Các hiệp định tự do thế hệ mới như Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định thương mại tự do Châu Âu và Việt Nam (EVFTA) rất quan tâm đến vấn đề về lao động. Các Hiệp định này viện dẫn đến Tuyên bố năm 1998 của ILO, tức là các nước khi tham gia vào các hiệp định thương mại này phải đảm bảo được 4 nhóm quyền và nguyên tắc cơ bản tại nơi làm việc bao gồm tự do hiệp hội và quyền thương lượng tập thể, xóa bỏ mọi hình thức lao động cưỡng bức và lao động bắt buộc, xóa bỏ có hiệu quả lao động trẻ em và xóa bỏ phân biệt đối xử trong công việc. Như vậy, việc gia nhập các hiệp định này sẽ có tác động làm thay đổi cơ bản hệ thống quan hệ lao động và công đoàn của Việt Nam.
* Các điều ước quốc tế song phương
Ngoài các điều ước quốc tế đa phương còn có các điều ước quốc tế song phương về lao động giữa Việt Nam với các quốc gia trên thế giới phải kể đến như Hiệp ước, bản ghi nhớ về sử dụng lao động di trú giữa Việt Nam và Chính phủ Malaysia, hiệp định về loại trừ nạn buôn bán phụ nữ và trẻ em và trợ giúp nạn nhân của tội phạm này giữa Việt Nam và Campuchia, Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý các vấn đề dân sự và hình sự giữa Việt Nam và Liên bang Nga, giữa Việt Nam và Ucraina, Hiệp định tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự và thương mại giữ Việt Nam và An-giê-ri, Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về các vấn đề dân sự, gia đình, lao động và hình sự giữa Việt Nam và Bê-la-rút, Cuba và nhiều nước khác.
1.3.2.2. Các văn bản pháp luật trong nước
Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có các quy chế pháp lý dành cho người lao động nước ngoài. Hiện nay, Việt Nam chưa có một văn bản pháp luật nào quy định toàn diện về địa vị pháp lý của người lao động nước ngoài tại Việt Nam. Địa vị pháp lý của người lao động nước ngoài tại Việt Nam được quy định trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau.
Văn bản pháp luật quốc gia phải kể đến đầu tiên là Hiến pháp. Hiến
pháp năm 2013 của Việt Nam, tại Điều 48 có quy định: “Người nước ngoài cư trú ở Việt Nam phải tuân theo Hiến pháp và pháp luật Việt Nam; được
bảo hộ tính mạng, tài sản và các quyền, lợi ích chính đáng theo pháp luật Việt Nam”. Đây là quy định đặt nền tảng cho các quy định trong các văn bản pháp luật khác liên quan tới người nước ngoài nói chung và người lao động nước ngoài nói riêng.
Có thể bạn quan tâm!
- Địa vị pháp lý của người lao động nước ngoài tại Việt Nam - 2
- Địa Vị Pháp Lý Của Người Lao Động Nước Ngoài
- Điều Ước Quốc Tế, Văn Bản Pháp Luật Quốc Gia
- Năng Lực Hành Vi Dân Sự Của Cá Nhân Là Người Nước Ngoài Được Xác Định Theo Pháp Luật Của Nước Mà Người Đó Là Công Dân, Trừ Trường Hợp Pháp
- Có Giấy Phép Lao Động Do Cơ Quan Nhà Nước Có Thẩm Quyền Của Việt Nam Cấp, Trừ Các Trường Hợp Theo Quy Định Tại Điều 172 Của Bộ Luật Lao Động
- Thời Hạn Của Giấy Phép Lao Động Và Các Trường Hợp Giấy Phép Lao Động Hết Hiệu Lực
Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.
Tiếp đến là Bộ luật Dân sự. Cả Bộ luật Dân sự năm 2015 và Bộ luật Dân sự năm 2005 đều có quy định dành riêng cho quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Quy định này làm cơ sở để xác định những quyền và nghĩa vụ căn bản cho người nước ngoài. Trước đây khi chưa có bộ luật Dân sự cũng như Bộ luật lao động, nước ta có các văn bản pháp lý có liên quan như Quyết định số 122-CP của Hội đồng Chính phủ về chính sách đối với người nước ngoài cư trú và làm ăn sinh sống ở Việt Nam (Ngày 25 tháng 4 năm 1977 Hội đồng Chính phủ), Quyết định này thể hiện đường lối đối ngoại hữu nghị của Nhà nước ta trên cơ sở bảo vệ chủ quyền an ninh quốc gia; đồng thời bảo hộ quyền lợi chính đáng của người nước ngoài cư trú, làm ăn sinh sống ở Việt Nam; Thông tư liên bộ 178-LBNG/NV năm 1977 hướng dẫn Quyết định số 122 - CP; Pháp lệnh về Bảo hộ lao động năm 1991. Những văn bản này đã góp phần xây dựng nên địa vị pháp lý người lao động nước ngoài tại Việt Nam.
Tiếp theo, đó là văn bản pháp luật chuyên ngành - Bộ luật Lao động. Bộ luật Lao động (BLLĐ) đầu tiên (01/01/1995) ra đời qua ba lần sửa đổi, bổ sung (năm 2002, 2006, 2007) đã tạo một môi trường pháp lý mới về lao động, trong đó có quy định dành cho người lao động nước ngoài tại Việt Nam. Quy định cơ bản đó là lao động nước ngoài tại Việt Nam phải có giấy phép lao động. Bên cạnh đó, có các nghị định có liên quan trực tiếp tới người lao động nước ngoài như Nghị định số 105/2003/NĐ-CP ngày 17 tháng 9 năm 2003 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một sổ điều của Bộ luật Lao động về tuyển dụng và quản lý người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam; Nghị định số 93/2005/NĐ-CP ngày 13 tháng 7 năm 2005 sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 105/2003/NĐ-CP ngày 17 tháng 9 năm 2003 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tuyển dụng và quản lý người lao động
nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Tiếp đó, Nghị định số 34/2008/NĐ-CP quy định về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ra đời thay thế cho Nghị định số 105/2003/NĐ-CP.
Năm 2012, Việt Nam ban hành Bộ luật Lao động năm 2012 (đây là Bộ luật Lao động hiện hành) với quy định người lao động nước ngoài là đối tượng áp dụng của bộ luật cùng những quy định trực tiếp liên quan tới người lao động nước ngoài như: Điều kiện của lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam (Điều 169); Điều kiện tuyển dụng lao động là công dân nước ngoài (Điều 170); Giấy phép lao động cho lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam (Điều 171); Công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam không thuộc diện cấp giấy phép lao động (Điều 172) và các quy định khác liên quan đến giấy phép lao động. Để cụ thể hóa các quy định trong Bộ luật Lao động, Chính phủ ban hành Nghị định số 102/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Hiện tại, văn bản pháp luật mới nhất là Nghị định số 11/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam có hiệu lực từ ngày 01/4/2016 thay thế cho Nghị định số 102/2013/NĐ-CP.
Bên cạnh đó còn có những văn bản pháp luật và nghị định có liên quan khác như Luật xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014, Luật Quốc tịch năm 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2014, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, Luật Bảo hiểm y tế năm 2008, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế năm 2014 và nhiều văn bản pháp luật khác.
1.3.3. Chủ chương và chính sách của Việt Nam đối với người lao động nước ngoài
Người nước ngoài nói chung cư trú ở Việt Nam phải tuân theo Hiến pháp và pháp luật Việt Nam, được bảo hộ tính mạng, tài sản và các quyền, lợi ích chính đáng theo pháp luật Việt Nam. Việt Nam là một nước đang phát triển, đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam tăng nhanh, xuất hiện nhiều ngành,
lĩnh vực mới khiến cho nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài trở nên cấp thiết. Do đó, các quy đinh pháp luật của Việt Nam ngày càng thuận lợi hơn cho người lao động nước ngoài.
Việt Nam chỉ ưu tiên thu hút những lao động mà trong nước không đáp ứng được nhu cầu, đặc biệt là những lao động có trình độ chuyên môn cao. Việt Nam luôn quan tâm việc ưu tiên sử dụng lao động trong nước vào các vị trí mà lao động trong nước đảm nhận được; không cho phép sử dụng người nước ngoài không có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. Vì thế, đối với các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân, nhà thầu trong nước chỉ được tuyển lao động là công dân nước ngoài vào làm công việc quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật mà lao động Việt Nam chưa đáp ứng được theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh, nghiêm cấm người sử dụng lao động trong nước sử dụng lao chỉ đạt trình độ lao động phổ thông.
1.4. Năng lực chủ thể và giải quyết xung đột pháp luật
Chúng ta có thể tìm hiểu về năng lực chủ thể của người lao động nước ngoài thông qua tìm hiểu năng lực chủ thể của người nước ngoài nói chung tại Việt Nam. Năng lực chủ thể bao gồm năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự đây là hai thuộc tính cơ bản của địa vị pháp lý của người nước ngoài tại Việt Nam. Một trong những đặc điểm quan trọng của địa vị pháp lý của người nước ngoài đó là có thể chịu sự điều chỉnh của hai hay nhiều hệ thống pháp luật. Trong khi đó, các nước khác nhau sẽ có hoàn cảnh chính trị, kinh tế, xã hội hay văn hóa khác nhau và do đó đương nhiên sẽ có quy định pháp luật khác nhau trong việc điều chỉnh một quan hệ pháp luật. Đây chính là hiện tượng sự xung đột pháp luật trong Tư pháp quốc tế. Khi nghiên cứu về địa vị pháp lý của người nước ngoài tại Việt Nam, đương nhiên phải xem xét việc giải quyết xung đột pháp luật về năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự.
Xung đột pháp luật nói chung được giải quyết bằng hai phương pháp chủ yếu là phương pháp thực chất và phương pháp xung đột. Phương pháp thực chất là phương pháp áp dụng các quy phạm thực chất, các quy phạm
thực chất trực tiếp quy định quyền và nghĩa vụ của các chủ thể, ghi nhận trong các Điều ước quốc tế, tập quán quốc tế, văn bản quy phạm pháp luật quốc gia. Còn phương pháp xung đột là phương pháp áp dụng các quy phạm xung đột, các quy phạm xung đột là quy phạm gián tiếp quy định (chỉ ra, dẫn chiếu đến) hệ thống pháp luật nước nào sẽ được áp dụng để điều chỉnh quan hệ pháp luật đó. Nói chung, để giải quyết xung đột pháp luật, các nước sẽ cùng nhau kí kết các điều ước quốc tế hoặc các quốc gia tự ban hành các quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật nước mình để hướng dẫn chọn luật áp dụng để chủ động trong việc điều chỉnh các quan hệ tư pháp quốc tế trong khi chưa kí kết được điều ước quốc tế, thâm chí nếu chưa có quy phạm điều chỉnh quan hệ đó thì áp dụng tập quán quốc tế.
Để lựa chọn được luật áp dụng, trong Tư pháp quốc tế thường áp dụng các hệ thuộc luật cơ bản sau: Hệ thuộc luật nhân thân, hệ thuộc luật nhân thân lại bao gồm hệ thuộc luật quốc tịch (luật của nước mà đương sự mang quốc tịch) và hệ thuộc luật nơi cư trú (luật của nước mà đương sự cư trú); hệ thuộc luật nơi có tài sản (luật của nước nơi tài sản thực tế tồn tại); hệ thuộc luật nơi thực hiện hành vi (luật nước nơi thực hiện một hành vi pháp lý); hệ thuộc luật lựa chọn (các bên tham gia hợp đồng được lựa chọn hệ thống pháp luật).
Các hiệp định tường trợ tư pháp giữa Việt Nam và các nước đều quy định rằng luật áp dụng để xác định năng lực chủ thể của cá nhân là pháp luật người đó có quốc tịch (Điều 15 Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam - Cộng hòa Séc và Cộng hòa Slovakia; Điều 28 Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam - Hungari; Điều 18 Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam - Cu Ba; Điều 17 Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam - Lào; Điều 21 Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam - Ba Lan;…15)
1.4.1. Năng lực pháp luật dân sự
15 Trang 258, Giáo trình Tư pháp Quốc tế, Khoa luật - ĐHQG Hà Nội, Nguyễn Bá Diến (chủ biên) (2013).
Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự. Mặc dù được ghi nhận như là một bộ phận không thể thiếu được của cá nhân, nhưng năng lực pháp luật dân sự của cá nhân không phải do tạo hóa ban cho mà do Nhà nước ghi nhận và quy định cho công dân của Nhà nước đó. Pháp luật của một số nước và một số Điều ước quốc tế quy định rằng năng lực pháp luật của cá nhân được xác định theo pháp luật của nước mà cá nhân mang quốc tịch, tức là sử dụng hệ thuộc luật quốc tịch. Pháp luật nước sở tại cũng sẽ có quy định về năng lực dân sự của người nước ngoài dựa trên cơ sở chế độ đãi ngộ quốc dân hay chế độ tối huệ quốc hay chế độ đãi ngộ đặc biệt, điều này là thuộc chủ quyền của quốc gia. Vì thế, năng lực pháp luật dân sự của người nước ngoài rộng hay hẹp hoàn toàn phụ thuộc vào quyết định của nước sở tại sao cho phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của Công pháp quốc tế cũng như Tư pháp quốc tế, với yêu cầu của nước sở tại trong việc bảo vệ an ninh, quốc phòng và phát triển kinh tế - xã hội.
Pháp luật Việt Nam, cụ thể tại Bộ luật dân sự năm 2005 có quy định về năng lực pháp luật dân sự của cá nhân. Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau và năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết. Nội dung năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là các quyền, nghĩa vụ dân sự mà cá nhân được hưởng bao gồm quyền nhân thân không gắn với tài sản và quyền nhân thân gắn với tài sản; quyền sở hữu, quyền thừa kế và các quyền khác đối với tài sản; quyền tham gia quan hệ dân sự và có nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ đó. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân không bị hạn chế bởi bất cứ lý do nào như độ tuổi, địa vị xã hội, giới tính hay tôn giáo, dân tộc, trừ trường hợp do pháp luật quy định khác. Năng lực pháp luật sự của cá nhân do Nhà nước quy định cho tất cả cá nhân, nhưng Nhà nước cũng không cho phép công dân tự hạn chế năng lực pháp luật của chính họ và của cá nhân khác. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân thuộc tính nhân thân của chủ thể và không thể chuyển dịch cho chủ thể khác.
Tại Điều 761, Bộ luật Dân sự năm 2005 có quy định về việc xác định năng lực pháp luật dân sự của các nhân là người nước ngoài:
“Điều 761. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là người nước ngoài
1. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là người nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch.
2. Người nước ngoài có năng lực pháp luật dân sự tại Việt Nam như công dân Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quy định khác.”
Như vậy, năng lực pháp luật dân sự của người nước ngoài là là khả năng của người nước ngoài có quyền và nghĩa vụ dân sự, được xác định theo pháp luật của nước mà người lao động này mang quốc tịch tức là áp dụng hệ thuộc luật quốc tịch. Một câu hỏi đặt ra đó là trường hợp người nước ngoài không có quốc tịch, hoặc có nhiều quốc tịch nước ngoài thì xác định năng lực pháp luật dân sự như thế nào? Điều 760, Bộ luật Dân sự năm 2005 đã trả lời cho câu hỏi này:
“Điều 760. Căn cứ áp dụng pháp luật đối với người không quốc tịch, người nước ngoài có hai hay nhiều quốc tịch nước ngoài
1. Trong trường hợp Bộ luật này hoặc các văn bản pháp luật khác của Cộng hoà xã hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam dẫn chiếu đến việc áp dụng pháp luật của nước mà người nước ngoài là công dân thì pháp luật áp dụng đối với người không quốc tịch là pháp luật của nước nơi người đó cư trú; nếu người đó không có nơi cư trú thì áp dụng pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Trong trường hợp Bộ luật này hoặc các văn bản pháp luật khác của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam dẫn chiếu đến việc áp dụng pháp luật của nước mà người nước ngoài là công dân thì pháp luật áp dụng đối với người nước ngoài có hai hay nhiều quốc tịch nước ngoài là pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch và cư trú vào thời điểm phát sinh quan hệ dân sự; nếu người đó không cư trú tại một trong các nước mà người đó có quốc tịch thì
áp dụng pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch và có quan hệ gắn bó nhất về quyền và nghĩa vụ công dân.”
Ta thấy, theo quy định của Bộ luật Dân sự 2005 thì trường hợp mà người nước ngoài tại Việt Nam không có quốc tịch nước nào thì sẽ xác định năng lực pháp luật theo pháp luật của nước nơi người đó cư trú (áp dụng hệ thuộc luật nơi cư trú), nếu không có nơi cư trú thì xác định theo pháp luật Việt Nam. Thực tế, một người luôn có nơi cư trú, chỉ là vào thời điểm phát sinh quan hệ pháp luật thì có xác định được nơi cư trú không thôi. Mặt khác, nếu không xác định được nơi cư trú thì pháp luật mặc định áp dụng pháp luật Việt Nam thì chưa chắc sẽ đảm bảo được quyền lợi cho người lao động nước ngoài. Hơn nữa, nếu có trường hợp họ có nhiều nơi cư trú thì sẽ áp dụng áp luật nước nào? Chính vì vậy, tại Bộ luật Dân sự năm 2015 đã có sự sửa đổi về vấn đề này: “Nếu người đó có nhiều nơi cư trú hoặc không xác định được nơi cư trú vào thời điểm phát sinh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài thì pháp luật áp dụng là pháp luật của nước nơi người đó có mối liên hệ gắn bó nhất”.
Còn đối với trường hợp người nước ngoài có nhiều quốc tịch nước ngoài thì cả Bộ luật Dân sự năm 2005 và 2015 đều quy định năng lực pháp luật sẽ được xác định theo luật nơi mà người đó vừa mang quốc tịch vừa cư trú, nếu không cư trú tại nước mà mình mang quốc tịch thì sẽ áp dụng pháp luật nơi mà người đó có quốc tịch và có quan hệ gắn bó nhất về quyền và nghĩa vụ công dân. Đương sự có nghĩa vụ chứng minh pháp luật nước nào được xem là có mối quan hệ gắn bó nhất. Trong trường hợp đương sự không chứng minh được về mối quan hệ gắn bó nhất về quyền và nghĩa vụ công dân của mình thì pháp luật Việt Nam được áp dụng.16 Nước nơi có quan hệ gắn bó nhất được xác định trên cơ sở đánh giá mối liên hệ giữa toàn bộ các yếu tố của quan hệ lao động cụ thể, bao gồm chủ thể, đối tượng, địa điểm phát sinh quan hệ lao động và các yếu tố khác có liên quan với nước đó. Việc đánh giá mối liên hệ này phải tính đến sự hài hòa về lợi ích, chính sách của các nước
16 Xem khoản 3 Điều 4; Điều 5 Nghị định 138/2006/NĐ-CP ngày 15/11/2006 Quy định chi tiết thi hành các quy định của BLDS về các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.