thực hiện chức năng hoạch định chính sách, dự báo, kiểm tra, giám sát.

Cấp giấy phép đối với việc thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài và các dự án đầu tư

Nhà ĐTNN lần đầu tiên vào Việt Nam phải có dự án đầu tư và làm thủ tục đăng ký đầu tư hoặc thẩm tra đầu tư tại cơ quan nhà nước quản lý đầu tư để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Dự án ĐTNN được chia thành: Dự án đăng ký đầu tư, Dự án thẩm tra đầu tư.

Để chuẩn bị cho việc gia nhập WTO, đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế thế giới và khu vực đồng thời nâng cao sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, quy định dự án thuộc diện đăng ký đầu tư và dự án thuộc diện thẩm tra đầu tư trong Luật Đầu tư 2005 theo hướng tăng số dự án thuộc diện đăng ký đầu tư và giảm số dự án thuộc diện thẩm tra đầu tư. Trước đây, điều kiện đối với dự án thuộc diện đăng ký cấp Giấy phép đầu tư rất khắt khe và hầu như dự án ĐTNN nào cũng phải thẩm tra đầu tư. Theo điều 105, Nghị định 24/2000/NĐ- CP quy định chi tiết thi hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, các dự án thuộc diện đăng ký đầu tư cấp Giấy phép đầu tư phải đồng thời đáp ứng được


các điều kiện sau: (i) Không thuộc nhóm A theo quy định tại điều 114 của Nghị định này; (ii) Phù hợp với quy hoạch đã được duyệt; (iii) Không thuộc Danh mục dự án phải lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Ngoài các điều kiện đó, dự án thuộc diện đăng ký đầu tư phải đáp ứng một trong các điều kiện sau:

- Xuất khẩu toàn bộ sản phẩm;

- Đầu tư vào KCN đáp ứng các yêu cầu về tỷ lệ xuất khẩu sản phẩm theo quy định của Bộ KH&ĐT;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 143 trang tài liệu này.

- Thuộc lĩnh vực sản xuất có quy mô vốn từ 5 triệu USD và có tỷ lệ xuất khẩu sản phẩm từ 80% trở lên.

Hiện nay, theo Luật Đầu tư 2005, quy định về dự án thuộc diện đăng ký đầu tư đã thông thoáng hơn, cụ thể:

Điều chỉnh chính sách thu hút đầu tư của Việt Nam trước xu thế hình thành hiệp định thương mại tự do tại châu Á Thái Bình Dương - 10

Dự án thuộc diện đăng ký đầu tư: dự án có quy mô vốn đầu tư dưới 300 tỷ đồng Việt Nam và không thuộc Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện (khoản 1 - Điều 46, Luật Đầu tư 2005).

Dự án thuộc diện thẩm tra đầu tư: dự án có quy mô vốn đầu tư từ 300 tỷ đồng Việt Nam và dự án thuộc Danh mục dự án đầu tư có điều kiện (khoản 1

- Điều 47, Luật Đầu tư 2005).

Có thể thấy, ngưỡng 300 tỷ đồng Việt Nam là căn cứ vào hiệp định thương mại Việt – Mỹ (BTA) cam kết những dự án dưới 20 triệu USD (khoảng 300 tỷ đồng Việt Nam) chỉ đăng ký và cấp giấy chứng nhận chứ không phải thẩm tra.

Tổ chức kinh tế có vốn ĐTNN đã thành lập tại Việt Nam nếu có dự án đầu tư mới thì được làm thủ tục thực hiện dự án đầu tư đó mà không nhất thiết phải thành lập tổ chức kinh tế mới. Quy định này sẽ tạo thuận lợi cho các tổ chức kinh tế có vốn ĐTNN tiếp tục hoạt động, khuyến khích và mở rộng quy mô, phạm vi đầu tư vào những dự án mới, hoạt động kinh doanh lâu dài tại Việt Nam.


3.2.2. Hướng dẫn của Nhà nước đối với hoạt động của các doanh nghiệp có vốn ĐTNN

a) Các hình thức đầu tư

Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996 có quy định 3 hình thức ĐTNN là: hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh; doanh nghiệp liên doanh; doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Tuy nhiên, các doanh nghiệp có vốn ĐTNN chỉ được phép hoạt động dưới hình thức duy nhất là công ty trách nhiệm hữu hạn. Hạn chế này khiến cho hoạt động ĐTNN tại Việt Nam kém phần sôi động và đạt hiệu quả không cao. Đồng thời gây sự đối xử không công bằng giữa nhà đầu tư trong nước và nhà ĐTNN (nhà đầu tư trong nước được phép hoạt động dưới các hình thức quy định trong Luật Doanh nghiệp). Sau đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 38/2003/NĐ-CP vào ngày 15/4/2003 về việc chuyển đổi một số doanh nghiệp có vốn ĐTNN sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần. Tuy nhiên, số công ty được phép chuyển đổi sang hình thức công ty cổ phần là không nhiều.

Luật Đầu tư 2005 ra đời và quy định các hình thức đầu tư theo hướng mở rộng hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài. Do đó, nhà ĐTNN có thể lựa chọn thêm các hình thức đầu tư sau: đầu tư phát triển kinh doanh; mua cổ phần hoặc góp vốn để tham gia quản lý hoạt động đầu tư; đầu tư thực hiện việc sáp nhập và mua lại doanh nghiệp và các hình thức đầu tư trực tiếp khác. Đồng thời, nhà ĐTNN được phép thành lập công ty dưới dạng các loại hình doanh nghiệp tổ chức và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Vì thế, nhà ĐTNN không chỉ bị hạn chế trong một hình thức duy nhất là công ty trách nhiệm hữu hạn như trước đây, mà có thể thành lập các loại hình doanh nghiệp khác như: công ty tư nhân, công ty cổ phần, công ty hợp danh,

Ngoài ra, nhà đầu tư có thể thực hiện đầu tư gián tiếp thông qua các hình thức sau: mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác;


thông qua quỹ đầu tư chứng khoán; thông qua các định chế tài chính trung gian khác.

b) Triển khai dự án và tổ chức doanh nghiệp

Việc triển khai dự án đầu tư và tổ chức kinh doanh được quy định cụ thể trong các văn bản luật và văn bản hướng dẫn thi hành luật. Luật Đầu tư 2005 và Nghị định 108/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật đầu tư 2005 đã thay thế cho Luật Đầu tư nước ngoài năm 2000 và Nghị định 24/2000/NĐ-CP về triển khai dự án đầu tư và tổ chức kinh doanh.

Nhà đầu tư có trách nhiệm triển khai thực hiện dự án đầu tư theo đúng mục tiêu, nội dung, tiến độ đã cam kết và các quy định tại Giấy chứng nhận đầu tư; tuân thủ các quy định pháp luật về đất đai, về môi trường, về lao động, về đăng ký kinh doanh, đăng ký đầu tư và pháp luật có liên quan trong quá trình triển khai thực hiện dự án đầu tư.

Nhà đầu tư được thuê tổ chức, cá nhân để quản lý đầu tư và quản lý hoạt động kinh doanh theo yêu cầu hoạt động của mình.

Bên cạnh đó, Nghị định 108/2006/NĐ-CP còn hướng dẫn cụ thể về chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng dự án, tạm ngừng, giãn tiến độ thực hiện dự án, chấm dứt hoạt động của dự án, thanh lý dự án đầu tư.

Trước đây, Việt Nam quy định tổng giám đốc và phó tổng giám đốc của doanh nghiệp liên doanh là người Việt Nam. Quy định này nhằm bảo đảm sự tham gia quản lý điều hành của bên Việt Nam, đồng thời qua đó học hỏi được kinh nghiệm. Hiện nay, theo Luật Đầu tư 2005, Việt Nam đã bỏ hạn chế này. Cách tổ chức, điều hành, quản lý của các doanh nghiệp được quy định trong Luật Doanh nghiệp 2005.

Ngoài ra, quyền tự do kinh doanh của các nhà ĐTNN trước đây bị hạn chế vì họ chỉ được phép hoạt động kinh doanh trong phạm vi của Giấy phép đầu tư. Theo Luật Đầu tư 2005, nhà ĐTNN hiện nay được tự chủ trong các


quyết định đầu tư của mình, đặc biệt trong việc lựa chọn lĩnh vực đầu tư, hình thức đầu tư và phương thức huy động vốn.

c) Việc thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Hình thức công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp phổ biến trên thế giới. Hình thức này đã được quy định trong Luật Doanh nghiệp 1999 áp dụng đối với nhà đầu tư trong nước. Tuy nhiên, trước khi Luật Đầu tư 2005 ra đời thì các doanh nghiệp có vốn ĐTNN chỉ được phép hoạt động dưới một hình thức duy nhất là công ty trách nhiệm hữu hạn. Điều này đã hạn chế rất nhiều đối với các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có vốn ĐTNN. Do đó, việc cổ phần hóa các doanh nghiệp có vốn ĐTNN là việc làm cần thiết nhằm tạo cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp có vốn ĐTNN, góp phần làm cho môi trường đầu tư của Việt Nam trở nên hấp dẫn hơn, nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và môi trường cạnh tranh khốc liệt. Việc cổ phần hóa các doanh nghiệp có vốn ĐTNN không chỉ mang lại lợi ích cho phía doanh nghiệp có vốn ĐTNN mà còn cho cả phía Việt Nam. Về phía nhà ĐTNN, việc cổ phần hóa sẽ tạo thuận lợi cho di chuyển dòng vốn. Bản thân công ty mẹ ở nước ngoài cũng là công ty cổ phần, nên rất quan tâm đến vấn đề này. Khi đầu tư ở Việt Nam, họ muốn phân tán rủi ro, và huy động vốn bên ngoài. Nếu tiếp tục mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn như hiện nay thì các doanh nghiệp này huy động vốn rất khó khăn. Về phía Việt Nam, chính sách này sẽ cho ra đời một hình thức đầu tư mới, có thể huy động vốn cả trong nước và ngoài nước. Hơn nữa, sẽ tạo thêm hàng cho thị trường chứng khoán trong nước.

Trước tình hình đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 38/2003/NĐ- CP vào ngày 15/4/2003 về việc chuyển đổi một số doanh nghiệp có vốn ĐTNN sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần; tiếp đó, Bộ KH&ĐT và Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư liên tịch số 08/2003/TTLT-BKH-BTC ngày 29/12/2003 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 38/2003/NĐ-CP. Hai văn


bản này đã quy định tất cả những vấn đề liên quan đến việc chuyển đổi doanh nghiệp có vốn ĐTNN sang hình thức công ty cổ phần. Trong đó, có các vấn đề được đề cập đến là: Hình thức chuyển đổi, điều kiện chuyển đổi, tổ chức hoạt động và tổ chức thực hiện của công ty cổ phần có vốn ĐTNN.

Luật Đầu tư 2005 ra đời đã tạo một bước ngoặt lớn cho hoạt động đầu tư ở Việt Nam, tạo một sân chơi bình đẳng cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Điều đó có nghĩa là các doanh nghiệp có vốn ĐTNN được phép thành lập theo các loại hình doanh nghiệp quy định trong Luật Doanh nghiệp, trong đó có hình thức công ty cổ phần.

Nghị định 101/2006/NĐ-CP ngày 21/09/2006 của Chính phủ quy định đăng ký lại, chuyển đổi và đăng ký chuyển đổi giấy chứng nhận đầu tư của doanh nghiệp có vốn ĐTNN theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư ra đời đã tạo điều kiện pháp lý cho các doanh nghiệp có vốn ĐTNN không thành lập theo Luật Đầu tư 2005 được phép chuyển sang hình thức công ty cổ phần.

3.3. Các chính sách về bảo đảm đầu tư

Bảo đảm đầu tư là vấn đề luôn được quan tâm trong quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật đầu tư ở Việt Nam. Ngay từ Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987, các nhà làm luật đã đề cập một cách khá đầy đủ và tương đối cụ thể về các biện pháp đảm bảo và khuyến khích đầu tư. Trong các lần bổ sung, sửa đổi Luật Đầu tư nước ngoài và đặc biệt là trong Luật Đầu tư 2005, nội dung về biện pháp đảm bảo đầu tư nói chung và ĐTNN nói riêng đã được quy định nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà ĐTNN. Bên cạnh đó, các văn bản pháp quy khác cũng góp phần tạo tiền đề pháp lý cho các nhà ĐTNN yên tâm khi đầu tư tại Việt Nam.

3.3.1. Đảm bảo về vốn, tài sản cho nhà đầu tư nước ngoài

Theo khoản 1 điều 6 Luật Đầu tư 2005 quy định: “ Vốn và tài sản hợp pháp khác của nhà đầu tư không bị quốc hữu hóa, tịch thu bằng biện pháp


hành chính”. Và khoản 2 điều 6: “Trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và lợi ích quốc gia, Nhà nước trưng mua, trưng dụng tài sản của nhà đầu tư thì nhà đầu tư được thanh toán hoặc bồi thường theo giá thị trường tại thời điểm công bố việc trưng mua, trưng dụng. Việc thanh toán hoặc bồi thường phải bảo đảm lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và không phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư”. Nhà nước cũng quy định việc thanh toán hoặc bồi thường tài sản đối với nhà ĐTNN được thực hiện bằng đồng tiền tự do chuyển đổi và được quyền chuyển ra nước ngoài.

3.3.2. Đảm bảo chuyển vốn và tài sản ra nước ngoài

Với mục đích thu hút vốn ĐTNN vào trong nước, Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng và đảm bảo cho các nhà đầu tư có thể chuyển lợi nhuận và các tài sản hợp pháp khác của họ ra nước ngoài một cách thuận lợi và nhanh chóng nhất.

Theo điều 9, Luật Đầu tư 2005, quy định: Sau khi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam, nhà ĐTNN được chuyển ra nước ngoài các khoản lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh; những khoản tiền trả cho việc cung cấp kỹ thuật, dịch vụ, sở hữu trí tuệ; tiền gốc và lãi các khoản vay nước ngoài; vốn đầu tư và các khoản thanh lý đầu tư; các khoản tiền và tài sản hợp pháp khác thuộc sở hữu hợp pháp của nhà đầu tư. Đối với người nước ngoài làm việc tại Việt Nam cho các dự án đầu tư được chuyển ra nước ngoài thu nhập hợp pháp của mình sau khi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam. Nhà nước Việt Nam cũng cho phép việc chuyển vốn và tài sản ra nước ngoài được thực hiện bằng đồng tiền tự do chuyển đổi theo tỷ giá giao dịch tại ngân hàng thương mại do nhà đầu tư lựa chọn.

Qua đó, có thể thấy, các quy định của pháp luật đã rất rõ ràng và cụ thể mang tính chất mở nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư được quyền di chuyển vốn, có điều kiện đầu tư vào các dự án và phục vụ mục đích


khác. Biện pháp này tạo cho nhà đầu tư sự tin tưởng về quyền lợi của mình được đảm bảo khi đầu tư vào Việt Nam. Tuy nhiên, việc quy định biện pháp đảm bảo này không phải tự do tùy tiện mà đòi hỏi các chủ đầu tư phải tiến hành khi có sự đồng ý của cơ quan quản lý có thẩm quyền và phải hoàn thành các nghĩa vụ về tài chính theo đúng phương châm “tự do hoạt động kinh doanh trên cơ sở pháp luật Việt Nam”. Đồng thời, quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề này là hoàn toàn phù hợp với pháp luật quốc tế.

3.3.3. Đảm bảo điều kiện cho nhà đầu tư kinh doanh có hiệu quả

a) Đảm bảo về thời gian kinh doanh

Trước đây, thời gian hoạt động của doanh nghiệp ĐTNN là không quá 20 năm. Trong trường hợp cần thiết có thể gia hạn thêm (Điều 15, Luật Đầu tư nước ngoài 1987). Việc quy định thời gian hoạt động ngắn như thế sẽ tạo tâm lý e ngại cho các nhà ĐTNN khi bỏ vốn vào Việt Nam, đồng thời làm giảm hiệu quả của việc thu hút và sử dụng vốn ĐTNN. Tùy tính chất và yêu cầu của từng dự án mà nhà ĐTNN cần một khoảng thời gian hoạt động kinh doanh hợp lý để thu hồi vốn và có lãi. Chính vì vậy, trong các văn bản luật đầu tư nước ngoài mới, luật sửa đổi và bổ sung đã nới rộng thời gian hoạt động kinh doanh tại Việt Nam cho các nhà doanh nghiệp có vốn ĐTNN. Theo điều 52, Luật Đầu tư 2005 thì thời hạn hoạt động của dự án có vốn ĐTNN phù hợp với yêu cầu của dự án và không quá 50 năm; trường hợp cần thiết Chính phủ quyết định thời hạn dài hơn đối với dự án nhưng không quá 70 năm.

b) Đảm bảo tự do lựa chọn lĩnh vực kinh doanh

Nhà nước Việt Nam cho phép các nhà đầu tư nước ngoài tự do lựa chọn các lĩnh vực kinh doanh mà pháp luật Việt Nam không cấm. Theo điều 30, Luật đầu tư 2005 quy định các lĩnh vực cấm đầu tư là các dự án gây phương hại đến quốc phòng an ninh quốc gia, lợi ích công cộng; các dự án gây phương hại đến di tích lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt

Xem tất cả 143 trang.

Ngày đăng: 01/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí