Tính quy luật trên đây cũng giải thích cho sự hình thành các KKTCK biên giới Việt Nam. Là một quốc gia có đường biên giới trên bộ tiếp giáp với ba nước: Trung Quốc, Lào và Campuchia, việc trao đổi, buôn bán hàng hóa của cư dân biên giới cũng như quan hệ kinh tế - thương mại giữa Việt Nam với các nước này đã diễn ra từ rất lâu. Ban đầu việc trao đổi, buôn bán, quan hệ đó chủ yếu diễn ra theo hình thức tự phát.
Sử sách ghi lại việc trao đổi hàng hóa biên giới giữa Việt Nam với Trung Quốc qua đường biên giới đã diễn ra từ rất sớm. Sách “Cựu đường thư” của Trung Quốc ghi lại việc kinh lược sứ An Nam là Lý Trác năm 845 sai người đưa muối lên Lâm Tây (Hà Giang ngày nay) đổi lấy trâu, ngựa của người ô man (Vân Nam hiện nay), mỗi con trả một đấu muối. Thời Lý đã xuất hiện những trung tâm buôn bán biên giới lớn gọi là “Bắc dịch trường” để nhân dân và lái buôn hai nước đem hàng hóa đến trao đổi và chính quyền hai nựớc cũng có khi phái sứ giả đến mua các hàng hóa cần thiết. Theo Hoàng Xuân Hãn trong cuốn khảo cứu “Lý Thường Kiệt, lịch sử ngoại giao, kinh tế thời Lý”, có 4 bác dịch trường lớn trên biên giới là: Trại Vĩnh Bình (Khu vực Bằng Tường – Lạng Sơn ngày nay); Trại Hoàng Sơn trên đất Trung Quốc về phía Đông Bắc Cao Bằng, nơi tụ tập các lái buôn từ xa đến như Vân Nam, Quý Châu…; Sách Nam Giang thuộc trại Cổ Vạn, Trung Quốc, giáp Châu Tô Mậu (Hải Ninh) của Việt Nam; Bác dịch trường lớn nhất là Khâm Châu, người Việt Nam đến đây theo đường thủy để trao đổi hàng hóa.
Sách Lĩnh ngoại đại đáp của Chu Khứ Phi đời Tống (quyển 5) có chép về trao đổi Trung - Việt tại trại Vĩnh Bình thời đó như sau: “người Giao chỉ đến Vĩnh Bình đều đi đường bộ, những hàng hóa họ đem đến bán đều quý, nhỏ, nhẹ, chỉ có muối là nặng nhưng có thể đổi lấy vải sản xuất ở huyện Vũ Duyên, Ưng Châu”.
Thời Trần, sử cũng ghi lại việc Hoàng Phi của Trần Anh Tông là Nguyệt Ảnh (sau được thờ là bà chúa muối) là người trực tiếp nắm quyền trao đổi muối tại biên giới qua đường Lào Cai với khu vực Đại Lý (nay là Vân Nam).
Thời Nhà Minh, theo tác giả Trần Văn Giáp trong cuốn lịch sử Trung Quốc, phía Trung Quốc đã lập ra các “quân điền” để khai khẩn các khu vực biên giới Việt - Trung bằng quân đội, đồng thời với việc lập các thương điền” tại khu vực này để chiêu mộ lái buôn đến khi khai thác các nguồn lợi đặc biệt và thu hút các mặt hàng thiết yếu cho khu vực Tây Nam – Trung Quốc, triệt để khai thác các hàng hóa từ phía Việt Nam như một nguồn cung ứng tại chỗ quan trọng.
Sử sách đã chỉ rõ, các triều đại Trung Quốc đã tạo ra được một hệ thống buôn bán biên giới đa mục tiêu ngay trên đất Việt Nam. Đó là hệ thống các đô thị đủ cỡ mà cư dân hầu hết là thương nhân người Hoa nắm giữ hoạt động của các chợ buôn bán, phát luồng phân phối. Đó là các đô thị Móng Cái (Hải Ninh - Quảng Ninh), Đồng Đăng (Lạng Sơn), Lào Cai (Lào Cai), Phó Bảng (Đồng Văn – Hà Giang) mà cho tới nay vẫn là các khu vực cửa khẩu giao thương xung yếu trên dải biên giới Việt – Trung.
Ngày nay, dưới tác động của sự phát triển kinh tế thị trường, của hội nhập kinh tế quốc tế, nhu cầu trao đổi hoạt động kinh tế, thương mại, du lịch qua biên giới càng phát triển, không những giữa biên giới Việt Nam với Trung Quốc mà còn với hai nước cận kề sát cánh là Lào và Campuchia. Mỗi quốc gia đều có những đặc điểm và lợi thế riêng: Trung Quốc là một đất nước rộng lớn, có nhiều nét tương đồng về văn hóa, kinh tế với Việt Nam, là thị trường tiềm năng và chiến lược không những của Việt Nam mà còn cả nhiều nước khác trên thế giới; Lào và Campuchia tuy là nước nhỏ song lại có vị trí chiến lược hết sức quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và
Có thể bạn quan tâm!
- Dịch vụ phát triển kinh doanh cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam - NCS. Đặc Xuân Phong - 2
- Cơ Sở Lý Luận Và Kinh Nghiệm Thực Tiễn Về Phát Triển Khu Kinh Tế Cửa Khẩu Biên Giới Trong Điều Kiện Hội Nhập Kinh Tế Quốc Tế
- Quan Niệm Về Phát Triển Khu Kinh Tế Cửa Khẩu Biên Giới
- Vai Trò Khu Kinh Tế Cửa Khẩu Biên Giới Trong Điều Kiện Hội Nhập Kinh Tế Quốc Tế
- Nội Dung, Tiêu Chí Đánh Giá Và Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Phát Triển Khu Kinh Tế Cửa Khẩu Biên Giới
- Tiêu Chí Đánh Giá Phát Triển Khu Kinh Tế Cửa Khẩu Biên Giới
Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.
đảm bảo quốc phòng an ninh của Việt Nam và nhiều nước khác. Cả 4 quốc gia này đều nằm trong khu vực tiểu vùng sông MêKông mở rộng, đang có nhiều mô hình, chương trình hợp tác phát triển chung như mô hình các khu kinh tế nằm ở khu vực sát biên giới; các dự án về giao thông trên tuyến hành lang Đông – Tây trên cơ sở dòng chảy tự nhiên của dòng sông MêKông, các dự án thuộc hai hành lang, một vành đai (hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng; hành lang Nam Ninh – Lạng Sơn – Hà Nội - Hải Phòng; vành đai kinh tế vịnh Bắc bộ). Đến nay, tại khu vực biên giới nước ta với Trung Quốc, Lào và Camphuchia đã hình thành lên 26 KKTCK [6].
Thứ hai, hội nhập kinh tế - xu hướng tất yếu của thời đại làm tăng nhu cầu trao đổi hoạt động kinh tế giữa các nước.
Thời gian qua, thế giới đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và sự bùng nổ của công nghệ thông tin, lực lượng sản xuất đã có bước phát triển vượt bậc trên phạm vi toàn cầu. Song hành với thực tế đó là các công ty xuyên quốc gia với tiềm lực tài chính to lớn và khả năng công nghệ dồi dào đang ngày càng gia tăng hoạt động. Những yếu tố đó, một mặt đặt ra nhu cầu, mặt khác tạo ra khả năng tổ chức lại thị trường trên toàn thế giới. Nói một cách khác, hai yếu tố này thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu sắc, toàn diện.
Quá trình và kết quả toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình chứa đựng nhiều mâu thuẫn, có sự xung đột về lợi ích giữa các nước, các nhóm nước, đồng thời là một quá trình vừa hợp tác, vừa đấu tranh nhằm thiết lập một trật tự thế giới mới hợp lý hơn, công bằng hơn. Mặc dù vậy, toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế vẫn tiến về phía trước, như một tất yếu khách quan, bởi động lực bên trong nó là sự phát triển của lực lượng sản xuất mà lực
lượng sản xuất lại không ngừng phát triển và càng ngày càng phát triển nhanh hơn, mạnh hơn.
Do các yếu tố của quá trình tái sản xuất hàng hóa và dịch vụ dịch chuyển tự do từ nước này sang nước khác, nên sự phân công lao động ngày càng sâu sắc, diễn ra trên phạm vi toàn thế giới, hình thành nên các chuỗi giá trị toàn cầu. Từ thực tế này, đặt ra vấn đề về đối sách của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc trước xu thế thời đại, hoặc tham gia vào tiến trình toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế, hoặc đứng ngoài tiến trình đó. Tham gia vào tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, tiến cùng thời đại tuy thách thức là rất lớn, song cơ hội cũng rất nhiều. Không tham gia vào tiến trình đó, trở thành người ngoài cuộc sẽ bị phân biệt đối xử trong tiếp cận thị trường về hàng hóa, dịch vụ và đầu tư, sẽ rất khó khăn trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đặc biệt là trong bối cảnh thế giới đang diễn ra cuộc cách mạng khoa học công nghệ. Điều quan trọng hơn nữa, quốc gia nào không tham gia tiến trình toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế thì quốc gia đó sẽ không có địa vị, tư cách bình đẳng trong việc bàn thảo và xây dựng các định chế quốc tế, không có điều kiện để đấu tranh bảo vệ quyền lợi của mình.
Nhận thức được tình hình đó, nhiều nước trên thế giới, bao gồm cả các nước trước đây vẫn thực hiện “bế quan, tỏa cảng” đã tiến hành cải cách, đổi mới kinh tế, mở cửa với bên ngoài, tham gia hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng. Nhờ đó, kinh tế các nước này đã có những bước phát triển vượt bậc, tốc độ tăng trưởng liên tục tăng cao, mà điển hình là Trung Quốc và Ấn Độ – hai quốc gia đang nổi lên thành những trung tâm kinh tế lớn cùng với Mỹ, EU và Nhật Bản. Do vậy, cần phải khẳng định hội nhập kinh tế quốc tế, xu thế tất yếu của thời đại ngày nay làm tăng nhu cầu trao đổi hoạt động kinh tế giữa các nước trên thế giới. Hội nhập kinh tế quốc tế lôi cuốn hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ vào nền kinh tế thế giới dựa trên cơ sở phân công, hợp tác
quốc tế. Đó là quá trình phản ánh trình độ xã hội hóa cao của LLSX đã vượt khỏi phạm vi ngành, lĩnh vực sản xuất hay một quốc gia, nay đã mang tính quốc tế. Hình thành các mối liên hệ kinh tế đa dạng, đan xen, phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia, giữa các quốc gia với các tổ chức kinh tế quốc tế. Tóm lại, sự hình thành và phát triển KKTCK biên giới là quá trình kinh tế mang tính khách quan, xuất phát từ yêu cầu của quá trình xã hội hóa sản xuất, từ hợp tác kinh tế, trên cơ sở phát huy thế mạnh tận dụng các cơ hội phát triển của mỗi quốc gia.
1.1.2.2. Điều kiện hình thành và phát triển khu kinh tế cửa khẩu biên giới
Có thể khái quát những điều kiện cho sự hình thành và phát triển của KKTCK như sau:
Thứ nhất, cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật và kinh tế - xã hội ở khu vực biên giới phải phát triển đến trình độ nhất định
KKTCK là khu kinh tế được xác định trong phạm vi nhất định, có thể xem đó là không gian kinh tế mở. Khác với các khu công nghiệp, khu chế xuất, vị trí của KKTCK ở các cửa khẩu trên đường biên giới với các nước và phạm vi của KKTCK không có ranh giới rõ ràng, trong hàng rào và ngoài hàng rào như khu công nghiệp, khu chế xuất.
Vị trí địa lý của các cửa khẩu ở xa các trung tâm kinh tế, kinh tế kém phát triển, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp canh tác truyền thống, địa hình hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn. Do đó, để hình thành các KKTCK phải quan tâm tới phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống đường giao thông. Chúng ta biết rằng, quá trình hình thành các KKTCK là do nhu cầu phát triển của nền kinh tế của mỗi quốc gia, trước hết là nhu cầu về trao đổi hàng hóa ngày càng tăng. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, các hoạt động kinh tế, hoạt động xuất nhập khẩu tăng nhanh về quy mô, tốc độ, cơ cấu
chủng loại hàng hóa. Lúc đầu là những thương vụ riêng lẻ, quy mô nhỏ, được thực hiện “trọn gói” ở tất cả các khâu từ tìm hiểu thị trường, khai thác mặt hàng, vận chuyển bảo quản, giao dịch, thanh toán… Khi các hoạt động thương mại khu vực cửa khẩu gia tăng mạnh, kéo theo hàng loạt dịch vụ, hỗ trợ phục vụ cho việc buôn bán như: dịch vụ tư vấn pháp luật, tư vấn thị trường, dịch vụ quảng cáo, vận chuyển kho bãi, dịch vụ ngân hàng – tài chính…Tất cả các loại hình dịch vụ đa dạng này trở thành đối tượng kinh doanh có tính chuyên nghiệp cao. Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ cạnh tranh với nhau nâng cao chất lượng dịch vụ và cung cấp dịch vụ ngày càng hoàn hảo hơn. KTCK phát triển đòi hỏi phải xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội tương ứng. Hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường không, bến bãi, kho tàng với các phương tiện vận tải bảo quản hiện đại, công suất lớn. Hệ thống mạng thông tin với các đường truyền đáp ứng yêu cầu thông tin chính xác, kịp thời, bảo mật an toàn cho doanh nghiệp về tình hình thông tin, giá cả, giao dịch, hợp đồng với đối tác… Như vậy, hệ thống kết cấu hạ tầng, kinh tế đồng bộ được xem là tiền đề vật chất cho sự phát triển của KKTCK. Nó nối kết các vùng kinh tế trọng điểm, kinh tế động lực, kinh tế trong nước với nước ngoài hình thành các hành lang kinh tế. Đồng thời với hoàn thiện kết cấu hạ tầng, kinh tế diễn ra quá trình xây dựng kết cấu hạ tầng xã hội. Các khu dân cư, đô thị mới mọc lên đáp ứng nhu cầu đời sống về ăn, ở, khám chữa bệnh, học hành, giải trí của các tầng lớp dân cư trong KKTCK.
Quá trình xây dựng, hoàn thiện đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội có sự đầu tư của nhiều doanh nghiệp của tất cả các thành phần kinh tế hoạt động trong nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau. Một cơ cấu kinh tế của KKTCK được hình thành vận động, đó là cấu trúc kinh tế tổng hợp theo ngành, thành phần kinh tế và khu vực kinh tế. Tính quy luật chuyển dịch cơ
cấu kinh tế của KKTCK là các ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn và tăng nhanh các ngành sản xuất vật chất ngày càng giảm. Trong ngành dịch vụ cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tỷ trọng các ngành dịch vụ ngân hàng – tài chính và dịch vụ bưu chính viễn thông, dịch vụ phục vụ sinh hoạt ngày càng tăng, dịch vụ phục vụ hoạt động thương mại ngày càng giảm. Tóm lại: Sự hình thành, phát triển KKTCK làm xuất hiện những ngành nghề mới và cơ cấu kinh tế đặc thù. Quá trình xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật – xã hội tạo tiền đề cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng mở cửa và hiệu quả.
Như vậy, để xây dựng KKTCK, phải xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, mà trước hết là hệ thống đường giao thông. Tất nhiên, cũng cần thấy rằng, hệ thống cơ sở hạ tầng cũng được hoàn thiện dần theo đà phát triển của KKTCK. Hoạt động kinh tế tại KKTCK càng tăng, nhu cầu về cơ sở hạ tầng phục vụ KKTCK càng cao, đòi hỏi cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội càng hoàn thiện hơn.
Thứ hai, sự phát triển hoạt động thương mại ở khu vực cửa khẩu biên giới ngày càng tập trung quy mô lớn tất yếu dẫn đến việc phân công, chuyên môn hóa và hình thành KKTCK
Như chúng ta đã biết sản xuất hàng hóa là hình thức tổ chức kinh tế mà các quan hệ kinh tế được thực hiện dưới hình thức quan hệ hàng hóa – tiền tệ, nó là loại hình kinh tế có tính lịch sử, tồn tại gắn liền với với một số phương thức sản xuất. Sự phát triển của sản xuất hàng hóa có thể chia thành các giai đoạn:
Giai đoạn đầu ở trình độ thấp gọi là sản xuất hàng hóa giản đơn.
Giai đoạn sản xuất hàng hóa phát triển ở trình độ cao, khi mà các quan hệ hàng hóa – tiền tệ trở thành phổ biến và các quy luật kinh tế của sản xuất hàng hóa đã phát huy đầy đủ tác dụng của nó, gọi là kinh tế thị trường.
Sản xuất hàng hóa giản đơn tồn tại trong nền kinh tế nông nghiệp, sản xuất phân tán quy mô nhỏ dựa trên lao động thủ công, việc sản xuất ra sản
phẩm để trao đổi nhằm mục đích giá trị sử dụng khác. Quan hệ hàng hóa – tiền tệ chưa trở thành hình thái thống trị phổ biến và các quy luật kinh tế của sản xuất hàng hóa tác động ở phạm vi hẹp và mức độ còn hạn chế.
Trong giai đoạn sản xuất hàng hóa giản đơn các hoạt động buôn bán qua biên giới diễn ra một các tự phát, ngẫu nhiên, lẻ tẻ, quy mô nhỏ. Việc trao đổi mua bán hàng hóa diễn ra phổ biến ở các chợ vùng biên. Hàng hóa là nông sản phẩm và các sản phẩm tiêu dùng cho cá nhân, đó là những sản phẩm ngoài phần sản phẩm cần thiết được trao đổi tại chỗ. Người sản xuất đồng thời là người thực hiện trao đổi để thỏa mãn nhu cầu của mình. Điều đó có nghĩa là sản xuất hàng hóa giản đơn chưa có sự phân công lao động giữa các giai đoạn của quá trình tái sản xuất, giữa sản xuất và lưu thong; chưa có sự chuyên môn hóa giữa hoạt động thương mại và hoạt động sản xuất.
Rõ ràng, ở trình độ của sản xuất hàng hóa giản đơn, được xem xét từ góc độ phát triển kinh tế thì sự hình thành KKTCK chưa trở thành “tất yếu” kinh tế.
Song sự phát triển kinh tế là một quá trình từ thấp đến cao, là sự biến đổi cấu trúc kinh tế tuân theo các quy luật kinh tế khách quan và hình thức kinh tế của giai đoạn trước là tiền đề, là điều kiện cho hình thức kinh tế của giai đoạn sau. Dưới tác động các quy luật kinh tế của sản xuất hàng hóa: quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh, quy luật cung – cầu thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển. Trước hết là quy luật giá trị kích thích cải tiến kỹ thuật nâng cao năng suất lao động. Cạnh tranh đẩy mạnh quá trình tích lũy, tích tụ tập trung vốn và tích tụ tập trung sản xuất. Sản xuất quy mô lớn ra đời dựa trên nền công nghiệp đã tạo ra bước phát triển mới về chất của lực lượng sản xuất. Sản xuất phát triển ngày càng tập trung dựa trên cơ sở ứng dụng thành tựu tiến bộ khoa học kỹ thuật tất yếu dẫn đến quá trình phân công lại lao động xã