Thị Trường Khách Du Lịch Quốc Tế Hàng Đầu Của Việt Nam

Bảng 4.2: 10 thị trường khách du lịch quốc tế hàng đầu của Việt Nam

(lượt khách)


Năm 2005

Năm 2010

Năm 2015

Trung Quốc

752.576

Trung Quốc

905.360

Trung Quốc

1.780.918

Hàn Quốc

317.213

Hàn Quốc

495.902

Hàn Quốc

1.112.978

Nhật Bản

320.605

Nhật Bản

442.089

Nhật Bản

671.379

Mỹ

333.566

Mỹ

430993

Mỹ

491.249

Đài Loan

286.324

Đài Loan

334.007

Đài Loan

438.704

Australia

145.359

Australia

278.155

Malaixia

346.584

Campuchia

186.543

Campuchia

254.553

Nga

338.843

Pháp

126.402

Thái Lan

222.839

Australia

303.721

Thái Lan

84.100

Malaixia

211.337

Campuchia

227.074

Anh

80.884

Pháp

199.351

Thái Lan

214.645

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 161 trang tài liệu này.

Địa lý du lịch Phần 1 - CĐ Du lịch Hà Nội - 9

Nguồn: Tổng cục Du lịch Việt Nam


4.3.3. Một số đặc điểm của khách du lịch quốc tế đến Việt Nam

- Khách du lịch quốc đến Việt Nam với nhiều mục đích, chủ yếu là du lịch thuần tuý, du lịch thương mại, du lịch MICE, du lịch thăm thân.Ví dụ, năm 2000: Khách du lịch thuần túy có 1.138.200 lượt, khách thương mại có 491.646 lượt và khách thăm thân có 399.926 lượt, còn lại 181.572 lượt là phần của khách du lịch với những mục đích khác.

- Khách du lịch quốc tế đến bằng đường hàng không là chủ yếu, đến khách đi bằng đường bộ, đường thuỷ ngày chiếm tỉ trọng nhỏ nhất. Ví dụ, năm 2000: Khách du lịch đến bằng đường hàng không có 1.113.140 lượt, khách đến bằng đường bộ có 770.908 lượt và khách đến bằng đường biển có 256.052 lượt.

- Các thị trường khách du lịch quốc tế chủ yếu: Đông Bắc Á, Bắc Mỹ, Tây Âu, Các nước ASEAN và các thị trường khác như Bắc Âu, Australia, Nam Á,...

Bảng 4.3. Cơ cấu khách du lịch theo phương tiện và mục đích du lịch

(lượt khách)



Năm 2000

Năm 2010

Năm 2014

Tổng số

2.140.100

5.049.855

7.874.312

Chia theo phương tiện giao thông

Đường không

1.113.140

4.061.712

6.220.175

Đường bộ

770.908

937.643

1.606.554

Đường biển

256.052

50.500

47.583

Chia theo mục đích chuyến đi

Nghỉ ngơi, giải trí

1.138.200

3.110.415

4.762.454

Thương mại, công việc

491.646

1.023.615

1.321.888

Thăm thân nhân

399.926

574.082

1.347.081

Các mục đích khác

-

341.743

442.889


Cơ cấu khách theo mục đích du lịch


Nghỉ ngơi, giải trí Thương mại, công việc Thăm thân nhân

Khác

Biểu đồ 4.2: Cơ cấu số khách theo mục đích du lịch

4.4 Cơ sở lưu trú du lịch

Trước năm 1990, du lịch chủ yếu phục vụ chuyên gia nên cơ sở lưu trú có rất ít, nhỏ bé, lạc hậu và thiếu thốn, chất lượng phục vụ thấp.

Từ năm 1990 đến nay, lượng khách du lịch ngày một tăng nhanh, đặc biệt là khách du lịch quốc tế. Vì thế, cơ sở lưu trú du lịch phát triển mạnh mẽ, không ngừng cả về số lượng và chất lượng, nhiều cơ sở đạt tiêu chuẩn quốc tế, đa dạng

về loại hình và sở hữu. Phần lớn các cơ sở lưu trú có qui mô nhỏ, các cơ sở lớn ngày càng tăng nhanh; các khách sạn nhỏ các thiết bị còn lạc hậu, thiếu các dịch vụ bổ trợ. Các cơ sở lưu trú du lịch phân bố tập trung tại các thành phố lớn là trung tâm du lịch như TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Khánh Hoà, Lâm Đồng.

Giai đoạn 2011 - 2015 có sự phát triển mạnh mẽ về cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch, đặc biệt là hệ thống cơ sở lưu trú. Đến nay, cả nước đã có gần 20 nghìn cơ sở lưu trú với 419.280 buồng, đạt tăng trưởng trung bình số buồng là 15,87%/năm; trong đó có 91 cơ sở hạng 5 sao, 219 cơ sở hạng 4 sao, 442 cơ sở hạng 3 sao. Đặc biệt, sự có mặt của các nhà đầu tư chiến lược ở trong nước và quốc tế vào lĩnh vực này đã góp phần quan trọng mở rộng hệ thống cơ sở lưu trú cao cấp, qua đó tăng cường năng lực và khả năng cạnh tranh của du lịch Việt Nam. (bảng 4.4, 4.5)

Bảng 4.4 Cơ sở lưu trú du lịch giai đoạn 2000 - 2015


Năm

2000

2002

2004

2006

2007

2008

2009

Số cơ sở

3.267

4.390

5.847

7.039

9.080

10.406

11.467

Số buồng

72.200

92.500

125.400

160.500

178.348

202.776

216.675


Năm

2009

2010

2011

2012

2014

2015

Số cơ sở

11.467

12.352

13.756

15.381

16.000

18.800

Số buồng

216.675

237.111

256.739

277.661

332.000

355.000

Nguồn: Tổng cục Du lịch Việt Nam

Bảng 4.5 Số lượng cơ sở lưu trú du lịch từ 3-5 sao



Năm

5 sao

4 sao

3 sao

2 sao

1 sao

Tổng


Số khách sạn

2001

15

22

87

172

136

432

2005

18

45

114

342

408

927

2014

72

187

381

-

-

640


Số buồng

2001

4.402

3.037

6.276

7.368

3.947

25.057

2005

5.251

5.561

7.956

11.497

6.413

36.687

2014

17.659

22.569

26.500

-

-

66.728

4.5 Thu nhập du lịch

Du lịch được nhìn nhận là ngành có nhiều tiềm năng trong nền kinh tế nước ta, đặc biệt về khả năng thu hút ngoại tệ. Thu nhập từ ngành du lịch ngày càng tăng, đã chiếm tỉ lệ đáng kể trong GDP. Tuy nhiên so với tiềm năng và qui mô phát triển thì thu nhập của du lịch chưa tương xứng, thể hiện hiệu quả kinh doanh và giá trị gia tăng còn thấp (5% GDP năm 2015). Du lịch cần tăng cường đổi mới và sự hỗ trợ của nhiều ngành để phát triển thành ngành mũi nhọn của nền kinh tế.

Bảng 4.6.Tổng thu từ khách du lịch giai đoạn 2000 - 2015

(nghìn tỷ đồng)


2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

2009

2010

17,40

20,50

23,00

22,00

26,00

30,00

51,00

56,00

60,00

68,00

96,00


2011

2012

2013

2014

2015

2019


130,00

160,00

200,00

230,00

337,83*

640


Nguồn: Tổng cục Du lịch



Câu hỏi ôn tập và thảo luận


1. Anh (chị) nêu mục tiêu của Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và các biện pháp thực hiện.

2. Anh (chị) nêu êu những nét cơ bản trong qui hoạch không gian phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

3. Anh (chị) nêu nh hình và đặc điểm khách du lịch quốc tế đến Việt Nam từ 1991 đến nay?

4. Thảo luận: Đánh giá tình hình và kết quả đã đạt được trong quá trình thực hiện Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam các giai đoạn 2001 - 2010, 2011 -2015.

CHƯƠNG 5

CÁC VÙNG DU LỊCH



Mục tiêu:

Sau khi học xong chương này, người học có khả năng:

- Trình bày được kiến thức cơ bản về 7 vùng du lịch Việt Nam: Lãnh thổ; tài nguyên du lịch; sản phẩm du lịch đặc trưng; các điểm, khu và đô thị du lịch đã được quy hoạch cấp quốc gia.

- Nhận biết được 7 vùng du lịch trên bản đồ và thực tiễn.

- Liên hệ với 7 vùng kinh tế Việt Nam.


Nội dung:

Chương này đề cập đến những vấn đề sau:

- Khái quát vùng và tài nguyên du lịch.

- Cơ sở hạ tầng và cơ sở VCKT.

- Sản phẩm du lịch đặc trưng và các địa bàn du lịch chủ yếu.

- Giới thiệu các khu và đô thị du lịch đã được qui hoạch cấp quốc gia.


5.1 Một số khái niệm liên quan với tổ chức lãnh thổ du lịch

1. Vùng du lịch: Vùng du lịch là hệ thống lãnh thổ kinh tế - xã hội, tập hợp các hệ thống lãnh thổ du lịch thuộc mọi cấp có liên hệ với nhau, cùng với các cơ sở hạ tầng nhằm đảm bảo cho hoạt động của hệ thống lãnh thổ du lịch với việc có chung chuyên môn hoá và các điều kiện kinh tế - xã hội để phát triển du lịch (I.I.Pirôgiơnic).

Phân vùng du lịch thực chất là phân vùng ngành, là tổ chức không gian cho hoạt động của ngành du lịch. Nước ta được chia thành 7 vùng du lịch:

1- Vùng du lịch trung du miền núi Bắc Bộ

2- Vùng du lịch Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc 3- Vùng du lịch Bắc Trung Bộ

4- Vùng du lịch Duyên hải Nam Trung Bộ 5- Vùng du lịch Tây Nguyên

6- Vùng du lịch Đông Nam Bộ

7- Vùng du lịch Tây Nam Bộ (Đồng bằng sông Cửu Long).

2. Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch.

3. Khu du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn với ưu thế về tài nguyên du lịch tự nhiên, được qui hoạch, đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch, đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường.

4. Đô thị du lịch là đô thị có lợi thế phát triển du lịch và du lịch có vai trò quan trọng trong hoạt động của đô thị.

5. Tuyến du lịch là lộ trình liên kết các khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch, gắn với các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không.

6. Du lịch sinh thái là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hóa địa phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững.

7. Du lịch văn hóa là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hóa dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.

8. Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thoả mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch.

9. Môi trường du lịch là môi trường tự nhiên và môi trường xã hội nhân văn nơi diễn ra các hoạt động du lịch.

10. Du lịch bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng được các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch của tương lai.

5.2 Vùng du lịch Trung du miền núi Bắc Bộ

5.2.1. Khái quát

Vùng du lịch Trung du miền núi Bắc Bộ bao gồm 14 tỉnh, thành phố: Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Yên Bái, Phú Thọ, Lào Cai, Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn và Bắc Giang. Vùng có diện tích: 95 338,8 km2, dân số năm 2005 là khoảng 13.000.000 người (cả nước có 83.119.900 người).

Vùng có 6 tỉnh phía bắc giáp với Trung Quốc biên giới dài 1240km, 2 tỉnh ở phía tây giáp Lào biên giới dài 610km. Vùng du lịch này không có đường bờ biển nhưng lại gắn với hệ thống cửa khẩu quan trọng như Pa Háng (Sơn La),

Tây Trang (Điện Biên), Ma Lu Thàng (Lai Châu), Hà Khẩu (Lào Cai), Thanh Thủy (Hà Giang), Hữu Nghị (Lạng Sơn).

5.2.2. Tài nguyên du lịch

Trung du miền núi Bắc Bộ là vùng có tài nguyên du lịch tương đối phong phú, cả tài nguyên tự nhiên và nhân văn. Đây là điều kiện thuận lợi cho ngành du lịch phát triển. Thiên nhiên của vùng đa dạng và có nhiều nét độc đáo mang sắc thái cảnh quan nhiệt đới gió mùa ẩm.

Địa hình ở đây rất đa dạng và phức tạp, núi và cao nguyên chiếm gần 3/4 lãnh thổ của vùng. Phía bắc và tây là những dãy núi lớn ôm lấy đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng duyên hải ở phía đông. Hoàng Liên Sơn là dãy núi đồ sộ và hùng vĩ nhất nước ta với nhiều đỉnh núi cao trên 2000m, đỉnh Fansipan 3.143m cao nhất Đông Dương. Về phía đông bắc là các cánh cung núi: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn và Đông Triều chụm về phía dãy Tam Đảo. Các cao nguyên Đồng Văn, Bắc Hà, Mộc Châu, Sơn La... nằm xen kẽ trong những vùng núi cao phía bắc.

Sự đa dạng của địa hình núi và cao nguyên đã tạo nên nhiều nơi có phong cảnh thiên nhiên đẹp có sức hấp hẫn du lịch. Trong đó, một số nơi đã được khai thác phát triển du lịch rất sớm, ngay từ đầu thế kỷ XX như: Sa Pa, Mẫu Sơn... Ngày nay các địa phương đang khai thác mạnh mẽ nguồn tài nguyên này.

Đặc biệt kiểu địa hình karst tập trung nhiều trong vùng là nguồn tài nguyên du lịch đặc sắc. Ở đây, địa hình karst tập trung thành các khối núi, dãy núi và cao nguyên phổ biến ở các vùng đá vôi Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Lai Châu, Sơn La, Hoà Bình.

Địa hình karst hiểm trở nhưng lại tạo nên nhiều phong cảnh đẹp vì núi non hùng vĩ, đặc biệt các hang động và sông suối ngầm kỳ ảo là đối tượng du lịch hấp dẫn. Trong đó có những thắng cảnh nổi tiếng nước ta như, thắng cảnh Tam Thanh - Nhị Thanh, động Ngườm Ngao, động Puông, điển hình nhất là cao nguyên đá vôi Đồng Văn (Hà Giang).

Tính chất khí hậu nhiệt đới, ẩm, gió mùa của vùng nói chung là thuận lợi cho mọi hoạt động của du lịch. Tuy nhiên cần lưu ý tính phân mùa của khí hậu ở đây. Mùa hạ từ tháng 5 đến tháng 10, có gió Tây Nam và Đông Nam tạo thời tiết nóng, ẩm và mưa nhiều, cùng với các cơn dông, bão nhiệt đới rất mạnh. Mùa hạ là mùa du lịch nghỉ núi. Mùa đông từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, với những đợt gió mùa Đông Bắc tương đối lạnh và khô vào thời kỳ đầu, lạnh và ẩm vào thời kỳ cuối mùa, làm cho vùng có khí hậu lạnh nhất trong cả nước. Đôi khi ở

vùng núi cao có băng giá, tuyết rơi rất lạ và ấn tượng đối với khách du lịch trong nước. Thời tiết mùa đông lại thích hợp cho du lịch tham quan, văn hoá, thể thao.

Các điều kiện khí hậu và địa hình đã tạo cho vùng có hệ thống sông ngòi dày đặc. Lớn nhất là hệ thống sông Đà, sông Cầu, sông Thương. Các hồ tự nhiên ít và nhỏ song lại có phong cảnh đẹp như hồ Ba Bể. Các hồ nhân tạo lại có diện tích lớn hơn. Tuy nhiên, du lịch sông chưa được phát triển. Du lịch các vùng hồ lại được chú trọng phát triển như ở các hồ: hồ Ba Bể, hồ Hoà Bình, hồ Núi Cốc... Trong đó, có Hồ Ba Bể - một trong 10 hồ nước ngọt lớn của thế giới, là di tích quốc gia đặc biệt. Nguồn nước khoáng khá phong phú và đã khai thác phục vụ du lịch ở nguồn Kim Bôi, Mỹ Lâm, La Hiên, Pa Khoáng...

Giới sinh vật có tính đa dạng sinh học cao, với nhiều hệ sinh thái, nhiều kiểu rừng khác nhau. Có ý nghĩa nhất là các vườn quốc gia Ba Bể, Hoàng Liên, Xuân Sơn và các khu bảo tồn thiên nhiên với nhiều loài thực động vật quí hiếm.

Tài nguyên du lịch nhân văn đặc sắc với nhiều nét văn hóa đặc trưng của các dân tộc thiểu số. Vùng là địa bàn sinh sống của cộng đồng dân tộc thiểu số Người Tày, Nùng, Dao, Mông... với những nét văn hoá đặc trưng như tục Cướp vợ, chợ Tình (người Mông); Chọc sàn (người Thái)... Những lễ hội đậm chất núi rừng: Chợ Tình, Hoa Ban, Cấp Sắc, Lồng Tồng... Các di tích lịch sử thời kì kháng chiến chống Pháp: Điện Biên Phủ; ATK Việt Bắc (Thái Nguyên, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Hà Giang).

Vùng tập trung nhiều di tích lịch sử như đền Đuổm, đền Quan Hoàng Bảy, đền Mẫu Lạng Sơn, đền Bắc Lệ (Lạng Sơn)... Đặc biệt là hệ thống di tích lịch sử thời kỳ kháng chiến chống Pháp: Điện Biên Phủ (Điện Biên); ATK Định Hóa (Thái Nguyên), ATK Tân Trào (Tuyên Quang), ATK Chợ Đồn (Bắc Kạn), hang Pắc Bó (Cao Bằng)...

Vùng du lịch có nhiều nông sản núi rừng. Thực vật là cây thuốc; mận Sa Pa, đào Sa pa, chè Thái Nguyên, chè Vằng, chè Shan Tuyết (Lào Cai); rượu Mẫu Sơn... Với những món ăn dân tộc hấp dẫn: Mèn Mén, Thắng Cố, xôi Ngũ Sắc, Cơm Lam.

5.2.3. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật

Vùng du lịch Trung du và miền núi Bắc Bộ có thuận lợi lớn là có nhiều cửa khẩu quan trọng để đưa đón khách du lịch nước ngoài. Cửa khẩu biên giới, khu kinh tế cửa khẩu: Đồng Đăng (Lạng Sơn), Tà Lùng (Cao Bằng), Thanh Thủy (Hà Giang), Hà Khẩu (Lào Cai), Ma lu thàng (Lai Châu), Tây Trang (Điện Biên), Pa Háng (Sơn La).

Xem tất cả 161 trang.

Ngày đăng: 22/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí