Sự Phát Triển Của Các Doanh Nghiệp Tại Khu Kinh Tế Cửa Khẩu Biên Giới


Nhà nước bảo đảm cung ứng như điện, nước sinh hoạt…Với tư cách là hàng hóa công cộng mà Nhà nước có chức năng cung ứng được sử dụng mang tính chung, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao.

- Cơ sở hạ tầng của KKTCK có thời hạn khấu hao lâu dài, vì vậy phải có chiến lược phát triển cơ sở hạ tầng thích hợp ngay từ đầu. Nghĩa là cơ sở hạ tầng không những đáp ứng được nhu cầu hiện tại mà cả trong tương lai. Phát triển cơ sở hạ tầng KKTCK phải được xem xét trong mối quan hệ biện chứng với các ngành khác và tổng thể kinh tế - xã hội trong khu vực mà nó phục vụ. Để đầu tư cơ sở hạ tầng KKTCK phải đầu tư kinh phí lớn, thời gian thu hồi vốn lâu dài do đó cần phải lựa chọn phương án có hiệu quả kinh tế - xã hội cao.

1.2.3.4. Sự phát triển của các doanh nghiệp tại khu kinh tế cửa khẩu biên giới

Bất kỳ một nền kinh tế nào, doanh nghiệp đều là nguồn gốc giàu có cho sự phát triển xã hội. Sự phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia phụ thuộc vào số lượng, quy mô và trình độ phát triển của doanh nghiệp. Quốc gia nào có nhiều doanh nghiệp có quy mô và trình độ cao, thì cơ hội để tăng sản lượng, tăng thu nhập càng lớn. Điều này cũng không phải là ngoại lệ đối với sự phát triển kinh tế tại các KKTCK. Hoạt động kinh tế tại các KKTCK trước hết là hoạt động giao thương hàng hóa, dịch vụ và du lịch. Vì thế quy mô phát triển của các KKTCK phụ thuộc vào số lượng, quy mô và trình độ của hệ thống doanh nghiệp thương mại, du lịch và dịch vụ. Sự phát triển các doanh nghiệp thương mại, du lịch và dịch vụ lại phụ thuộc vào một loạt nhân tố. Khi xem xét các nhân tố này cần chú ý đến một số vấn đề sau đây:

- Số lượng các doanh nghiệp thương mại, du lịch và dịch vụ là yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến sự phát triển thương mại du lịch và dịch vụ tại các KKTCK. Số lượng các doanh nghiệp thương mại, du lịch và dịch vụ càng nhiều, quy mô hoạt động kinh tế các KKTCK càng lớn và ngược lại.


- Quy mô doanh nghiệp thương mại, du lịch và dịch vụ cũng có tác động ảnh hưởng lớn tới hoạt động kinh tế tại các KKTCK. Các doanh nghiệp có quy mô lớn sẽ có tiềm lực kinh tế lớn, có lợi thế do quy mô tạo ra, tiết kiệm chi phí kinh doanh, nâng cao hiệu quả. Từ đó các doanh nghiệp quy mô lớn có khả năng cạnh tranh và giành thắng lợi trên thị trường. Các doanh nghiệp có quy mô lớn thể hiện cho trình độ phát triển kinh tế tại các KKTCK.

- Trình độ phát triển của doanh nghiệp thương mại, du lịch và dịch vụ cũng có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển kinh tế tại KKTCK. Trong các doanh nghiệp thương mại, du lịch và dịch vụ, trình độ phát triển thể hiện ở công nghệ bán hàng, trình độ tổ chức quản lý của thương nhân chủ doanh nghiệp và trình độ của người lao động.

1.2.3.5. Năng lực đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.

Việc phát triển KKTCK đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ quản lý và nguồn nhân lực về quản lý hoạt động tại các KKTCK. Các cán bộ quản lý KKTCK biên giới phải biết khai thác những lợi ích mà các nước lân cận dành cho nước ta trong quá trình hội nhập để phát triển nền kinh tế của mình. Trong quá trình đó, có thể họ sẽ gặp những vấp váp ban đầu, nhưng sau khi rút kinh nghiệm sẽ thu được nhiều lợi ích hơn là mất mát, nền kinh tế thương mại của nước ta sẽ trở nên thông thoáng hơn, gần với các chuẩn mực quốc tế hơn và do đó khả năng cạnh tranh cũng cao hơn.

Phát triển KKTCK để tham gia hội nhập đòi hỏi các bên đối tác tham gia phải đẩy mạnh tự do hóa thương mại, việc mở cửa thị trường cho nhau đòi hỏi các bên phải luôn có tính chủ động, tính toán thiệt hơn và khẩn trương trong hành động để khỏi tuột mất cơ hội, đồng thời phải bảo đảm giữ vững độc lập chủ quyền và an ninh quốc gia. Điều này buộc các cán bộ quản lý hoạt động KKTCK biên giới luôn phải tự nâng cao năng lực để đáp ứng cơ chế quản lý mới

Dịch vụ phát triển kinh doanh cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam - NCS. Đặc Xuân Phong - 9


này, đồng thời Nhà nước và chính quyền địa phương cũng phải tích cực hỗ trợ để họ có thể thực thi tốt nhiệm vụ của mình thông qua các khoá đào tạo bổ trợ kiến thức và quá trình nghiên cứu thực tế ở địa phương.

1.3. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ CỬA KHẨU BIÊN GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

Trong số các nước hiện nay đang áp dụng chính sách tăng cường giao lưu kinh tế qua các cửa khẩu biên giới, kinh nghiệm của Trung Quốc, Thái Lan và Lào đáng được chú ý. Chẳng những vì hoạt động giao lưu kinh tế qua biên giới ở những nước này đang diễn ra sôi động, đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao mà còn vì đây là các nước nằm trong khu vực châu Á, là đối tác thương mại lớn của Việt Nam và có những điều kiện gần gũi, tương đồng.

1.3.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc

1.3.1.1. Tiến trình hình thành và phát triển khu kinh tế cửa khẩu của Trung Quốc

Sau hơn 20 năm mở cửa, tuy đã bắt đầu được khai thông một cách tích cực, khu vực biên giới Trung Quốc (gồm 8 tỉnh và khu tự trị) nhìn chung vẫn lạc hậu và có khoảng cách xa với các vùng ven biển. Việc kiên trì theo đuổi đường lối mở cửa và những biến đổi trong phát triển kinh tế ở Trung Quốc và thế giới đã buộc nước này phải điều chỉnh và hoàn thiện chính sách này theo hướng đẩy nhanh mở cửa vùng biên giới nội địa để phối hợp với các vùng Duyên hải. Chính vì vậy, đã có một số chính sách phát triển mới ra đời: chính sách cho phép một số nơi được làm giàu trước; chính sách cải cách mở cửa không chỉ dựa vào nguồn tài chính của Chính phủ Trung ương mà còn “nới quyền, nhường lợi” cho các địa phương, doanh nghiệp; và các chính sách ưu đãi khác để phát triển kinh tế tại các khu vực lãnh thổ khác nhau. Các chính


sách này được thực hiện với các nội dung không giống nhau, tùy thuộc vào đặc thù của từng khu vực.

Việc mở cửa vùng biên giới đất liền nhằm khai thác thị trường, tiêu thụ hàng công nghiệp địa phương và cung cấp nguyên vật liệu cho ngành công nghiệp Trung Quốc, thực hiện “tam khứ, nhất bổ” (tam khứ: xuất khẩu hàng hóa, lao động, thiết bị, kỹ thuật; nhất bổ: nhập khẩu về những mặt hàng hóa thiếu hoặc khan hiếm ở Trung Quốc) cũng là một trong những chính sách mới kể trên. Tư tưởng chủ đạo của Trung Quốc trong việc mở cửa vùng biên giới là cho phép các tỉnh (khu tự trị) hợp tác kinh tế trực tiếp với các nước láng giềng, theo nhiều hướng, nhiều hình thức và nhiều con đường, tùy điều kiện cụ thể của từng địa phương đó.

Để làm điều này, năm 1984 Quốc vụ viện Trung Quốc đã phê chuẩn “Điều lệ quản lý tạm thời buôn bán tiểu ngạch vùng biên giới” do Bộ Kinh tế thương mại Trung Quốc ban hành. Năm 1992, Quốc vụ viện Trung Quốc quyết định mở cửa đối ngoại một số huyện, thị xã vùng biên giới, như mở cửa bốn thành phố: Hắc Hà, Noãn Phần Hà của tỉnh Hắc Long Giang; Huy Xuân của tỉnh Cát Lâm; Mãn Châu Lý của khu tự trị Nội Mông. Sau đó, Trung Quốc lại tiếp tục mở cửa một số huyện, thị xã khác ở ven biên giới nước này. Đó là thành phố Bằng Tường và Đông Hưng của khu tự trị dân tộc Choang, tỉnh Quảng Tây; huyện Hà Khẩu, thành phố Uyển Đĩnh và huyện Thủy Lệ, tỉnh Vân Nam. Năm 1996, Quốc Vụ viện Trung Quốc đã ban hành Thông tri về các vấn đề liên quan đến mậu dịch biên giới có hiệu lực từ ngày 1 tháng 4 năm 1996 đã quy định rất cụ thể các nội dung liên quan đến chủ thể và phương thức hoạt động của biên mậu và tiếp đó năm 1999 Bộ Hợp tác Kinh tế Mậu dịch đối ngoại Trung Quốc và Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã có


Thông tư liên tịch bổ sung một số nội dung đối với hoạt động biên mậu, đến nay các quy định này vẫn còn hiệu lực.

Riêng đối với thương mại biên giới là hoạt động quan trọng nhất trong giao lưu kinh tế biên giới của Trung Quốc; Luật Ngoại thương của Trung Quốc đã chỉ rõ: “Nhà nước thực hiện các biện pháp đặc thù và tạo các điều kiện, phương tiện thuận lợi cho hoạt động thương mại và các chợ triển lãm tại các thành phố, huyện, thị xã tại vùng biên giới”. Cụ thể hơn, Chính phủ Trung Quốc còn chỉ rõ rằng thương mại biên giới phải được tiến hành trên nguyên tắc “5 tự chủ”. Đó là: tự tìm kiếm nguồn hàng; tự tiếp thị cho các hàng hóa của mình; tự thương thảo với các bạn hàng nước ngoài; tự cân đối các nguồn vốn; tự chịu trách nhiệm về các khoản lỗ lãi trong làm ăn kinh doanh.

1.3.1.2. Biên mậu - chính sách đặc thù của Chính phủ Trung Quốc áp dụng cho giao lưu kinh tế tại khu vực các cửa khẩu biên giới trên bộ

Về cơ bản, Chính phủ Trung Quốc tạo dựng được khuôn khổ pháp lý, môi trường, điều kiện khá đầy đủ để phát triển KTCK. Các quy định đó cụ thể như sau:

Về hình thức, có 2 loại hình KTCK là chợ biên giới và mậu dịch tiểu ngạch:

Chợ biên giới: Là khu vực biên giới nằm trên tuyến đường biên giới khoảng 20 km, điểm mở cửa hoặc chợ biên giới do Chính phủ phê chuẩn hoặc chỉ định, thực hiện hoạt động trao đổi hàng hoá trong phạm vi số lượng, kim ngạch không vượt quá quy định.

Mậu dịch tiểu ngạch biên giới: Chỉ các xí nghiệp thuộc các huyện biên giới nằm trên tuyến đường biên giới của Trung Quốc, được Chính phủ Trung Quốc phê chuẩn cho phép mở cửa đối ngoại. Các xí nghiệp này có quyền kinh


doanh mậu dịch tiểu ngạch biên giới, thông qua các cửa khẩu biên giới đã được Chính phủ Trung Quốc chỉ định, hoạt động mậu dịch được tiến hành với các xí nghiệp thuộc khu vực biên giới các nước láng giềng hoặc các cơ quan mậu dịch khác.

Liên quan đến quản lý hoạt động của KKTCK, Thông tri đã có những quy định rõ ràng, cụ thể như: quyền kinh doanh biên mậu; quản lý giấy chứng nhận hàng hoá xuất nhập khẩu; quản lý chất lượng hàng hoá xuất nhập khẩu và kiểm tra vệ sinh, kiểm dịch động vật, thực vật, hàng hoá xuất nhập khẩu, quản lý ngoại hối, quản lý thu thuế, quản lý an ninh, trật tự biên giới...

Các chính sách ưu tiên phát triển KTCK thể hiện ở các nội dung sau:

- Miễn giảm thuế: bao gồm các loại thuế xuất nhập khẩu, thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp, tiền thuê đất cho các doanh nghiệp kinh doanh tại các KKTCK...

- Phân quyền cho các địa phương biên giới: Căn cứ vào chính sách ưu tiên cho thành phố huyện, thị xã biên giới mở cửa mà Chính phủ Trung Quốc đã phân cấp thu thuế biên giới, toàn bộ số tiền thu được để lại cho địa phương đầu tư cơ sở hạ tầng. Chính quyền địa phương tự định ra các mức thuế suất phải thu theo nguyên tắc: Mức thuế mặt hàng cùng chủng loại cấp tỉnh quy định phải thấp hơn mức thuế của Trung ương; cấp huyện, thị xã quy định phải thấp hơn mức thuế của cấp tỉnh và chỉ được thu ở các cửa khẩu địa phương, còn các cửa khẩu quốc tế do Hải quan thu và nộp về ngân sách Trung ương.

- Hàng năm, Nhà nước trung ương cấp một khoản tiền tương ứng để xây dựng, tu bổ các cửa khẩu. Ngoài ra, địa phương còn được sử dụng số tiền thu lệ phí hàng hoá qua biên giới để xây dựng, tu bổ cơ sở hạ tầng ở vùng biên giới.


1.3.1.3. Việc thực thi phát triển tại khu kinh tế cửa khẩu của địa phương

Căn cứ những quy định và phân cấp của chính quyền trung ương, các địa phương biên giới có KKTCK, có quyền tự quyết về quản lý, phát triển KTCK tại địa phương mình. Cụ thể, các hoạt động của chính quyền địa phương: thứ nhất là quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng tại KKTCK bằng nguồn tiền Trung ương hỗ trợ và nguồn thu tại địa phương để tạo môi trường sản xuất, kinh doanh thuận lợi cho các nhà đầu tư; thứ hai là ban hành các quy tắc hoạt động kinh doanh tại KKTCK; thứ ba là vận động thu hút đầu tư vào KKTCK thông qua các cơ chế chính sách ưu đãi. Điểm đặc biệt là nguồn thu từ thương mại biên giới như thuế, phí, tiền thuê đất..., các địa phương được quyền giảm hơn so với quy định chung nên tạo ra lợi thế lớn trong thu hút đầu tư, sản xuất kinh doanh và phát triển KTCK trên địa bàn của mình.

Ngoài những quy định chung rõ ràng, chính quyền Trung ương còn có những chỉ đạo linh hoạt cho địa phương về quản lý KTCK, có nhiều rào cản pháp lý ít thể hiện bằng văn bản. Chẳng hạn như hiện nay đối với hàng hoá nhập khẩu qua các cửa khẩu huyện Bằng Tường vào Trung Quốc thì không được hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu và VAT đối với biên mậu tiểu ngạch, nhưng nếu nhập khẩu qua các cửa khẩu tại Hà Khẩu thì vẫn được hưởng các ưu đãi về thuế nhập khẩu và VAT đối với biên mậu tiểu ngạch.

1.3.2. Kinh nghiệm của Thái Lan

1.3.2.1. Hình thức giao lưu kinh tế qua biên giới chủ yếu của Thái Lan với các nước láng giềng là các trao đổi về thương mại

Thái Lan có hoạt động thương mại biên giới với các nước láng giềng là Campuchia, Myanma, Lào và Malaysia. Nhìn chung, các hoạt động này được thực hiện dưới hai hình thức chủ yếu là thương mại chính thức, các hoạt động giao lưu buôn bán được thực hiện thông qua các thủ tục hải quan tại biên giới


theo các quy định của pháp luật (các quy chế, hoặc các hiệp định, thỏa thuận đã được hai Chính phủ ký kết). Các hoạt động này thường phải chịu những khoản thuế quan nhất định, được ghi chép trong hệ thống sổ sách của cơ quan có thẩm quyền về xuất nhập khẩu.

Thương mại biên giới phi chính thức bao gồm các hoạt động giao lưu thương mại qua đường biên giới không phải thực hiện (hoặc trốn tránh) các thủ tục hải quan, thường là nhằm mục tiêu trốn chạy việc kiểm soát thương mại, hay trốn thuế hải quan và các sắc thuế khác, kể cả thuế thu nhập. Việc trốn tránh các thủ tục hải quan ở các vùng biên giới này được thực hiện dễ dàng nhờ các điều kiện thuận lợi về địa lý và quan hệ gần gũi của dân chúng hai bên đường biên.

Phần lớn các hàng xuất khẩu theo đường phi chính thức từ Thái Lan là các hàng tiêu dùng, các dụng cụ dùng trong gia đình, thuốc tây, các loại xe gắn máy và phụ tùng. Hàng nhập khẩu phi chính thức vào Thái Lan là đá quý, các hàng lương thực thực phẩm sơ chế hoặc chưa chế biến, các dụng cụ điện gia dụng, rượu, thuốc lá, gia súc và các hàng nông sản. Theo ước tính hiện nay, kim ngạch thương mại phi chính thức chiếm khoảng từ 1/3 đến trên 1 lần so với thương mại chính thức giữa Thái Lan và Lào, lớn gấp đôi thương mại chính thức giữa Thái Lan với Myanma và giữa Thái Lan với Malaysia. Điều cần chú ý là hàng hóa được buôn bán theo con đường phi chính thức này bao gồm cả những sản phẩm được chế tạo từ những nước khác chứ không chỉ là từ nước láng giềng có đường biên giới với Thái Lan (ví dụ như rượu, thuốc lá, các đồ điện gia dụng).

Các hoạt động thương mại chính thức được thực hiện trên cơ sở các Hiệp định thương mại ký kết giữa hai bên có chung đường biên. Trong đó, mạnh mẽ nhất là những hoạt động trao đổi với Lào và Malaysia.

Xem tất cả 209 trang.

Ngày đăng: 07/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí