Địa lý nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên - 2

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1. Tổng sản phẩm GDP của ngành nông nghiệp, tỉ trọng nông nghiệp trong tổng GDP toàn nền kinh tế, tốc độ tăng trưởng GDP (Theo giá so sánh) 18

Bảng 1.2. Sự chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2005 - 2016 (Theo giá so sánh) 19

Bảng 2.1. Dân số và mật độ dân số các đơn vị hành chính tỉnh Thái Nguyên năm 2016 ...24 Bảng 2.2. Cơ cấu sử dụng đất phân theo loại đất và đơn vị hành chính tỉnh Thái

Nguyên năm 2016 28

Bảng 2.3. Lao động và cơ cấu lao động theo ngành của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2016 32

Bảng 2.4. Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2016 40

Bảng 2.5. Chuyển dịch cơ cấu ngành giai đoạn 2005 - 2016 42

Bảng 2.6. Qui mô dân số, dân số đô thị và tỷ lệ dân số đô thị tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2000 - 2016 44

Bảng 3.1. Giá trị sản xuất của tỉnh Thái Nguyên phân theo ngành giai đoạn 2010

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

- 2016 theo giá thực tế 47

Bảng 3.2. Cơ cấu giá trị sản xuất phân theo ngành kinh tế của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2016 48

Địa lý nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên - 2

Bảng 3.3. Giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông - lâm và thủy sản tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2005 - 2016 48

Bảng 3.4. Giá trị sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2010 - 2016 theo giá hiện hành 49

Bảng 3.5. Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2010 - 2016 theo giá hiện hành 50

Bảng 3.6 . Giá trị sản xuất ngành trồng trọt phân theo nhóm cây trồng giai đoạn 2010 - 2016 theo giá hiện hành 51

Bảng 3.7. Diện tích gieo trồng các loại cây trồng giai đoạn 2010 - 2016 52

Bảng 3.8. Diện tích và sản lượng cây lương thực có hạt phân theo đơn vị hành chính 53

Bảng 3.9. Diện tích và sản lượng lúa phân theo các đơn vị hành chính giai đoạn 2010 - 2016 55

Bảng 3.10. Diện tích, năng suất và sản lượng ngô, khoai, sắn giai đoạn 2010 - 2016 56

Bảng 3.11. Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây công nghiệp hằng năm giai đoạn 2010 - 2016 57

Bảng 3.12. Diện tích trồng chè, sản lượng chè giai đoạn 2010 - 2016 60

Bảng 3.13. Tình hình phát triển chăn nuôi giai đoạn 2010 - 2016 64

Bảng 3.14. Số lượng trâu, bò, lợn phân theo đơn vị hành chính giai đoạn 2010 - 2016 64

Bảng 3.15. Số lượng gia cầm chính (gà, vịt, ngan, ngỗng) phân theo huyện, thị 66

Bảng 3.16. Diện tích mặt nước nuôi trồng, sản lượng thủy sản phân theo đơn vị hành chính giai đoạn 2010 - 2016 70

vi

Bảng 3.17. Số trang trại nông nghiệp phân theo đơn vị hành chính tỉnh Thái Nguyên năm 2016 72


DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Thái Nguyên 25

Hình 2.2. Cơ cấu sử dụng đất tỉnh Thái Nguyên năm 2016 27

Hình 2.3. Biểu đồ khí hậu tỉnh Thái Nguyên (nhiệt, ẩm) 29

Hình 2.4. Quy mô và gia tăng dân số tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2005 - 2016 32

Hình 2.5. Bản đồ nguồn lực phát triển nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên 39

Hình 2.6. GRDP và tốc độ tăng trưởng GRDP tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2016... 41 Hình 3.1. Diện tích và sản lượng lúa tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2016 54

Hình 3.2. Diện tích và sản lượng lạc giai đoạn 2010 - 2016 58

Hình 3.3. Bản đồ hiện trạng sản xuất chè tỉnh Thái Nguyên 61

Hình 3.4. Bản đồ hiện trạng phát triển và phân bố nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên 71

Hình 3.5. Bản đồ các khu vực chuyên canh, vùng nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên.. 76

MỞ ĐẦU


1. Lí do chọn đề tài

Nông nghiệp có vị trí quan trọng đối với đời sống con người ở tất cả các quốc gia bởi hoạt động sản xuất nông nghiệp không chỉ tạo ra những sản phẩm thiết yếu bảo đảm cho sự tồn tại và phát triển của con người như lương thực, thực phẩm mà còn cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp phục vụ cho đời sống xã hội. Vì vậy, ở nhiều quốc gia, việc phát triển kinh tế nông nghiệp là lĩnh vực quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH).

Việt Nam là một đất nước có điều kiện thuận lợi cả về mặt tự nhiên và kinh tế - xã hội để phát triển nông nghiệp. Sự chú trọng đầu tư và quan tâm của nhà nước tạo điều kiện để sản xuất nông nghiệp nước ta đạt được nhiều thành tựu trong những năm gần đây và đời sống người nông dân cũng từng bước được nâng cao. Giá trị sản xuất nông nghiệp của nước ta liên tục tăng trong những đổi mới. Tốc độ tăng bình quân đạt trên 5,5%/năm và GDP trên 3,6%/năm. Nông nghiệp nước ta không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước với số dân tăng 1 triệu người/năm mà góp phần sử dụng hiệu quả hơn nguồn tài nguyên nông nghiệp, nâng cao thu nhập, góp phần nâng cao vị thế của nước ta trên thị trường nông sản thế giới với nhiều mặt hàng xuất khẩu hàng đầu thế giới như: Gạo, cà phê, cao su, chè, tiêu, gỗ và sản phẩm từ gỗ, thủy sản... Giai đoạn 2011 - 2016, so với các nước trong khu vực, ngành Nông nghiệp Việt Nam có tốc độ tăng trưởng vừa và có xu hướng giảm đi, song giá trị sản xuất vẫn ở mức ổn định. Trong 30 năm đổi mới, ngành nông nghiệp Việt Nam đã có bước phát triển vượt bậc trong sản xuất, đảm bảo an ninh lương thực. Nông sản Việt Nam hiện xuất khẩu đến 180 nước trên thế giới và luôn nằm trong top 15 quốc gia xuất khẩu nông sản lớn nhất. Giá trị xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam đạt 32 tỷ USD (năm 2016) và năm 2017 đạt gần 36 tỷ USD, với 10 nhóm ngành hàng xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD.

Tỉnh Thái Nguyên, là trung tâm chính trị, kinh tế của khu Việt Bắc nói riêng, của vùng trung du miền núi đông bắc nói chung, là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ. Giai đoạn 2011 - 2015, từ các nguồn vốn, tỉnh đã đầu tư trên 1.786 tỷ đồng để hỗ trợ phát triển sản xuất. Nhờ đó, giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp, thủy sản bình quân của tỉnh tăng 6,2%. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi (từ 32% năm 2010 lên 41% năm 2015). Tuy nhiên, sản xuất vẫn chủ yếu nhỏ lẻ, manh mún theo quy mô hộ, chưa có nhiều mô hình ứng dụng khoa học công nghệ cao vào sản xuất, thiếu liên kết giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm... Chính vì vậy, tỉnh

Thái Nguyên đã phê duyệt Đề án Tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2017 - 2020 nhằm phát huy và sử dụng mọi nguồn lực, khai thác có hiệu quả, các tiềm năng, lợi thế của tỉnh để phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững. Căn cứ tiềm năng thế mạnh, các địa phương chủ động lựa chọn nội dung, xác định nhiệm vụ ưu tiên và bước đi phù hợp nhằm khai thác hiệu quả điều kiện đất đai, lao động, nguồn lực đầu tư, đẩy mạnh tăng trưởng, hoàn thành mục tiêu tái cơ cấu.

Chính những lí do trên, tác giả quyết định lựa chọn đề tài “Địa lí nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên” có tính cấp thiết nhằm đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển nông nghiệp của tỉnh nhà. Từ đó đề xuất những giải pháp đồng bộ, phù hợp góp phần thúc đẩy tăng trưởng sản xuất nông nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế nói chung. Nghiên cứu đề tài này tôi cũng mong muốn được đóng góp, đề xuất ý kiến cá nhân cho nền kinh tế địa phương mình và phục vụ cho công tác nghiên cứu và giảng dạy trong nhà trường.

2. Mục tiêu, nhiệm vụ và giới hạn nghiên cứu của đề tài

2.1. Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn địa lí kinh tế - xã hội nói chung và địa lí nông nghiệp nói riêng, đề tài tập trung nghiên cứu, đánh giá nguồn lực, thực trạng phát triển và từ đó đề xuất các giải pháp cụ thể để nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên phát triển hiệu quả và bền vững trong tương lai.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tổng quan một số vấn đề lí luận và thực tiễn về địa lí nông nghiệp, làm cơ sở vận dụng vào trường hợp tỉnh Thái Nguyên.

- Phân tích, đánh giá các nguồn lực tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến phát triển và phân bố nông nghiệp của tỉnh Thái Nguyên.

- Phân tích thực trạng phát triển ngành nông, lâm và ngư nghiệp theo ngành kinh tế và theo lãnh thổ.

- Đề xuất những giải pháp cụ thể và đồng bộ góp phần phát triển nông nghiệp địa phương đi theo hướng sản xuất hàng hóa và bền vững.

2.3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài

- Về nội dung:

Đề tài tập trung nghiên cứu ở các khía cạnh nguồn lực về tự nhiên và kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nền nông nghiệp và thực trạng sản xuất, cùng cơ cấu ngành, phân hóa lãnh thổ của tỉnh Thái Nguyên. Đề tài nghiên cứu

nông nghiệp theo nghĩa rộng (nông - lâm - ngư nghiệp) và tập trung nghiên cứu các hình thức tổ chức lãnh thổ trang trại, vùng chuyên canh, tiểu vùng nông nghiệp.

- Về phạm vi: Đề tài nghiên cứu lãnh thổ trên phạm vi toàn tỉnh Thái Nguyên. Có sự phân hóa đến cấp huyện. Việc phân vùng chỉ mang tính chất tương đối.

- Về thời gian: Tập trung nghiên cứu trong khoảng thời gian từ năm 2010 - 2016 và định hướng đến năm 2020, tầm nhìn 2030.

3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Được coi là ngành kinh tế quan trọng và không ngành nào có thể thay thế được nên ngành nông nghiệp và các khía cạnh của nó trở thành vấn đề được các nhà nghiên cứu quan tâm chú ý trong nhiều công trình nghiên cứu ở cả trong và ngoài nước đã được công bố và có ý nghĩa trong thực tiễn đời sống. Tuy nhiên việc đánh giá các nguồn lực và thực trạng phát triển ngành nông - lâm - ngư nghiệp cụ thể của tỉnh Thái Nguyên thì vẫn còn là một đề tài khá mới. Chưa kể các công trình nghiên cứu về nông nghiệp của các nhà khoa học nước ngoài, có thể kể đến một số nghiên cứu:

- Giáo trình “Kinh tế nông nghiệp” của Vũ Đình Thắng và Nguyễn Thế Nhã - NXB Thống Kê (2002) và “Kinh tế nông nghiệp” của Phạm Đình Vân và Đỗ Thị Kim Chương - NXB Nông Nghiệp (2008). Hai tác phẩm đã đề cập đến những vấn đề cơ bản của phát triển nông nghiệp như đặc điểm, các nguồn lực tác động đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp, lí thuyết kinh tế và quy luật cung - cầu của thị trường, vấn đề phát triển bền vững của ngành. Đó là cơ sở lí luận quan trọng trong quá trình nghiên cứu, phân tích, đánh giá tiềm năng, thực trạng và phân bố nền nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên.

- Giáo trình “Địa lí kinh tế xã hội đại cương” của Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên), Nguyễn Viết Thịnh, Lê Thông - NXB ĐHSP Hà Nội (2005); giáo trình “Địa lí kinh tế xã hội Việt Nam” của Nguyễn Viết Thịnh, Đỗ Thị Minh Đức - NXB Giáo dục (2003); “Địa lí kinh tế xã hội Việt Nam” của Lê Thông (chủ biên), Nguyễn văn Phú, Nguyễn Minh Tuệ - NXB giáo dục (2001); “Địa lí các vùng kinh tế Việt Nam” của Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên) và các cộng sự...Các tác phẩm trên đã đề cập đến những vấn đề thuộc về lí luận và thực tiễn của địa lí kinh tế xã hội nói chung và địa lí ngành nông nghiệp nói riêng, vai trò, đặc điểm phát triển, nhân tố ảnh hưởng, sự phân bố, tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở cả trên thế giới và Việt Nam. Đó là cơ sở lí luận quan trọng trong nghiên cứu địa lí nông nghiệp của một lãnh thổ cụ thể, trợ giúp đề tài nghiên cứu của tác giả về tỉnh Thái Nguyên.

- Báo cáo Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030 phê duyệt tại Quyết định số 124/QĐ-TTg, ngày 02 tháng 02 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ đã đi sâu phân tích, đánh giá các điều kiện,

thực trạng phát triển nông nghiệp nước ta giai đoạn 2000 - 2010, từ đó đưa ra phương hướng chiến lược phát triển nông nghiệp cả nước.

- Báo cáo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Trung du và Miền núi phía Bắc đến năm 2020 theo Quyết định số 1064/QĐ-TTg ngày 08 tháng 07 năm 2013 đã phân tích, đánh giá các điều kiện, thực trạng phát triển nông nghiệp vùng giai đoạn 2000 - 2010, từ đó đưa ra phương hướng chiến lược phát triển nông nghiệp vùng. Những nhận định đó có ý nghĩa lớn trong quá trình thực hiện đề tài vì Thái Nguyên là một tỉnh có nhiều nét tương đồng mang đặc trưng của vùng về kinh tế - xã hôi trong đó có nền nông nghiệp.

- Các luận văn thạc sĩ về địa lí nông nghiệp tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội có thể kể đến như: Nông - lâm - ngư nghiệp tỉnh Nghệ An của Ngô Anh Tuấn (2008); Nông nghiệp tỉnh Yên Bái của Trần Thị Thanh Hà (2010); Nông - lâm - ngư nghiệp tỉnh Hà Nam của Vũ Thị Lan và Nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa của Lại Thị Liêm... Địa lý nông nghiệp tỉnh Hưng Yên (2013) của Hoàng Thị Hương Giang; Địa lí nông nghiệp tỉnh Nam Định (2017) của Phạm Thị Thu Hồng; Địa lý nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh (2013) của Nguyễn Văn Hải. Các đề tài này đã đề cập đến các vấn đề về điạ lí nông nghiệp của từng lãnh thổ nghiên cứu cụ thể.

- Các luận văn thạc sĩ về địa lí nông nghiệp tại Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên có thể kể đến như: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên (2011) của Nguyễn Thu Hằng; Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Thái Nguyên trên quan điểm phát triển bền vững (2010) của Nguyễn Văn Sơn; Phát triển nông nghiệp tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn 2000 - 2009 (2011) của Đặng Ngọc Thắng; Kinh tế trang trại ở tỉnh Thái Nguyên: Tiềm năng, hiện trạng và giải pháp phát triển (2012) của Đỗ Thị Thu Hiền; Thực trạng phát triển nông nghiệp huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2000 - 2010 (2012) của Hoàng Thị Ngọc Loan; Phát triển nông nghiệp tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2000 - 2010 (2013) của Thân Thị Huyền; Phát triển nông nghiệp tỉnh Hà Nam trong giai đoạn 2000 - 2011 (2013) của Trịnh Thùy Linh.

Đề tài “Địa lí nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên” kế thừa, bổ sung, cập nhật những vấn đề mới của nền nông nghiệp hiện đại mà cụ thể là những chỉ tiêu và tiêu chí phát triển nông nghiệp, cùng với vận dụng chúng đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp của địa phương cần nghiên cứu.

4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu

4.1. Quan điểm

4.1.1. Quan điểm lãnh thổ

Bất kì sự vật - hiện tượng địa lí nào cũng tồn tại và phát triển trong một không gian lãnh thổ nhất định. Tìm ra mọi sự phân hóa theo lãnh thổ và giải thích nguyên

nhân sự phân hóa ấy và dự báo tương lai là nhiệm vụ quan trọng trong nghiên cứu về Địa lí. Khi nghiên cứu địa lí các ngành kinh tế nói chung và trong nghiên cứu địa lí nông nghiệp nói riêng việc vận dụng quan điểm lãnh thổ là vô cùng quan trọng.

Phát triển nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên chịu sự chi phối tổng hợp của hàng loạt các nhân tố tự nhiên và KT - XH. Trong nghiên cứu luận văn, vận dụng quan điểm này sẽ giúp cho quá trình đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp trên địa bàn Tỉnh được chính xác, xác định rõ ràng vai trò của từng nhân tố và nhân tố mang tính chất quyết định. Từ sự khác biệt lãnh thổ trong sản xuất nông nghiệp cho phép tác giả nghiên cứu tìm ra thế mạnh và hạn chế của từng vùng để tìm ra kế hoạch phân vùng, phát triển riêng từng vùng một các hợp lí và hiệu quả.

4.1.2. Quan điểm hệ thống

Quan điểm này cho phép xem xét lãnh thổ nghiên cứu là một hệ thống. Với nhiều khía cạnh với quy mô và bản chất khác nhau cùng tồn tại trong một chỉnh thể, một hệ thống và có sự tác động qua lại lẫn nhau. Vì vậy, khi nghiên cứu vấn đề phải đặt trong một thể thống nhất mới có thể xem xét vấn đề một cách toàn diện và sâu sắc. Tính hệ thống thể hiện sự nhất quán trong cách nhìn nhận, sự đồng bộ trong hệ thống số liệu, tài liệu, đảm bảo tính hợp lí, logic của đề tài.

Với tư cách là hệ thống KT - XH hoàn chỉnh, lãnh thổ Thái Nguyên được cấu thành bởi mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên, KT - XH, dân cư, lịch sử, văn hóa, … Các nhân tố này ảnh hưởng tới phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới ở địa phương và luôn tồn tại, vận động trong một không gian nhất định, gồm nhiều nhân tố khác nhau. Mỗi nhân tố vận động, phát triển theo quy luật riêng, song các nhân tố không tồn tại độc lập mà có quan hệ gắn bó hỗ trợ lẫn nhau, tạo nên thể thống nhất và hoàn chỉnh. Khi một nhân tố thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi của các nhân tố khác hay của cả hệ thống. Do vậy, khi xem xét cần phải đặt nó trong một hệ thống.

4.1.3. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh

Quá trình kinh tế - xã hội chịu luôn tồn tại, vận động, biến đổi và phát triển trong không gian và theo thời gian. Vì vậy sự hình thành và phát triển ngành nông nghiệp cũng là một quá trình luôn vận động và phát triển không ngừng. Hiện trạng phát triển nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên là kết quả của sự kế thừa thành tựu trước đó, đồng thời là cơ sở và tiền đề định hướng phát triển trong tương lai

Việc vận dụng quan điểm này trong nghiên cứu Địa lí nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên nhằm xem xét sự phát triển và biến đổi của nó trong không gian và thời gian, rút ra quy luật phát triển ngành, hiện trạng trong điều kiện nhất định đồng thời đưa ra các giải pháp và dự báo tương lai.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/12/2023