Di tích bãi cọc Cao Quỳ xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng - 5

Trung quân tam quang truyền vạn kiếp Uy dư nhất kiếm diệu quần yêu

Nghĩa là:

Lòng trung trùm tam quang lưu truyền vạn kiếp Uy danh một kiếm khiếp đảm bọn yêu ma

Hay khu vực chùa Thiểm Khê còn ngôi đền Tinh Quang thờ Đức Thánh Trần lưu đôi câu đối đắp ở trụ hiên về truyền thuyết đó:

Đại tướng Trần Triều hạ mã điều binh chiến Thắng trận Bạch Đằng sử lưu địa Diệm sơn (Thiểm sơn)

Tạm dịch:


Đại tướng Triều Trần xuống ngựa điều quân chiến đấu Thắng trận Bạch Đằng sử lưu đất Diệm sơn

Cũng tại khu vực Thuỷ Nguyên, vào cuối thế kỷ XVI, triều Mạc đã cho xây dựng thành Dền tại chân núi Thiểm Khê làm căn cứ phòng thủ vùng ven biển Đông Bắc. Sách Đại nam nhất thống chí của Quốc sử quán triều Nguyễn chép trong mục Núi sông: “Núi Thiếm Khê (Thiểm Khê, Diệm Khê) ở cách huyện Thuỷ Đường 12 dặm về phía Bắc, đất đá lẫn lộn, tục gọi là thành “Thạch Bích”, trước kia nhà Mạc họp quân ở đây”. Sách Đồng Khánh địa dư chí cũng chép về núi này trong mục Núi sông: “Núi Diệm Khê ở tổng Trúc Động, liên tiếp nối nhau hơn hai chục ngọn. Dưới núi có thành cổ, gọi là thành Triền (thành Dền). Tương truyền ngày trước nhà Mạc đóng quân đồn trú, đắp thành ở nơi đây. Đường sông đến đây chia làm ba nhánh, cho nên gọi là ngã ba Thành Triền. Núi này đối diện với núi Đồn Sơn thuộc huyện Đông Triều ở bên kia sông” [21, tr.8].

Trong gia đoạn thế kỷ XVI, những dấu tích thời Mạc còn đọng lại khá đậm nét ở Liên Khê với pho tượng đá ở chùa Mai Động hay bia Trùng tu Bão Phúc Nham Phật tượng bi ký tạc tác niên hiệu Sùng Khang thứ 7 (1572) ở chùa

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.

Quỳ Khê, xã Quỳ Khê, tổng Trúc Động (hiện chỉ còn thác bản ở Viện Nghiên cứu Hán Nôm). Những dấu tích đó đều góp phần quan trọng minh chứng cho lịch sử, truyền thống văn hoá của đất và người Liên Khê được kế nối, duy trì xuyên suốt chiều dài lịch sử từ thời tiền sơ sử sang thời Lý - Trần - Lê - Mạc và đến tận ngày nay.

Về các công trình lịch sử, nghệ thuật, tôn giáo, tín ngưỡng; hiện nay, trên địa bàn xã Liên Khê còn bảo tồn nhiều di tích lịch sử, văn hóa tiêu biểu như: Đền Thụ Khê (Lưu Kiếm từ) làng Thụ Khê, Chùa Mai Động (Lễ Sơn tự) làng Mai Động, chùa Thiểm Khê (Liên Trì tự) làng Thiểm Khê, đây đều là những di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia năm 1993. Bên cạnh đó, xã còn có các công trình tôn giáo, tín ngưỡng như: Chùa Quỳ Khê (Liên Hoa tự), chùa Điệu Tú (Tú Sơn tự), chùa Thụ Khê (Thái Thanh tự), khu di tích lịch sử kháng chiến Hang Bờ Hồ (di tích lịch sử kháng chiến cấp thành phố), chùa Hang (mới phục dựng); chùa Vôi (Bảo Lộc tự), chùa Sối (hiện không còn); miếu Danh thờ thành hoàng, tương truyền có công diệt giặc tại ngã ba sông Giá, sông Kinh Thầy và sông Đá Bạc; miếu đền thờ Trương Công Tế, Trương Công Lại và Trương Công Hộ, tướng thời Hai Bà Trưng; làng Quỳ Khê có miếu thờ thành hoàng Nguyễn Đình Hoè; làng Điệu Tú có miếu Vua Bà và miếu cô Ca (hiện không còn), miếu Đồng Quấn...

Di tích bãi cọc Cao Quỳ xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng - 5

1.2. Quá trình phát hiện và nghiên cứu

Tại địa bàn xã Liên Khê (Thuỷ Nguyên, Hải Phòng), việc người dân phát hiện các cọc gỗ một cách lẻ tẻ đã diễn ra từ lâu, tuy nhiên do chưa có sự quan tâm và thông báo kịp thời nên sự việc này không được chú ý tới. Cho đến khi ông Nguyễn Quốc Triệu (nông dân xã Liên Khê), trong quá trình đào đất trồng cau ở khu vực Mả Dài, thuộc cánh đồng Cao Quỳ đã phát hiện hai cây gỗ nằm cách bề mặt chừng 50 - 70cm. Trước đó, trong quá trình đào huyệt ở khu vực nghĩa địa, nằm về phía Bắc - Tây Bắc khu vườn cau, người dân địa phương cho

biết có gặp phải những cọc gỗ lớn. Những thông tin này nhanh chóng được thông báo tới cán bộ văn hóa huyện Thủy Nguyên và Bảo tàng thành phố Hải Phòng.

Ngày 16/10/2019, theo đề nghị của Bảo tàng thành phố Hải Phòng và Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Thủy Nguyên, đoàn khảo sát gồm các cán bộ của Viện Khảo cổ học, Hội Khảo cổ học Việt Nam, Khoa Lịch sử - Trường Đại học KHXH & NV Hà Nội đã tiến hành khảo sát hiện trường. Cùng đi có các đồng chí của Bảo tàng thành phố Hải Phòng, Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Thủy Nguyên và các đồng chí lãnh đạo xã Liên Khê. Kết quả khảo sát khu vực nghĩa trang Mả Dài cho thấy đây là một doi đất cao, mũi doi đất có thể thuộc khu vực phía Bắc khu Mả Dài. Doi đất có thể có hướng Bắc - Nam, hơi chếch theo hướng Đông Bắc - Tây Nam. Về phía Tây Bắc của mũi đất, xưa kia có thể là phần ven bờ của dòng sông Đá Bạc. Về phía Đông Bắc của mũi đất, xưa kia có thể giáp với bờ của dòng nước mở vào khu vực xã Liên Khê. Từ các lát cắt kiểm tra địa tầng cùng với đặc điểm loại hình các cọc gỗ phát hiện được, các nhà nghiên cứu đã đặt ra một số vấn đề về khu vực này [41, tr.8].

Đầu tháng 11/2019, trong quá trình cải tạo vườn chuối và nghĩa trang Mả Dài thuộc cánh đồng Cao Quỳ, chính quyền xã Liên Khê đã phát hiện được 9 cọc gỗ. Viện Khảo cổ học phối hợp với Bảo tàng Thành phố Hải Phòng và UBND huyện Thủy Nguyên tiến hành khảo sát di tích cánh đồng Cao Qùy lần thứ hai từ ngày 8 - 9/11/2019. Kết quả khảo sát cho thấy các cọc xuất lộ đã bị gãy phần đầu, gỗ màu đỏ sẫm, rắn chắc. Chúng phân bố so le, không thẳng hàng, cách nhau theo chiều Đông - Tây khoảng 5 - 7m, chiều Bắc - Nam khoảng 3,5 - 5m. Đường kính cọc từ 26 - 46cm, 1 cọc đường kính 14cm; 4 cọc nằm ngiêng (cọc 3,4,6,7) từ 200 - 450 theo các hướng Tây và Nam. Dựa vào địa tầng của MC7, MC8, đoàn công tác nhận định khu vực xuất lộ cọc vốn là bờ sông đã bị bồi lấp qua thời gian. Các cọc xuất lộ trong lớp bùn xám, được cắm xuống lớp bùn đen lẫn cát hoặc qua lớp sét vàng trắng loang lổ. Trên phần lớn các cọc có “ngoàm” có thể dùng để luồn dây kéo. Kết quả xác định niên đại C14 của cọc gỗ 3 (được

lưu giữ tại đình Làng Mai) cho thấy cọc này có niên đại 1270 - 1430 AD (Phiếu số 1429, Viện Khảo cổ học). Kết hợp các nguồn tư liệu nói trên, đoàn công tác cho rằng các cọc được cắm trong khu vực bãi bồi ven sông, phân bố không thẳng hàng và có thể thuộc bãi cọc được bố trí thành thế trận vào thế kỷ XIII. Tuy nhiên các cọc này có đường kính lớn, chân cọc không được đẽo nhọn, cách thức phân bố khác với các cọc được phát hiện tại di tích Yên Giang, Đồng Má Ngựa, Đồng Vạn Muối (Quảng Yên, Quảng Ninh), nên chức năng của các cọc này có thể không giống với các bãi cọc trên. Có thể chúng được tạo ra với mục đích làm chiến tuyến ngăn chặn thuyền lớn? [17, tr.6].

Nhằm tiếp tục tìm hiểu quy mô, đặc điểm, công năng của bãi cọc cánh đồng Cao Qùy, được sự đồng ý của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Viện Khảo cổ học cùng với Sở Văn hóa Thể thao thành phố Hải Phòng và Uỷ ban Nhân dân huyện Thuỷ Nguyên tiến hành khai quật di tích bãi cọc Cao Quỳ, xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng 2 lần vào các năm 2019 và 2020.

Tiểu kết chương

Xã Liên Khê - nơi có di tích bãi cọc Cao Quỳ, nằm tại khu vực khá đặc biệt, nơi có nhiều sông lớn chảy qua. Địa hình khu vực này khá đa dạng với núi cao, ruộng phẳng xen kẽ nhiều kênh rạch. Nhiều dãy núi đá vôi và núi đất nằm rải rác, tạo thành tấm bình phong thiên nhiên che chắn cả vùng đất Thủy Nguyên cũng như tạo ra sự hiểm trở trong việc bố trí phòng thủ, phản công chống giặc.

Liên Khê là vùng đất có lịch sử hình thành lâu đời, có nền văn hoá mang nét đặc sắc riêng của vùng đất ven các sông lớn. Từ rất sớm, đặc biệt thời kỳ văn hoá Đông Sơn, con người đã đến đây sinh sống. Điều này được minh chứng qua những tư liệu khảo cổ học phát hiện được ở đây như đồ đồng, đồ sắt, mộ thuyền, mộ gạch... đến đồ gốm, đồ đồng có niên đại trải dài từ thế kỷ thứ I đến thế kỷ XVIII - XIX được phát hiện năm 2015. Điều đó minh chứng cho vùng đất này có bề dày lịch sử và giàu di sản văn hóa.

Vùng đất Liên Khê cũng là nơi chứng kiến nhiều trận đánh lớn trong lịch sử dân tộc như trận Trúc Động, trận Bạch Đằng oanh liệt. Cuối thế kỷ XIII, tổng Trúc Động là căn cứ thủy quân lớn của nhà Trần, đây cũng chính là căn cứ chỉ huy trận chiến trên sông Bạch Đằng của Trần Hưng Đạo. Ngoài những truyền thuyết được lưu truyền trong dân gian, nhiều tư liệu cổ sử cũng nhắc đến việc này. Hiện nay, khu vực xã Liên Khê tập trung dày đặc các di tích tương truyền có liên quan đến chiến thắng Bạch Đằng năm 1288.

Tại nghĩa trang Mả Dài thuộc cánh đồng Cao Quỳ, trước đây trong quá trình đào huyệt mộ, người dân địa phương cho biết đã gặp nhiều cọc gỗ lớn, tuy nhiên sự việc này lúc bấy giờ chưa được chú ý. Cho đến thời gian gần đây, trong quá trình đào đất trồng cau, một nông dân xã Liên Khê đã phát hiện hai cây gỗ nằm cách bề mặt 50 - 70cm. Những thông tin này nhanh chóng được thông báo tới cán bộ văn hóa huyện Thủy Nguyên và Bảo tàng thành phố Hải Phòng.

Cũng trong thời gian cuối năm 2019, trong quá trình cải tạo vườn chuối và nghĩa trang Mả Dài, chính quyền xã Liên Khê đã phát hiện 9 cọc gỗ và đã được khảo sát bởi Viện Khảo cổ học. Dựa vào địa tầng, đoàn công tác nhận định khu vực xuất lộ cọc vốn là bờ sông đã bị bồi lấp qua thời gian và có thể là một phần của bãi cọc chiến trận. Tuy nhiên, giống như những bãi cọc tại Quảng Yên khi mới được tìm thấy, phát hiện lần này cũng đưa ra những vấn đề cần được giải quyết; đó là: liệu đây có phải là trận địa cọc của Trần Hưng Đạo hay là trận địa cọc của Ngô Quyền hoặc cọc của các đời sau? Vấn đề chuẩn bị chiến trường từ bao giờ, cách cắm cọc như thế nào? Việc phát hiện ra tương đối nhiều các bãi cọc như vậy thì chiến trường chính nằm tại bãi cọc nào?...

Để giải quyết phần nào những vấn đề trên, tại khu vực cánh đồng Cao Quỳ, Viện Khảo cổ học đã phối hợp với Sở Văn hoá Thể thao thành phố Hải Phòng và Uỷ ban Nhân dân huyện Thuỷ Nguyên thực hiện 2 cuộc khai quật vào cuối năm 2019 và 2020.

Chương 2


NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA BÃI CỌC CAO QUỲ

2.1. Địa tầng

Trong các cuộc khai quật các di tích khảo cổ thuộc bất kỳ giai đoạn văn hóa nào thì địa tầng luôn giữ vai trò như là một chìa khóa để mở ra và góp phần làm sáng tỏ nhiều vấn đề của các di tích đó. Theo Hán Văn Khẩn (2005) Việc nghiên cứu kỹ các lớp đất, nhất là tầng văn hóa, có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Bởi vì, tầng văn hóa phản ánh rò nhất, đầy đủ nhất và khách quan nhất về tất cả các mặt của đời sống trong quá khứ. Màu sắc, độ dày mỏng, kết cấu đơn giản hay phức tạp, di vật nhiều hay ít đều là những tiêu chí chủ yếu để xác định rò tính chất, đặc điểm của một di chỉ khảo cổ học.

Tại di tích Cao Quỳ, các hố khai quật và thám sát được tiến hành tại khu vực phía Tây Nam kênh Lỗ Hải. Một đầu kênh nối thông với sông Đá Bạc. Khu vực khai quật cách bờ sông Đá Bạc khoảng 350m về phía Nam, cách kênh Lỗ Hải khoảng 5m về phía Tây. Phía Bắc khu vực khai quật là khu mộ táng và ruộng lúa của cư dân trong xã. Phía Nam là các thửa ruộng trồng lúa và trồng cau (mới được chuyển đổi gần đây). Một con đường bê tông dẫn vào nghĩa trang chạy cắt qua khu vực này lên đê hữu sông Đá Bạc (con đường này nay đã được thay bằng đường mới). Về phía Đông khu vực Mả Dài là những thửa ruộng trồng lúa, trồng đu đủ có bề mặt thấp hơn chừng 40cm - 50cm và kéo dài đến mép nước kênh Lỗ Hải. Khu vực khai quật có bề mặt khá phẳng, thấp hơn mặt đường bê tông cũ khoảng 40cm - 50cm (Bản vẽ 1-2, 47, Ảnh 5-8).

Qua 2 đợt khảo sát và 2 cuộc khai quật, chúng tôi nhận thấy địa tầng cánh đồng Cao Quỳ khá tương đồng, được chia thành 2 khu vực chính: vùng trũng ven bờ và gò cao xen kẽ.

2.1.1. Địa tầng khu vực ven bờ sông

Địa tầng khu vực bờ sông được thể hiện qua các hố khai quật H1, H2, một phần H3 trong cuộc khai khai quật năm 2019 và các hố H3, H4, H5 cũng như các hố thám sát TS1, TS2 và TS3 của cuộc khai quật năm 2020. Sau đây, chúng tôi lấy địa tầng của các hố H1, H2, H3 năm 2019 và địa tầng các hố H4, H5, TS1, TS2, TS3 của năm 2020 làm đại diện.

2.1.1.1. Địa tầng hố 19.CQ.H1 và 19.CQ.H2


Hố khai quật 19.CQ.H1 có diện tích 300m2 (30m x 10m), chạy dài theo chiều Đông - Tây. Được mở ở phía Đông con đường bê tông cũ dẫn vào nghĩa trang. Phía Bắc cách sông Đá Bạc khoảng 350m, phía Nam giáp đường đi trong nghĩa trang, phía Tây giáp đường bê tông, phía Đông giáp vườn đu đủ nhà ông Nguyễn Đắc Cựu (người dân làng Mai Động, xã Liên Khê). Hố có hướng chính Bắc. Tại khu vực này, đã phát hiện 9 cọc gỗ trong khi cải tạo đất. Vì góc A, C, D nằm sát đường bê tông và sát đường đi bằng đất nên độ sâu của các góc này cao hơn góc B, cụ thể như sau: góc B sâu hơn so với mốc 0’ là -37cm, góc C -5cm, góc D là -4cm (Bản vẽ 3-5, 9; Ảnh 11-14).

Hố khai quật 19.CQ.H2 có diện tích 198m2 (22m x 9m), chạy dài theo chiều Đông - Tây. Phía Tây cách trục đường bê tông của nghĩa trang khoảng 10m. Phía Nam nằm gần song song và cách hố 19.CQ.H1 khoảng 6m. Phía Đông cách vườn đu đủ nhà ông Cựu khoảng 5 - 10m. Hố có hướng Bắc lệch Đông 400 góc A, D thấp hơn điểm mốc 0’ là -57cm, góc B là -47cm (Bản vẽ 11- 14; Ảnh 33-34).


Dựa vào mặt cắt vách Đông và hố kiểm tra các cọc C10, C16 của hố 19.CQ.H1 cùng các vách Đông và Bắc của hố 19.CQ.H2 có thể thấy, địa tầng khu vực này có 5 lớp, trong đó lớp 2 được chia thành 3 phân lớp, gồm:

- Lm: Lớp đất canh tác, dày từ 10 - 20cm, ở giữa cọc 19.CQ.H1.C10 và 19.CQ.H1.C16 (3,5m - 6,5m từ góc B là một hố đào hiện đại, sâu 95cm), đất sét màu nâu vàng (HUE 2.5Y 5/3: light olive brown), kết cấu tơi, xốp.

- L1: Là lớp đất sét màu nâu đỏ lẫn xám xanh và laterite (HUE 2.5Y 5/4: light olive), dày 10cm - 20cm.

- L2a: Lớp sét bùn màu xám lẫn nâu xám và laterite có các vệt đỏ, mùn cây (HUE 10YR 6/1: gray), dày 20 - 35cm. Lớp đất này tương tự L2b nhưng có tỷ lệ hạt laterite nhiều hơn.

- L2b: Lớp bùn màu xám nhạt lẫn xám đen, hạt laterite và các vệt nâu vàng (HUE 5Y 5/2: olive gray), dày 50cm - 60cm.

- L2c: Lớp bùn màu nâu nhạt (HUE 5Y 4/1: dark gray) lẫn các hạt laterite nhưng tỷ lệ ít hơn L2b, dày 20 - 55cm, dày dần từ Bắc xuống Nam.

- L3: Lớp bùn màu xanh đen lẫn cát (HUE 5Y 3/1: very dark gray), tỷ lệ cát trong lớp này khá nhiều, dày 20 - 45cm. Phần cọc C10 nằm trong lớp này dài 45cm, C16 dài 20cm, chân cọc C16 cũng nằm trong lớp này.

- L4: Lớp bùn màu đen sẫm lẫn mùn cây và cát mịn (HUE 5Y 2.5/1: black), dày 70 - 90cm, tỉ lệ cát khá nhiều. Đây là lớp đất thể hiện thời kỳ đầm lầy, thực vật phát triển.

- L5: Lớp sét vàng lẫn sét trắng (HUE 5YR/5/8: yellowrish red và Gley1 7/5GY: light greenish gray), dẻo. Đây là lớp đất sinh thổ, xuất lộ ở độ sâu 2,6m so với bề mặt (tương ứng -3,32m so với mốc 0’) ở hố 19.CQ.H1 và sâu 2,2m so với bề mặt hố (tương ứng -2,7m so với mốc 0’), phần đào kiểm tra dày từ 20 - 70cm (Bản vẽ 9, 13; Ảnh 13, 33).

Kết quả phân tích phấn hoa từ 3 mẫu đất vách Đông hố 19.CQ.H.2 cho thấy các loài/chi thực vật khá đa dạng. Trong đó, nhóm thực vật ưa lợ chiếm ưu thế bao gồm Cói/lác (Cyperaceae 3%), bào tử Ráng (Acrostichum sp. chiếm 38- 46%),….Cây ngập mặn có mặt với số lượng hạt phấn khá khiêm tốn gồm Đước (Rhizophora sp. 2-5%), Bần (Sonneratia sp. 1%), Sú (Ceriops sp. 1-2%). Nhóm cây thân gỗ có các đại diện Thông (Pinus sp. 5-11%), Dẻ (Castanopsis sp. 2%),họ

Xem tất cả 233 trang.

Ngày đăng: 20/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí