Nội Dung, Tiêu Chí Đánh Giá Và Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Phát Triển Khu Kinh Tế Cửa Khẩu Biên Giới


Thứ năm, phát triển KKTCK đảm bảo củng cố quốc phòng, gìn giữ an ninh, ổn định xã hội ở vùng biên giới quốc gia

Phát triển KKTCK biên giới, thúc đẩy hoạt động giao lưu kinh tế tại khu vực các cửa khẩu biên giới không những làm tăng tiềm lực kinh tế cho khu vực biên giới mà còn làm cho người dân vùng biên nhận thức được sự cần thiết phải giữ gìn môi trường hoà bình, hợp tác để làm ăn lâu dài. Điều đó càng khuyến khích người dân gắn bó máu thịt với vùng biên, sẵn sàng bảo vệ biên giới khi cần thiết. Bên cạnh đó, giao lưu kinh tế qua các cửa khẩu còn đòi hỏi phân bố lại dân cư và lao động trong vùng, tạo nên sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng với nhân dân trên địa bàn. Đây là yếu tố quan trọng và có ý nghĩa to lớn của giao lưu kinh tế qua cửa khẩu biên giới đối với nhiệm vụ giữ vững an ninh - quốc phòng và bảo vệ biên cương của Tổ quốc.

Phát triển giao lưu kinh tế nhờ các hoạt động thương mại qua biên giới sẽ làm tăng thêm sự hiểu biết lẫn nhau về văn hoá, từ đó cải thiện an ninh biên giới. Trên cơ sở mở rộng hoạt động kinh tế, phát huy sức mạnh tổng hợp nhằm tạo ra thế vững mạnh về quốc phòng an ninh.

Thực hiện phát triển kinh tế tại các khu vực cửa khẩu chính là tạo nền tảng cơ sở vật chất, thu hút nhân tài, vật lực từ trong nhân dân, góp phần giữ vững chủ quyền biên giới. Đây cũng chính là chủ trương của Đảng và Chính phủ về phát triển kinh tế vùng biên giới; đẩy nhanh qúa trình hội nhập của các tỉnh biên giới, thực hiện Chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế vùng biên giới gắn với giữ gìn tình hữu nghị hợp tác vốn có truyền thống lâu đời giữa nước ta và các nước láng giềng.

1.2. NỘI DUNG, TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ CỬA KHẨU BIÊN GIỚI

1.2.1. Nội dung phát triển khu kinh tế cửa khẩu biên giới


Từ những quan niệm như đã phân tích ở trên, phát triển KKTCK biên giới gồm các nội dung chủ yếu sau:

1.2.1.1. Phát triển không gian lãnh thổ kinh tế và dân cư tại khu kinh tế cửa khẩu biên giới

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.

Tổ chức không gian lãnh thổ kinh tế của các KKTCK biên giới là việc xác định ranh giới địa lý của KKTCK để tiến hành các hoạt động kinh tế. Trong việc xác định này cần chú ý một số vấn đề sau:

Thứ nhất, phải tôn trọng chủ quyền của các quốc gia về lãnh thổ. Các KKTCK đều có đặc điểm chung về hành chính là nơi tiếp giáp hai hay nhiều quốc gia; có vị trí địa lý riêng trên đất liền, biển và thềm lục địa, sông hồ,…nằm trong tài liệu phân chia biên giới theo Hiệp định và được Nhà nước cho áp đặt một số chính sách riêng. Nguyên tắc chung của mô hình không gian lãnh thổ là KKTCK phải tôn trọng chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải, thềm lục địa, vùng trời, theo hiệp định đã ký và các quy ước quốc tế. Các hoạt động ở khu vực phải xét đến yếu tố địa lý, tự nhiên để không làm tổn hại đến lợi ích các bên về các mặt, chú ý đến lĩnh vực môi trường. Bảo đảm sự phối hợp tốt nhất các yếu tố tự nhiên để các bên cùng có lợi. Khi thành lập KKTCK, cần có sự bàn bạc cụ thể khi triển khai các hoạt động trong khu vực nhằm tạo ra sự hợp tác các nguồn lực của các bên; tìm kiếm các vị trí tạo ra khả năng phát triển đối xứng (các yếu tố tương đồng); tìm kiếm và hướng tới các vị trí mà ở đó có mối liên hệ tốt trong nội địa để bù đắp các thiếu hụt về nguồn nhân lực, về trao đổi hàng hóa; tránh các vị trí bất lợi, vị trí để tội phạm hoạt động hoặc có thể xảy ra tranh chấp, lấn chiếm.

Dịch vụ phát triển kinh doanh cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam - NCS. Đặc Xuân Phong - 7

Trong xu thế hợp tác và hội nhập, các quốc gia có thể tìm ra các mô hình KKTCK thích hợp nhằm tạo ra quá trình quốc tế hóa, mở rộng cạnh tranh khu vực, tạo ra các mô hình đầu tàu, hay các đường dẫn tăng trưởng cho nền kinh tế, đầu ra của sản xuất nội địa.


Thứ hai, phải xác định các loại hình hoạt động kinh tế trong KKTCK. Như đã nói, trong KKTCK biên giới phải xác định tỷ lệ và quan hệ hợp lý về phát triển giữa các ngành, các lĩnh vực. Với thuộc tính vốn có của nó, hoạt động nòng cốt của KKTCK là giao lưu kinh tế, giao lưu thương mại. Song về lâu dài, sự phát triển kinh tế tại các KKTCK không dừng lại ở đó. Một khi trình độ phát triển của sản xuất cao hơn, hoạt động kinh tế tại các KKTCK sẽ được mở rộng sang lĩnh vực sản xuất, gia công chế biến. Vì thế, việc phát triển không gian lãnh thổ kinh tế tại KKTCK biên giới cần chú ý đến triển vọng của sự phát triển các ngành kinh tế trong tương lai, thể hiện một cơ cấu kinh tế hợp lý, đem lại hiệu quả tối ưu đối với các hoạt động tại KKTCK.

Thứ ba, trong tổ chức không gian lãnh thổ kinh tế tại các KKTCK, cần chú ý đến các loại hình dịch vụ thương mại và du lịch. Đây không những là nơi diễn ra hoạt động mua bán hàng hóa, phục vụ nhu cầu mua sắm, mà còn là các trung gian xúc tiến thương mại như hội chợ, triển lãm, trưng bày, giới thiệu và quảng cáo sản phẩm; tổ chức gặp gỡ, trao đổi, tìm hiểu, ký kết hợp đồng giữa các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp giữa các nước; tham quan, du lịch… Trình độ phát triển của các KKTCK trước hết thể hiện ở trình độ phát triển, mức độ sầm uất các loại hình dịch vụ thương mại và du lịch tại KKTCK.

Thứ tư, phát triển dân cư tại KKTCK. Tổ chức lãnh thổ được hiểu như toàn bộ quá trình hay hành động của con người nhằm phân bố các cơ sở sản xuất dịch vụ, phân bố dân cư, sử dụng nguồn lực tự nhiên có tính đến mối liên hệ, sự phụ thuộc lẫn nhau của chúng. Do vậy trong phát triển KKTCK phải quan tâm đến việc phát triển dân cư. Về căn bản phát triển dân cư tại các KKTCK phải đảm bảo sự hài hòa giữa phân bố dân cư, phân bố lực lượng sản xuất và môi trường sinh thái.


Xuất phát từ tính chất của KKTCK , hoạt động trọng tâm của KKTCK là giao lưu thương mại, nên tỷ lệ dân số phi nông nghiệp phải chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu dân cư, cơ cấu lao động của KKTCK. Đặc điểm dân cư tại các KKTCK, do đó mang tính chất của dân cư đô thị. Và đây cũng là cơ sở khách quan cho việc phát triển các KKTCK trở thành các đô thị ven biên giới.

Đến lượt nó, để phát triển dân cư đô thị tại KKTCK cần chú ý tới những vấn đề then chốt như quỹ đất cho xây dựng nhà ở; xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và cơ sở hạ tầng xã hội, hệ thống dịch vụ sản xuất và đời sống trong KKTCK; đồng thời chú ý đến yêu cầu quản lý xã hội đô thị tại KKTCK biên giới.

1.2.1.2. Phát triển giao lưu kinh tế qua cửa khẩu biên giới

Thứ nhất, đặc điểm giao lưu kinh tế qua cửa khẩu biên giới

Ở tầm quốc gia, lý thuyết kinh tế đã chỉ ra, “Phát triển kinh tế được xem như là quá trình biến đổi cả về lượng và về chất của nền kinh tế”. Mặt lượng của sự phát triển hàm nghĩa sự gia tăng về quy mô thu nhập và tiềm lực của nền kinh tế; còn sự thay đổi về chất bao gồm cả quá trình thay đổi cấu trúc bên trong của nền kinh tế “chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiến bộ xã hội”[49]. Như thế, thực chất của phát triển kinh tế là gắn liền tăng trưởng kinh tế với sự thay đổi cơ cấu kinh tế, đời sống xã hội, thể chế chính trị, văn hoá pháp luật. Nhân tố then chốt của sự phát triển kinh tế là người dân của quốc gia đó phải là những thành viên chủ yếu của quá trình thay đổi cơ cấu... họ tham gia vào việc hưởng thụ lợi ích của sự phát triển cũng như tạo ra các lợi ích đó.

Còn phát triển kinh tế tại KKTCK biên giới là một khái niệm mới về phát triển kinh tế nhằm khai thác các tiềm năng và nguồn lực của yếu tố vị trí địa lý kinh tế và chính trị của dải biên giới mà tâm điểm là hình thành một khu vực đầu mối giao lưu thương mại cửa khẩu biên giới đất liền với cơ sở pháp lý cùng hệ thống kết cấu hạ tầng và những chính sách phát triển phù hợp


để tạo động lực mới cho quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa nước sở tại với nước láng giềng và qua đó với các nước khác trong khu vực trong xu hướng hội nhập khu vực và quốc tế [6].

Như vậy phát triển kinh tế tại các KKTCK là phát triển các hoạt động thương mại gắn với các cửa khẩu. Để làm rõ đặc điểm của phát triển kinh tế tại các KKTCK chúng ta xem xét một số vấn đề sau:

1) Phát triển kinh tế tại các KKTCK gắn liền với hoạt động thương mại. Theo Luật Thương mại, “hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác” [61].

Từ đó có thể nói, phát triển kinh tế tại các KKTCK là phát triển các hoạt động mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại, xuất nhập cảnh và các hoạt động nhằm mục đích sinh lời khác. Điều này khác với phát triển kinh tế trên phạm vi quốc gia, bởi lẽ, phát triển kinh tế trên phạm vi quốc gia là quá trình tăng trưởng kinh tế gắn liền với đảm bảo bình đẳng xã hội và bảo vệ tài nguyên môi trường; còn phát triển kinh tế tại các KKTCK là thúc đẩy tăng trưởng các hoạt động thương mại.

2) Phát triển kinh tế tại các KKTCK gắn liền với cửa khẩu. Như đã nêu trên, cửa khẩu là nơi người, phương tiện giao thông vận tải, hàng hóa ra – vào qua biên giới đất liền. Phát triển kinh tế tại các KKTCK là việc dựa vào các cửa khẩu để xây dựng các KKTCK, mở mang các hoạt động sản xuất kinh doanh. Chính vì thế, chỉ có nơi nào có cửa khẩu mới có các KKTCK và phát triển kinh tế tại các KKTCK.

3) Phát triển kinh tế tại các KKTCK là một khái niệm mở. Khi nói phát triển kinh tế tại các cửa khẩu là thúc đẩy tăng trưởng hoạt động thương mại thì không chỉ có hoạt động mua bán trao đổi hàng hóa.


Như đã nói, KKTCK không thể tách rời với sự tồn tại của cư dân sinh sống. Khi đã có cư dân sinh sống, thì bên cạnh hoạt động thương mại, còn tồn tại các hoạt động sản xuất kinh doanh khác như hoạt động sản xuất tiểu thủ công nghiệp để sản xuất sản phẩm phục vụ trực tiếp nhu cầu dân cư qua lại giữa các nước tại vùng cửa khẩu biên giới.

Thêm nữa sự phát triển kinh tế tại các KKTCK còn tùy thuộc vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất xã hội. Lịch sử phát triển các cửa khẩu cho thấy, ban đầu các cửa khẩu chỉ là nơi mua bán hàng hóa quốc tế. Thông qua các cửa khẩu mà các nước thực hiện XNK. Khi trình độ LLSX phát triển cao hơn, giao lưu thương mại phát triển cao hơn, tại các cửa khẩu còn xuất hiện các nhu cầu hoạt động gia công thương mại, các hoạt động cung ứng dịch vụ. Thu nhập dân cư tăng lên dẫn đến xuất hiện nhu cầu tham quan, du lịch của dân cư các nước. Vì thế các cửa khẩu không chỉ còn làm chức năng đơn thuần là XNK hàng hóa mà còn là nơi cung cấp các hoạt động gia công chế biến, cung cấp các dịch vụ vận chuyển, thanh toán quốc tế. Như vậy, sự phát triển của lực lượng sản xuất sẽ mở rộng phạm vi hoạt động thương mại quốc tế và thương mại nội địa tại các cửa khẩu.

Khi hoạt động giao lưu thương mại quốc tế cũng như giao lưu thương mại nội địa tại các cửa khẩu tăng lên, dân cư sinh sống tại các cửa khẩu tăng lên, xuất hiện nhu cầu mở rộng phạm vi địa lý của các KKTCK. Kết quả của việc mở rộng phạm vi địa lý của KKTCK làm cho bên cạnh hoạt động của các lĩnh vực thương mại, dịch vụ, du lịch vốn có, thì các hoạt động sản xuất công nghiệp tại các KKTCK cũng phát triển theo.

Vì thế, cần thấy rằng, phát triển kinh tế tại các KKTCK là một khái niệm mở, nó sẽ thay đổi phạm vi theo trình độ phát triển của lực lượng sản xuất xã hội. Ở mức độ thấp, chúng ta hiểu phát triển kinh tế tại các KKTCK là


trên cơ sở cửa khẩu, các quốc gia xây dựng các khu kinh tế, lấy hoạt động thương mại làm nòng cốt để phát triển.

Thứ hai, nội dung chủ yếu của phát triển kinh tế tại KKTCK biên giới

1) Hoạt động mua bán hàng hóa. Trong điều kiện của nền kinh tế tự nhiên tự cấp tự túc, nền kinh tế phân tán theo các vùng lãnh thổ, khép kín. Sự phát triển kinh tế các vùng khác nhau được tập trung bởi quần thể làng, xã, điền địa. Giao lưu hàng hóa chưa có điều kiện phát triển. Trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung, ta cũng thấy hoạt động thương mại, giao lưu hàng hóa cũng chưa phát triển.

Khi cơ chế quản lý kinh tế tập trung quan liêu bao cấp bị xoá bỏ, cơ chế thị trường từng bước được hình thành, nhất là trong điều kiện hội nhập quốc tế mạnh mẽ thì tình hình đã thay đổi cơ bản. Tính chất cát cứ, địa phương, chia cắt lưu thông theo địa dư hành chính, phạm vi quốc gia dần dần bị bãi bỏ, được thay thế bằng chính sách mở cửa nền kinh tế. Trao đổi, mua bán hàng hoá trở thành vấn đề sống còn đối với mỗi doanh nghiệp, mỗi địa phương, mỗi quốc gia. Trong điều kiện chuyển trạng thái nền kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc sang kinh tế hàng hoá, phát triển thành kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế vai trò tiên phong mở đường thuộc về thương mại. Với việc phát triển kinh tế thị trường, thực hiện tự do lưu thông hàng hoá, chấn lưu các quan hệ giao lưu hàng hoá tiền tệ thì thị trường mở ra, không gian, thời gian trao đổi hàng hoá cũng được mở rộng ra. Giao lưu hàng hóa không những chỉ diễn ra giữa các vùng miền của đất nước mà còn diễn ra ngày càng mạnh mẽ giữa các nước mà các cửa khẩu là đầu mối tiếp giáp cho sự giao lưu này [69].

Về khái niệm, mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thỏa thuận. Phạm vi hoạt động mua bán hàng hóa bao gồm hoạt


động mua bán các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai, cũng như những vật gắn liền với đất đai .

Việc mua bán hàng hóa tại các KKTCK bao gồm cả mua bán hàng hóa trên thị trường nội địa và mua bán hàng hóa quốc tế. Trong phát triển kinh tế tại các KKTCK, hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế được quan tâm hàng đầu. Luật Thương mại của nước ta quan niệm hoạt động mua bán hàng hóa được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu [61].

2) Cung ứng dịch vụ là hoạt động thương mại, theo đó bên cung ứng dịch vụ có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận thanh toán; bên sử dụng dịch vụ (khách hàng) có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận. Tại các KKTCK, các hoạt động dịch vụ chủ yếu bao gồm các hoạt động phục vụ cho mua bán hàng hóa như: Dịch vụ vận chuyển hàng hóa; Dịch vụ thanh toán; Dịch vụ thông tin; Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng.

3) Xúc tiến thương mại là hoạt động thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ, bao gồm hoạt động khuyến mại, quảng cáo thương mại, trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ và hội chợ, triển lãm thương mại. Thông thường tại các KKTCK, hoạt động xúc tiến thương mại không dừng lại ở mục tiêu bán hàng hóa mà còn nhằm tìm hiểu thị trường, tìm kiếm đối tác và thu hút đầu tư.

4) Gia công trong thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận gia công sử dụng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu của bên đặt gia

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/10/2022