Vị Trí Địa Lý, Điều Kiện Tự Nhiên Và Xã Hội

Phương pháp nghiên cứu so sánh khảo cổ học được sử dụng nhằm làm rò sự tương đồng và khác biệt giữa di tích bãi cọc Cao Quỳ và những di tích bãi cọc trận địa khác. Từ đó làm rò những đặc điểm cơ bản của di tích bãi cọc Cao Quỳ trong lịch sử.

Vận dụng kết quả nghiên cứu của các khoa học có liên quan như: địa lý, địa chất, cổ môi trường, xác định tuổi C14... để bổ sung vào phương pháp tiếp cận đánh giá tổng thể.

Ứng dụng phương pháp sử dụng hệ thống tọa độ GPS để xây dựng bản đồ tiềm năng phân bố của dấu tích của cọc gỗ hay các di tích liên quan.

Luận văn sử dụng phương pháp lịch sử, biện chứng trong luận giải các mối quan hệ giữa di tích, di vật và các hiện tượng tự nhiên, xã hội có liên quan để minh chứng cho các nội dung khoa học cần giải quyết của luận văn.

Nguồn tư liệu sử dụng trong luận văn:


Các báo cáo điều tra, khai quật khảo cổ học tại di tích bãi cọc Cao Quỳ nói riêng, các di tích bãi cọc khác liên quan đến trận chiến chống quân Nguyên cuối thế kỷ XIII nói chung đã được công bố trên các sách, tạp chí chuyên ngành và trong các kỷ yếu hội thảo về khảo cổ học. Luận văn tham khảo một số sách khoa học có liên quan như địa chất, địa mạo, địa hình, khí hậu thuỷ văn, môi trường, dân tộc học... có liên quan đến khu vực xã Liên khê, huyện Thuỷ Nguyên, thành phố Hải Phòng.

Các nguồn tư liệu lịch sử liên quan đến trận chiến chống quân Nguyên xâm lược của nhà Trần cuối thế kỷ XIII.

5. Đóng góp của luận văn

Tập hợp, hệ thống hóa tư liệu và kết quả nghiên cứu về di tích bãi cọc Cao Quỳ nói riêng, các di tích bãi cọc khác liên quan đến trận chiến chống quân Nguyên vào thế kỷ XIII.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.

Nghiên cứu, chỉnh lý, phân tích di tích/di vật, phân tích mẫu vật, lập hồ sơ tư liệu khảo sát và xây dựng báo cáo khoa học tổng thể về di tích bãi cọc Cao Quỳ; bên cạnh đó tiến hành nghiên cứu so sánh để tìm hiểu về quy mô, tính chất, chức năng, thời gian sử dụng và nêu bật các giá trị về lịch sử của di tích bãi cọc Cao Quỳ. Tạo thêm một nguồn tư liệu phong phú, chân xác cho việc nghiên cứu sâu hơn diện mạo và đặc trưng của nhóm di tích bãi cọc chiến trận.

Góp phần nghiên cứu và giải quyết một số vấn đề lịch sử liên quan đến trận chiến chống quân Nguyên xâm lược cuối thế kỷ XIII trên sông Bạch Đằng.

Di tích bãi cọc Cao Quỳ xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng - 4

Cung cấp cơ sở khoa học tin cậy phục vụ cho công tác quy hoạch, bảo tồn và phát huy giá trị di tích bãi cọc Cao Quỳ.

6. Bố cục của luận văn LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC

BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC PHỤ LỤC MINH HỌA MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài


2. Mục đích nghiên cứu


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu


5. Đóng góp của luận văn


6. Bố cục luận văn


Ngoài phần mở đầu, tài liệu tham khảo và phụ lục minh họa, luận văn được bố cục thành 3 chương:

Chương 1. TỔNG QUAN TƯ LIỆU


Chương 2. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA BÃI CỌC CAO QUỲ


Chương 3. NHẬN THỨC VỀ BÃI CỌC CAO QUỲ QUA TƯ LIỆU KHẢO CỔ HỌC

Chương 1


TỔNG QUAN TƯ LIỆU


1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và xã hội

Liên Khê là một xã nằm ở phía Bắc của huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng, cách trung tâm huyện lỵ khoảng 15 km. Phía Bắc giáp sông Đá Bạc, bên kia sông là tỉnh Quảng Ninh; phía Nam giáp xã Kênh Giang; phía Tây giáp xã Lại Xuân và xã Kỳ Sơn; phía Đông giáp các xã Lưu Kỳ, Lưu Kiếm; phía Tây Nam giáp xã Chính Mỹ (đều cùng huyện Thủy Nguyên). Diện tích tự nhiên là 1.392,58ha, trong đó đất nông nghiệp 734,36ha, đất phi nông nghiệp 491,04ha. Dân số xã là 10.908 người (số liệu thống kê năm 2019).

Liên Khê nằm tại nơi có hai con sông Đá Bạc và sông Giá chảy qua. Địa hình khu vực này khá đa dạng, có núi cao, ruộng phẳng xen kẽ nhiều kênh rạch. Nhiều dãy núi đá vôi và núi đất nằm rải rác toàn xã như: núi Thành Dền, núi Bụt Mọc, núi Trẹo, núi Chùa Sối, núi Ngã Ba, núi Cặp Kẹ, núi Điệu Tú (Đạo Tú), núi Hang Lợp, núi Cống Đá, núi Bài Tằm, núi Cổ Ngựa…, tạo thành tấm bình phong thiên nhiên che chắn cả vùng đất Thủy Nguyên cũng như thành phố Hải Phòng.

Trước năm 1945, xã Liên Khê thuộc huyện Yên Hưng (Quảng Yên), sau đó đến tháng 3 năm 1957, xã được tái lập, tách từ xã Lưu Kiếm cũ. Từ cuối năm 1958, xã thuộc huyện Thuỷ Nguyên, thành phố Hải Phòng. Năm 2014, xã Liên Khê có các làng Thụ Khê, Thiểm Khê, Mai Động, Điệu Tú (Đạo Tú) và Quỳ Khê, trong đó có 11 thôn (từ thôn 1 đến 11).

Toàn bộ xã Liên Khê hiện nay thuộc tổng Trúc Động, huyện Yên Hưng trước kia. Tổng Trúc Động gồm phần đất mà hiện nay thuộc địa phận các xã Lưu Kiếm, Lưu Kỳ và Liên Khê. Trước năm 1813, tổng Trúc Động thuộc huyện Thuỷ Đường, phủ Kinh Môn, trấn Hải Dương, gồm 9 xã Trúc Động, Hưu Liệt (trước 1927 đổi thành xã Mỹ Liệt), Mai Động, Quỳ Khê, Đạo Tú, Phúc Liệt,

Điệu Khê, Thụ Khê, Viên Khê. Từ 1831, thuộc huyện Thuỷ Đường, phủ Kinh Môn, tỉnh Hải Dương. Theo sách Hải Dương toàn hạt dư địa chí, tổng Trúc Động gồm 9 xã kể trên. Từ ngày 31 tháng 1 năm 1898, xã thuộc huyện Thuỷ Nguyên, tỉnh Phù Liễn. Từ 1901 đến trước năm 1945, tổng Trúc Động được cắt về huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Yên.

Liên Khê là vùng đất có lịch sử hình thành lâu đời, có nền văn hoá mang nét đặc sắc riêng của vùng đất ven sông Đá Bạc, sông Bạch Đằng. Từ rất sớm, đặc biệt thời kỳ văn hoá Đông Sơn, con người đã đến đây sinh sống. Điều này được minh chứng qua những tư liệu khảo cổ học phát hiện được ở đây như trống đồng, rìu đồng, lưỡi mai đồng, đục sắt trên núi Trọi (thôn Mai Động); mộ thuyền ở Đượng Ruối, ở chân núi Thành Dền, thôn Thiểm Khê; mộ gạch ở núi Điệu Tú... Năm 2015, trong đợt khảo sát di sản văn hoá tại các thôn, làng ở xã Liên Khê, nhóm cán bộ Bảo tàng Hải Phòng đã phát hiện và sưu tầm được nhiều hiện vật như đồ gốm, đồ đồng (rìu đồng, mũi tên đồng, trống đồng, tiền đồng), có niên đại trải dài từ thế kỷ I đến thế kỷ XVIII - XIX. Điều đó minh chứng cho vùng đất này có bề dày lịch sử và giàu di sản lịch sử văn hóa.

Vùng đất Liên Khê cũng là nơi chứng kiến những trận đánh lớn trong lịch sử dân tộc. Cuối thế kỷ XIII, tổng Trúc Động là căn cứ thủy quân lớn của nhà Trần. Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn đã về đây lập căn cứ chỉ huy trận chiến Bạch Đằng. Đây cũng là nơi diễn ra trận Trúc Động oanh liệt, góp phần làm nên chiến thắng Bạch Đằng lịch sử. Sách Đồng Khánh địa dư chí trong mục Đền miếu, huyện Thủy Đường, tỉnh Hải Dương chép: “Đền thờ Trần Hưng Đạo vương ở xã Thụ Khê. Dân bản xã phụng thờ. Ngày trước, khi đại vương đi đánh Ô Mã Nhi, cho quân dừng lại đóng đồn ở núi Thụ Khê, sau khi phá tan quân giặc, vương có để lại ở đó một thanh kiếm. Người trong làng lập đền thờ phụng” (nay vẫn gọi là đền Thụ Khê, hiện còn chữ Hán đắp trên cổng đền ghi lại sự tích đó bằng việc lấy tên là đền Lưu Kiếm) [21, tr.5].

Về trận chiến ở Trúc Động (nơi có đền núi Thụ), Hà Văn Tấn, Phạm Thị Tâm trong sách Cuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên - Mông thế kỷ XIII có viết: “Sau khi đã về đóng ở Vạn Kiếp, Thoát Hoan lại sai A Ba Tri đem quân đánh vào căn cứ của vua Trần ở Trúc Động (nay là xã Lưu Kiếm, huyện Thuỷ Nguyên, Hải Phòng) và cửa biển An Bang, Quảng Yên. (Nguyên sử q. 209 An Nam truyện, t.9b)... Ngày mùng 7 tháng 3 (8/4/1288) thuyền quân Nguyên mới tiến đến Trúc Động trên sông Giá. Trúc Động đã từng chiến đấu với kỵ binh của A Ba Tri và thuỷ quân của Ô Mã Nhi trong tháng 2 âm lịch (Nguyên sử, q.129 Lai A Bát Xích truyện t.2a; “Cố thừa sự lang Tượng sơn huyện doãn Lý hầu mộ bi”, trong Từ Khê văn cảo, q.18 của Tô Thiên Tước). Bấy giờ các chiến sĩ Đại Việt ở Trúc Động lại một lần nữa chặn đánh địch. Theo Lê Tắc thì trong trận Trúc Động này, viên tướng giặc là Lưu Khê đã đánh lui quân ta và cướp được 20 chiếc thuyền (An Nam chí lược, q.4). Điều đó không đúng vì Lưu Khuê, có lẽ là viên tướng chỉ huy bộ phận đi trước dò đường, sau khi bị quân ta chặn đánh ở Trúc Động thì không thể tiến vào sông Giá để ra sông Bạch Đằng được. Toàn bộ binh thuyền của Ô Mã Nhi phải theo sông Đá Bạc để tiến xuống sông Bạch Đằng. Như vậy là Trúc Động đã hoàn thành nhiệm vụ chặn giặc, không cho chúng tiến vào sông Giá... Chiến thắng ở Trúc Động đã bảo vệ cho trận địa phục kích của quân ta ở Bạch Đằng. Bấy giờ, ở sông Bạch Đằng, Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn đã bố trí một trận địa phục kích lớn. Hưng Đạo vương đã cho đóng những cọc gỗ xuống lòng sông. Bên trên bãi cọc phủ cỏ để nguỵ trang. Việc đẵn gỗ làm cọc và đóng cọc trên sông đã được chuẩn bị từ trước, có lẽ vào lúc quân Trần quay về hoạt động ở vùng Trúc Động, An Bang trong tháng 2 âm lịch (4/3-1/4/1288) và sau ngày Ô Mã Nhi cướp phá trại Quảng Yên (19/2 âm lịch, 22/3/1288). Nhân dân hai bên sông đã góp sức với quân sĩ trong việc chuẩn bị bãi cọc ở Bạch Đằng” [60, tr.304-313].

Theo truyền thuyết dân gian địa phương, khu chùa Mai Động, xã Mai Động, tổng Trúc Động tương truyền là nơi Trần Hưng Đạo đặt kho quân lương

tiền phương của quân đội nhà Trần hay thung lũng chùa Thiểm Khê là nơi chiêu binh, luyện mã, là vị trí tập kết kỵ binh của quân đội nhà Trần. Hiện nay, trong hậu cung đền Thụ Khê còn bài vị cổ ghi duệ hiệu của Trần Hưng Đạo là:

最靈興道大王開國护國匡國保國輔國至忠大義豐勲偉烈灝靈卓偉上

等 神 (Tối linh Hưng Đạo đại vương Khai quốc Hộ quốc Khuông quốc Bảo quốc Phò quốc Chí trung Đại nghĩa Phong huân Vĩ liệt Hạo linh Trác vỹ thượng đẳng thần).

Hay đền Thụ Khê còn lưu nhiều câu đối ca ngợi lòng trung quân của ông cũng như thắng lợi của trận Bạch Đằng và những đóng góp của nhân dân địa phương vùng Trúc Động, Thuỷ Nguyên:

在 仁 功 德 滕 江 月 留 劍 英 名 竹 洞 山

Tại nhân công đức Đằng Giang nguyệt Lưu kiếm anh danh Trúc Động sơn Nghĩa là:

Công đức ở Người như trăng sáng sông Bạch Đằng Tài danh để lại kiếm ở núi Trúc Động

Hay:

似 古 陳 朝 無 敵 將 于 今 樹 山 最 靈 祠

Tự cổ Trần triều vô địch tướng Vu kim Thụ sơn tối linh từ

Dịch nghĩa:

Từ xưa triều Trần là tướng vô địch Đến nay núi Thụ có đền rất linh Hay:

在 人 功 德 滕 江

月 不 死 精 神 樹 嶺 雲

Tại nhân công đức Đằng giang nguyệt Bất tử tinh thần Thụ lĩnh vân

Nghĩa là:

Công đức ở Người như trăng sông Bạch Đằng Tinh thần bất tử như mây đỉnh núi Thụ

Hay:

萬 古 白 滕 留 正 氣 四 時 赤 紫 木 殷 光

Vạn cổ Bạch Đằng lưu chính khí Tứ thời xích tử mộc ân quang Dịch nghĩa:

Muôn thuở sông Bạch Đằng lưu khí chính Bốn mùa Trời Nam cây đầy ánh sáng Hay:

忠 君 三 光 傳 萬 劫

威 余 壹 劍 妙 群 妖

Xem tất cả 233 trang.

Ngày đăng: 20/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí