Hội chùa Hương hàng năm được chính thức diễn ra vào rằm tháng Hai âm lịch, nhưng trong thực tế đã cuốn hút du khách náo nức dự hội từ rằm tháng Giêng đến rằm tháng Ba. Khách du lịch phải dành thời gian vài ba ngày mới có thể thưởng thức hết mọi vẻ đẹp của thắng cảnh chùa Hương.
4. Phố Hiến
Phố Hiến thuộc thành phố Hưng Yên, nổi tiếng là thương cảng thế kỷ 13. Ngày nay, phố Hiến còn gìn giữ được một quần thể kiến trúc cổ và đặc sản là nhãn lồng Hưng Yên. Rất nhiều người Việt Nam biết câu "Thứ nhất kinh kỳ, thứ nhì Phố Hiến". Kinh kỳ là thủ đô Hà Nội ngày nay. Phố Hiến nay là thị xã Hưng Yên của tỉnh Hưng Yên, cách Hà Nội gần 60km. Từ Hà Nội đi theo đường số 5, đến phố Nối, rẽ theo đường 39A qua những cánh đồng ngô lúa, những rặng nhãn um tùm là đến Phố Hiến.
Từ thế kỷ 13, Phố Hiến đã là một thương cảng. Thế kỷ 15 trở đi những tàu buôn của Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Anh, Pháp đã cập bến Phố Hiến. Nhưng vì sông Hồng ngày càng lùi xa, Phố Hiến nhường dần vị trí thương cảng cho Hải Phòng, mà giữ lại cho mình những giá trị văn hoá lâu đời. Phố Hiến ngày nay còn gìn giữ được một quần thể kiến trúc cổ gồm 60 di tích lịch sử.
Phố Hiến có một đặc sản nổi tiếng cả nước là nhãn lồng (gọi là nhãn lồng vì cây nhãn rất nhiều quả, người ta phải làm lồng bảo vệ cho chùm quả để chim chóc không ăn được). Nhãn lồng cùi dày, vỏ mỏng, hạt nhỏ, ăn ngọt mát như chè đường. Xưa kia nhãn lồng Phố Hiến đã được chọn để tiến vua. Cây nhãn tổ có từ thế kỷ thứ 16, nay vẫn xum xuê cành lá. Ðến thăm Phố Hiến, du khách không nên quên vào chợ Phố Hiến, một chợ quê hoàn toàn yên ả như mặt nước hồ bán nguyệt ở trung tâm Phố Hiến.
5. Chùa Yên Tử
Vùng núi Yên Tử thuộc xã Thượng Yên Công, thị xã Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Nơi đây là trung tâm Phật giáo của nước Đại Việt thuở xưa, nơi phát tích thiền phái Trúc Lâm.
Trong quần thể di tích Yên Tử rộng lớn hiện có 11 chùa và hàng trăm am tháp. Chùa Đồng ở trên đỉnh cao nhất 1.086m (so với mặt nước biển). Lên đến chùa Đồng du khách có cảm tưởng như đang đi trong mây. Có ngọn tháp cổ cao ba tầng bằng đá và không nơi đâu có rừng tháp như khu Tháp Tổ ở Yên Tử, gắn liền với những huyền thoại về ông vua nhà Trần và phái Thiền Trúc Lâm.
Lễ hội Yên Tử bắt đầu từ ngày mồng 9 tháng Giêng và kéo dài hết tháng Ba âm lịch.
6. Đầm Vân Long
Có thể bạn quan tâm!
- Thị Trường Khách Du Lịch Quốc Tế Hàng Đầu Của Việt Nam
- Sản Phẩm Du Lịch Đặc Trưng Và Các Địa Bàn Du Lịch Chủ Yếu
- Vùng Du Lịch Đồng Bằng Sông Hồng Và Duyên Hải Đông Bắc
- Sản Phẩm Du Lịch Và Địa Bàn Hoạt Động Du Lịch Chủ Yếu Của Vùng
- Điểm Du Lịch Quốc Gia, Khu Du Lịch Quốc Gia, Đô Thị Du Lịch
- Địa lý du lịch Phần 1 - CĐ Du lịch Hà Nội - 15
Xem toàn bộ 161 trang tài liệu này.
Khu bảo tồn ngập nước Vân Long là điểm du lịch tự nhiên nổi tiếng thuộc huyện Gia Viễn tỉnh Ninh Bình. Với diện tích gần 3000ha, Khu bảo tồn thiên nhiên có 32 hang động đẹp như hang Cá, hang Bóng, hang Rùa, hang Chanh, mỗi hang mang một vẻ đẹp độc đáo riêng nhưng đẹp nhất vẫn là hang Cá dưới chân núi Hoàng Quyển.
Trong khu rừng Vân Long có 457 loài thực vật bậc cao. Đặc biệt, có 8 loài được ghi trong sách Đỏ Việt Nam: kiềng, lát hoa, tuế lá rộng, cốt toái bổi, sắng, bách bộ, mã tiền hoa tán. Động vật có 39 loài, có 12 loài động vật quý hiếm như voọc quần đùi chiếm số lượng lớn nhất ở Việt Nam, gấu ngựa, sơn dương, cu li lớn, khỉ mặt đỏ... Trong các động vật bò sát có 9 loài được ghi trong sách Đỏ Việt Nam như rắn hổ chúa, kỳ đà hoa, trăn đất, rắn ráo trâu, tắc kè, cà cuống...Vào mùa khô, Vân Long là địa điểm trú đông của nhiều loài chim di cư từ phương bắc. Có tới hàng chục con gà lôi, diệc xám, hàng trăm con cò ngàng lớn, mồng két, và hàng nghìn con cò bợ, cò trắng, vạc tới kiếm ăn.
7. Đền Trần - Phủ Giày
Khu di tích Đền Trần (Nam Định) thờ 14 vị vua nhà Trần cùng gia quyến và các quan lại có công phù tá. Nơi đây còn nổi tiếng với Lễ khai ấn Đền Trần đầu xuân và Hội Đền Trần tháng tám, thu hút đông đảo người dân và du khách thập phương về dự, tri ân công đức các vua Trần và cầu mong những điều tốt đẹp.
Phủ Thiên Trường xưa (nay thuộc tỉnh Nam Định) là nơi phát tích của Vương triều nhà Trần và được coi là kinh đô thứ hai của nước Đại Việt sau kinh thành Thăng Long. Năm 1258, khi quân Nguyên Mông xâm lược nước ta lần thứ nhất, vua Trần Thái Tông ra lệnh rút lui về phủ Thiên Trường để huy động sức mạnh toàn dân.
Về sau đã đánh bại quân Nguyên Mông. Năm đó, vào ngày 14 tháng Giêng, tại phủ Thiên Trường, vua Trần Thái Tông đã mở tiệc chiêu đãi và phong tước cho các quan, quân có công đánh giặc. Kể từ đó, cứ vào ngày này, các vua Trần lại tổ chức nghi thức “khai ấn” cúng tế tổ tiên trời đất, khen thưởng ban lộc những người có công, đồng thời mở đầu cho một năm làm việc mới của chính quyền nhà Trần.
Đến thế kỷ 15, Phủ Thiên Trường đã bị quân Minh phá hủy. Sau này, tại nền phủ xưa đã được xây dựng lại Khu di tích Đền Trần Nam Định, đồng thời
duy trì nghi thức khai ấn để tưởng nhớ các vua Trần có công bảo vệ đất nước. Khu di tích Đền Trần Nam Định bao gồm 3 công trình kiến trúc chính là: đền Thiên Trường, đền Cố Trạch và đền Trùng Hoa.
Phủ Giầy (có khi ghi là Phủ Dày, Phủ Giày) là một quần thể kiến trúc tín ngưỡng truyền thống của người Việt tại xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Trong đó, kiến trúc quan trọng nhất là đền thờ bà chúa Liễu Hạnh (Phủ Tiên Hương), ngay sát chợ Viềng. Các kiến trúc còn lại là Vân Các, Công Đồng từ, đền thờ Lý Nam Đế, chùa Linh Sơn, lăng bà chúa Liễu Hạnh.
Hội Phủ Giầy được tổ chức hàng năm vào tháng 3 âm lịch. Lễ hội nhằm tổ chức nghi lễ, thắp hương biết ơn bà chúa Liễu Hạnh. Cùng thời điểm này, bà Chúa Liễu Hạnh cũng được thờ tại nhiều lễ hội khác trên Việt Nam, nhưng hội Phủ Giầy thuộc vào loại long trọng nhất, với sự tham gia của đông đảo dân chúng. Thành ngữ dân gian một số nơi ở miền Bắc có câu “Tháng Tám giỗ Cha, tháng Ba giỗ Mẹ”, Cha là Trần Hưng Đạo, còn Mẹ chính là bà Chúa Liễu Hạnh.
8. Chùa Keo (Thái Bình)
Chùa thuộc xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Ban đầu chùa có tên là Nghiêm Quang, được Không Lộ xây dựng từ năm 1067 tại làng Keo - Nam Định, sau đổi tên là Thần Quang Tự. Năm 1611, một trận lũ lớn đã cuốn trôi cả làng mạc lẫn ngôi chùa, về sau dựng lên chùa Keo - Thái Bình. Việc dựng chùa mới được bắt đầu từ năm 1630, hoàn thành năm 1632, chùa được dựng theo phong cách kiến trúc thời Lê. Chùa được trùng tu nhiều lần vào các thế kỷ 17, 18 và năm 1941.
Chùa có quy mô kiến trúc rộng lớn trên một khu đất khoảng 58.000m². Hiện nay toàn bộ kiến trúc chùa còn lại 17 công trình gồm 128 gian xây dựng theo kiểu "Nội công ngoại quốc". Từ cột cờ bằng gỗ chò thẳng tắp cao 25m ở ngoài cùng, đi qua một sân lát đá, khách sẽ đến tam quan ngoại, hồ sen, tam quan nội với bộ cánh cửa chạm rồng chầu (thế kỷ 16). Điện Phật được bài trí tôn nghiêm. Sau chùa Phật có đền thờ Thiền sư Không Lộ, người khai sơn ngôi chùa vào thời Lý.
Công trình kiến trúc nổi tiếng của chùa là gác chuông. Gác chuông chùa Keo là một công trình nghệ thuật bằng gỗ độc đáo, tiêu biểu cho kiến trúc cổ Việt Nam thời hậu Lê. Được dựng trên một nền gạch xây vuông vắn, gác chuông cao 11,04m, có 3 tầng mái, kết cầu bằng những con sơn chồng lên nhau. Tầng một có treo một khánh đá dài 1,20m, tầng hai có quả chuông đồng cao 1,30m đường kính 1m đúc vào thời Lê Hy Tông năm 1686, tầng ba và tầng thượng treo chuông.
Hằng năm vào ngày mồng bốn tháng giêng âm lịch, nhân dân làng Keo xã Duy Nhất lại mở hội xuân ngay ở ngôi chùa.
5.3.5.2 Khu du lịch quốc gia
1. Khu du lịch Hạ Long - Cát Bà
2. Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam
Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam được xây dựng tại Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội. Là trung tâm hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch mang tính quốc gia, nơi tập trung tái hiện, gìn giữ, phát huy và khai thác các di sản văn hóa truyền thống của các dân tộc Việt Nam.Xây dựng một trung tâm du lịch, dịch vụ, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí có quy mô lớn, đồng bộ tạo môi trường đầu tư hấp dẫn, khai thác các lợi thế sẵn có về tài nguyên văn hóa, thiên nhiên tạo động lực cho sự phát triển bền vững.
Các khu chức năng: Khu các làng dân tộc; Khu Trung tâm văn hóa và khu vui chơi giải trí; Khu Di sản văn hóa Thế giới; Khu Công viên bến thuyền; Khu Cây xanh mặt nước hồ Đồng Mô; Khu Dịch vụ du lịch tổng hợp; Khu Quản lý điều hành văn phòng.
3. Ba vì - Suối Hai
Khu du lịch Ba Vì - Suối Hai nằm ở huyện Ba Vì (Hà Nội) vừa mang sắc thái tự nhiên với cảnh núi rừng hùng vĩ, vừa mang đặc điểm nhân tạo do con người cải tạo thiên nhiên đắp đập giữ nước làm nên một hồ chứa nước lớn ngay dưới chân núi.
Khu du lịch Ba Vì - Suối Hai có ưu thế rất nổi bật. Đây là nơi có khí hậu tốt, không khí trong lành, đặc biệt trong mùa hè rất mát mẻ vì nhiệt độ giảm dần theo độ cao. Thời Pháp thuộc, khu vực này đã xây dựng tới nhiều biệt thự và khách sạn phục vụ việc nghỉ mát. Cũng tại đây có nhiều điểm du lịch rất hấp dẫn như các đỉnh núi: Đỉnh Vua 1296m, đỉnh Tản Viên 1226m, đỉnh Ngọc Hoa 1120m. Các điểm du lịch khác, mỗi nơi một vẻ đẹp đều có sức hấp dẫn khách du lịch như Thác Hương, rừng thông Đá Chông, cánh rừng nguyên sinh Bằng Tạ, làng cò Ngọc Nhị. Đáng chú ý nhất là thắng cảnh Ao Vua và hồ Suối Hai.
Ao Vua có phong cảnh tự nhiên đẹp mắt với nguồn nước suối tự nhiên chảy quanh năm từ sườn phía bắc núi Ba Vì chảy xuống với độ cao khoảng 100m, qua 3 thác và bồn chứa nước. Thác cuối cùng lớn nhất là thác Ao Vua.
Hồ Suối Hai là hồ nhân tạo diện tích khoảng 900 ha. Trên các đảo lớn nhỏ và ven hồ đã được trồng cây gây rừng, xây dựng các vườn cây ăn quả, các trại
chăn nuôi. Hồ rộng, nước sạch, có nhiều bãi tắm đẹp nên được khách du lịch rất ưa thích. Hồ còn có khả năng cung cấp mỗi năm hàng chục tấn cá. Khu vực hồ Đồng Mô cũng được khai thác sử dụng cho mục đích du lịch, ở đây đã xây dựng một trong những sân golf đầu tiên ở Việt Nam.
Điểm du lịch Ba Vì - Suối Hai - Đồng Mô là nơi an dưỡng tham quan và nghỉ ngơi rất tốt. Ở đây có điều kiện xây dựng khu nghỉ cuối tuần của thủ đô Hà Nội
Vườn quốc gia Ba Vì được thành lập năm 1991 với diện tích 7.377 ha,rất có giá trị về mặt khoa học, bảo vệ tự nhiên nhất là bảo vệ nguồn nước cho các hồ chứa Suối Hai và Đồng Mô, có điều kiện để phục vụ tham quan du lịch.
4. Khu du lịch Tam Đảo
Khu du lịch Tam Đảo thuộc tỉnh Vĩnh Phúc, nằm trên dãy núi Tam Đảo, ở phía bắc của đồng bằng Bắc Bộ với đỉnh cao nhất 1591m, chạy dài 50km theo hướng Tây bắc - Đông nam trên địa giới ba tỉnh Tuyên Quang, Thái Nguyên và Vĩnh Phúc. Tam Đảo cách thủ đô Hà Nội 75km về phía Tây bắc. Tam Đảo với ba đỉnh cao là Thiên Nhị, Thạch Bàn và Phú Nghĩa giống như ba hòn đảo nổi bật lên giữa biển mây. Là một vùng núi có khí hậu mát mẻ quanh năm, nhiệt độ trung bình hàng năm là 180C. Do đó địa hình chắn gió, Tam Đảo là một trong những trung tâm mưa lớn ở miền Bắc Việt Nam, với lượng mưa trung bình hàng năm 2630mm. Cũng vì vậy cây rừng ở đây luôn xanh tốt, sông suối có nguồn cung cấp nước dồi dào và có khả năng dự trữ nước tưới cho cả vùng lân cận. Ở đây có khí hậu mát mẻ, không khí trong lành, phong cảnh đẹp mắt, đặc biệt có dòng Thác Bạc hùng vĩ càng làm tăng thêm vẻ hấp dẫn của khu du lịch. Rừng cấm quốc gia vừa là nơi tham quan ngắm cảnh, vừa có giá trị nghiên cứu khoa học về hệ sinh thái nhiệt đới và á nhiệt đới trên núi.
Vườn quốc gia Tam Đảo với diện tích khoảng 36.883 ha, được thành lập năm 1997. Tài nguyên rừng ở đây rất phong phú và đa dạng với trên 620 loài cây thân gỗ và thân thảo, trong đó tới 40% là các loại sồi, giẻ. Đặc biệt ở đây có cây pơmu là cây gỗ quý rất hiếm, điển hình cho vùng á nhiệt đới trên núi. Có 120 loài chim. Có nhiều loài chim cảnh có bộ lông màu sặc sỡ như vàng anh, sơn tiêu trắng, sơn tiêu đỏ, gà tiền, gà lôi hoặc có giọng hót hay như hoạ mi, khướu bách thanh... cũng làm tăng thêm vẻ đẹp của núi rừng. Thú rừng ở đây có chùng 45 loài, trong đó có nhiều loài quý hiếm, rất có giá trị như hổ, báo, gấu, sóc bay, chồn mực, vượn, voọc quần đùi, voọc đen. Một số có giá trị săn bắn như nai, hoẵng, lợn rừng, sơn dương, cầy...
5. Khu du lịch Tam Chúc
Khu du lịch thuộc thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, cách trung tâm thành phố Phủ Lý khoảng 12 km. Nơi đây là vùng ngập nước núi đá vôi có nhiều di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh như: Động Vòng, động Cô Đôi, chùa Thiên Phúc, chùa Bà Đanh, đền Lý Thường Kiệt, chùa Thi, động Thủy, động Lim, động Đề Yêm, động Chùa, đền Lê Chân, chùa Ông, chùa Tam Giáo, chùa Kiêu, chùa Vân Mộng.
Khu du lịch Tam Chúc có vị trí đặc biệt là gạch nối giữa Khu du lịch chùa Hương với Khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long, chùa Bái Đính, Tràng An, Tam Cốc tạo thành một quần thể các khu du lịch sinh thái vùng ngập nước.
Ngày nay, ngôi chùa Tam Chúc đã được xây dựng mới với qui mô rất to lớn đã thu hút đông đảo công chúng hành hương và khách du lịch thập phương.
6. Khu du lịch Côn Sơn - Kiếp Bạc
Khu di tích ở xã Cộng Hoà, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, nằm giữa hai dãy núi Phượng Hoàng và Kỳ Lân, cách Hà Nội khoảng 50 km. Khu di tích danh thắng gồm có núi non, chùa tháp, rừng thông, khe suối và các di tích nổi tiếng gắn liền với nhiều danh nhân trong lịch sử. Ngay từ thời Trần, chùa Côn Sơn là một trong ba trung tâm của thiền phái Trúc Lâm (Côn Sơn - Yên Tử - Quỳnh Lâm). Nơi đây đã gắn bó với cuộc đời và sự nghiệp của Trần Nguyên Hãn, Huyền Quang và đặc biệt là anh hùng dân tộc - danh nhân văn hoá thế giới Nguyễn Trãi. Những di tích tiêu biểu là chùa Côn Sơn, Giếng Ngọc, Bàn Cờ Tiên, Thạch Bàn. Gần khu danh thắng là di tích nổi tiếng đền Kiếp Bạc, nơi đóng quân và là phủ đệ của Trần Hưng Đạo, nay là đền thờ Trần Hưng Đạo.
7. Đảo Vân Đồn
Huyện đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh được biết đến là một thương càng cổ có gần 800 năm tuổi với những di chỉ khảo cổ, di tích văn hóa đặc sắc. Trong những năm gần đây, Vân Đồn còn được ghi tên trong danh sách những vùng biển có bãi tắm đẹp ở khu vực phía Bắc. Vân Đồn là một huyện đảo cách TP Hạ Long khoảng 50km. Các đảo đều có địa hình núi đá vôi, thường chỉ cao 200 đến 300m so với mặt biển và có nhiều hang động. Vân Ðồn là huyện đảo ôm trọn vịnh Bái Tử Long - một quần thể biển đảo mà vẻ kỳ thú, giá trị địa chất, địa mạo, tính đa dạng sinh học không hề thua kém Hạ Long vốn lừng lẫy xưa nay. Biển Vân Ðồn tiềm ẩn nhiều hải sản quý; nhiều bãi tắm đẹp trên các đảo Quan Lạn, Ngọc Vừng; nhiều hang động kỳ ảo từng quyến rũ bao du khách trong và ngoài nước.
8. Khu du lịch Tràng An
Khu du lịch sinh thái Tràng An - nằm trong Quần thể danh thắng Tràng An, tỉnh Ninh Bình - có diện tích 2168 ha, cách thủ đô Hà Nội hơn 90 km về phía nam. Toàn cảnh khu sinh thái là một vùng núi non hùng vĩ, tráng lệ được tạo bởi các thế núi muôn hình vạn trạng soi bóng xuống những dòng suối nhỏ quanh co, uốn khúc nối liền các hang động, các thung lũng hoang sơ, kỳ bí đẹp đến lạ thường. Kết hợp với những điểm du lịch nổi tiếng của Ninh Bình (chùa Bái Đính, đền Đinh - Lê; Vườn quốc gia Cúc Phương, Nhà thờ Đá Phát Diệm…) tạo thành quần thể danh thắng đặc sắc của vùng đất "Vịnh Hạ long trên cạn".
9. Vườn quốc gia Cúc Phương
Vườn quốc gia Cúc Phương rộng 22.200 ha thuộc tỉnh Ninh Bình, nằm ở vùng núi đá vôi Hoà Bình - Thanh Hoá - Ninh Bình, cách thủ đô Hà Nội khoảng 100 km về phía tây nam.
Tuy nằm ở rìa đồng bằng nhưng do địa hình núi đá vôi khá hiểm trở, đi lại khó khăn nên rừng Cúc Phương mới được phát hiện vào năm 1959, đến năm 1966 chính thức trở thành vườn quốc gia đầu tiên của Việt Nam. Nằm trong vùng nhiệt đới ẩm, gió mùa, Cúc Phương có nhiệt độ trung bình hàng năm 200 - 210C. Mùa mưa ở Cúc Phương thường kéo dài 7 tháng, từ tháng 5 đến tháng 11 và tập trung tới 90% lượng mưa cả năm. Vì vậy, vào thời kỳ mùa khô, từ tháng 12 đến tháng 4 đến tham quan Cúc Phương là thích hợp hơn cả.
Vườn quốc gia Cúc Phương đã được khẳng định là một khu rừng nguyên sinh mang tính chất điển hình của rừng nhiệt đới mưa ẩm chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa Đông Nam Á. Rừng Cúc Phương có giá trị khoa học đặc sắc. Nguồn tài nguyên du lịch vườn quốc gia Cúc Phương rất đặc sắc vì có:
- Hệ sinh thái rừng nguyên sinh rất điển hình cho rừng nhiệt đới ẩm ướt trên núi đá vôi.
- Có ý nghĩa lịch sử rất lớn vì chứa đựng những di tích khảo cổ học. Đó là các di chỉ động Người xưa, di chỉ hang Con Moong, cho đến các thời kỳ lịch sử cận đại của người Mường cư trú cách đây 300-400 năm.
- Những thắng cảnh đẹp: Cây chò ngàn năm ở gần xóm Bống, cao trên 50 m, có 2 thân liền gốc chu vi tới 14-15 người ôm; Cây sấu có bạch vè khổng lồ, cao 6-7 m, bộ rễ lan rộng 8-9m; Cây chò chỉ cao 70m, đường kính 3m; Các hang động như động Người Xưa, động Vui Xuân, động Trăng Khuyết, động Chua, động Con Moong, Đỉnh Mây Bạc 656m.
Vườn quốc gia Cúc Phương thích hợp nhất đối với khách du lịch tới tham quan, học tập và nghiên cứu khoa học.
10. Bãi biển Trà Cổ
Bãi biển Trà Cổ là một trong những bãi biển đẹp nhất ở Việt Nam, thuộc tỉnh Quảng Ninh, nơi địa đầu của vùng biển đông bắc Việt Nam tiếp giáp với Trung Quốc, cách Hà Nội 334 km.
Bãi biển Trà Cổ có một ưu thế nổi bật là rất gần thị xã Móng Cái, một thị xã cổ kính sầm uất ở sát biên giới với Trung Quốc (bên kia biên giới là thị trấn Đông Hưng).Trà Cổ là một bãi biển tự nhiên rất rộng và bằng phẳng, nền cát trắng mịn và chắc chạy dài tới 17km. Đây là một bãi tắm rất lý tưởng.Ven bờ biển là các cồn cát cao 3-4 m có làng mạc và dân cư đông đúc, chủ yếu làm nghề nông và chài lưới. Sát bờ biển là các dải rừng phi lao chắn gió, cố định cát, tạo nên phong cảnh rất đẹp mắt. Do ở sát biển, lại cách rất xa các thành phố, khu công nghiệp và bến cảng nên Trà Cổ có khí hậu rất mát mẻ, không khí trong lành, không gian tĩnh mịch thích hợp với yêu cầu nghỉ mát của khách du lịch.
Ở vùng lân cận bãi biển Trà Cổ có hệ sinh thái rừng ngập mặn, tuy không thật điển hình nhưng cũng khá phong phú, tạo nên một cảnh quan độc đáo và hấp dẫn du khách. Đặc sản của địa phương có những hải sản nổi tiếng như: sá sùng, hải sâm, cá và cua biển.
Điểm du lịch Trà Cổ thích hợp nhất với các loại hình du lịch nghỉ ngơi, tắm mát, thể thao nước kết hợp tham quan.
5.2.5.3 Đô thị du lịch
1. Đồ Sơn
Đồ Sơn là bãi biển có nhiều phong cảnh tự nhiên đẹp nằm trên bán đảo Đồ Sơn thuộc huyện Đồ Sơn ngoại thành Hải Phòng, cách Hà Nội 120km.
Đường đi từ Hà Nội đến Đồ Sơn rất thuận lợi, kể cả bằng đường bộ cũng như liên vận sắt - bộ.
Đồ Sơn có nhiều bãi tắm rộng, bờ thoải, nước nông; có khí hậu rất tốt, ấm áp về mùa đông, mát mẻ về mùa hè; có nhiều phong cảnh. Đồ Sơn đã khai thác và sử dụng sớm từ những năm đầu thế kỷ XX, nên đã xây dựng được cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch khá tốt, đường sá đi lại thuận tiện, nhiều khách sạn đẹp đẽ, khang trang, cùng nhiều nhà nghỉ của một số ngành đã xây dựng.
Bãi biển Đồ Sơn còn là một bãi cá, một thị trấn ven biển nên có nhiều điều kiện thuận lợi về cung cấp lương thực, thực phẩm tại chỗ. Gần đây địa