Tiêu Chí Đánh Giá Phát Triển Khu Kinh Tế Cửa Khẩu Biên Giới


công để thực hiện một hoặc nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất theo yêu cầu của bên đặt gia công để hưởng thù lao. Tại các KKTCK, hoạt động gia công thương mại có ý nghĩa rất lớn trong việc làm tăng giá trị hàng hóa.

5) Hoạt động du lịch tại các KKTCK. Sự phát triển hoạt động du lịch tại KKTCK có những điểm giống và điểm khác biệt với hoạt động du lịch của nền kinh tế. Điểm giống nhau giữa du lịch tại KKTCK với du lịch trong nền kinh tế là ở chỗ chúng đều nhằm mục đích “sử dụng” tài nguyên du lịch mà nơi ở thường xuyên của người đi du lịch không có, và đương nhiên muốn “sử dụng” được tài nguyên du lịch ở nơi nào đó buộc con người ta phải mua sắm và tiêu dùng các hàng hoá và dịch vụ khác phục vụ cho chuyến hành trình của mình “đi đến nơi về đến chốn” [25]. Tuy nhiên, giữa du lịch tại KKTCK với du lịch trong nền kinh tế có sự khác nhau.

- Du lịch tại các KKTCK gắn liền với hoạt động xuất nhập cảnh. Chính vì thế, du lịch tại các KKTCK phải tuân theo các quy định XNC của các nước có chung biên giới. Thông thường, công dân của nước láng giềng có biên giới đối diện với KKTCK được qua lại KKTCK tham quan du lịch có thể bằng hộ chiếu, bằng chứng minh thư biên giới hoặc giấy thông hành biên giới tùy theo cơ quan có thẩm quyền của các nước quy định; trường hợp muốn vào các địa điểm khác của tỉnh có khu kinh tế cửa khẩu thì cơ quan quản lý tại các địa phương có cửa khẩu có thể cấp giấy phép một lần, có giá trị trong một thời gian nhất định.

Người nước sở tại định cư ở nước ngoài làm việc, hoạt động đầu tư, kinh doanh tại KKTCK và các thành viên gia đình của họ thường được cấp thị thực XNC có giá trị nhiều lần và có thời hạn phù hợp với thời hạn làm việc tại KKTCK, được cư trú, tạm trú có thời hạn trong KKTCK và ở nước sở tại.

Người mang hộ chiếu không thuộc diện miễn thị thực (là công dân của nước láng giềng hay nước thứ ba), có thể được miễn thị thực nhập cảnh và được lưu trú tại khu KTCK trong một thời gian lưu trú nhất định. Nếu họ đi


du lịch ra khu vực khác của nước sở tại theo chương trình do các doanh nghiệp lữ hành quốc tế sở tại tổ chức thì cơ quan quản lý xuất nhập cảnh có thẩm quyền xét cấp thị thực nhập cảnh tại KKTCK.

- Du lịch tại các KKTCK còn gắn liền với mục đích hoạt động kinh doanh quốc tế. Với tư cách là đầu mối giao lưu kinh tế qua biên giới giữa các nước, người nước ngoài, du lịch tại các KKTCK không chỉ dừng lại ở mục đích “sử dụng” tài nguyên du lịch, mà du lịch tại KKTCK còn gắn liền với các hoạt động đầu tư, kinh doanh. Do đó, du lịch tại các KKTCK còn bao gồm cả việc việc quản lý các phương tiện XNC như ô tô, các phương tiện vận tải khác. Việc quản lý các hoạt động này cũng tùy theo thỏa thuận của các nước.

1.2.2. Tiêu chí đánh giá phát triển khu kinh tế cửa khẩu biên giới

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.

Chỉ tiêu đánh giá sự phát triển KKTCK phản ánh kết quả về mặt số lượng và chất lượng hoạt động của KKTCK. Chính vì thế, việc xác định tiêu chí đánh giá phát triển KKTCK cần phải dựa vào những căn cứ sau:

Một là, căn cứ vào nội dung của phát triển KKTCK. Theo đó, các tiêu chí đánh giá sự phát triển KKTCK phải phản ánh được nội hàm của khái niệm này.

Dịch vụ phát triển kinh doanh cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam - NCS. Đặc Xuân Phong - 8

Theo quan niệm của Luận án, nội hàm phát triển KKTCK bao gồm phát triển không gian lãnh thổ kinh tế và dân cư tại các KKTCK, do đó các tiêu chí đánh giá cũng phải phản ánh được các nội dung về diện tích, đất đai, dân số, lao động và ngành nghề phát triển tại các KKTCK.

Hai là, căn cứ vào trình độ phát triển của KKTCK, bởi lẽ sự phát triển các KKTCK là một quá trình từ thấp đến cao. Do đó, số lượng các tiêu chí đánh giá cũng có sự phát triển từ ít đến nhiều.

Xuất phát từ đó, các tiêu chí đánh giá sự phát triển KKTCK chủ yếu là:


- Các tiêu chí phản ánh không gian lãnh thổ về kinh tế: Các tiêu chí này phản ánh quy mô diện tích của KKTCK, các ngành nghề chủ yếu hoạt động trong KKTCK.

- Các tiêu chí phản ánh sự phát triển xã hội tại KKTCK: Các tiêu chí này phản ánh quy mô dân số, quy mô lao động, tỷ lệ dân số đô thị; thu nhập, đời sống của dân cư tại KKTCK.

- Các tiêu chí về phát triển kinh tế trong KKTCK, bao gồm:

+ Mức độ tăng trưởng thương mại và dịch vụ (phản ánh sự gia tăng về số lượng): Thể hiện khối lượng và giá trị hàng hoá được trao đổi tại KKTCK; tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều qua các cửa khẩu tại KKTCK; quy mô, tốc độ đầu tư tại KKTCK; số lượng người và phương tiện xuất nhập cảnh qua các cửa khẩu tại KKTCK; các loại hình dịch vụ phục vụ phát triển thương mại và du lịch tại KKTCK; số lượng du khách tại KKTCK….

+ Hiệu suất, hiệu quả kinh tế đem lại (phản ánh chất lượng các hoạt động tại KKTCK): Thể hiện sự đóng góp vào ngân sách nhà nước thông qua các khoản thuế, phí, lệ phí; hiệu quả sử dụng vốn đầu tư thông qua mức sinh lời của vốn đầu tư (tỷ suất lợi nhuận); cán cân thương mại thể hiện tỷ trọng giữa xuất khẩu và nhập khẩu qua các cửa khẩu tại KKTCK; cơ cấu kinh tế thể hiện tỷ trọng các ngành kinh tế và chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế trong KKTCK…

1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển khu kinh tế cửa khẩu biên giới

1.2.3.1. Chủ trương, chính sách của Nhà nước Việt Nam và của các nước liền kề có chung biên giới với Việt Nam

Sự phát triển KKTCK của một nước chịu ảnh hưởng chặt chẽ vào chủ trương chính sách của các nước liền kề có chung đường biên giới. Nếu hai nước này cùng có chủ trương mở cửa giao lưu kinh tế, xây dựng các KKTCK


thì KTCK của hai nước mới phát triển và ngược lại. Vì thế khi xây dựng KKTCK phải xem xét về quá trình giao thương qua cửa khẩu cả trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Mặt khác, nơi dự kiến hình thành KKTCK phải được xem xét vị trí của nơi đó trong yêu cầu đòi hỏi phát triển hợp tác và hữu nghị giữa nước sở tại và các nước láng giềng cũng như của các tỉnh giáp biên trong các văn bản hợp tác hoặc trong các chương trình phát triển và hợp tác giữa nước sở tại với nước láng giềng.

Đồng thời việc phát triển KKTCK cũng phải tính đến mối tương đồng về văn hóa, truyền thống dân cư giữa nước sở tại và nước láng giềng. Lịch sử cho thấy, chính sự tương đồng này sẽ tạo điều kiện cho sự giao lưu thương mại, du lịch thông qua việc đi lại, thăm thân, mua bán trao đổi hàng hóa của dân cư hai nước. Trên cơ sở đó, hình thành các địa điểm trao đổi hàng hóa biên giới giữa các nước, điều kiện cho sự ra đời các KKTCK hiện đại.

1.2.3.2. Quản lý nhà nước về kinh tế tại khu kinh tế cửa khẩu

Ngày nay, quản lý nhà nước nói chung, quản lý nhà nước tại các KKTCK mặc nhiên được thừa nhận là cần thiết. Vấn đề đặt ra là Nhà nước cần sử dụng các công cụ nào để quản lý các KKTCK một cách có hiệu quả. Có thể nêu lên một số công cụ, chính sách chủ yếu sau đây:

Thứ nhất, quy hoạch, kế hoạch, chiến lược phát triển. Quy hoạch, kế hoạch, chiến lược phát triển là tập hợp các mục tiêu và các phương thức để đạt được mục tiêu ở các mức độ khác nhau. Tại các KKTCK, Nhà nước thực hiện công tác kế hoạch nhằm định hướng cho hoạt động kinh tế xã hội, định vị mặt hàng xuất nhập khẩu, lựa chọn các mục tiêu chủ yếu, xây dựng các chính sách kinh tế - xã hội và cung cấp thường xuyên thông tin kinh tế - xã hội đã được xử lý nhằm định hướng, điều tiết hoạt động của các chủ thể hoạt động kinh doanh tại KKTCK.


Việc quy hoạch đầu tư các KKTCK cần làm rõ một số nội dung như: Thiết lập tổng sơ đồ phát triển KKTCK trong mối liên hệ vùng quốc gia và quốc tế, các tuyến giao thông và đô thị, khu công nghiệp…có ảnh hưởng được đánh giá và dự kiến. Phải khẳng định số lượng các khu ở các địa phương trong thời kỳ 5-10 năm, tránh phát triển tự phát ngoài quy hoạch. Quy mô mỗi khu, tối thiểu về diện tích các tiện ích của cửa khẩu và định hướng không gian phát triển. Tập trung đầu tư phát triển vào một số khu để tác động mạnh vào tăng trưởng kinh tế quốc gia và địa phương, dự báo khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu, công nghiệp chế biến xuất khẩu hay nhập khẩu, tiêu dùng trong khu, khối lượng người, phương tiện và dịch vụ tại chỗ và qua lại. Thiết kế chi tiết cho mỗi loại khu theo cấp độ cửa khẩu quốc tế, quốc gia, địa phương, các biểu tượng chủ quyền lãnh thổ, tên gọi cửa khẩu theo hướng đô thị hóa hay chỉ là nơi thuần túy xuất nhập khẩu. Tính toán tới việc bảo đảm an ninh, quốc phòng, môi trường,…

Thứ hai, xây dựng thể chế hoạt động của KKTCK. Thiết lập thể chế hoạt động là chức năng của Nhà nước Trung ương, có phân cấp cho địa phương, tăng cường kiểm soát theo pháp luật nhằm đảm bảo cho KKTCK vận hành thông suốt và có hiệu quả. Trong xây dựng thể chế hoạt động tại các KKTCK, cần chú ý đảm bảo quán triệt các nguyên tắc, các yêu cầu về chính sách khuyến khích và vấn đề phân cấp quản lý theo nguyên tắc một cửa đảm bảo cho sự vận hành của KKTCK được thông suốt.

- Nguyên tắc của mô hình thể chế của KKTCK: Tôn trọng luật pháp quốc tế, các hiệp định thỏa thuận, quốc gia, khu vực; bảo đảm hòa bình, thịnh vượng, cùng có lợi; bảo vệ môi trường và phát triển bền vững; chủ động thông báo cho nhau cùng hợp tác, thiện chí giải quyết những vướng mắc; tôn trọng truyền thống và tập quán, bản sắc văn hóa của nhân dân; tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp, các nhà đầu tư và dân chúng làm ăn, đi lại;


phân cấp giải quyết các vấn đề phát sinh thường xuyên cho các cấp chính quyền khu vực theo nguyên tắc đối xứng.

- Chính sách khuyến khích. Thuật ngữ "chính sách" được sử dụng phổ biến trên sách báo, các phương tiện thông tin và đời sống xã hội. Mọi chủ thể kinh tế -xã hội đều có những chính sách của mình.

Theo quan niệm phổ biến, chính sách là tổng thể các tư tưởng, quan điểm, những giải pháp và công cụ mà chủ thể quản lý sử dụng để tác động các đối tượng khách thể quản lý nhằm thực hiện những mục tiêu nhất định của hệ thống theo định hướng mục tiêu tổng thể.

Các quan điểm là cơ sở, là kim chỉ nam để nghiên cứu, giải quyết các vấn đề quản lý để vừa bảo đảm thực thi đường lối phát triển của hệ thống, vừa đạt được những mục tiêu phát triển cụ thể cho từng giai đoạn phát triển một cách tốt nhất.

Các giải pháp, công cụ chính là các phương thức hành động được chủ thể quản lý lựa chọn, sử dụng để thực hiện mục tiêu cụ thể của chính sách. Nếu các quan điểm mang tính tư tưởng, tính chỉ đạo tầm chiến lược, thì các giải pháp, công cụ mang tính điều hành cụ thể, tính tác nghiệp.

Để phát triển các KKTCK, nhà nước sử dụng đồng bộ các chính sách, trong đó cụ thể như chính sách thuế của nhà nước đối với hoat động kinh tế tại các KKTCK; chính sách tín dụng đối với KKTCK; chính sách đất đai và tài nguyên đảm bảo sử dụng đất đai và khai thác tài nguyên vào phát triển KTCK; chính sách thương mại XNK hàng hóa dịch vụ; chính sách Phát triển kết cấu hạ tầng KKTCK; chính sách thu hút đầu tư vào phát triển hoạt động kinh tế tại các KKTCK; chính sách xuất nhập cảnh, đi lại và cư trú, tạm trú ở KKTCK. Các chính sách này được nhà nước xây dựng và điều chỉnh phù hợp với bối cảnh phát triển mỗi thời kỳ.


- Về quản lý, cần đảm bảo nguyên tắc “một cửa”. Theo đó, cần chú ý tới thủ tục hành chính luôn đảm bảo sự thuận lợi cho người ra vào KKTCK; XNC, doanh nghiệp XNK, mở đại lý, thuê kho bãi,…Thực chất, các khoản thu ngân sách là từ doanh nghiệp và dân cư. Do vậy, các dịch vụ vào ra cần thuận lợi. Tại một khu hành chính các cơ quan liên ngành thống nhất thủ tục và thực hiện tại khu hay văn phòng đại diện đặt tại các trung tâm trong nội địa có mối quan hệ thường xuyên với khu. Các đơn vị làm dịch vụ cần công khai công việc và mức thu lệ phí.

Các KKTCK có nhiều hình thức và phân cấp quản lý khác nhau nhưng đều theo nguyên tắc một cửa cho các hoạt động đầu tư và thương mại. Đối với từng cấp cửa khẩu có những nguyên tắc khác nhau. Cửa khẩu quốc tế độc lập, hình thành theo Điều ước quốc tế mà Chính phủ nước sở tại phê chuẩn giao cho ngành Hải quan quản lý có quy chế riêng. Khu thương mại tự do, khu kinh tế xuyên biên giới không có dân cư, hàng hóa vào được miễn thuế, việc chuyển đổi hàng hóa như thay đổi nhãn hiệu, bao bì, lắp ráp… trong khu không chịu sự giám sát của Hải quan và khi tái xuất hoặc nhập khẩu phải lập sổ sách chịu sự giám sát của Hải quan, phải nộp thuế. KKTCK cấp tỉnh trong đó có khu thương mại tự do như trên, có dân cư và có đặc quyền riêng về đầu tư và thương mại, ở vùng thuận lợi có sân bay, bến cảng có thể hình thành đặc khu kinh tế với vùng lãnh thổ rộng, thiết chế hành chính riêng.

Thứ ba, tổ chức quản lý, kiểm tra giám sát nhà nước. Quản lý nhà nước nói chung, quản lý nhà nước về phát triển kinh tế tại các KKTCK nói riêng đòi hỏi phải có sự kiểm tra, giám sát của nhà nước. Đây chính là thể hiện chức năng quyền lực của nhà nước.

Nhà nước thực hiện chức năng giám sát hoạt động kinh tế tại các KKTCK bằng công cụ luật pháp và kiểm soát việc chấp hành thực thi nhằm hướng dẫn,


uốn nắn và xử lý các hành vi sai trái của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước thực hiện các quy định pháp luật trong hoạt động kinh tế.

1.2.3.3. Sự phát triển của hệ thống cơ sở hạ tầng

Trình độ phát triển cơ sở hạ tầng là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển kinh tế hàng hóa nói chung, phát triển KKTCK nói riêng. Muốn có giao thương hàng hóa, muốn khuyến khích đầu tư, muốn mở rộng du lịch, điều đầu tiên phải chú ý đến là cơ sở hạ tầng.

Cơ sở hạ tầng KKTCK là toàn bộ các công trình giao thông vận tải, bưu điện, thông tin liên lạc và các dịch vụ xã hội như giao thông, hệ thống cấp thoát nước, nhà ga xe lửa, bến xe ô tô, cơ sở năng lượng, hệ thống điện, đường ống dẫn xăng, dầu, dẫn khí ga, hơi đốt, kho tàng, giao thông vận tải, nhà ở, cơ sở hệ thống dịch vụ tài chính, giáo dục và đào tạo, y tế, dịch vụ ăn uống công cộng, nghỉ ngơi, du lịch, vui chơi giải trí, rác thải, môi trường đô thị,...nhằm đáp ứng các nhu cầu kinh tế - xã hội của cộng đồng dân cư KKTCK. Như thế, cơ sở hạ tầng các KKTCK bao gồm cả cơ sở hạ tầng kỹ thuật và cơ sở hạ tầng xã hội. Cơ sở hạ tầng KKTCK có một số đặc điểm chủ yếu như sau:

- Cơ sở hạ tầng của KKTCK thuộc loại dịch vụ công, là hàng hóa công cộng. Xét trên góc độ kinh tế học, dịch vụ công cộng là các hoạt động cung ứng cho xã hội những hàng hóa công cộng (public goods), bao gồm hàng hóa công cộng thuần tuý và hàng hóa công cộng không thuần tuý. Hàng hóa công cộng thuần tuý là loại hàng hóa mà khi nó được tạo ra thì khó có thể loại trừ ai ra khỏi việc sử dụng nó; và việc tiêu dùng của mỗi người không làm giảm lượng tiêu dùng của người khác. Hàng hóa công cộng không thuần tuý là những hàng hóa thoả mãn một trong hai đặc trưng trên. Dịch vụ công cộng là những hoạt động cung ứng các hàng hóa công cộng thuần tuý và không thuần tuý, bao gồm cả những hàng hóa công cộng có tính cá nhân thiết yếu được

Xem tất cả 209 trang.

Ngày đăng: 07/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí