đào xuống khoảng 40cm, phía dưới là loại bùn màu xám đen, nhão, chứa nhiều bã thực vật và nhiều sạn sỏi nhỏ.
Vì vấn đề thời gian nên chúng tôi không tiến hành cắt hết toàn bộ hố mà chỉ cắt khoảng 6m chia đều ra hai đầu và giữa hố để kiểm tra địa tầng tại vách Nam. Các hố kiểm tra được đào sâu xuống tới độ sâu từ -181cm đến -206cm so với mốc 0’, độ dày địa tầng từ 1,25 - 1,3m. Các lớp đất trên vách là khá tương đồng nhau, chỉ khác nhau đôi chút về độ dày hay màu sắc ở 2 đầu hố.
Từ trên xuống dưới, địa tầng hố được thể hiện như sau:
- Lm: Đây là lớp đất canh tác lúa nước của nông dân địa phương, dày từ 10 - 20cm, là lớp bùn màu nâu đen lẫn đen sẫm ở phía Đông, sang phần giữa và phía Tây hố lớp bùn dần chuyển sang màu nâu vàng. Vì là lớp canh tác bỏ hoang nên chứa nhiều bã thực vật và rễ cây nhỏ.
- L1: Dày từ 10 - 32cm, là lớp bùn màu đen sẫm, khu vực giữa hố lẫn một số cục than tro (?) và bã thực vật.
- L2: Dày từ 5 - 48cm, mỏng hơn ở khu vực giữa hố, phía Đông và tây dày hơn, đặc biệt là phía Tây. Đây là lớp bùn màu đen sẫm lẫn xám xanh, đôi chỗ lẫn chút sét vàng nhạt; về giữa và phía Tây hố, lớp bùn chuyển dần sang màu nâu hồng, loang lổ xám đen và lẫn nhiều bã thực vật.
- L3: Dày từ 10 - 52 cm, dày hơn ở phía Đông và thấp dần về phía Tây. Đây là loại bùn màu đen sẫm lẫn một số cục than tro và vỏ nhuyễn thể ở phía Đông, dần về khu vực giữa và phía Tây hố, lớp bùn dần chuyển sang màu nâu hồng.
- L4: Lớp này vẫn còn ăn sâu xuống phía dưới, độ dày xuất lộ từ 8 - 42cm, bùn màu đen lẫn một số vỏ nhuyễn thể.
Dựa vào địa tầng có thể thấy, đây là khu vực trũng thấp, ngập nước liên tục, có thể mới được bồi lấp và sử dụng gần đây.
Có thể bạn quan tâm!
- Vị Trí Địa Lý, Điều Kiện Tự Nhiên Và Xã Hội
- Di tích bãi cọc Cao Quỳ xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng - 5
- Di tích bãi cọc Cao Quỳ xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng - 6
- Di tích bãi cọc Cao Quỳ xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng - 8
- Di tích bãi cọc Cao Quỳ xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng - 9
- Di tích bãi cọc Cao Quỳ xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng - 10
Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.
2.1.1.6. Địa tầng hố 20.CQ.TS3
Hố thám sát 3 (20.CQ.TS3) được mở tại khu vực trồng chuối của người dân địa phương, thuộc cánh đồng Cao Quỳ. Hố cách hố 19.CQ.H3 khoảng 30m về phía Tây Bắc, cách đê khoảng 15m về phía Tây, phía Đông, Tây và Bắc của hố là ruộng canh tác lúa nước.
Hố có diện tích 21m2 (7m x 3m), chạy dài theo chiều Bắc - Nam, hướng Bắc lệch Đông khoảng 200. Mặt bằng hố không bằng phẳng do máy xúc đào xới lổn nhổn, nhiều chỗ đọng nước, thấp hơn ở phía Đông và cao dần về phía Tây. Trên bề mặt hố xuất hiện nhiều cỏ dại, cành cây khô, rác hiện đại và rải rác một số mảnh gốm mang phong cách Hán.
Địa tầng ở vách Tây và vách Bắc đều có sự tương đồng nhau. Vách Bắc được chúng tôi kiểm tra tới sinh thổ nên có thể làm đại diện. Tuy nhiên, do bề mặt vách Bắc cũng không bằng phẳng mà xuôi dần về phía Đông do tác động của máy xúc trước đó, điều này làm cho lớp mặt và lớp 1 của vách hầu như bị phá huỷ hoàn toàn, chỉ còn lại chút ít ở góc A. Góc A của hố có cao độ -50cm so với mốc 0’, góc B có cao độ -70cm so với mốc 0’ (Bản vẽ 47, 74-76; Ảnh 111).
Từ trên xuống dưới, địa tầng của hố gồm có 7 lớp:
- Lm: Dày còn lại khoảng 3cm, là lớp đất sét màu nâu sẫm (HUE 2.5R ¾ dark reddish brown), khô, tơi xốp, lẫn một số hạt laterite, rễ cây và mảnh gốm.
- L1: Dày còn lại từ 2 - 10cm, đất sét màu nâu vàng (HUE 5YR 4/6 yellow red), rắn chắc, lẫn nhiều laterite màu nâu đỏ và đồ gốm.
- L2a: Dày khoảng 25cm, là lớp sét lẫn bùn màu xám đen lẫn lộn (HUE 5YR 4/1 dark gray), dẻo, ken dày mảnh gốm và than tro.
- L2b: Dày từ 25 - 66cm, đất sét lẫn bùn màu nâu xám (HUE 2.5YR 4/3 reddish brown), dẻo, lẫn laterite màu nâu đen và các vệt đất chua màu vàng sẫm, không có di vật khảo cổ.
- L3: Dày từ 6 - 34cm, là lớp bùn màu xám xanh (GLEY2 3/5PB verry dark bluish gray), ẩm ướt, không có di vật khảo cổ học.
- L4: Dày từ 68 - 85cm, bùn màu nâu hồng lẫn các vệt cát mỏng màu đen sẫm và các vệt sét màu vàng sẫm (HUE 10R 3/3 dusky red), ẩm ướt, không có di vật khảo cổ.
- L5: dày từ 10 - 20cm, đất sét lẫn bùn màu xám đen và xám trắng (HUE 2.5YR 4/1 dark gray + HUE 2.5Y 8/1 white), ẩm ướt, ken dày các hạt laterite màu nâu vàng và các mảnh gỗ đang trong quá trình than hóa. Không có di vật khảo cổ.
- L6: Đã làm lộ khoảng 22cm, đất sét màu trắng xám lẫn vàng nhạt (HUE 2.5Y 5/1 gray + HUE 2.5Y 7/8 yellow), dẻo, không có di vật khảo cổ.
Như vậy có thể thấy, đây là khu vực lòng sông, ít nhất là cho đến lớp L3, là lớp bùn màu xám xanh. Từ lớp L2b trở lên lớp mặt mới được hình thành gần đây, cùng với đó là sựa xuất hiện của các mảnh gốm Hán từ Lm xuống L2a mới được đưa vào từ thời hiện đại.
2.1.2. Địa tầng khu vực gò cao
Ngoài khu vực vùng trũng bờ sông, tại Cao Quỳ còn có nhiều gò đất xen kẽ. Khu vực này được thể hiện qua một số mặt cắt thám sát năm 2019 và mặt cắt MC1 năm 2020.
2.1.2.1. Các mặt cắt năm 2019
Trong cuộc khảo sát lần 1 tại di tích Cao Quỳ, đoàn công tác đã tiến hành kiểm tra địa tầng tại 5 điểm, trong đó có 2 mặt cắt thể hiện đây là một gò đất ven sông.
- Mặt cắt kiểm tra 19.CQ.MC2
Mặt cắt này được thực hiện dựa vào vách rãnh nước, trong vườn cau nhà ông Nguyễn Quốc Triệu - khu vực đã tìm thấy hai cọc gỗ. Hố có diện tích 5m2.
Trước khi thăm dò, đây là rãnh chứa nước nên đã bị đào sâu khoảng 50cm. Hố dừng lại ở độ sâu -1,8m so với bề mặt rộng. Làm sạch và vẽ mặt cắt vách Bắc, địa tầng tính từ góc B, dài 1m, như sau:
+ Lm: Dày 5cm, lớp đất phù sa màu nâu, đất canh tác.
+ L1: Dày 25 - 30cm, lớp đất laterite.
+ L2: Dày 40 - 50cm, đất sét xám lác đác laterite.
+ L3: Dày 25 - 35cm, đất sét trắng lốm đốm các vệt vàng và xám.
+ L4: Từ độ sâu -1,3m xuất lộ lớp sét vàng, sáng, thuần.
Có thể thấy ngay từ lớp thứ hai, hầu như đã không thấy sự tác động của việc trồng cấy cũng như việc bồi lấp của dòng chảy. Thành tạo của khu vực này chủ yếu là sét thuần, mịn, lẫn rất ít sạn laterite. Dựa vào địa tầng, có thể đoán định, khu vực MC2 là một khu gò cao [41, tr.6-7].
- Mặt cắt kiểm tra 19.CQ.MC3
Hố có hình chữ “L”; chiều Bắc - Nam dài 2m, chiều Đông - Tây dài 3,5m. Hố thăm dò dừng ở độ sâu -90cm so với bề mặt hố, đất sét xám thuần. Làm sạch và vẽ mặt cắt vách Bắc, địa tầng tính từ góc A, dài 0,5m, như sau:
+ Lm: Dày 10cm, đất phù sa pha sét vàng, lớp đất canh tác.
+ L1: Dày 8cm, laterite sét đỏ pha xám.
+ L2: Dày 25 - 30cm, sét trắng xám lác đác laterite.
+ L3: Sét xám lốm đốm, vài chỗ thuần [41, tr.7].
Qua các mặt cắt kiểm tra địa tầng, những người khảo sát cho rằng khu vực cánh đồng Cao Quỳ cho thấy đây là một doi đất cao, mà mũi đất có thể thuộc khu vực phía Bắc khu Mả Dài. Doi đất có thể có hướng Bắc - Nam, hơi chếch theo hướng Đông Bắc - Tây Nam. Về phía Tây Bắc của mũi đất, xưa kia có thể
là phần ven bờ của dòng sông Đá Bạc. Về phía Đông Bắc của mũi đất, xưa kia có thể giáp với bờ của dòng nước mở vào khu vực xã Liên Khê [41, tr.11].
2.1.2.2. Địa tầng mặt cắt kiểm tra 20.CQ.MC1
Tận dụng việc máy xúc đào đất đắp đường, chúng tôi tiến hành làm sạch một đoạn vách dài 2m nhằm kiểm tra địa tầng khu vực, ký hiệu 20.CQ.MC1, mặt cắt cách hố 19.CQ.H3 khoảng 40m về phía Tây. Bề mặt của mặt cắt có cao độ - 66cm so với mốc 0’. Địa tầng của mặt cắt gồm các lớp sau:
- Lm: Dày từ 10 - 18cm. Đây là lớp đất canh tác, đất màu nâu vàng lẫn nâu xám (HUE 2.5Y 7/8 yellow), tơi xốp, có chứa các hạt laterite và rác hiện đại.
- L1: Dày khoảng 70cm, đất sét màu xám đen lẫn laterite màu nâu vàng (HUE 2.5Y 4/1 dark gray và HUE 10R 4/8 red), dẻo.
- L2: Dày từ 11 - 42cm, là lớp sét trắng xám lẫn xám đen và vàng sẫm (HUE 5Y 8/1 white, GLEY2 6/5PB bluish gray và HUE 2.5Y 7/8 yellow), khá dẻo.
- L3: Lớp đất này vẫn còn ăn sâu xuống phía dưới, độ dày xuất lộ khoảng 45cm, là lớp sét vàng sẫm lẫn xám trắng và xám đen (HUE 2.5Y 7/8 yellow và GLEY2 6/5PB bluish gray), dẻo.
Có thể thấy, đây là một đượng đất cao hơn so với khu vực xung quanh và có thể là đỉnh của gò đất chúng tôi đã nhắc đến trong phần trình bày địa tầng hố 19.CQ.H3. Lớp đất sét vàng lẫn xám trắng và xám đen xuất hiện rất sớm, ở khoảng độ sâu -65cm so với bề mặt mặt cắt (tức -130cm so với mốc 0’), tương đương với bề mặt L2. Các lớp L1 và Lm mới được hình thành sau này, không lẫn bùn cũng như sự xuất hiện của 1 mảnh gạch hiện đại nằm giữa Lm và L1, cách bề mặt mặt cắt 15cm.
Như vậy, về cơ bản, địa tầng của khu vực Cao Quỳ khá đồng nhất, cao dần từ Đông sang Tây và từ Bắc xuống Nam. Khu vực các hố H1, H2, phần phía
Đông Bắc hố H3 của cuộc khai quật năm 2019 và các hố H3, H4, H5, TS1, TS2, TS3 của cuộc khai quật năm 2020 xưa kia có thể là dòng sông Đá Bạc mà mép nước ăn vào tới phần phía Đông Bắc của 19.CQ.H3. Ngoài ra, tại đây còn có những gò đất xen kẽ mà rò ràng nhất có thể thấy các đỉnh gò nằm tại các mặt cắt MC2, MC3 của cuộc thám sát năm 2019 và MC1 của cuộc khai quật năm 2020. Dựa vào đây có thể thấy, các lớp thành tạo tại Cao Quỳ thuộc 3 hệ địa tầng gồm Vĩnh Phúc, Hải Hưng và Thái Bình (Bản đồ 7, 8).
- Hệ tầng Vĩnh Phúc chính là lớp đất chúng tôi gọi là sinh thổ khi trình bày ở trên với đặc điểm là loại sét vàng loang lổ xám và xám trắng. Đây chính là phần trên của hệ tầng Vĩnh Phúc thuộc giới Tân sinh, hệ Đệ tứ. Theo Uỷ ban Địa tầng Quốc tế, hệ địa tầng này có tuổi hình thành trong khoảngg 47 - 37 nghìn năm cách ngày nay [26, tr.42].
- Hệ tầng Hải Hưng tại Thuỷ Nguyên có 2 phần: phần giữa và phần trên. Tuy nhiên tại di tích Cao Quỳ, chúng tôi không bắt gặp kiểu phần trên mà gặp phần giữa của hệ tầng này. Hệ tầng Hải Hưng có 2 kiểu nguồn gốc: đầm lầy lục địa ven biển và sông biển. Qua quan sát các lớp trên mặt cắt vách hố khai quật cũng như hố kiểm tra cọc có thể thấy hệ tầng Hải Hưng tại Cao Quỳ có nguồn gốc đầm lầy lục địa ven biển có tuổi khoảng từ 7 - 4 nghìn năm cách ngày nay [26, tr.42]. Hệ tầng này tương ứng với các lớp L3 và L4 trên các hố khai quật.
- Hệ tầng Thái Bình theo quan sát trên địa tầng các hố, các lớp đất từ L2c trở lên với các đặc điểm là lớp sét bùn nâu nhạt, xám nhạt lẫn xám đen, xám lẫn nâu xám, nâu đỏ có nguồn gốc sông biển, tạo nên phần trẻ nhất của đồng bằng châu thổ thấp. Theo Địa chí Thuỷ Nguyên, trầm tích của phần trên hệ tầng Thái Bình này có tuổi hình thành khoảng 1.000 năm cho đến ngày nay và vẫn đang tiếp diễn [26, tr.43-44]. Đây cũng chính là lớp đất cắm cọc ban đầu của di tích.
2.2. Di tích
Qua các cuộc thám sát và khai quật với tổng diện tích gần 2.000m2, chúng tôi đã làm xuất lộ một số di tích như cọc gỗ, cụm gỗ, hố chôn cọc và hố đất đen; trong đó tiêu biểu và quan trọng nhất là các di tích cọc gỗ.
2.2.1. Cọc gỗ
2.1.1.1. Đặc điểm cọc gỗ
Tổng số phát hiện 38 di tích cọc gỗ, trong đó hố 19.CQ.H1 có 17 cọc, hố 19.CQ.H2 có 2 cọc, hố 19.CQ.H3 có 8 cọc, hố 20.CQ.H3 có 1 cọc, hố 20.CQ.H4 có 7 cọc và hố 20.CQ.H5 có 3 cọc. Trong số 38 cọc phát hiện được, chỉ 1 cọc nằm ngang, còn lại đều đứng thẳng hay nghiêng về phía Tây hoặc Nam. Chúng xuất lộ chủ yếu ở độ sâu -64cm đến -165cm so với mốc 0’; ở hố 19.CQ.H1 trong lớp đất bùn nâu nhạt lẫn hạt laterite; ở hố 19.CQ.H2 và 20.CQ.H3 trong lớp đất sét xám xanh lẫn bùn nâu xám và hạt laterite; ở hố 19.CQ.H3 trong lớp đất sét bùn xám xanh lẫn nâu xám, laterite và mùn cây; ở các hố 20.CQ.H4-5 trong lớp đất nâu xám lẫn nhiều hạt laterite màu nâu đỏ. Cọc có kích thước không đều nhau, đường kính thân cọc loại nhỏ từ 10 - 18cm, loại lớn 28 - 32cm, đặc biệt có cọc đường kính 46 - 60cm; các cọc lớn thường tập trung ở phía Tây và giữa bãi cọc, cọc nhỏ hơn tập trung ở phía Đông (trong các hố 20.CQ.H4-5) Cọc chủ yếu được làm bằng gỗ sến và lim (theo thợ gỗ có kinh nghiệm tại địa phương), khi xuất lộ có màu nâu đen hoặc nâu sẫm. Đầu cọc bị gãy, mủn và tiêu tâm nặng tạo các lỗ hoặc bị nứt tạo khe. Chân cọc hầu hết không đẽo nhọn mà chặt vát khá phẳng hoặc đẽo hơi tù, có 8 cọc phát hiện lỗ ngoàm ở gần sát chân. Sau đây là bản mô tả một số cọc tiêu biểu đã được chúng tôi cắt làm lộ.
* Cọc gỗ 19.CQ.H1.C1
Cọc xuất lộ trong hố 19.CQ.H1, ở lớp đất sét nâu vàng lẫn laterite, sâu - 64cm so với mốc 0’. Cách vách Bắc 4,4m, cách vách Đông 5,7m. Đầu cọc bị gãy, mủn và tiêu tâm nặng. Cọc có màu nâu đen, được cắm theo phương thẳng đứng, bề mặt khá nhẵn. Chân cọc chặt phẳng. Cọc dài 2,8m, đường kính rộng
nhất 0,6m, cách đầu 1,3m có ngoàm, ngoàm dài 35cm, rộng 10cm, được chế tác một cách rất thô sơ. Có thể cọc được cắm xuống bằng phương pháp nhấc lên thả xuống, kéo theo lượng nhỏ lớp đất phía trên. Theo nghiên cứu bước đầu của TS Nguyễn Đức Thành, Viện Nghiên cứu Công nghiệp Rừng, cọc 19.CQ.H1.C1 được làm bằng gỗ nghiến (Bản vẽ 6-8; Ảnh 15,16).
Theo địa tầng của hố kiểm tra, tính từ độ sâu -111cm, có 5 lớp đất:
- L1: Phần trên của lớp đất đã bị mất, độ dày còn lại 20cm, là lớp sét màu nâu vàng lẫn laterite (HUE 2.5Y 5/4: light olive brown), khô và khá rắn chắc, đây cũng chính là lớp đất xuất lộ di tích.
- L2: Dày 35 - 50cm, là lớp bùn màu xám nhạt lẫn hạt laterite (HUE 5Y 4/1: dark gray). Lớp này tương đương với lớp L2c ở vách Đông.
- L3: Dày 40 - 60cm, bùn màu xanh đen lẫn cát mịn (HUE 5Y 3/1: very dark gray). Tương đương lớp L3 ở vách Đông, lớp đất này phân bố ở phía Đông của khu di tích.
- L4: Dày 40 - 50cm, lớp bùn màu đen lẫn mùn cây và cát mịn (HUE 5Y
2.5 /1: black). Đây là lớp đất thể hiện thời kỳ đầm lầy, thực vật phát triển.
- L5: Là lớp đất sét màu vàng loang lổ trắng (GLEY1 8/N light greenish gray và HUE 10YR 6/6 brownish yellow), xuất lộ từ độ sâu -290cm so với mốc 0’, cọc được cắm qua lớp này 50cm.
* Cọc gỗ 19.CQ.H1.C10
Cọc xuất lộ trong lớp đất bùn xám nhạt lẫn laterite, ở độ sâu -117cm so với mốc 0’. Cọc có vị trí cách vách Bắc 3m, sát vách Đông. Đầu cọc bị gãy và mủn không đều tạo thành dạng hơi nhọn. Cắt làm lộ phần phía Tây cho thấy, cọc có màu đỏ sẫm, nằm theo phương thẳng đứng, dài 1,62m, đường kính 21cm. Thân cọc có dạng hình trụ, khá nhẵn, chỉ xuất hiện một số vết nứt dăm dọc thân,