Bài Học Kinh Nghiệm Từ Một Số Quốc Gia Trên Thế Giới Về Mở Rộng Quy Mô Và Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Ngân Hàng Đối Với Dnnvv


Trên phương diện lý luận, cũng như thực tiễn đều cho thấy, giữa hai yếu tố này không hoàn toàn có mối quan hệ nhân quả và theo chiều đồng biến hay nghịch biến.

Thật vậy, các tình huống sau đây đều có thể xã y ra:

- Khi mở rộng quy mô tín dụng, nếu như các biện pháp đảm bảo chất lượng vẫn đượcduy trì, chất lượng tín dụng có thể vẫn không thay đổi. Tuy nhiên, trong t ình huống này, nhiều khả năng xã y ra tình trạng chất lượng tín dụng sẽ có thể bị giảm sút, nếu như những biện pháp để đảm bảo chất lượng, không được gia tăng thích ứng với việc mở rộng quy mô. Ngược lại, khi chất lượng tín dụng được nâng cao, điều đó không đương nhiên là quy mô tín dụng cũng được mở rộng; bởi lẽ việc mở rộng quy mô phụ thuộc nhiều yếu tố khác.

- Hoặc trong tình huống ngược lại, khi thu hẹp quy mô tín dụng, chất lượng tín dụng cũng không vì thế mà thay đổi tương ứng. Tuy nhiên, trong tình huống này nhiều khả năng chất lượng tín dụng có cơ hội thuận lợi để gia tăng, nếu như trước đó chất lượng tín dụng chưa tốt vì lý do khối lượng tín dụng vượt quá khả năng quản trị của ngân hàng.

Vận dụng nguyên lý chung về mối quan hệ giữa mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng tín dung như nêu trên, ta có thể thấy rằng: trong mối quan hệ tín dụng với DNNVV, các NHTM cần nhận thức rõ, khi muốn mở rộng quy mô tín dụng hay khi muốn nâng cao chất lượng tín dụng, cần vận dụng những giải pháp thích hợp đối với từng tình huống. Chỉ có như vậy mới có thể tác động đúng hướng, nhằm đạt tới mục tiêu kỳ vọng của NHTM.

1.5. BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI VMỞ RỘNG QUY MÔ VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI DNNVV

1.5.1. Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới

- Trung Quốc

Trung Quốc có “Vườn ươm DNNVV” đâ y là nơi các doanh nghiệp đều được sự hỗ trợ từ Chính phủ. Thông thường DNNVV trong vườn ươm đươc hỗ trợ từ 3-5 năm. Tai đây, DNNVV có thể được giúp để tìm kiếm các nhà tài tr ợ hoặc các TCTD có thể tăng nguồn vốn kinh doanh. Vườn ươm giúp DNNVV tăng vốn ban đầu lên 5 -6 lần bằng cách hỗ trợ ngay tư đầu.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 269 trang tài liệu này.

Ngoài ra, DNNVV còn dễ dàng được hỗ trợ nguồn vốn phát tr iển kinh doanh thông qua mô hình “doanh nghiệp hưng chấn” nhằm phát triển DNNVV ở khu


Tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh - 10

vực nông thôn. Các hợp tác xã ở Trung Quốc cung cấp hoạt động dịch vụ cho phát triển công nghiệp vùng nông nghiệp nông thôn, hoạt động thương mại ở các khu đô thị.

Trong công tác nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNNVV, các ngân hàng

Trung Quốc chú trong các công tác như nâng cao trình độ cán bộ tín dụng, đầu tư vào cac ngành truyền thống thế mạnh của quốc gia, thận trọng trong đánh giá tài sản thế chấp vì tình hình bất động sản có những chuyển biến phức tạp, ngoài ra các ngân hàng rất chú trọng đến công tác giám sát, kiểm tra khoản vay.

Năm 1998 Trung Quốc tiến hành cơ cấu lại hệ thống NHTM và doanh nghiệp trong thời hạn 3 năm nhằm để nâng cao chất lượ ng tín dụng ngân hàng.

+ Bán hàng loạt các doanh nghiệp yếu kém, tách khoản nợ doanh nghiệp ra khoải cân đối ngân hàng.

+ Xóa bỏ các chi nhánh của các NHTM kinh doanh thua lỗ.

Tháng 4/1999 Trung Quốc thử nghiệm thành lập công ty xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ cho ngân hàng, công ty CINDA có trách nhiệm thu các khoản nợ khó đòi lên đến 363,2 triệu USD của ngân hàng xây dựng Trung Quốc. Tháng 10/1999 một công ty xử lý tài sản thứ hai ra đời để xử lý nợ khó đòi của NHTM. Qua thí điểm thành công Trung Quc đã mạnh dạn chuyển giao toàn bộ số nợ khó đòi lên đến 299 tỷ USD tương đương với 20% GDP cho các công ty xử lý của 4 NHTM lớn nhất của Trung Quốc đó là : ngân hàng xây dựng Trung Quốc (China Contruction Bank), ngân hàng Trung Quốc (Bank of China), ngân hàng công thương Trung Quốc (Industrial and Commercial Bank of China), ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc (Agriculture Bank of China)

- Hàn Quốc

Tại Hàn Quốc có nhiều chính sách hỗ trợ vốn nhằm hỗ trợ DNNVV phát triển như: các đơn vị khi tiêu thụ sản phẩm của DNNVV sẽ được vay 50% vốn. Nếu tổ chức nào cung cấp dịch vụ hỗ trợ sự phát triển về công nghệ mới cho DNNVV, Chính phủ sẽ đảm bảo họ nhận đươc 70% vốn vay ngân hàng.

Ngoài ra để hỗ trợ vốn cho DNNVV, Chính phủ bắt buộc các ngân hàng dành 35% toàn bộ vốn vay của mình cho DNNVV, đối với các ngân hàng nước ngoài và tổ chức bảo hiểm tỷ lệ là 25%.

Các Quỹ bảo lãnh tín dụng tạo điều kiện cho DNNVV có điều kiện vay vốn với lãi suất ưu đãi. Ngân hàng Hàn Quốc đảm bảo cung cấp khoảng 90% tổng số vốn vay


trong lĩnh vực nhập khẩu công nghệ, hoạt động nghiên cứu phát triển, nhập máy móc, thiết bị để sản xuất vật liệu, phụ tùng.

Các ngân hàng Hàn quốc trong công tác nâng cao chất lượng tín dụng đối với

DNNVV rất chú trọng trong việc tự cải tổ chính hệ thống ngân hàng bằng cách công bố những ngân hàng có nợ xấu cao và cho phá sản những ngân hàng yếu kém. Các ngân hàng chú trọng hơn vào đối tượng khách hàng DNNVV như tăng cường công tác phát triển công nghệ thông tin, sản phẩm ngày càng đa dạng, có những phòng VIP để phục vụ những đối tượng doanh nghiệp khác nhau… thay vì tập trung vào các Chaebol trước đây. Ngoài ra Chính phủ khuyến khích ngân hàng cạnh tranh ra thị trường thế giới và tăng lòng tin của doanh nghiệp đối với ngân hàng…Trong công tác tín dụng Chính phủ thiết lập hệ thống thanh tra hợp nhất, tái cấp vốn cho các ngân hàng cung ứng tín dụng ra thị trường va thực hiện mua bán các khoản nợ xấu của ngân hàng qua các công ty KAMCO.

- Nhật Bản

Chính sách nuôi dưỡng DNNVV có từ thời kỳ tái thiết đất nước sau sự tàn phá của Thế chiến II (trong thời gian từ 1945 đến 1954), bắt đầu bằng các hoạt động nghiên cứu thực trạng và tư vấn hướng dẫn về tài chính, về nâng cấp tổ chức và quản trị doanh nghiệp.

Năm 1948, Nhật Bản thành lập Tổ chức SMEA, là cơ quan đặc trách DNNVV. Từ đó đến nay, nước này liên tục đặt ra các chương trình thúc đẩy và cải cách DNNVV nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước, thích ứng với từng thời kỳ kinh tế.

Chiến lược phát triển DNNVV của Nhật Bản sau thời kỳ tái thiết có nhiều giai đoạn đặc thù t iếp theo, trong đó có hai giai đoạn phát triển ‘thần kỳ’ (1955-1962 và 1963-1972), một giai đoạn phát triển củng cố hay ổn định (1973 -1984), và hai giai đoạn chuyển hướng (1985-1999 và 2000 đến nay). Nhật Bản có luật về DNNVV từ năm 1963. Để mở rộng cơ hội cho DNNVVcó được các đơn đặt hàng từ chính phủ và các cơ quan, tổ chức công khác, hằng năm, Nhật Bản có chỉ thị để Chính phủ và các cơ quan công quyền khác dành các hợp đồng sẽ thực hiện với DNNVV. Căn cứ nội dung chỉ thị này, Nhật Bản sẽ có các biện pháp để việc thực hiện có hiệu lực, như cung cấp thông tin công khai các đơn đặt hàng hay yêu cầu cung ứng liên quan (dành cho DNNVV) do chính phủ và các cơ quan đưa ra.


- Thái Lan

Trong công tác nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNNVV của các ngân hàng Thái Lan đã có tách bạch, phân công rõ chức năng cho các bộ phận và tuân thủ các khâu trong quy trình giai quyết các khoản nợ vay từ khi tiếp xúc doanh nghiệp, phân tích tín dụng, thẩm định tín dụng, đánh giá rủi ro, thủ tục giấy tờ, đánh giá chất lượng khoản vay.

Các ngân hàng luôn quan tâm đến thông tin của DNNVV như tư cách pháp nhân, hiệu quả kinh doanh, mục đích vay vốn, khả năng trả nợ, kiểm soát và năng lực quản trị điều hành, thực trạng tài chính của doanh nghiệp.

Ngoài ra các ngân hàng còn tiến hành chấm điểm DNNVV, tuân thủ quyền phát quyết tín dụng đối với một doanh nghiệp. Trong công tác kiểm tra giám sát sau khi cho vay rất được chú trọng và thương xuyên thu thập thông tin về doanh nghiệp và đánh giá xếp loại doanh nghiệp để có biện pháp xử lý kị p thời các tình huống rủi ro có thể xảy ra.

- Malaysia

Trong kế hoạch phát triển tổng thể lần thứ hai của Malaysia (1991 - 2000) đã khẳng định rõ vai trò của DNNVV trong công cuộc hiện đại hoá đất nước. Do vậy trong thời kỳ này, Chính phủ đã thông qua chươ ng trình hỗ trợ phát triển DNNVV như: các chương trình về thị trường và hỗ trợ kỹ thuật, chương trình cho vay ưu đãi, chương trình công nghệ thông tin…. Mục đích của chương trình cho vay là nhằm giúp DNNVV có được một lượng vốn cần thiết để thúc đẩy tự độn g hoá và hiện đại hoá, để cải tiến chất lượng và phát triển cơ sở hạ tầng trong các ngành sản xuất phụ tùng ô tô, linh kiện điện, điện tử, máy móc, nhựa, dệt.… Chương trình này được thực hiện theo kế hoạch phân bổ hàng năm của Malaysia thông qua quỹ cho vay ưu đãi, cấp tín dụng trực tiếp cho các nhà sản xuất là DNNVV thuộc các lĩnh vực ưu tiên nói trên.

1.5.2. Bài học kinh nghiệm cho các ngân hàng thương mại Việt Nam

Từ thực tế những kết quả đạt được trong hoạt động tín dụng ngân hàng của một số quốc gia trên thế giới đối với DNNVV, luận án rút ra những bài học cần nghiên cứu vận dụng đối với các NHTM Việt Nam nói chung và NHNo&PTNT Việt Nam nói riêng, như sau:

Thứ nhất, Xây dựng nền tảng cơ bản và chắc chắn cho sự phát triển DNNVV: Để có những bước đi thành công cần một nền tảng cơ bản và chắc chắn, nền tảng cho phát triển DNNVV là một Chính phủ mạnh, một môi trường kinh doanh thuận lợi,


minh bạch, cạnh tranh lành mạnh và cơ sở hạ tầng có hiệu quả. Sau đổi mới, Đảng và Chính phủ đã có cái nhìn thực sự đúng h ướng về phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa , nhưng đến nay những hành động cụ thể và có hiệu quả thì chưa nhiều. Thêm vào đó là cơ sở hạ tầng yếu kém, hạn chế sự phát triển của nền kinh tế nói chung và DNNVV nói riêng.

Thứ hai, DNNVV trước tiên phải tự hoàn thiện, phát triển dựa trên chính mình tranh thủ sự trợ giúp từ Chính phủ.

Thứ ba, các NHTM cần phải nhanh chóng đa dạng các hình thức huy động vốn, cùng với đẩy mạnh phát triển thị trường tài chính nhằm khai thông vốn trong nước, đồng thời thu hút tư bản nước ngoài để đáp ứng vốn và kỹ thuật cho quá trình công nghiệp hóa. Bên cạnh đó Chính phủ cần có biện pháp mở cửa đồng bộ cắt giảm thuế quan, xúc tiến thương mại, chính sách ưu đãi tín dụng đối với DNNVV, cải cách hàn h chính, xóa bỏ tệ nạn tham nhũng, hối lộ... Tạo môi trường kinh doanh ổn định thuận lợi cho kinh tế phát triển, từ đó tác động tích cực đến chất lượng tín dụng đối với DNNVV.

Thứ tư, khi định chế tài chính trong nước còn yếu kém, nhất là khi hệ thống ngân hàng chưa đủ khả năng phân phối tín dụng một cách có hiệu quả, tự do hóa thị trường vốn ngắn hạn rất nguy hiểm, vì khi dòng vốn ngắn hạn rút ồ ạt gây hiện tượng đảo ngược dòng vốn, khi các nhà đầu tư rút vốn tháo chạy sẽ gây bất ổn trên thị trường tài chính.

Thứ năm, mở rộng quy mô tín dụng và thực hiện chính sách ưu đãi lãi suất đối với những mặt hàng, ngành công nghiệp ưu tiên hướng đến xuất khẩu, nhằm tạo động lực chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Vấn đề hỗ trợ lãi suất cho tín dụng cần phải có chương trình hành động bước đi thích hợp với những chỉ tiêu cụ thể, với kinh nghiệm của các nước cần phải có chế độ kiểm soát chặt chẽ các khoản tín dụng để tránh nguy cơ thất thoát vốn.

Thứ sáu, để chất lượng tín dụng ngân hàng đối với DNNVV có hiệu quả, các NHTM đã kết hợp chặt chẽ với các tổ chức hỗ trợ DNNVV của Chính phủ cũng như địa phương tạo điều kiện hỗ trợ nguồn tài chính ban đầu, tạo nội lực cho DNNVV trong giai đoạn khởi sự.

Thứ bảy, Chú trọng đầu tư tín dụng cho DNNVV để đầu tư máy móc, thiết bị, kỹ thuật, công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh.


Thứ tám, Trong công tác tín dụng của ngân hàng đối với DNNVV. NHTM cần tăng cường công tác phân tích tín dụng, nhằm phân tích tín dụng khách quan, chính xác để có những quyết định cho vay phù hơp, các khoản vay được đảm bảo giám sát chặt chẽ, xuyên suốt ở bất cứ giai đoạn trước, trong và sau khi cho vay. NHTM chú trọng việc nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ tín dụng trong tình hình cạnh tranh như hiện nay và tính chất của các doanh nghiệp ngày càng phức tạp hơn.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương 1, luận án đã khái quát và hệ thống hóa về tín dụng ngân hàng, những vấn đề cơ bản về DNNVV, từ đó có cái nhìn tổng quan về bản chất, chức năng, và đặc điểm cũng như vai trò của tín dụng ngân hàng đối với nền kinh tế nói chung và DNNVV nói riêng; Qua đó xác định được thế nào là DNNVV, đặc điểm và tầm quan trọng của DNNVV trong nền kinh tế. Cùng với quá trình toàn cầu hóa, hội nhập nền kinh tế thế giới, hệ thống NHTM cũng phát triển với tốc độ và quy mô ngày càng lớn, vấn đề đặt ra là việc mở rộng quy mô phải đi đôi với chất lượng tín dụng để đảm bảo cho sự phát triển ổn định và bền vững, nhất là trong lĩnh vực tín dụng, việc mở rộng quy mô tín dụng quá mức sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng khi các khoản nợ xấu có chiều hướng gia tăng, có nguy cơ ảnh hưởng đến khả năng tài chính và thanh khoản của NHTM.

Vì vậy việc mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng tín dụng được đặt ra như là mục tiêu quan trọng hàng đầu của NHTM nhằm khai thác, huy động vốn và sử dụng vốn có hiệu quả đảm bảo sự phát triển ổn định và bền vững góp phần phát triển nền kinh tế đất nước. Bên cạnh đó, qua nghiên cứu hoạt động tín dụng đối với DNNVV của một số quốc gia trong khu vực và trên thế giới, từ đó rút ra bài học kinh nghiệ m đáng giá cho sự phát triển của hệ thống NHTM, ngăn ngừa rủi ro tín dụng xảy ra.


CHƯƠNG 2

QUY MÔ VÀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

TẠI CÁC CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM

TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM

2.1. SƠ LƯỢC TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) hiện nay có 19 quận và 5 huyện, tổng diện tích 2.095,01 km². Givai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, TP.HCM chiếm 20,2 % tổng sản phẩm và 27,9 % giá trị sản xuất công nghiệp của cả quốc gia. Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, TP.HCM trthành một đầu mối giao thông quan trọng của Việt Nam và Đông Nam Á, bao gồm cả đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường không.

Kinh tế TP.HCM tăng trưởng khá cao, bình quân giai đoạn 2001 -2005 là 11%, giai đoạn 2006-2010 là 11,2%/năm, giai đoạn 2011-2012 là 9,7%/năm bằng 1,2 lần tốc độ tăng trưởng chung của nùng kinh tế trọng điểm phía nam và hơn 1,7 lần tốc độ tăng trưởng chung của cả nước; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tỉ trọng khu vực dịch vụ chiếm 54,3% GDP, công nghiệp - xây dựng chiếm 44,5% GDP, nông nghiệp chiếm 1,2% GDP, tăng dần tỉ trọng các ngành có giá trị gia tăng và hàm lượng khoa học - công nghệ cao; các nguồn lực xã hội được phát huy; quy mô kinh tế tiếp tục được mở rộng (năm 2012 bằng 2,78 lần năm 2002), ngày càng đóng góp tích cực vào quá trình hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế của cả nước. Trong điều kiện quy mô dân số (thường trú) năm 201 2 bằng 1,38 lần năm 2002 (7,75 triệu người/5,6 triệu người), nhưng GDP bình quân đầu người năm 2012 bằng 3,22 lần năm 2002 (3. 600 USD/1.116 USD).

Thị trường tài chính và các dịch vụ tài chính phát triển mạnh, các tổ chức tín dụng, ngân hàng gắn kết với các chương trình phát triển thành phố như cho vay kích cầu, phát triển nông thôn. TP.HCM đang từng bước khẳng định vai trò của một trung tâm tài chính đối với khu vực và cả nước. TP.HCM đã chủ động đề xuất, xây dựng, thực hiện cơ chế đa dạng hóa các hình thức huy động vốn để phát triển; tổng vốn đầu tư xã hội trên địa bàn năm 201 2 tăng gấp 2,7 lần so năm 2002 (gi á so sánh); tốc độ tăng tổng vốn đầu tư xã hội bình quân giai đoạn 2002 -2012 đạt 10,8%/năm; tỉ trọng


vốn ngân sách Nhà nước trong tổng vốn đầu tư xã hội trên địa bàn giảm dần qua các năm (năm 2002 là 17,1%, đến năm 2012 chỉ còn 10,9%). TP.HCM đóng góp lớn vào nguồn thu ngân sách Nhà nước; đi đầu về cải cách hành chính trong thủ tục kê khai thuế, hải quan.

Các loại thị trường trên địa bàn thành phố được phát triển và mở rộng, từng bước khẳng định vai trò trung tâm tài chính, dịch vụ - thương mại, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ của thành phố đối với khu vực và cả nước.

Các thành phần kinh tế phát triển đúng định hướng: chất lượng, hiệu quả hoạt động của kinh tế Nhà nước được nâng lên; việc hình thành, phát triển công ty đầu tư tài chính Nhà nước thành phố góp phần huy động các nguồn vốn đầu tư thực hiện các công trình, dự án trọng điểm, thu hút mạnh mẽ đầu tư của các thành phần kinh tế; kinh tế tập thể phát triển khá đa dạng, góp phần cùng kinh tế Nhà nước kịp thời bình ổn thị trường khi có biến động giá cả, hỗ trợ, giúp đỡ những người sản xuất nhỏ, nhất là lĩnh vực nông nghiệp; kinh tế tư nhân ngày càng phát triển nhanh và chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu kinh tế thành phố (chiếm 40,4% GDP); kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ngày càng tăng lên (chiếm 24,6% GDP), đóng góp quan trọng vào quá trình phát triển TP.HCM.

Ngoài ra, chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng đã từng bước đi vào

chiều sâu, đây được xem là điểm mấu chốt để tạo nên sức bật trong từng lĩnh vực, thúc đẩy kinh tế TP.HCM phát triển trong giai đoạn tiếp theo.

Sự ổn định phát triển của TP.HCM có tác động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế xã hội của cả nước. Trong nhiều năm, kinh tế TP.HCM liên tục tăng trưởng cao, c ơ cấu kinh tế chuyển dịch ổn định , đúng hướng. Đặc biệt là các nguồn lực xã hội được huy động và phát huy rất tốt, quy mô kinh tế được mở rộng, những sáng tạo, những mô hình mới rất thuyết phục và trở thành mô hình phổ biến chung cho cả nước.

TP.HCM được Nhà nước giao nhiệm vụ thực hiện đ ề án phát triển KTXH thí điểm để sau đó nhân rộng ra cả nước, và cũng là thành phố đi đầu trong công cuộc CNH, HĐH đất nước.

2.2. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA DNNVV TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM

Mặc dù nhận thức được vai trò kinh tế xã hội to lớn của DNNVV cũng như những bài học kinh nghiệm rút ra từ việc phát triển DNNVV thành công ở một số nước, tuy nhiên bối cảnh KTXH ở Việt Nam lại có nhiều điểm khác biệt khiến cho việc phát triển mô hình DNNVV còn gặp nhiều khó khăn.

Xem tất cả 269 trang.

Ngày đăng: 06/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí