Dịch vụ công tác xã hội đối với nam giới trong việc giảm thiểu bạo lực gia đình từ thực tiễn tỉnh Quảng Ninh - 2

Bảng 4.4 : Mức độ thực hiện của thành viên CLB về kĩ năng xử trí mâu thuẫn

mà không dùng bạo lực ( Điểm trung bình ) ( thang điểm 10) 169

Bảng 4.5 : Mức độ thực hiện các công cụ để giám sát hành vi bạo lực và duy

trì hành vi thay thế mới tích cực ( Điểm trung bình )( thang điểm 10) 171

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ hành vi bạo lực của nam giới với vợ trong vòng 12 tháng qua 84

Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ các hành vi bạo lực tinh thần của nam giới với vợ trong vòng 12 tháng qua 86

Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ các hành vi bạo lực kinh tế của nam giới với vợ trong vòng

12 tháng qua 89

Biểu đồ 3.4 : Tỷ lệ các hành vi bạo lực thể xác của nam giới với vợ trong vòng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 301 trang tài liệu này.

12 tháng qua 91

Biểu đồ 3.5: Tỷ lệ các hành vi bạo lực tình dục của nam giới với vợ trong vòng 12 tháng qua 94

Dịch vụ công tác xã hội đối với nam giới trong việc giảm thiểu bạo lực gia đình từ thực tiễn tỉnh Quảng Ninh - 2

Biểu đồ 3.6: Tỷ lệ nhu cầu sử dụng của nam giới với các dịch vụ công tác xã

hội nhằm giảm thiểu bạo lực gia đình 99

Biểu đồ 3.7 : Một số trải nghiệm liên quan đến nhân viên CTXH và cán bộ 132

Biểu đồ 3.8 : Một số trải nghiệm liên quan đến gia đình 135

Biểu đồ 3.9 : Một số trải nghiệm liên quan đến cộng đồng (sự chia sẻ và hỗ trợ

của cộng đồng) 140

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Bạo lực gia đình đang là điểm nóng trong nghị sự của mỗi quốc gia, thu hút được sự quan tâm của toàn xã hội, nó ngày càng được cộng đồng quốc tế thừa nhận như là một trở ngại cho việc thực hiện các mục tiêu phát triển của thiên niên kỷ mà Liên Hợp Quốc đã đưa ra. Nghiên cứu quốc gia về bạo lực gia đình (BLGĐ) đối với phụ nữ tại Việt Nam công bố vào năm 2019 đã cho thấy mức độ trầm trọng của vấn đề. Cứ 3 phụ nữ thì có gần 2 phụ nữ (62,9 ) đã từng bị một hoặc hơn một hình thức bạo lực (thể xác, tình dục, tinh thần, bạo lực kinh tế) do chồng gây ra trong đời. Đặc biệt năm 2020 đã chứng kiến trẻ em và phụ nữ là đối tượng chịu ảnh hưởng nhiều nhất trong bối cảnh đại dịch Covit 19. Tỷ lệ bạo lực gia đình tăng từ 30 đến 300% ở khắp mọi nơi trên thế giới, trong đó trẻ em và phụ nữ vừa là người chứng kiến vừa là nạn nhân. Tại Việt Nam, trong thời gian Covid 19 tỉ lệ bạo lực gia đình tăng ít nhất 30% [94]. Tác động của BLGĐ tại Việt Nam không chỉ giới hạn ở cấp độ cá nhân và gia đình mà còn ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển kinh tế của đất nước. Như theo ước tính, tổng thu nhập của phụ nữ bị thiệt hại do BLGĐ chiếm khoảng 1,78% GDP cả nước [36].

Cũng như nhiều nước trên thế giới đang đấu tranh cho quyền bình đẳng nam nữ và loại trừ bạo lực đối với phụ nữ, ở Việt Nam những năm gần đây, vấn đề này đang được nhìn nhận một cách nghiêm túc ở các cấp khác nhau của hệ thống nhà nước. Chính phủ và cộng đồng quốc tế tại Việt Nam đang rất nỗ lực để thực hiện những dịch vụ hỗ trợ phù hợp nhằm phòng chống và giảm thiểu BLGĐ. Trong những năm qua, các biện pháp giải quyết vụ việc về BLGĐ thường tập trung nhiều vào việc can thiệp và hỗ trợ nạn nhân. Nói cách khác, các chính sách và chương trình can thiệp hiện nay ở Việt Nam để giải quyết BLGĐ vẫn chủ yếu tập trung vào phụ nữ. Tuy nhiên, theo một số nghiên cứu gần đây, phần nhiều các chương trình chỉ tập trung vào phụ nữ và trẻ em gái đã không giải quyết được các vấn đề còn tồn tại. Đây là một khoảng trống lớn khiến hiệu quả công tác phòng chống bạo lực gia đình ( PCBLGĐ) thấp, tình trạng bạo lực có sự suy giảm chậm.

Tổ chức Y tế thế giới WHO nhận định rằng, ― Phần lớn bạo lực đối với phụ nữ xảy ra trong gia đình thì người gây ra bạo lực gần như luôn luôn là nam giới, thường là người chồng hoặc người tình, hay những người đàn ông mới quen biết

của phụ nữ” [87]. Những nam giới gây bạo lực (GBL) là thủ phạm của các vụ BLGĐ nên họ cần phải chịu trách nhiệm với pháp luật và với nạn nhân về hành vi của mình. Họ mới là người cần phải thay đổi chứ không phải là nạn nhân. Họ cần nhận thức đúng về hành vi bạo lực, cần biết cách kiềm chế cảm xúc và quản lý hành vi của mình, biết cách hành xử đúng đắn với phụ nữ trên cơ sở tôn trọng và đảm bảo an toàn. Ứng phó với BLGĐ nếu chỉ can thiệp, hỗ trợ nạn nhân bị BLGĐ tức là chúng ta chỉ can thiệp ở phần ngọn còn phần gốc chúng ta chưa giải quyết được, vì vậy bạo lực sẽ lại tiếp tục diễn ra theo đúng chu kỳ của nó. Do đó vòng tròn của bạo lực gia đình sẽ được phá vỡ nếu chúng ta can thiệp với nam giới GBL cũng như có các dịch vụ CTXH với nam giới nhằm giảm thiểu BLGĐ. Hoạt động phòng chống bạo lực lấy nam giới là trung tâm cho các dịch vụ thiết thực trên các mặt của đời sống xung quanh nam giới sẽ có tác động tích cực đến việc giảm thiểu các hành vi gây BLGĐ của nam giới.

Trong những năm gần đây việc thu hút nam giới vào công tác phòng chống bạo lực gia đình ( PCBLGĐ) đang ngày được quan tâm nhiều hơn. Nhiều tổ chức quốc tế, cũng như các tổ chức xã hội và phi chính phủ trong nước đã coi nam giới là lực lượng quan trọng trong các hoạt động PCBLGĐ và thu hút nam giới vào công tác PCBLGĐ. Đặc biệt, việc kêu gọi sự tham gia của nam giới trong việc chống lại bạo lực đối với phụ nữ, tập trung vào vai trò, trách nhiệm của nam giới và nhấn mạnh tới việc nam giới là một phần của giải pháp để chống lại bạo lực với phụ nữ. Rất nhiều những hoạt động, chương trình, dịch vụ hỗ trợ đã được tổ chức nhằm mục đích khuyến khích nam giới tham gia vào cuộc đấu tranh chấm dứt bạo lực và đã thu được những kết quả tích cực.

Tỉnh Quảng Ninh là một trong những địa phương có mạng lưới công tác xã hội ( CTXH ) chuyên nghiệp nổi bật trong cả nước, đặc biệt ban lãnh đạo tỉnh luôn xem công tác PCBLGĐ là một trong những mục tiêu xuyên suốt trong tiến trình phát triển của địa phương bởi tình hình bạo lực gia đình đã và đang diễn biến hết sức phức tạp. Theo số liệu thống kê trong vòng 10 năm ( từ 2008 đến năm 2018), trên địa bàn toàn tỉnh đã xảy ra 2.086 vụ BLGĐ [51]. Tỉnh Quảng Ninh cũng đã có đa dạng các dịch vụ CTXH nhằm đẩy lùi tình trạng bạo lực gia đình.

Đề tài về BLGĐ và nghiên cứu các giải pháp phòng chống và giảm thiểu BLGĐ luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt trong nhiều lĩnh vực khoa học khác

nhau như tâm lý học, xã hội học, luật học, giáo dục…Tuy nhiên qua rà soát các nghiên cứu về BLGĐ ở Việt Nam thời gian qua, tác giả nhận thấy chưa có nghiên cứu nào đánh giá về các dịch vụ CTXH đối với nam giới trong việc giảm thiểu BLGĐ. Đây là một khoảng trống quan trọng trong công tác đẩy lùi BLGĐ tại Việt Nam hiện nay. Xuất phát từ những lý do trên việc lựa chọn đề tài ― Dịch vụ công tác xã hội với nam giới trong việc giảm thiểu bạo lực gia đình từ thực tiễn tỉnh Quảng Ninh‖ là việc làm cần thiết và có ý nghĩa cả về lí luận, thực tiễn và là cách tiếp cận mới hiện nay. Đề tài có ý nghĩa thực tiễn cao trong quá trình phòng chống và giảm thiểu tình trạng BLGĐ tại tỉnh Quảng Ninh và mở rộng hơn trên cả nước. Từ đó sẽ là tài liệu tham khảo tốt cho các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định và thực thi chính sách liên quan đến vấn đề dịch vụ CTXH đối với nam giới.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu những vấn đề lý luận về dịch vụ công tác xã hội với nam giới GBL nhằm giảm thiểu BLGĐ và đánh giá thực trạng dịch vụ CTXH với nam giới GBL cùng các yếu tố ảnh hưởng. Từ đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của các dịch vụ CTXH đối với nam giới góp phần giảm thiểu tình trạng BLGĐ.

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

(1) Tổng quan các kết quả nghiên cứu về thực trạng, nguyên nhân của BLGĐ và các mô hình dịch vụ trong phòng chống BLGĐ nói chung, dịch vụ CTXH với nam giới nói riêng. Hệ thống hoá những vấn đề lý luận, công cụ và phương pháp nghiên cứu về dịch vụ công tác xã hội với nam giới trong việc giảm thiểu BLGĐ.

(2) Khảo sát tại địa bàn nghiên cứu để nhận diện thực trạng BLGĐ do nam giới gây ra; Đánh giá hiểu biết, nhu cầu và khả năng tiếp cận của nam giới GBL với các dịch vụ CTXH nhằm giảm thiểu BLGĐ; Thực trạng các dịch vụ CTXH với nam giới GBL nhằm giảm thiểu BLGĐ; Các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ công tác xã hội với nam giới GBL trong việc giảm thiểu BLGĐ.

(3) Thực nghiệm mô hình CLB nhóm nam giới tiên phong nhằm cung cấp dịch vụ tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức, thái độ và giảm thiểu hành vi bạo lực cho nam giới GBL tại cộng đồng thông qua phương pháp CTXH nhóm.

(4) Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của dịch vụ công tác xã hội với nam giới trong việc giảm thiểu bạo lực gia đình.

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và khách thể nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu:

Dịch vụ công tác xã hội với nam giới gây bạo lực nhằm giảm thiểu bạo lực gia đình.

3.2 Phạm vi nghiên cứu

3.2.1 Phạm vi nội dung:

Luận án tập trung vào các dịch vụ công tác xã hội đối với nam giới trong giảm thiểu bạo lực gia đình hướng tới 5 dịch vụ công tác xã hội sau: Truyền thông vận động giáo dục nâng cao nhận thức; Hỗ trợ việc làm; Tư vấn pháp lý; Tham vấn tâm lý cá nhân; Câu lạc bộ nam giới GBL.

3.2.2 Phạm vi không gian:

Tỉnh Quảng Ninh là địa phương có cả khu vực đất liền, miền núi và hải đảo. Do đó tác giả lựa chọn ra 3 địa bàn nghiên cứu đại diện cho 3 vùng sinh thái này để có sự đánh giá về tình hình BLGĐ cũng như dịch vụ CTXH đối với nam giới đó là: Thành phố Hạ Long; Huyện Hoành Bồ; Huyện Vân Đồn. Đồng thời 3 địa bàn này cũng có những đặc điểm khác nhau về các dịch vụ CTXH đối với nam giới gây bạo lực gia đình, vì vậy việc lựa chọn sẽ giúp có một cái nhìn so sánh tốt hơn.

3.2.3 Phạm vi thời gian :

Thời gian tổng hợp nghiên cứu tài liệu từ năm 2016

Thời gian thu thập thông tin định tính và định lượng từ tháng 2/2019 đến tháng 12/2020.

Việc thực nghiệm mô hình câu lạc bộ nam giới thực hiện từ 8/2019 đến 10/2020.

3.3 Khách thể nghiên cứu:

Luận án nghiên cứu trên 4 nhóm khách thể trong đó khách thể chính là nam giới gây ra bạo lực với vợ. Tiếp theo là nữ giới - nạn nhân chính của bạo lực gia đình; nhân viên CTXH; cán bộ các tổ chức chính trị - xã hội ở địa bàn khảo sát bao gồm ( Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân); cán bộ và lãnh đạo quản lý ngành văn hoá & LĐTBXH cấp xã đến cấp Tỉnh.

Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu

Câu hỏi nghiên cứu

1) Thực trạng tiếp cận của nam giới GBL với các dịch vụ CTXH nhằm giảm thiểu BLGĐ tại tỉnh Quảng Ninh?

2) Thực trạng các dịch vụ CTXH với nam giới GBL trong việc giảm thiểu BLGĐ tại tỉnh Quảng Ninh?

3) Yếu tố nào ảnh hưởng nhiều đến chất lượng các dịch vụ CTXH với nam giới GBL trong việc giảm thiểuBLGĐ?

4) Ứng dụng CTXH nhóm trong mô hình câu lạc bộ nam giới GBL tại địa bàn nghiên cứu có tác động đến việc thay đổi nhận thức và hành vi của nam giới về BLGĐ như thế nào?

Giả thuyết nghiên cứu

1) Nam giới tiếp cận với các dịch vụ CTXH nhằm giảm thiểu BLGĐ còn hạn chế với số lượng nam giới tham gia sử dụng dịch vụ ít.

2) Các dịch vụ CTXH với nam giới nhằm giảm thiểu BLGĐ tại tỉnh Quảng Ninh chưa đáp ứng được nhu cầu của nam giới sử dụng dịch vụ.

3) Yếu tố thuộc về bản thân nam giới sử dụng dịch vụ có ảnh hưởng mạnh nhất đến chất lượng các dịch vụ CTXH với nam giới nhằm giảm thiểu BLGĐ.

4) Thực hiện mô hình CLB nam giới tiên phong nhằm cung cấp dịch vụ tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức, thái độ và giảm thiểu hành vi bạo lực với vợ cho nam giới GBL tại cộng đồng thông qua phương pháp CTXH nhóm có tác động tích cực trong việc thay đổi nhận thức và hành vi của nam giới GBL về BLGĐ.

4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

4.1 Phương pháp luận

Để giải quyết những vấn đề đặt ra, luận án dựa trên phương pháp luận nghiên cứu khoa học duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác-Lê Nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng gắn với vấn đề dịch vụ CTXH với nam giới nhằm giảm thiểu BLGĐ. Luận án lấy cơ sở là chủ nghĩa duy vật lịch sử để lý giải những kết quả nghiên cứu cũng như ứng dụng các phương pháp hỗ trợ CTXH đối với nam giới gây bạo lực nhằm giảm thiểu BLGĐ trong sự vận động và phát triển xã hội.

Các lý thuyết hệ thống, nhu cầu và thân chủ trọng tâm đã được vận dụng để giải thích rò hơn mối quan hệ giữa các yếu tố văn hóa - xã hội đối với hành vi bạo lực gia đình cũng như ảnh hưởng của các điều kiện dịch vụ công tác xã hội đối với việc thay đổi nhận thức và hành vi của nam giới GBL .

4.2 Phương pháp nghiên cứu

4.2.1 Phương pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu

4.2.1.1 Mục đích

Nhằm xây dựng khái niệm công cụ nghiên cứu của đề tài và làm rò một số khái niệm liên quan đến nghiên cứu cũng như những nội dung hoạt động của 5 dịch vụ CTXH với nam giới gây bạo lực.

4.2.1.2 Cách thức tiến hành

Phân tích thông tin, số liệu từ các báo cáo, ấn phẩm, tài liệu liên quan đến lĩnh vực bạo lực gia đình và các biện pháp phòng ngừa giảm thiểu BLGĐ dưới góc độ dịch vụ CTXH. Ưu tiên các tài liệu sách chuyên khảo, các đề tài khoa học, các bài báo khoa học, các luận án, luận văn đã được công bố, các báo cáo của địa phương và những thông tin trên các trang web. Ngoài ra, để tăng thêm tài liệu, nghiên cứu đã lựa chọn tìm kiếm nâng cao trên Google scholar, không giới hạn về thời gian xuất bản và tác giả. Sau quá trình tổng hợp có gần 100 tài liệu, nghiên cứu được sàng lọc và đáp ứng tiêu chí.

4.2.2 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

4.2.2.1 Mục đích

Đánh giá thực trạng hành vi bạo lực của nam giới với vợ theo 4 nhóm hình thức bạo lực; Hiểu biết về các loại hình dịch vụ CTXH với nam giới nhằm giảm thiểu BLGĐ; Nhu cầu sử dụng các dịch vụ CTXH hỗ trợ cho nam giới nhằm giảm thiểu BLGĐ; Vai trò của các dịch vụ CTXH với nam giới nhằm giảm thiểu BLGĐ tại tỉnh Quảng Ninh; Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận của nam giới với các dịch vụ CTXH nhằm giảm thiểu BLGĐ.

4.2.2.2 Cách thức tiến hành

Chọn mẫu nghiên cứu

NCS sử dụng phương thức chọn mẫu ngẫu nhiên, dựa vào công thức chọn mẫu Slovin. Theo số liệu cung cấp trong Báo cáo Hội nghị tổng kết 10 năm ( 2008 – 2018) thi hành luật phòng, chống bạo lực gia đình của UBND tỉnh Quảng Ninh, tổng số nam giới gây bạo lực là 1200 người ( số liệu thống kê từ năm 2012 – 2018). Tác giả sử dụng công thức Slovin để tiến hành xác định số mẫu tối thiểu cho nghiên cứu như sau :

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/07/2022