Mục Tiêu Chiến Lược Phát Triển Du Lịch Việt Nam 2001 - 2010

* Giai đoạn từ năm 1990 đến nay: Du lịch phát triển với nhiều thuận lợi và có tốc độ tăng trưởng cao.

Nước ta có những điều kiện tự nhiên, xã hội và nhân văn hoàn toàn phù hợp với sự phát triển du lịch. Môi trường xã hội ổn định, đất nước hoà bình, nền kinh tế đang phát triển với tốc độ cao, phát triển nền kinh tế mở, nền kinh tế thị trường,... Đó là những thuận lợi cơ bản, tiên quyết cho du lịch phát triển. Đặc biệt, Đảng và Chính phủ đã có sự quan tâm và có đường lối, chủ trương đúng đắn về phát triển du lịch như, “phát triển nhanh du lịch, từng bước đưa đất nước ta trở thành một trung tâm du lịch - thương mại - dịch vụ có tầm cỡ trong khu vực” (NQĐH Đảng lần thứ VIII), “phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn” (NQĐH Đảng lần thứ IX).

Việc thành lập lại Tổng cục Du lịch Việt Nam năm 1992 đánh một dấu mốc quan trọng trong sự phát triển du lịch. Để đẩy mạnh sự phát triển du lịch, góp phần thúc đẩy nền kinh tế, Chính phủ đã thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển du lịch, chỉ đạo tổ chức các Chương trình hành động quốc gia về du lịch, xây dựng các chủ đề du lịch cho các năm, các địa phương, ví dụ: Năm Du lịch Việt Nam (Visit Vietnam - 2000), Năm Du lịch Hạ long (Ha long year - 2003), Festival Huế, Đêm Rằm phố cổ Hội An,Đại ngàn Tây Nguyên (2014), Kết nối các di sản thế giới (2015).

Cùng sự nghiệp đổi mới đất nước hơn 20 năm qua, 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển Du lịch 2001 - 2010 và 5 năm thực hiện Chiến lược phát triển Du lịch đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 Du lịch Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng.

Trong giai đoạn 2011-2015, tốc độ tăng trưởng trung bình khách quốc tế đạt khoảng 5,7%/năm, khách nội địa đạt khoảng 16,3%/năm; tổng thu từ khách du lịch đạt tăng trưởng trung bình khoảng 25%/năm. Năm 2015, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt 7,94 triệu lượt, khách nội địa đạt 57 triệu lượt, tổng thu từ khách du lịch đạt gần 338 nghìn tỷ đồng.

Về cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch, đặc biệt là hệ thống cơ sở lưu trú có sự phát triển mạnh mẽ. Đến nay, cả nước đã có gần 20 nghìn cơ sở lưu trú với

419.280 buồng, trong đó có 91 cơ sở hạng 5 sao, 219 cơ sở hạng 4 sao, 442 cơ sở hạng 3 sao. Đặc biệt, sự có mặt của các nhà đầu tư chiến lược ở trong nước và quốc tế vào lĩnh vực này đã góp phần quan trọng mở rộng hệ thống cơ sở lưu trú cao cấp, qua đó tăng cường năng lực và khả năng cạnh tranh của du lịch Việt Nam.

Thị trường khách du lịch phát triển cơ bản phù hợp với định hướng chiến lược. Trong đó khu vực Đông Bắc Á, ASEAN vẫn chiếm tỷ trọng lớn, các thị trường truyền thống Tây Âu, Bắc Mỹ, Australia vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng, thị trường Nga có tốc độ tăng trưởng nhanh tuy gần đây có sự sụt giảm do ảnh hưởng của khó khăn kinh tế Nga, thị trường mở rộng là Ấn Độ, Trung Đông bước đầu đạt kết quả nhất định. Trong khi đó, thị trường khách du lịch nội địa liên tục tăng trưởng cao, phản ánh nhu cầu đi lại du lịch rất lớn của khách nội địa cũng như khả năng đáp ứng của ngành Du lịch.

Về sản phẩm du lịch, những sản phẩm đặc trưng đã ngày càng khẳng định được giá trị. Hệ thống sản phẩm dần được hình thành theo định hướng phát triển du lịch theo 7 vùng với những sản phẩm đặc thù riêng cho mỗi vùng. Ngoài du lịch biển, nhiều sản phẩm mới ở vùng núi thu hút đông khách du lịch. Các dòng sản phẩm du lịch cộng đồng, du lịch có trách nhiệm vụ được phát triển góp phần thực hiện hiệu quả định hướng của chiến lược.

Công tác xúc tiến quảng bá được tăng cường mạnh mẽ, đổi mới cả về nội dung và hình thức, quảng bá hình ảnh Việt Nam - vẻ đẹp bất tận. Ngoài việc tham gia các hội chợ, mời báo chí nước ngoài đến tìm hiểu sản phẩm, tổ chức các sự kiện văn hóa du lịch... Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực du lịch ngày càng sâu rộng, góp phần quan trọng mở rộng thị trường nguồn khách quốc tế cho du lịch Việt Nam

Nguồn nhân lực du lịch đã tăng về số lượng và từng bước được cải thiện về chất lượng. Đến năm 2015, có gần 555 nghìn lao động trực tiếp, 1.220.500 lao động gián tiếp, góp phần mang lại hiệu quả xã hội trong việc tạo công ăn việc làm và bảo đảm an sinh xã hội.

Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn những tồn tại, hạn chế như năng lực cạnh tranh còn thấp; phát triển du lịch còn thiếu sự bền vững, nhiều vấn đề về môi trường du lịch chưa được giải quyết; phát triển sản phẩm du lịch chưa đạt như kỳ vọng, còn thiếu sản phẩm đặc thù, mang bản sắc riêng; công tác xúc tiến quảng bá chưa có sự chuyển biến đột phá tương xứng với yêu cầu phát triển; chất lượng nguồn nhân lực du lịch còn hạn chế; kinh phí đầu tư cho du lịch còn thấp; hạ tầng phục vụ du lịch còn hạn chế...

4.1.2. Mục tiêu Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 2001 - 2010

a) Mục tiêu tổng quát:

Phát triển du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn trên cơ sở khai thác có hiệu quả lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hoá

lịch sử, huy động tối đa nguồn lực trong nước và tranh thủ sự hợp tác, hỗ trợ quốc tế, góp phần thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Từng bước đưa nước ta trở thành một trung tâm du lịch có tầm cỡ trong khu vực, phấn đấu sau năm 2010 du lịch Việt Nam được xếp vào nhóm quốc gia có ngành du lịch phát triển trong khu vực.

b) Mục tiêu cụ thể:

Phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP của ngành du lịch bình quân thời kỳ 2001 - 2010 đạt 11 - 11,5 %/năm, với các chỉ tiêu cụ thể sau:

- Năm 2005: khách quốc tế vào Việt Nam du lịch từ 3 đến 3,5 triệu lượt người, khách du lịch nội địa từ 15 đến 16 triệu lượt người, thu nhập du lịch đạt trên 2 tỉ USD.

- Năm 2010: khách quốc tế vào Việt Nam du lịch từ 5,5 đến 6 triệu lượt người, khách du lịch nội địa từ 25 đến 26 triệu lượt người, thu nhập du lịch đạt 4 đến 4,5 tỉ USD.

4.1.3. Mục tiêu Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

a) Mục tiêu tổng quát

Đến năm 2020, du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, cạnh tranh được với các nước trong khu vực và thế giới.

Phấn đấu đến năm 2030, Việt Nam trở thành quốc gia có ngành du lịch phát triển.

b) Mục tiêu cụ thể

- Tốc độ tăng trưởng của ngành du lịch bình quân thời kỳ 2011 - 2020 đạt 11,5 - 12%/năm.

- Năm 2015: Việt Nam đón 7 - 7,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế và 36 - 37 triệu lượt khách du lịch nội địa; tổng thu từ khách du lịch đạt 10 - 11 tỷ USD, đóng góp 5,5 - 6% vào GDP cả nước; có tổng số 390.000 buồng lưu trú với 30 - 35% đạt chuẩn từ 3 đến 5 sao; tạo ra 2,2 triệu việc làm trong đó có 620.000 lao động trực tiếp du lịch.

- Năm 2020: Việt Nam đón 10 - 10,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế và 47 - 48 triệu lượt khách du lịch nội địa; tổng thu từ khách du lịch đạt 18 - 19 tỷ USD, đóng góp 6,5 - 7% GDP cả nước; có tổng số 580.000 buồng lưu trú với 35

- 40% đạt chuẩn từ 3 đến 5; tạo ra 3 triệu việc làm trong đó có 870.000 lao động trực tiếp du lịch.

- Năm 2030: Tổng thu từ khách du lịch tăng gấp 2 lần năm 2020.

c) Giải pháp cơ bản

- Phát triển hệ thống sản phẩm du lịch chất lượng, đặc sắc, đa dạng và đồng bộ, tôn trọng yếu tố tự nhiên và văn hóa địa phương; từng bước hình thành hệ thống khu, tuyến, điểm du lịch quốc gia; khu tuyến, điểm du lịch địa phương và đô thị du lịch; hướng tới hình thành sản phẩm du lịch đặc trưng theo các vùng du lịch.

- Phát triển hệ thống hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch đảm bảo chất lượng, hiện đại, tiện nghi, đồng bộ đáp ứng nhu cầu của khách du lịch.

- Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch đảm bảo chất lượng, số lượng, cân đối về cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch và hội nhập quốc tế.

- Phát triển thị trường, xúc tiến quảng bá và thương hiệu du lịch: Tập trung thu hút có lựa chọn các phân đoạn thị trường khách du lịch có khả năng chi trả cao và lưu trú dài ngày. Phát triển mạnh thị trường du lịch nội địa. Đẩy mạnh thu hút khách du lịch quốc tế đến từ Đông Bắc Á, Đông Nam Á và Thái Bình Dương; Tây Âu và Đông Âu; mở rộng thu hút khách du lịch đến từ các thị trường mới: Trung Đông, Ấn Độ…

- Về xúc tiến quảng bá du lịch: Đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá du lịch theo hướng chuyên nghiệp, nhằm vào thị trường mục tiêu, lấy sản phẩm du lịch và thương hiệu du lịch là trọng tâm; quảng bá du lịch gắn với quảng bá hình ảnh quốc gia.

- Về phát triển thương hiệu du lịch: Tập trung phát triển thương hiệu du lịch quốc gia trên cơ sở phát triển thương hiệu du lịch vùng, địa phương, thương hiệu doanh nghiệp du lịch và thương hiệu sản phẩm du lịch.

- Đầu tư và chính sách phát triển du lịch: Nhà nước có chính sách ưu tiên hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch, đào tạo nhân lực và xúc tiến quảng bá, phát triển thương hiệu du lịch; Thực hiện chính sách khuyến khích xã hội hóa, thu hút các nguồn lực cả trong và ngoài nước đầu tư phát triển du lịch.

- Hợp tác quốc tế về du lịch: Tích cực triển khai thực hiện có hiệu quả các hiệp định hợp tác song phương và đa phương đã ký kết; Đẩy mạnh hợp tác quốc

tế về du lịch với các nước, các tổ chức quốc tế, gắn thị trường du lịch Việt Nam với thị trường du lịch khu vực và thế giới.

- Quản lý nhà nước về du lịch: Hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách về du lịch và liên quan đến du lịch; nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Luật Du lịch tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho phát triển du lịch; Tăng cường năng lực cơ quan quản lý nhà nước về du lịch từ Trung ương đến địa phương đáp ứng yêu cầu phát triển.

4.2 Quy hoạch không gian du lịch

Qui hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được Chính phủ phê duyệt.

Về tổ chức lãnh thổ: Phát triển 7 vùng du lịch với những sản phẩm đặc trưng theo từng vùng; 46 khu du lịch quốc gia; 41 điểm du lịch quốc gia; 12 đô thị du lịch và một số khu, điểm du lịch quan trọng khác tạo động lực thúc đẩy phát triển du lịch cho các vùng và cả nước.

- Phát triển du lịch theo 7 vùng : Vùng Trung du, miền núi Bắc Bộ; Vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc; Vùng Bắc Trung Bộ; Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ; Vùng Tây Nguyên; Vùng Đông Nam Bộ; Vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

- Quy hoạch 46 khu du lịch quốc gia: gồm các khu du lịch Cao nguyên đá Đồng Văn, thác Bản Giốc, Mẫu Sơn, Ba Bể, Tân Trào, Núi Cốc, Sa Pa, Thác Bà, Đền Hùng, Mộc Châu, Điện Biên Phủ - Pá Khoang, hồ Hòa Bình, Hạ Long- Cát Bà, Vân Đồn, Trà Cổ, Côn Sơn-Kiếp Bạc, Ba Vì-Suối Hai, Làng Văn hóa- Du lịch các dân tộc Việt Nam, Tam Đảo, Tràng An, Tam Chúc, Kim Liên, Thiên Cầm, Phong Nha-Kẻ Bàng, Lăng Cô-Cảnh Dương, Bà Nà, Cù Lao Chàm, Mỹ Khê, Phương Mai,Vịnh Xuân Đài, Bắc Cam Ranh, Ninh Chữ, Mũi Né, Măng Đen, Tuyền Lâm, Đan Kia-Suối Vàng, Yokđôn, núi Bà Đen, Cần Giờ, Long Hải-Phước Hải, Côn Đảo, Thới Sơn, Phú Quốc, Năm Căn, Xứ sở hạnh phúc.

- Quy hoạch 41 điểm du lịch quốc gia: gồm cácđiểm du lịch thành phố Lào Cai, Pắc Bó, thành phố Lạng Sơn, Mai Châu, Hoàng thành Thăng Long, Yên Tử, thành phố Bắc Ninh, Chùa Hương, Cúc Phương, Vân Long, Phố Hiến, Đền Trần-Phủ Giầy, Thành nhà Hồ, Lưu niệm Nguyễn Du, Ngã ba Đồng Lộc, thành phố Đồng Hới, thành cổ Quảng Trị, Bạch Mã, Ngũ Hành Sơn, Mỹ Sơn, Lý Sơn, Trường Lũy, Trường Sa, Phú Quý, Ngã ba Đông Dương, hồ Ya Ly, hồ Lắk, Thị xã Gia Nghĩa, Tà Thiết, Trung ương Cục miền Nam, Cát Tiên, hồ Trị

An-Mã Đà, Củ Chi, Láng Sen, Tràm Chim, Núi Sam, Cù lao Ông Hổ, thành phố Cần Thơ, thị xã Hà Tiên, khu Lưu niệm Cao Văn Lầu.

- Quy hoạch 12 đô thị du lịch gồm: Sa Pa, Đồ Sơn, Hạ Long, Sầm Sơn, Cửa Lò, Huế, Đà Nẵng, Hội An, Nha Trang, Phan Thiết, Đà lạt, Vũng Tàu.

- Phát triển hệ thống tuyến du lịch

+ Tuyến theo đường hàng không: Từ các sân bay thuộc trung tâm quốc gia và các sân bay quan trọng khác.

+ Tuyến theo đường bộ: Theo hệ thống các quốc lộ lớn nối các vùng du lịch và đường Hồ Chí Minh.

+ Tuyến theo đường biển: Liên kết các đảo ven bờ và các tuyến Đà Nẵng

- Hoàng Sa; Nha Trang - Trường Sa và đường Hồ Chí Minh trên biển.

+ Tuyến theo đường sông: Theo hệ thống sông Hồng và sông Mê Kông.

+ Tuyến theo đường sắt: Tuyến đường sắt Bắc - Nam; Hà Nội - Hải Phòng; Hà Nội - Lào Cai và Hà Nội - Lạng Sơn.

Chú trọng phát triển tuyến đường biển và tuyến đường bộ dọc biên giới.

+ Các tuyến du lịch chuyên đề: Về nguồn tìm hiểu văn hóa các dân tộc Việt Nam; khám phá biển, đảo; di sản; sinh thái núi, rừng; MICE; làng nghề; cộng đồng và nông nghiệp, nông thôn; du thuyền, tàu biển; sông, hồ; lễ hội, tâm linh.

+ Tuyến du lịch liên kết các quốc gia: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Trung Quốc…

4.3 Khách du lịch

4.3.1 Hiện trạng khách du lịch (bảng 4.1)

Khách du lịch quốc tế và nội địa của Việt Nam từ năm 1990 đến nay tăng nhanh. Trong đó, quan trọng là khách du lịch quốc tế tăng với nhịp độ trên 11%/năm với những dấu mốc quan trọng vào các năm 1994 có 1 triệu lượt, năm 2000 là 2 triệu lượt, năm 2005 là 3 triệu lượt. Tuy nhiên quá trình phát triển có nhiều thăng trầm, mà chủ yếu do bối cảnh quốc tế, làm cho lượng khách sụt giảm vào các năm 1998 và 2003.

Khách du lịch nội địa có mức tăng cao và khá đều, ổn định với những dấu mốc về số lượt của khách du lịch là năm 1991 là 1,5 triệu, năm 1995 là 5,5 triệu, năm 2000 là 11 triệu, năm 2005 đạt 16 triệu. Sở dĩ có được kết quả này là do nền kinh tế nước ta phát triển tương đối nhanh, ổn định, thu nhập và mức sinh hoạt của nhân được cải thiện nhiều,...

Đến năm 2010 có 5,2 triệu lượt khách du lịch quốc tế và 28 triệu lượt khách du lịch nội địa, tốc độ tăng trưởng bình quân 11,5 %/năm và đã đạt được mục tiêu của Chiến lược giai đoạn này.

Trong giai đoạn 2011-2015, tốc độ tăng trưởng trung bình khách quốc tế đạt khoảng 5,7%/năm, khách nội địa đạt khoảng 16,3%/năm; tổng thu từ khách du lịch đạt tăng trưởng trung bình khoảng 25%/năm. Năm 2015, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt trên 7,94 triệu lượt, khách nội địa đạt 57 triệu lượt.

Bảng 4.1. Khách du lịch từ năm 1991 đến 2015

(triệu lượt)


Năm

1991

1992

1993

1994

1995

1996

1997

1998

1999

2000

Khách quốc tế


0,30


0,44


0,67


1,018


1,358


1,60


1,716


1,520


1,781


2,14

Khách nội địa


1,5


2,0


2,5


3,5


5,5


6,5


7,5


8,6


10,6


11,2

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 161 trang tài liệu này.

Địa lý du lịch Phần 1 - CĐ Du lịch Hà Nội - 8


Năm

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

2009

2010

Khách quốc tế


2,33


2,627


2,428


2,930


3,20

3,61

4,20


4,25


3,77


5,20

Khách nội địa


11,7


13.0


13,5


14,5


16,1

18,0

19,2


20,5


25,0


28,0


Năm

2011

2012

2013

20104

2015

2016

2017

2018

2019

2020

Khách quốc tế


6,30


6,45


7,57

7,87

7,94


10,3

11,5

15,5

18,5


Khách nội địa


30,0


32,5


35,0

38,5

57,0


62,0

73,0

80,0

85,0


(Nguồn: Tổng cục Du lịch Việt Nam)



90


80


Triệu lợt khách

70


Khách quốc tế

Khách nội địa

60

50


40


30


20


10


1991

1993

1995

1997

1999

2001

2003

2005

2007

2009

2011

2013

2015

2017

2019

0


Năm


Biểu đồ 4.1: Khách du lịch quốc tế và nội địa

4.3.2. Những thị trường khách du lịch quốc tế chủ yếu:

- Đông Bắc Á: Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan

- Bắc Mĩ: Hoa Kì, Canađa

- Tây Âu: Đức, Anh, Pháp

- Các nước ASEAN

- Các thị trường Nga, Bắc Âu, Australia, Nam Á,...

Thị trường khách du lịch giai đoạn 5 năm vừa qua, phát triển cơ bản phù hợp với định hướng chiến lược. Trong đó khu vực Đông Bắc Á, ASEAN vẫn chiếm tỷ trọng lớn, các thị trường truyền thống Tây Âu, Bắc Mỹ, Australia vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng, thị trường Nga có tốc độ tăng trưởng nhanh tuy gần đây có sự sụt giảm do ảnh hưởng của khó khăn kinh tế Nga, thị trường mở rộng là Ấn Độ, Trung Đông bước đầu đạt kết quả nhất định. Trong khi đó, thị trường khách du lịch nội địa liên tục tăng trưởng, đạt tới 16,3%/năm, phản ánh nhu cầu đi lại du lịch rất lớn của khách nội địa cũng như khả năng đáp ứng của ngành Du lịch.

Định hướng: Tăng cường khai thác thị trường trọng điểm gồm các thị trường quốc tế có lượng khách lớn, chi tiêu cao, lưu trú dài ngày: Khu vực Đông Bắc Á, Bắc Mĩ, Tây Âu và ASEAN; tập trung vào các nước Nhật Bản, Trung Quốc, Mĩ, Đức, Anh, Pháp, Australia và ASEAN. Đồng thời chú trọng khai thác thị trường khách nội địa. Chuẩn bị điều kiện cần thiết để từng bước khai thác thị trường tiềm năng ở khu vực Bắc Âu, Nga, SNG, Đông Nam Âu, Ấn Độ và Newzealand. ( bảng 4.2)

Xem tất cả 161 trang.

Ngày đăng: 22/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí